Hãy xác định trên hình 9.2 (SGK trang 35) các vùng phân bố rừng chủ yếu.
Hãy xác định trên hình 9.2, các vùng phân bố rừng chủ yếu.
Các vùng rừng được phân bố trên hình chủ yếu ở :
+ Vùng Tây Nguyên.
+ Vùng Bắc Trung Bộ.
+ Vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Vùng Đông Nam Bộ.
=> Các vùng phân bố rừng chủ yếu.
Hãy xác định trên hình 9.2 (SGK trang 35) các tỉnh trọng điểm nghề cá.
Các tỉnh trọng điểm nghề cá: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Dựa vào hình 28.5 (trang 111 - SGK), em hãy cho biết vùng phân bố của các cây công nghiệp chủ yếu. Giải thích.
- Mía: Ở miền nhiệt đới. Trồng nhiều ở Bra-xin, Ân Độ, Trung Quốc, Cu-ba...
- Củ cải đường: Ở miền ôn đới và cận nhiệt. Trồng nhiều ở Pháp, CHLB Đức, Hoa Kì. U-crai-na, Ba Lan,...
- Cà phê: Cây trồng của miền nhiệt đới. Trồng nhiều ở các nước Bra-xin, Việt Nam, Cô-lôm-bi-a,...
- Chè: Cây trồng của miền cận nhiệt. Trồng nhiều ở Ân Độ và Trung Quốc (mỗi nước chiếm 25% sản lượng của toàn thế giới), Xri Lan-ca, Kê-ni-a, Việt Nam,... Quê hương của cây chè là vùng Đông Nam Trung Quốc, Mi-an-ma và Việt Nam.
- Cao su: Tập trung ở vùng nhiệt đới ẩm của vùng Đông Nam Á, Nam Á và Tây Phi.
Hãy xác định trên bản đồ 9.2(SGK trang 35), những ngư trường nào
Dựa vào các bãi tôm, bãi cá trên lược đồ để xác định bốn ngư trường trọng điểm:
Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hãy:
- Xác định các sơn nguyên, bồn địa, các dãy núi của châu Phi.
- Nêu tên các khoáng sản chủ yếu và sự phân bố của chúng.
- Các sơn nguyên, bồn địa, các dãy núi của châu Phi:
+ Sơn nguyên: SN. Ê-ti-ô-pi-a, SN. Đông Phi.
+ Bồn địa: Bồn địa Sát, bồn địa Công-gô, bồn địa Nin Thượng, bồn địa Ca-la-ha-ri.
+ Các dãy núi: D. At-lat, D. Đrê-ken-bec.
- Các khoáng sản chủ yếu và sự phân bố của chúng:
+ Các mỏ sắt, dầu mỏ và khí tự nhiên: khu vực Bắc Phi.
+ Các mỏ vàng, sắt, kim cương: ven biển vịnh Ghi-nê.
+ Các mỏ đồng, chì, cô ban, u-ra-ni-um, crôm, kim cương, phốt-pho-rít: khu vực Nam Phi.
Quan sát hình 24.3 (SGK trang 87), hãy:
- Xác định các vùng nông lâm kết hợp.
- Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ.
- Dựa vào kí hiệu trên lược đồ để xác định các vùng nông lâm kết hợp.
- Ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ:
+ Phòng chông lũ quét.
+ Hạn chế nạn cát lấn, cát bay.
+ Hạn chế tác hại của gió phơn Tây Nam.và bão lũ.
+ Bảo vệ môi trường sinh thái.
Xác định trên hình 24.3 (SGK trang 87) những ngành công nghiệp chủ yếu của các thành phố này.
- Các ngành công nghiệp chủ yếu của các thành phố Thanh Hoá: Chế biến lương thực, thực phẩm; cơ khí; vật liệu xây dựng.
- Các ngành công nghiệp chủ yếu của các thành phố Vinh: Chế biến lương thực, thực phẩm; cơ khí; chế biến lâm sản; hàng tiêu dùng.
- Các ngành công nghiệp chủ yếu của các thành phố Huế: Chế biến lương thực, thực phẩm; cơ khí; chế biến lâm sản.
Dựa vào bảng 27.1 (SGK), hãy nêu các vùng phân bố chủ yếu của từng phân ngành và giải thích.
- Chế biến sản phẩm trồng trọt
+ Đường mía: Cơ sở sản xuất gắn với vùng nguyên liệu. Cây mía đòi hỏi nhiệt, ẩm rất cao và phân hoá theo mùa, thích hợp với đất phù sa mới ở đồng bằng, ở ven sông...), được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Đó cũng là nơi phân bố của ngành đường mía.
+ Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. Đây là hai vùng trồng chè lớn của cả nước.
+ Cà phê: Tây Nguyên. Cơ sở chế biến gắn với vùng trồng cà phê (Tây Nguyên là vùng chuyên canh cà phê lớn nhất cả nước)
+ Rượu, bia, nước ngọt: sản xuất chủ yếu hướng vào phục vụ nhu cầu tại chỗ, nên tập trung ở các đô thị lớn.
- Chế biến sản phẩm chăn nuội
+ Sản phẩm sữa và từ sữa: tập trung ở nơi nuôi bò sữa và nơi tiêu thụ nhiều (các đô thị lớn).
+ Thịt và sản phẩm từ thịt: tập trung ở nơi tiêu thụ lớn (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh).
- Chế biến thủy, hải sản: tập trung chủ yếu ở vùng nguyên liệu (khai thác nuôi trồng, sản xuất) vì các sản phẩm tươi sống khó bảo quản khi vận chuyển đi xa.
Hãy xác định trên hình 11.6 các vùng trồng lúa nước chủ yếu của Đông Nam Á.
Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, châu thổ sông Cửu Long (Việt Nam), châu thổ sông Mê Nam (Thái Lan), châu thổ sông Ran-gun (Mi-an-ma), đồng bằng Cam-pu-chia, đồng bằng duyên hải phía bắc đảo Gia-cac-ta (In-đô-nê-xi-a).