câu 5 :Gia đình An luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành y để làm nghề làm thuốc nam. Việc làm đó thể hiện điều gì ? *
A. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
B. Yêu thương con cháu.
C.Giúp đỡ con cháu.
D. Quan tâm con cháu.
Câu 6. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng được gọi là? *
A.Gia đình hạnh phúc.
B. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
C.Gia đình văn hóa.
D. Gia đình đoàn kết.
Câu 7. Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? *
A. Quảng bá về ngành nghề truyền thống của quê hương, vừa giữ gìn nét đẹp quê hương.
B. Bán lại bí quyết làm món ăn ngon cho người nhiều tiền.
C. Làm giàu bằng mọi cách.
D. Xấu hổ vì sự nghèo nàn của quê hương.
Câu 8. Quê H là một vùng quê nghèo khó. Bao đời nay, trong dòng họ của H chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. H không muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. H cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng họ của mình. Em có đồng tình với cách nghĩ của H không? Vì sao? *
A. Có, vì quê hương H cũng như dòng họ của H chẳng có gì đáng nói.
B. Phân vân. Có thể H suy nghĩ vừa đúng vừa sai.
C. Không, vì quê hương nào và dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp.
D. Có, vì vùng quê của H là một vùng quê nghèo khó, dòng họ của H. chẳng có ai đỗ đạt cao.
Câu 9. Ông Nguyễn Văn Nghệ, nghệ nhân làng Vác đã nổi tiếng với nghề sản xuất lồng chim, ông đã kế thừa truyền thống của gia đình mình và đưa lồng chim làng Vác ra nhiều nơi trên thế giới. Việc làm trên của ông thể hiện điều gì? *
A. Làm mất đi truyền thống tốt đẹp của gia đình
B Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình
C. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình
D. Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình
Câu 10. Bố mẹ K đều là tiến sĩ và đảm đương những chức vụ quan trọng ở cơ quan. Vì vậy K rất hãnh diện với bạn bè. Cậu cho rằng bố mẹ mình thành đạt như vậy sau này thừa sức lo cho con cái, mình chẳng cần phải học hành làm gì cho vất vả. Suy nghĩ của K thể hiện thái độ chưa đúng trong việc *
A. Biết thụ hưởng cuộc sống hiện tại.
B. Phát huy truyền thống gia đình.
C. Ỷ lại vào bố mẹ.
D. Phát huy lợi thê của bố mẹ.
Câu 11. Biểu nào dưới đay thể hiện lòng yêu thương con người? *
A. Thù hận.
B. Thờ ơ, lạnh nhạt trước nỗi khổ đau của người khác.
C. Mâu thuẫn.
D. Quan tâm, chia sẻ tới người khác.
Câu 12. Trong các câu tục ngữ, thành ngữ sau, câu nào nói về tình yêu thương con người? *
A. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
B. Lá lành đùm lá rách.
C. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.
D. Có công mài sắt có ngày nên kim.
Câu 13. Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì? *
A. Tinh thần yêu nước.
B. Đức tính tiết kiệm.
C. Lòng yêu thương con người.
D. Tinh thần đoàn kết.
Câu 14. Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì? *
A. Mọi người yêu quý và kính trọng.
B. Mọi người kính nể và yêu quý.
C. Mọi người coi thường.
D. Mọi người khen ngợi.
Câu 15. Khi có một người lầm đường lạc lối biết ăn năn hối cải, chúng ta cần làm gì? *
A. Xua đuổi.
B. Thờ ơ.
C. Phê bình nghiêm khắc.
D. Khoan dung.
Câu 16. Lòng yêu thương con người *
A. Xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng.
B. Xuất phát từ mục đích.
C. Làm tổn hại đến người khác.
D. Hạ thấp giá trị con người.
Câu 17. Vào lúc rảnh rỗi C thường sang nhà V dạy bạn V học vì bạn V là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn C là người như thế nào? *
A. C là người sống giản dị.
B. C là người trung thực
C. C là người có lòng tự trọng.
D. C là người có lòng yêu thương mọi người.
Câu 18. Sau buổi học, Bình và An cùng đi bộ về nhà. Bỗng có một người phụ nữ lại gần hỏi thăm đường. Bình định dừng lại thì An kéo tay Bình: “Thôi mình về đi, muộn rồi, chỉ đường cho người khác không phải là việc của mình”. Bình đi theo An nhưng chân cứ như dừng lại không muốn bước. Em hãy nhận xét hành động của Bình và An? *
A. Hành động của Bình là đúng đắn.
B. Hành động của An là không đúng.
C. Hành động của Bình là không đúng.
D. Hành động của Bình và An đều không nên.
Câu 19. Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì? *
A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.
