Em hãy kể những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong lĩnh vực văn học ở thế kỉ XV.
Em hãy kể những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong lĩnh vực văn học ở thế kỉ XV.
Tham khảo:
Lê Thánh Tông là một nhà thơ và phê bình văn học, vừa sáng tác văn thơ, vừa nghiên cứu, phê bình. Cuối thế kỉ XV, ông sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái. Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc. Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như: Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xúy, Cổ tâm bách vịnh...tất cả khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm).
Những trước tác của Hội Tao đàn được ghi chép bằng chữ Hán trong bộ sách:
Thiên Nam dư hạ tập, Quỳnh uyển cửu ca (瓊 苑 九 歌)[16] Minh lương cẩm tú (明 良 錦 繡): Gồm 18 bài, phần đa vịnh các cửa biển từ cửa Thần Phù đến Hải Vân quan. Văn minh cổ súy (文明鼓吹): Tập thơ Lê Thánh Tông cùng các hoàng tử và triều thần viết nhân dịp về bái yết sơn lăng, viếng thăm lăng mộ hoàng tộc để tỏ lòng hiếu kính tổ tiên, cầu cho quốc thái dân an. Chinh Tây kỷ hành (征西紀行): Tập thơ nhật ký theo lộ trình tiến đánh Chiêm Thành từ năm 1470 đến 1471, gồm 30 bài. Cổ Tâm bách vịnh (古心百詠): Tập thơ họa thơ vịnh sử của nhà Nho đời Minh là Tiên Tử Nghĩa. Các từ thần là Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận phụng bình. Thơ đều làm theo thể ngũ ngôn tuyệt cú[17]. Châu cơ thắng thưởng (珠璣勝賞): Vần thơ châu ngọc được viết khi du ngoạn cảnh núi sông danh thắng của đất nước, như chùa Sài Sơn, núi Chiếu Bạch, động Long Quang,... gồm 20 bài. Anh hoa hiếu trị (英華孝治) Cổ kim cung từ thi tập (古今宮詞詩集) Xuân vân thi tập (春雲詩集): 1 tuyển tập các tác phẩm thơ của Lê Thánh Tông, không rõ thời điểm biên tập.
Số lượng tác phẩm thi văn của Lê Thánh Tông thực tế có thể còn nhiều hơn, nhưng còn lại đến nay chỉ có khoảng 350 bài[18].
Ngoài thơ chữ Hán, Lê Thánh Tông còn có khá nhiều thơ Nôm, tập trung chủ yếu trong Hồng Đức quốc âm thi tập (洪 德國音詩集). Hiện vẫn chưa có con số thống kê chính xác các bài thơ Nôm của ông. Nhưng bài văn Nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn (十戒孤魂國語文) có thể coi là bài văn biền ngẫu có giá trị bậc nhất của thế kỷ XV.
Trong đó, không chỉ ghi chép thơ văn, mà còn ghi chép về lý luận phê bình văn học, về lịch sử, kinh tế, quan chế, địa lý v.v...
Lê Thánh Tông là người dẫn đầu phong trào mới này, cả về nghệ thuật thể hiện, cả về tư tưởng triết học. Thánh Tông di thảo là dấu mốc quan trọng ghi nhận bước trưởng thành của truyện ký Đại Việt viết bằng chữ Hán, ra đời trước cả tập "Truyền kỳ mạn lục" của Nguyễn Dữ (thế kỷ 16).
Lê Thánh Tông khuyến khích các quan lại và tự mình tích cực sử dụng chữ Nôm như một sự tự tôn và tự cường. Trong một bài thơ Nôm, Lê Thánh Tông tự trình bày mình:
Trống dời canh còn đọc sách
Chiêng xế bóng chửa thôi chầu.
Lê Thánh Tông đã có đóng góp quan trọng gì đối với văn học dân tộc ở thế kỉ XV?
A. Sáng lập và phát triển dòng văn học chữ Nôm
B. Sáng tập Hội tao đàn và làm chủ soái.
C. Đề cao tưởng tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
D. Phát triển tư tưởng văn học của Nguyễn Trãi
Lời giải:
Những đóng góp của Lê Thánh Tông đối với nền văn học dân tộc ở thế kỉ XV bao gồm:
- Vua Lê Thánh Tông để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ cho nền văn học nước nhà với khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm)..Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc.
