Những câu hỏi liên quan
Lương Công Thành
Xem chi tiết
vũ kim oanh
18 tháng 2 2016 lúc 15:06

I. Tác giả - Tác phẩm

1.Tác giả

Phri-đrích Ăng - ghen (1820 - 1895) là nhà triết học người Đức, bạn thân của C.Mác. Ông còn là nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng trong phong trào công nhân thế giới và Quốc tế cộng sản. Di sản lí luận của Ăng-ghen là một phần quan trọng tronglys luận của chủ nghĩa Mác.

2. Tác phẩm

Bài điếu văn được viết sau thời điểm Các Mác qua đời và được đọc tại lễ an táng Các Mác. Đây là thời điểm quan trọng trong cuộc đời mỗi con người: thời điểm kết thúc sự hiện diện của con người đó trong thế giới của những người còn sống. Đối với các vĩ nhân đây cũng là thời điểm tổng kết cuộc đời bằng sự nhìn nhận đánh giá của bạn bè thân hữu, của đồng chí, đồng đội. Bản thân của sự đánh giá cho thấy tầm vóc của người được đánh giá. Điều đáng lưu ý là bài điếu văn này là sự đánh giá của một vĩ nhân đối với một vĩ nhân. Điều đó làm cho bài điếu văn có một tầm vóc và ý nghĩa sâu sắc đặc biệt.

II. Trả lời câu hỏi

1. Bài điếu văn có 7 đoạn và được chi làm ba phần:

- Phần mở đầu gồm đoạn 1 và 2. Đây là phần cho thấy không gian và thời gian liên quan đến sự ra đi của C.Mác. Thời gian và không gian ở đây là bình thường. Trong cái bình thường ấy là một vĩ nhân (cái khác thường, phi thường). Đây là hình thức đòn bẩy để tạo ra tầm vóc cho sự nhấn mạnh.

Tiếp đó là cách giới thiệu, không phải như giới thiệu một con người bình thường mà như một con người của một lĩnh vực đặc biệt. Trong cách giới thiệu đó, C.Mác hiện ra như một vĩ nhân của thế kỉ mà ông sống (thế kỉ XIX) mà tính chất vĩ nhân thể hiện khá rõ qua tính chất "nhà tư tưởng hiện đại". 

- Phần thứ hai (gồm đoạn 3,4,5 và 6) cũng là trọng tâm của bài, đề cập đến những cống hiến to lớn của Mác đối với sự nghiệp phát triển nhân loại.

- Phần kết thúc (đoạn 7) đề cập tới giá trị tổng quát các cống hiến của Mác. Các cống hiến đó đều hướng vào một mục tiêu chung là phục vụ lợi ích của nhân loại.

2. Những đóng góp của Mác khiến ông trở thành "nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số các nhà tư tưởng hiện đại":

- Cống hiến đầu tiên của C.Mác là "tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người" qua các thời ký lịch sử, mà bản chất của quy luật đó là cơ sở hạ tầng, quyết định kiến trúc thượng tần của xã hội.

- Cống hiến thứ hai là "tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra". Đó là quy luật về giá trị thặng dư.

- Cống hiền thứ ba, đó là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến các lý thuyết cách mạng - khoa học thành hành động cách mạng, bởi vì "khoa học đối với Mác là một động lực lịch sử, một lực lượng cách mạng" và " trước hết Mác là một nhà cách mạng", ở Mác "đấu tranh là hành động tự nhiên.

- Các cống hiến này được sắp xếp theo trật tự thăng tiến, cống hiến sau lớn hơn cống hiến trwocs, mặc dù chỉ có được một trong các cống hiến ấy cũng đã có thể xem là một vĩ nhân rồi.

3. Để làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Các Mác, Ăng-ghen đã sử dụng biện pháp so sánh tầng bậc. Hình thức nghệ thuật ấy trở đi trở lại nhiều lần trong bài điếu văn:

Đoạn văn mở đầu chỉ có hai câu: Câu thứ nhất thông báo thời điểm C.Mác qua đời. Câu thứ hai cho biết sự ra đi thanh thản của bậc vĩ nhân ấy với một niềm nuối tiếc của người thân. Đoạn văn mở đầu đã tạo ra không khí để thể hiện một tình cảm tiếc thương vô hạn của những người còn sống đối với sự ra đi của Mác, đồng thời qua đó cũng cho thấy sự kính trọng của những người bạn, những người đồng chí của Mác đối với người đã ra đi.

Đoạn thứ hai cũng chỉ có hai câu văn và cũng chung giọng điệu tiếc thương và kính trọng ấy. Trong lời văn, Mác hiện ra với hai tư cách: một nàh cách mạng của giai cấp vô sản và một nhà khoa học lịch sử. Kết cấu trùng điệp được sử dụng ở đây nhằm nhấn mạnh sự vĩ nhân của Mác: 

Con người đó - ra đi = (là) một tổn thất không sao lường hết được.

Từ đó, cái chết ấy tạo ra một nỗi trống trải đối với nhân loại, đối với khoa học (tăng cấp). Sự kính trọng và thương tiếc theo đó mà được nhân lên nhiều lần. Cái chết của Mác trở thành nỗi mất mạt lớn của nhân loại.

Phần thứ hai của bài điếu văn, như chúng ta đã biết là phần tập trung đánh giá sự nghiệp của người đã khuất. Trong phần này, tác giả vẫn sử dụng hình thức lập luận theo lối kết cấu tầng bậc kết hợp với so sánh.

