Những câu hỏi liên quan
Phạm Thị Xuân
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Yến
26 tháng 1 2016 lúc 20:13

- Phía bắc giáp Bắc Trung Bộ, phía tây giáp Tây Nguyên, phía nam giáp Đông nam Bộ, phía đông giáp Biển Đông.

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận; có diện tích tự nhiên gần 44,4 nghìn km2, , chiếm 13,4% diện tích.

- Là cửa ngõ ra biển của Tây nguyên, cầu nối giữa Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam. Phát triển các ngành kinh tế biển, thuận tiện giao lưu trao đổi hàng hóa với các nước.

 

Bình luận (0)
trần myna
29 tháng 12 2016 lúc 9:30

- Duyên hải Nam Trung Bộ kề liền Đông Nam Bộ, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển.

- Duyên hải Nam Trung Bộ có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế mở, với các cảng nước sâu, kín gió, sân bay quốc tế Đà Nẵng và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây, mở mối giao lưu với Tây Nguyên và xa hơn tới Cam-pu-chia và Thái Lan.


Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 9 2018 lúc 4:17

- Đông Nam Bộ giáp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Cam-pu-chia, có vùng biển rộng.

- Trong điều kiện giao thông vận tải ngày càng hiện đại, vị trí địa lí đó đã cho phép Đông Nam Bộ mở rộng giao lưu trong và ngoài nước, mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu, năng lượng cũng như vùng tiêu thụ sản phẩm.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
violet.
20 tháng 7 2023 lúc 9:34

Tham khảo:

Xác định phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý của khu vực Mỹ La-tinh

- Phạm vi lãnh thổ

+ Khu vực Mỹ La-tinh có diện tích khoảng 20 triệu km2;

+ Bao gồm: Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, các đảo và quần đảo trong vùng biển Ca-ri-bê, toàn bộ lục địa Nam Mỹ.

- Vị trí địa lí:

+ Lãnh thổ Mỹ La-tinh trải dài từ khoảng vĩ độ 33°B đến gần vĩ độ 54°N, tiếp giáp với ba đại dương: phía đông là Đại Tây Dương, phía tây là Thái Bình Dương và phía nam là Nam Đại Dương.

+ Mỹ La-tinh nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác. Phía bắc giáp khu vực Bắc Mỹ (gồm Hoa Kỳ và Ca-na-đa).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
5 tháng 2 2017 lúc 17:48

- Bắc Trung Bộ liền kề Đồng bằng sông Hổng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sông Hồng trong quá trình phát triển.

- Bắc Trung Bộ với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây mở mối giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế mở.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 10 2018 lúc 14:47

a) Các trung tâm công nghiệp có cảng biển: Đà Nng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.

b) Ý nghĩa của hệ thống cng biển ở Duyên hi Nam Trung Bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng

- Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế của vùng.

- Tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới.

- Tăng vai trò trung chuyển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế.

- Nâng cao vai trò của vùng trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 17:08

Tham khảo:
* Đặc điểm về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á:
- Đông Nam Á nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Úc.
- Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
- Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
- Diện tích: 4,5 triệu km2, nằm từ khoảng vĩ độ 28oB đến khoảng vĩ độ 10oN, phần lớn nằm trong khu vực nội chí tuyến và khu vực hoạt động của gió mùa - Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông timo.
* Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Á:
- Tạo điều kiện cho Đông Nam Á trong giao lưu phát triển các ngành kinh tế, đẩy mạnh các ngành kinh tế biển
- Tạo cho Đông Nam Á có một nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc
- Nằm ở nơi có nhiều thiên tai: động đất, núi lửa, sóng thần, bão, sạt lở,... ảnh hưởng rất lớn tới đời sống và sản xuất xủa người dân.

Bình luận (0)
Long Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Hiếu
22 tháng 12 2021 lúc 4:53

Tham khảo

 

- Bắc Trung Bộ là dải đất hep ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ờ phía nam.

- Gồm 6 tỉnh, thành phố:

+ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

- Vị trí tiếp giáp:

+ Phía Nam: giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Phía Bắc giáp TDMNBB và ĐBSH.

+ Phía Tây: giáp Lào.

+ Phía Đông: giáp biển Đông rộng lớn.

- Ý nghĩa:

+ Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam của đất nước.

+ Là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông.

+ Dễ dàng giao lưu, phát triển kinh tế với Đồng bằng sông Hồng là vùng có nền kinh tế phát triển năng động, văn hóa, khoa học kĩ thuật phát triển.

Bình luận (0)
Minh Hiếu
22 tháng 12 2021 lúc 4:54

Tham khảo

Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26 kết hợp Atlat trang 3 – kí hiệu chung, các trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng trở lên là Hà Nội (có giá trị sản xuất công nghiệp trên 120 nghìn tỉ đồng), Hải Phòng (có giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng).

Bình luận (0)
Cảnh
Xem chi tiết
Long Sơn
21 tháng 3 2022 lúc 17:38

Tham khảo

 

* Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

-  Tiếp giáp: phía đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía bắc giáp Cam-pu-chia, phía nam giáp biển Đông, phía tây nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long.

- Phạm vi lãnh thổ: vùng có diện tích là 23,6 nghìn km2, bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

* Ý nghĩa

- Liền kề các vùng nguyên liệu lớn: Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ (nguồn nguyên liệu về các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, nguyên liệu khoáng sản, nguồn thủy năng dồi dào), Đồng bằng sông Cửu Long (vùng trọng điểm lương thực của cả nước).

=> Các vùng này vừa là nguồn cung cấp nguyên liệu vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm của Đông Nam Bộ.

- Phía nam giáp biển Đông - vùng biển giàu tiềm năng: có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các vùng trong và ngoài nước.

- Phía bắc giáp Cam-pu-chia: thuận lợi để mở rộng, giao lưu và buôn bán thông qua các cửa khẩu.

 

Bình luận (2)
Phong Nguyệt
Xem chi tiết