- Ông là người sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái. Sự ra đời của Hội Tao đàn đã đánh dấu bước phát triển cao của văn chương đương thời.
Đáp án cần chọn là: B
Qua bài 20 em hãy trình bày về những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước, luật pháp, kinh tế, văn hóa, giáo dục
* Bộ máy nhà nước:
- Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách hành chính trên phạm vi cả nước.
- Ông bỏ hết các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành, chia lại cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, thống nhất các đơn vị hành chính thành phủ, huyện (châu) xã.
=> Vua Lê Thánh Tông đã xây dựng một bộ máy nhà nước thống nhất, khá gọn gàng, tinh giản và hoạt động có hiệu lực, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. Đây là mô hình tiên tiến nhất của chế độ quân chủ phong kiến đương thời. Trong đó, trung ương và địa phương gắn liền nhau, quyền lực được bảo đảm từ trên xuống dưới.
* Luật pháp:
- Vua Lê Thánh Tông đã đóng góp vào lịch sử dân tộc một bộ luật tiến bộ mang tên Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).
- Bộ luật Hồng Đức được coi là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.
- Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, người tàn tật,… Đặc biệt là một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều này phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia,…
Kinh tếa. Nông nghiệp
- Trong bối cảnh đất nước vừa ra khỏi ách thống trị của nhà Minh, làng xóm tiêu điều, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân khốn khổ, vua Lê Thái Tổ đã thực hiện nhiều chính sách để phục hồi và phát triển sản xuất:
+ Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng, đồng thời kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng .
+ Đặt cơ quan chuyên trách nông nghiệp như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ; chia ruộng đất theo phép quân điền.
- Cấm giết trâu bò, cấm điều động dân phu trong mùa gặt, cấy.
=> Nông nghiệp phục hồi và phát triển
b. Công thương nghiệp
- Nghề thủ công truyền thống phát triển như kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, rèn sắt, nhiều làng thủ công ra đời . Thăng Long là nơi tập trung nhiều nhất các ngành nghề thủ công .
+ Các làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng: gốm Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương); đúc đồng ở Đại Bái (Bắc Ninh); rèn sắt ở Vân Chàng (Nam Định).
+ Các phường thủ công nổi tiếng ở Thăng Long như: dệt vải lụa ở Nghi Tàm; làm giấy ở Yên Thái; phường Hàng Đào nhuộm điều.
- Các công xưởng thủ công nhà nước gọi là Cục bách tác, sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng.
- Buôn bán: nhà vua khuyến khích lập chợ mới, buôn bán với người nước ngoài ở Vân Đồn, Vạn Ninh, Hội Thống, và một số nơi ở Lạng Sơn, Tuyên Quang
=> Với chính sách và biện pháp tích cực của nhà nước, nhân dân cần cù lao động, nền kinh tế phục hồi và phát triển.
Xã hộiThời Lê sơ có các giai cấp chính là :
+ Phong kiến gồm vua, quan lại, địa chủ .
+ Giai cấp nông dân chiếm đại đa số, họ có rất ít hoặc không có ruông đất, phải cày cấy ruộng thuê của địa chủ, quan lại và nộp tô cho chủ ruộng. Họ là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.
+ Các tầng lớp khác như thương nhân, thợ thủ công, nô tì …, Trong đó, nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, nhà nước hạn chế nuôi nô tì, nên số lượng nô tì trong xã hội giảm dần.
TÌNH HÌNH VĂN HÓA - GIÁO DỤC Tình hình Giáo dục và khoa cửNhà Lê rất quan tâm đến giáo dục , đào tạo nhân tài thể hiện ở việc:
+ Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long; mở trường các lộ; mọi người đều có thể học và đi thi .
+ Tuyển chọn người có tài, có đạo đức để làm thầy giáo
+ Mở khoa thi để chọn người tài ra làm quan. Nội dung thi cử là sách của Nho giáo. Người đỗ tiến sĩ trở lên được vua ban mũ, áo, phẩm tước, vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
+ Thời Lê Sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.