Mác được so sánh với các vĩ nhân khác cùng thời đại, với những thành tựu khoa học nổi tiếng của thời đại đó. Đó là sự so sánh đặc biệt: so sánh với những tinh hoa cùng thời đại, so sánh với những phát minh, những cống hiến quan trọng vượt tầm thời đại mà không phải ain cũng có thể làm được và không phải đã có từ thời đại trước. Cũng cần lưu ý là sự so sánh ở đây cũng mang tính chật một sự so sánh trùng điệp, tạo ra hiệu quả tăng cấp.

4. Bằng việc trình bày những phát hiện khoa học của Mác, Ăng-ghen đã gián tiếp thể hiện sự ngợi ca đối với những đóng góp và cống hiến của Mác cho nhân loại. Đồng thời, ngợi ca công lao của người đã khuất cũng chính là khẳng định và thể hiện sự thương tiếc của Ăng-ghen đối với Mác.

5. Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Mác "tham gia vào việc lật đổ xã hội tư sản và các thiết chế nhà nước do nó dựng lên", nói cách khác là Mác chống lại bất công, chống lại cường quyền và bạo quyền.

Mác bênh vực cho những người lao động, những người cùng khổ. Mác đem đến cho họ niềm tin vào hạnh phúc trong một thế giới, thế giới mà ở đó, người lao động thực sự là chủ nhân của xã hội.

Các cống hiến của Mác tất nhiên là tài sản chung của nhân loại. Các cống hiến ấy không chỉ có giá trị lí luận mà nó còn có giá trị hành động, góp phần mở đường cho nhân loại tiến lên.

 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 4 2018 lúc 8:11

=> Đáp án C

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 12 2019 lúc 14:46

=> Đáp án C

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 12 2018 lúc 17:26

Niềm tiếc thương và kính trọng đối với Các Mác

- Thái độ: đề cao, ca ngợi

- Tình cảm: xuất phát từ sự yêu thương, ngưỡng mộ

- Khi trình bày công lao của Các Mác ẩn trong đó là sự ngợi ca, khẳng định sự thương tiếc của Ăng- ghen với Các- Mác

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Thiên Trang
2 tháng 6 2017 lúc 19:31

Những cống hiến của Mác có lợi cho ai: Là tài sản chung của nhân loại. Những đóng góp đó không chỉ có giá trị hành động mà góp phần mở đường cho nhân loại tiến lên.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
27 tháng 10 2017 lúc 14:03

Chọn C

Bình luận (0)
trịnh minh anh
Xem chi tiết
Lãnh Hàn Thiên Anh
22 tháng 3 2021 lúc 19:29

Câu 1 và câu 2 tớ không biết làm nên cậu chịu khó tra mạng nha (phiền cậu lắm luôn nên cho tớ xin lỗi nha)

Câu 3: Những luận cứ chứng minh dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí " uống nước nhớ nguồn" là:

+ Lễ hội Đền Hùng tại Việt Trì (Phú Thọ), có đến hàng trăm ngàn người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc về tham dự, dâng hương lễ đền.

+ Đối với các vị anh hùng, lãnh tụ có nhiều đóng góp lớn trong lịch sử của đất nước, nhân dân ta vẫn luôn luôn một lòng kính yêu, thương nhớ.

+ Thời trung đại hành động tri ân phổ biến nhất của nhân dân đó là lập đền thờ, văn bia, cúng giỗ hàng năm.

+ Chọn ngày hai mươi bảy tháng bảy hằng năm là ngày thương binh liệt sĩ.

+ Tổ chức các cuộc viếng thăm dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ, thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc, thăm nom, tặng quà những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những thương bệnh binh,...

+ Đặt tên những con phố, con đường bằng tên của các danh nhân, anh hùng trong lịch sử dân tộc.

+ Tấm lòng biết ơn, tri ân sâu sắc với các lãnh tụ vĩ đại của dân tộc còn được thể hiện trong văn học

+ Lập tượng đài của cách anh hùng, danh nhân có nhiều công lao với đất nước ở một số các địa điểm nhất định.

- Biết ơn và tri ân nguồn cội còn nằm ở tấm lòng của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, với người đã khuất thông qua tục lệ thờ cúng đậm tính truyền thống.

- Trong xã hội hiện đại, lòng biết ơn, tri ân cũng được giới trẻ tiếp thu và biểu hiện phổ biến qua nhiều các hành động tốt đẹp.

+ Học sinh ghé thăm, tặng quà tri ân các thầy cô giáo vào ngày nhà giáo Việt Nam hai mươi tháng mười một.

+ Các bệnh nhân, các sinh viên ngành y tế tri ân các nhân viên y tế, các thầy cô của mình nhân ngày thầy thuốc Việt Nam hai mươi bảy tháng hai.

+ Trong gia đình tấm lòng biết ơn của con cái được thể hiện qua việc yêu thương, săn sóc ông bà cha mẹ, biếu tặng người thân quà cáp nhân dịp lễ tết.

Cậu tham khảo câu trả lời này nha :))))))))))))

Bình luận (2)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
5 tháng 3 2017 lúc 9:55

Đáp án D

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 17:20

Tham khảo

- Bị giai cấp tư sản áp bức bóc lột nặng nề nên giai cấp công nhân thường xuyên nổi dậy đấu tranh dưới nhiều hình thức khác nhau, như: đập phá máy móc, đốt công xưởng, bãi công, biểu tình,…

- C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã khởi xướng nên học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học, trang bị lý luận cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động, soi đường cho cuộc đấu tranh của họ để xây đắp nên xã hội công bằng và tốt đẹp hơn.

Bình luận (0)