B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.
C. Trêu tức bạn.
D. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.
Câu 20. “Không ai sinh ra đã căm ghét người khác bởi vì màu da, xuất thân hay tôn giáo. Con người phải học để hận thù, và nếu họ có thể học được hận thù, họ cũng có thể được dạy biết..........., vì .............đến với trái tim con người tự nhiên hơn là thứ tình cảm đối lập với nó - Nelson Mandela”. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm. *
A. yêu thương, tình yêu thương
B. nhân ái, lòng nhân ái
C. nhân từ, lòng nhân từ
D. tốt bụng, lòng tốt
Câu 21. Câu tục ngữ : “Có công mài sắt có ngày nên kim” nói về ? *
A. Đức tính khiêm nhường.
B. Đức tính tiết kiệm.
C. Đức tính siêng năng.
D. Đức tính trung thực.
Câu 22. Câu tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì là: *
A. Lá lành đùm lá rách.
B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
C. Một con ngựa đau cả tầu bỏ cỏ.
D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Câu 23. Trường hợp nào sau đây chưa có đức tính siêng năng? *
A. Ngày nào được bố mẹ động viên bằng tiền thưởng, Tấn mới học siêng năng và có hiệu quả.
B. Sau khi khỏi ốm, Hồng bắt tay ngay vào việc chép bài trong các buổi học đã nghỉ.
C. Ngoài những giờ học, Hoa luôn phụ giúp mẹ làm việc nhà.
D. Khi đã giải xong toán, Kiên thường suy nghĩ để tìm thêm cách giải hay hơn.
Câu 24. Biểu hiện không siêng năng, kiên trì đối với học sinh là: *
A. Đi học chuyên cần.
B. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
C. Chăm chỉ làm việc nhà.
D. Ngày chủ nhật có thể ngủ dậy muộn.
Câu 25. Cứ thấy phim hay trên ti vi, Thành lại dừng công việc và học tập để xem. Em thấy Thành là người như thế nào? *
A. Tiết kiệm.
B. Vô tâm.
C. Lười biếng.
D. Siêng năng, kiên trì.
Câu 26. Không siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ để lại điều gì? *
A.Có cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn.
B.Trở thành người có ích cho xã hội.
C.Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa.
D. Dễ dàng thành công trong cuộc sống.
Câu 27. Dù nhà cách trường 2 km, phải đi bộ đến trường, nhưng ngày nào Thắng cũng đi học đúng giờ. Việc làm của Thắng thể hiện: *
A. Sự tự tin.
B. Lòng yêu thương con người.
C.Truyền thống tốt đẹp của gia đình.
D. Không ngại khó khăn gian khổ.
Câu 28. Buổi tối bạn N cảm thấy rất buồn ngủ dù còn nhiều bài tập chưa làm. Do thời tiết lạnh lại buồn ngủ nên N đắp chăn đi ngủ còn bài tập về nhà hôm sau bạn N đến lớp chép. Hành động của N thể hiện điều gì? *
A. Vô tâm.
B. Lười biếng.
C. Vô tư.
D. Trung thực, thẳng thắn.
Câu 29. Trong giờ kiểm tra môn Toán em thấy bạn cùng lớp tên D đang chép tài liệu. Trong trường hợp này em sẽ làm gì? *
A. Nhắc nhở bạn để bạn rút kinh nghiệm.
B. Báo với cô giáo bộ môn để bạn bị đánh dấu bài.
C. Đi nói xấu bạn với các bạn trong lớp.
D. Đồng tình với việc làm của D.
Câu 30. Bác Hồ từng dạy thanh niên: “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên”. Lời dạy của Bác thể hiện điều gì? *
A. Chúng ta cần phải biết xây dựng tình đoàn kết dân tộc.
B. Chúng ta cần phải chung sức, đồng lòng chống lại mọi kẻ thù xâm lược.
C. Chúng ta cần xây dựng đất nước giàu mạnh, sánh ngang với các cường quốc trên thế giới.
D. Bất cứ việc gì, dù khó khăn gian khổ, nếu chúng ta có lòng quyết tâm, chúng ta sẽ đạt được thành quả mình mong muốn.
Mik chỉ cần đáp án thôi , giúp với please