Văn hóa, khoa học, nghệ thuậta. Văn học
*Văn thơ chữ Hán: phát triển và tiếp tục chiếm ưu thế
+ Nguyễn Trãi có Quân Trung Từ Mệnh Tập; Bình Ngô Đại Cáo
+ Lê Thánh Tông với Quỳnh Uyển cửu ca.
*Văn thơ chữ Nôm: cũng giữ một vị trí quan trọng
+ Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi.
+ Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông.
b. Khoa học, nghệ thuật
- Sử học: Đại Việt sử kí (10 quyển) của Lê văn Hưu; Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, Lam Sơn thực lục của Ngô Sĩ Liên, Hoàng Triều Quan Chế.
- Địa lý: Hồng Đức bản đồ của Lê Thánh Tông; Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi, An Nam hình thăng đồ…..
- Y học: Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên.
- Toán học: Đại Thành toán pháp của Lương Thế Vinh; Lập thành toán pháp của Vũ Hữu
* Bộ máy nhà nước:
- Xây dựng một bộ máy nhà nước thống nhất, khá gọn gàng, tinh giản và hoạt động có hiệu lực, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. => Tăng cường tính chuyên chế của triều đình trung ương.
* Luật pháp:
- Vua Lê Thánh Tông đã đóng góp vào lịch sử dân tộc một bộ luật tiến bộ mang tên Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).
- Bộ luật Hồng Đức được coi là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.
- Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, người tàn tật,… Đặc biệt là một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều này phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia,…
Kinh tế
Lê Thánh Tông còn đặc biệt quan tâm các chính sách nhằm phát triển kinh tế như: sửa đổi luật thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, mở đồn điền, kêu gọi người phiêu tán về quê,đặt ra luật quân điền chia đều ruộng đất cho mọi người. Về thuế má, Lê Thánh Tông quy định người già từ 60 tuổi trở lên và hoàng đinh (thanh thiếu niên) dưới 18 tuổi, cùng những người tàn tật và những người thuộc về tráng (hạng tòng quân) đều được miễn thuế đinh; còn lại mỗi nhân đinh phải nộp thuế đồng niên là 8 tiền. Sang thời Lê Hiến Tông, thuế đinh tăng lên, nhưng tựu chung vẫn thấp hơn mức thời Trần-Hồ. Lê Thánh Tông còn định lệ thuế đất, thuế ruộng và thuế đất bãi trồng dâu. Cả ba thứ đất này đều được chia làm 3 hạng, dựa theo số mẫu mà đóng thuế.
Luật pháp
Sau khi đánh bại quân Minh, vua Lê Thái Tổ đã bắt đầu soạn thảo luật pháp. Đến năm 1483, vua Thánh Tông sai các đình thần sửa đổi, biên soạn lại các điều luật cũ, làm thành bộ Quốc triều Hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức). Bộ luật gồm 6 quyển, 722 điều, và được sử dụng suốt từ thời Hồng Đức đến hết thế kỷ XVIII. Trong việc biên soạn bộ luật này, triều đình có tham khảo các bộ luật nhà Đường, nhà Minh bên Trung Quốc. Tuy nhiên, bộ luật của Lê Thánh Tông chứa đựng những sáng tạo đáng kể khiến nó gần gũi hơn với các đặc điểm xã hội, tôn giáo của Đại Việt. Trong số 722 điều của Quốc triều Hình luật, có đến 342 điều hoàn toàn không tương ứng với các điều luật của Trung Quốc. Trong các điều luật còn lại thì 200 điều chịu ảnh hưởng một mức độ nào đó luật nhà Đường, chỉ có 14 điều mô phỏng trực tiếp từ luật nhà Minh. Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới.
