Nêu bố cục của bản Tuyên ngôn Độc lập.
Nêu bố cục của bản Tuyên ngôn độc lập
Câu 1: Bố cục bản "Tuyên ngôn độc lập" gồm 3 phần
Phần 1 (từ đầu đến không ai chối cãi được): cơ sở pháp lý và chính nghĩa.
Phần 2 (tiếp đến phải được độc lập): tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
Phần 3 (còn lại): lời tuyên bố độc lập của nhân dân ta.
tìm hiểu bố cục bài tuyên ngôn độc lập
"Tuyên ngôn độc lập": gồm 3 phần:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến "không ai chối cãi được"): Cơ sở pháp lí và chính nghĩa.
- Đoạn 2 (Tiếp đến "dân tộc đó phải được độc lập"): Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khái quát công cuộc nổi dậy giành chính quyền của nhân dân ta.
- Đoạn 3 (Còn lại): Lời tuyên bố về nền độc lập khẳng định chủ quyền Việt Nam
Thêm 1 câu cảm thán và 1 tình thái từ vào đoạn văn sau:
“Nước Đại Việt ta” trích “Bình Ngô đại cáo” được coi là một bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta. Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang. “Bình Ngô đại cáo” ra đời gắn với mốc lịch sử vô cùng trọng đại của dân tộc. Mùa xuân năm 1428, sau chiến thắng giặc Minh, thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết bài cáo để thông báo tới toàn thể nhân dân về chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Về nội dung, bài cáo là lời khẳng định đanh thép về độc lập chủ quyền, về chiến thắng Lam Sơn hào hùng và nền hòa bình dân tộc. Ngay từ những câu thơ mở đầu, Nguyễn Trãi đã nêu cao tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng "nhân nghĩa" của Nguyễn Trãi là làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, no đủ, hạnh phúc, vì dân mà đứng lên diệt trừ bạo tàn, xâm lược. Bằng giọng điệu hào hùng, khí thế, Nguyễn Trãi liên tiếp liệt kê hàng loạt yếu tố để xác lập trọn vẹn nền độc lập dân tộc. Đó là "nền văn hiến", "núi sông bờ cõi", "phong tục", "lịch sử" và "hào kiệt". Các cụm từ "từ trước", "vốn ", "đã lâu", "đã chia", "bao đời", "cũng khác" liên tiếp dồn dập nhấn mạnh tầm vóc lịch sử lâu đời của dân tộc Đại Việt. Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi cũng điểm danh một loạt các triều đại của nước ta "Triệu, Đinh, Lý, Trần" song song với các triều đại phương bắc như "Hán, Đường, Tống, Nguyên". "Mỗi bên xưng đế một phương", dân tộc ta đứng ngang hàng, không hề thua kém. Với những yếu tố đó, Nguyễn Trãi đã nâng tầm chân lý độc lập và khẳng định vị thế dân tộc. “Bình Ngô đại cáo” vì lẽ đó trở thành bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta.
Nội dung lời tuyên bố của Hồ Chí Minh khi kết thúc bản “Tuyên ngôn Độc lập” là
A. Kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào đứng lên đấu tranh với thực dân Pháp để giành quyền làm chủ
B. Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam
C. Khẳng định quyền hưởng tự do và độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập..
D. Khẳng định nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân ba nước Đông Dương có quyền được hưởng quyền độc lập tự do
Nêu ý nghĩa của Bản Tuyên ngôn Độc lập.
Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn. tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta và mở ra một kỉ nguyên mới cho đất nước: kỉ nguyên của Độc lập, Tự do và Chủ nghĩa xã hội. Tuyên ngôn Độc lập là một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép --> lời lẽ hùng hồn và đầy sức thuyết phục
Nêu ý nghĩa của em về Bản Tuyên Ngôn Độc Lập.
Tham khảo
Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận hào hùng, mẫu mực, đáng lưu truyền muôn thuở. Đặc biệt, Tuyên ngôn độc lập là sự lập luận sắc sảo, chặt chẽ tạo nên một sức thuyết phục rất lớn. Xuất phát từ quan điểm sáng tác và đặc trưng thể loại của tác phẩm này, chúng ta sẽ thấy được cội nguồn của sức thuyết phục ấy và ý nghĩa của bản tuyên ngôn độc lập.
Nói đến ý nghĩa của bản tuyên ngôn là nhắc tới giá trị lịch sử to lớn của nó. “Tuyên ngôn Độc lập” ra đời khi cách mạng thành công, nhưng tình hình đang “ngàn cân treo sợi tóc”. Những lời trích dẫn mở đầu không chỉ đặt cơ sở pháp lí cho bản “Tuyên ngôn Độc lập” mà còn thể hiện dụng ý chiến lược, chiến thuật của Bác. “Tuyên ngôn Độc lập” khái quát những sự thật lịch sử, tố cáo thực dân Pháp ở mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...đồng thời nhấn mạnh các sự kiện lịch sử: mùa thu năm 1940 và ngày 9/3/1945 để kết luận: “trong 5 năm Pháp bán nước ta hai lần cho Nhật”. Điều đó khẳng định nhân dân Việt Nam đã không ngừng đấu tranh trong suốt gần một thế kỷ để giành độc lập.
Tuyên ngôn là áng văn chính luận mẫu mực, hiện đại với những luận điểm, luận cứ, luận chứng hùng hồn, chính xác, lôgic. Quả đúng, “Đây là một tác phẩm nổi tiếng nối tiếp tự nhiên các áng thiên cổ hùng văn trong quá khứ và có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận với chất văn chương mang tư tưởng lớn lao của thời đại mới.”
Nêu nội dung cơ bản của Tuyên ngôn độc lập (2 - 9 - 1945).
- Khẳng định các quyền cơ bản của con người: quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc.
- Vạch trần tội ác của phát xít Nhật và thực dân Pháp.
- Tuyên bố với thế giới về nền độc lập của dân tộc và quyết tâm bảo vệ nền độc lập ấy.
Tuyên ngôn độc lập là một văn bản pháp lý khẳng định các quyền của con người cũng như dân tộc Việt Nam.
Tìm hiểu mối liên hệ giữa bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam (1945) với bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ (1776) và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp (1789).
Tham khảo
Khi soạn bản thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những câu ghi lại trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791:
- Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
- Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
thể hiện rõ tinh thần: thà hi sinh chứ không chịu mất nước