Giáo dục
Cùng với việc xây dựng thiết chế mới, Lê Thánh Tông rất chú trọng việc mở mang giáo dục, bồi dưỡng nhân tài, nhằm xây dựng và mở rộng một đội ngũ quan lại gốc bình dân thấm nhuần kinh điển Nho học, đồng thời hạn chế sự ảnh hưởng của tầng lớp quý tộc, võ tướng trong triều. Triều đình thời ông có Hàn lâm viện, Đông các viện, Quốc sử viện, Quốc Tử Giám, nhà Thái học là những cơ quan chuyên phụ trách văn hóa – giáo dục trong nước
Em hãy nêu lên những đóng góp của Nguyễn Trãi qua nhận xét sau đây của vua Lê Thánh Tông (SGK, trang 102)
- Nguyễn Trãi là nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
- Tác phẩm tiêu biểu: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập.
- Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại. Cả cuộc đời ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước thương dân.
Em hãy trình bày vài nét về những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật ?
Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật là:
-Thiết lặp chính quyền phong kiến: đứng đầu triều đình là vua, bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc,tổng quản,.....,vua trực tiếp nắm mọi quyền hành,giúp việc cho vua có các quan đại thần. Triều đình chia làm 6 bộ: Lại,Hộ,Lễ,Binh,Hình,Công, ngoài ra còn có một số cơ quan chuyên môn.
-Lê Nhân Tông chia đất nước ra làm 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti phụ trách 3 mặt:đô ti,thừa ti,hiến ti.
-Dưới đạo là phủ,châu,huyện,xã.
* Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật :
- Xây dựng và tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước ngày càng đầy đủ, chặt chẽ, hoàn thiện hơn từ trung ương đến địa phương.
- Về mặt hành chính : từ 5 đạo, vua Lê Thánh Tông chia đất nước làm 13 đạo nhằm làm cho đất nước được mở rộng hơn.
- Vua Lê Thánh Tông là người vừa soạn thảo và cũng là người ban hành bộ luật Quốc Triều hình luật - đây là bộ luật đầy đủ và hoàn thiện nhất nước ta thời phong kiến.
chính xác đến từng milimet đó nha!!!!!!!!
– Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông:
◦ Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp làm cho bộ máy nhà nước Ngày càng đầy đủ và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ (vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông chia nước làm 5 đạo,Lê Thánh Tông chia nước làm 13 đạo)
◦ Vua Lê Thánh Tông là người soạn thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.
Em hãy nêu lên những đóng góp của Nguyễn Trãi qua nhận xét sau đây của vua Lê Thánh Tông:
"Ức Trai đương lúc Thái Tổ mới sáng nghiệp theo về Lỗi Giang. Trong thì bàn kế hoạch ở nơi bàn trướng, ngoài thì thảo văn thư dụ hàng các thành. Văn chương tiên sinh làm vẻ vang cho nước, lại được vua tin, quý trọng".
Tham khảo:
Vua Lê Thánh Tông đã nhận xét Nguyễn Trãi là:
“Ức Trai đương lúc Thái Tổ mới sáng nghiệp theo về Lỗi Giang trong thì bàn kế hoạch ở nơi màn trướng, ngoài thì thảo các văn thư dụ hàng các thành. Văn chương tiên sinh làm vẻ vang cho đất nước, lại được vua tin, quý trọng”.
Qua lời nhận xét trên của vua Lê Thánh Tông, ta thấy được những đóng góp của Nguyễn Trãi:
Là một nhà chính trị quân sự tài ba, là danh nhân văn hóa thế giới.Có nhiều tác phẩm có giá trị: Quân Trung Từ mệnh tập, Bình Ngô Đại Cáo…Ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước và thương dân.Tham khảo:
Vua Lê Thánh Tông đã nhận xét Nguyễn Trãi là:
“Ức Trai đương lúc Thái Tổ mới sáng nghiệp theo về Lỗi Giang trong thì bàn kế hoạch ở nơi màn trướng, ngoài thì thảo các văn thư dụ hàng các thành. Văn chương tiên sinh làm vẻ vang cho đất nước, lại được vua tin, quý trọng”.
Qua lời nhận xét trên của vua Lê Thánh Tông, ta thấy được những đóng góp của Nguyễn Trãi:
Là một nhà chính trị quân sự tài ba, là danh nhân văn hóa thế giới.Có nhiều tác phẩm có giá trị: Quân Trung Từ mệnh tập, Bình Ngô Đại Cáo…Ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước và thương dân.
Em thử trình bày vài nét về những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật.
- Vua Lê Thánh Tông đã điều chỉnh bộ máy nhà nước ngày càng đầy đủ, hoàn thiện và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên.
- Vua Lê Thánh Tông là người soạn thảo và ban hành "Quốc triều hình luật", đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.
Em thử trình bày vài nét về những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp.
Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp:
* Bộ máy nhà nước:
- Xây dựng một bộ máy nhà nước thống nhất, khá gọn gàng, tinh giản và hoạt động có hiệu lực, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. => Tăng cường tính chuyên chế của triều đình trung ương.
* Luật pháp:
- Vua Lê Thánh Tông đã đóng góp vào lịch sử dân tộc một bộ luật tiến bộ mang tên Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).
- Bộ luật Hồng Đức được coi là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.
- Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, người tàn tật,… Đặc biệt là một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều này phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia,…
Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp:
+ Bộ máy nhà nước:
- Xây dựng một bộ máy nhà nước thống nhất, đơn giản và hoạt động có tốt, có hiệu lực, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của vua, quan lại trong triều. Vì vậy, tính chuyên chế của triều đình trung ương được tăng cường
+ Luật pháp:
- Vua Lê Thánh Tông đã đóng góp vào lịch sử dân tộc một bộ luật tiến bộ mang tên Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).
- Bộ luật Hồng Đức được coi là bộ luật đầy đủ nhất, quan trọng nhấtvà có vai trò đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.
- Mặc dù được tạo ra trong thời kỳ phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại rất tiến bộ vì có những những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người tàn tật,… Đặc biệt là một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữvà người dân tộc thiểu số, điều này phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia của đất nước ta
Chúc bạn học tốt
em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chinhd quyền thời lê sơ?em thử trình bày vày nét về những đóng góp của vua lê thánh tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp?
1.
Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ:
Nhận xét
◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tôg hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăg cường từ triểu đình đến địa phương
◦ Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ .
2.
- Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông :
◦ Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp làm cho bộ máy nhà nước Ngày càng đầy đủ và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ (vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông chia nước làm 5 đạo ,Lê Thánh Tông chia nước làm 13 đạo)
◦ Vua Lê Thánh Tông là người soạn thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.
-Vua nắm mọi quyền hành , giúp vua có 6 bộ (là Lại, Hộ, lễ, Binh, Hình, Công ), đứng đầu mỗi bộ có quan Thượng thư , bên cạnh bộ có Hàn Lâm Viện (công văn) ,Quốc sử viện ( biên soạn lịch sử ),Ngự sử đài ( kiểm tra ).
-Vua Lê Thánh Tông bỏ chức tướng quốc ,đại tổng quản ,hành khiển ; trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội , cấm các quan lập quân đội riêng .
-Vua Lê Thánh Tông chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ty cai quản là Đô ty ( quân sự ), Hiến ty (xử án ), Thừa ty ( hành chánh ); dưới có phủ , huyện, châu ( miền núi ), xã .
-Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông “.
-Có 2 bộ phận chính là: quân ở triều đình và quân ở địa phương .
-Bao gồm bộ binh , thủy binh, tượng binh , kỵ binh ; vũ khí có dao, kiếm, giáo , mác , cung , tên ,hỏa đồng, hỏa pháo.
-Quân đội thời Lê có điểm khác với thời Trần là không có quân đội của các vương hầu, quý tộc. Vua trực tiếp nắm quyền chỉ huy quân đội
-Tổ chức giống thời Lý , Trần theo chế độ “Ngụ binh ư nông “; khác là không có quân đội của vương hầu, quý tộc , vua trực tiếp chỉ huy quân đội .
-Vua Lê Thánh Tông cho soạn bộ luật Hồng Đức ( Quốc triều hình luật) : bảo vệ vua, hòang tộc , quan lại, giai cấp thống trị ….bảo vệ chủ quyền quốc gia
- Có điểm tiến bộ bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và phát triển kinh tế .