Bài thơ Khi con tu hú được khơi nguồn từ tiếng chim tu hú gọi bầy.
A. Đúng
B. Sai
Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú” nhà thơ Tố Hữu đã viết “Khi con tu hú gọi bầy”. Âm thanh của tiếng chim tu hú ấy gợi cho em nhớ tới bài thơ nào đã được học ở chương trình ngữ văn 9? Tên tác giả? a. Chép nguyên văn đoạn thơ có âm thanh của tiếng chim tu hú trong bài thơ đó. b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ em vừa chép.
Âm thanh tiếng chim tu hú gợi em nhớ đến bài "Bếp lửa" của Bằng Việt
a. "Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tú hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế."
Nội dung: Khổ thơ tiếng vọng thời gian năm tháng của kỉ niệm về gia đình và quê hương đầy thương nhớ của tác giả khi sống với bà.
Âm thanh của tiếng chim tu hú ấy gợi cho em nhớ tới bài thơ "Bếp lửa". Tên tác giả: Bằng Việt
Câu a:
Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Câu b:
Nội dung chính của đoạn thơ em vừa chép: Gợi kỉ niệm của tác giả khi lên tám tuổi nhóm lửa, ở cùng bà, được bà chăm sóc đồng thời thể hiện sự tự trách của nhà thơ khi rời xa bà mà chưa đền đáp được công ơn của bà qua tiếng chim tu hú kêu tha thiết ở ngoài đồng xa.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ viết "Khi con tu hú gọi bầy" và kết thúc bài thơ là "Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu". Theo em việc lặp lại tiếng chim tu hú như vậy có ý nghĩa gì
/Em cảm ơn mọi người nhiều ạ/
Tham khảo nha em:
- Tiếng chim tu hú:
+ Nếu như tiếng chim tu hú ở những câu thơ đầu là tiếng gọi náo nức của bức tranh mùa hè thì tiếng chim tu hú ở cuối tác phẩm như một niềm ám ảnh, gợi niềm nhức nhối, bực bội đến đau khổ.
+ Nhưng hai âm thanh ấy, tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ đều vang lên từ thế giới của tự do, của cuộc sống.
PHẦN I (6 điểm): Mở đầu bài thơ “ Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu viết
Khi con tu hú gọi bầy
Câu 1 : Chép chính xác chín câu còn lại để hoàn thành bài thơ.
Câu 2: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Theo em, vì sao tiếng chim tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy? Câu 3. Cho câu chủ đề:
Bốn câu cuối bài thơ “Khi con tu hú” là bức tranh tâm trạng chân thực và cảm động của nhà thơ Tố Hữu.
Hãy viết đoạn văn tổng phân hợp (khoảng 12 câu) để làm rõ câu chủ đề trên. Trong đoạn có sử dụng hợp lý một câu cảm thán, một câu phủ định (gạch chân, chú thích rõ).
PHẦN II (4 điểm): Cho đoạn thơ sau: “ Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu ?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…”
(Trích “ Ông đồ”, Ngữ văn 8, tập II, NXB Giáo Dục VN)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên
Câu 2. Trong hai câu thơ “ Giấy đỏ buồn không thắm; / Mực đọng trong nghiên sầu…” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 3. Từ những vần thơ cảm động, sâu lắng trong bài “ Ông đồ”, hãy viết đoạn văn nghị luận (dài khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa dân tộc trong thời đại ngày nay.
. Đọc đoạn thơ sau trong bài “Khi con tu hú” (Tố Hữu) và trả lời câu hỏi:
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...”
(Ngữ văn 8, tập hai)
Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
Câu 2. Em hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ?
Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của trường từ vựng chỉ màu sắc trong đoạn thơ trên?
Câu 4. Trong đoạn thơ trên, tác giả đã tái hiện bức tranh mùa hè thật sôi động, căng tràn nhựa sống. Qua đó, em hiểu gì về nhà thơ Tố Hữu?
Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo mô hình quy nạp nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh mùa hè được miêu tả qua đoạn thơ trên. Trong đoạn có dùng 1 trợ từ và một câu nghi vấn (gạch chân, chú thích rõ).
Chép lại một câu thơ khác trong bài cũng nhắc tới hình ảnh con chim tu hú trong bài thơ khi con tu hú. Phân tích ngắn
gọn trong vài ba câu văn ý nghĩa của tiếng chim tu hú trong câu thơ vừa chép
Em hãy chép 2 câu thơ có miêu tả tiếng con chim tu hú kêu trong bài khi con tu hú của tố hữu và nêu tâm trạng khác nhau của người tù khi nghe tiếng chim tu hú đó.
Giống và khác nhau:- Tiếng tu hú ở đầu bài là tiếng chim trong những hình ảnh tươi đẹp của quê hương mà tác giả vẫn còn nhớ khi chưa bị giam lại trong bốn bức tường.-Tiếng tu hú ở cuối bài là tiếng chim ngoài trời kia khi tác giả đã bị giam cầm. Tiếng chim lại như là một lời kêu gọi, thúc giục tác giả hãy tự giải phóng bản thân mình đi.
Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu * Trong bài thơ , tiếng chim tu hú được nhắc đến mấy lần ? Chỉ ra sự thay đổi tâm trạng nhà thơ khi nghe tiếng tu hú !
Tham khảo:
Trong bài thơ, tiếng chim tu hú được xuất hiện tất cả 3 lần. Trong đó :
* Lần 1 và lần 3 : Là tiếng chim tu hú kêu thật ngoài đời (khi con tu hú gọi bầy , khi con tu hú ngoài trời cứ kêu)
* Lần 2 : Là tiếng chim tu hú kêu được tác giả cảm nhận bằng tâm tưởng, vì tu hú là loài chim xuất hiện và kêu ran mỗi độ hè về kéo theo hàng loạt những biểu hiện đầy sức sống của ngày hè, nên "tai nghe hè dậy bên lòng" là cách nói hoán dụ để chỉ những biểu hiện của ngày hè .
- Ý nghĩa và giá trị lên tưởng của âm thanh gợi lên :
* Lần 1 và 3 : Tiếng chim tu hú có giá trị liên tưởng, nó gợi mở ra cả một loạt những hình ảnh biểu hiện sinh động của thiên nhiên với : lúa chiêm đương chín, tái cây ngọt dần, tiếng ve ngân, bắp vàng hạt, nắng đào, trời xanh cao rộng, diều sáo lộn nhào từng không ... Đó là mùa của sự đơm hoa kết quả, của sức sống căng tràn... Những biểu hiện này, khi còn ở ngoài đời - lúc chưa bị địch bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế) - tác giả đã sống, đã cảm nhận bằng cả tâm hồn ...nên giờ đây, khi ngồi trong 4 bức tường giam, chỉ nghe tiếng tu hú bên ngoài vọng vào, tác giả đã liên tưởng như thấy hiện ra trước mắt mình hàng loạt những hình ảnh biểu hiện ấy của mùa hè... -> Hình ảnh mang giá trị cụ thể và hiện thực cao
* Lần 2 : "Tai nghe hè dậy bên lòng" là cách nói nói hoán dụ, chỉ nghe tiếng tu hú, tác giả như thấy cả mùa hè đang bừng nhực sống và càng cảm giác rõ hơn hiện thực mất tự do của mình trong tù : chân muốn đạp tan phòng, cảm thấy ngột ngạt bức bối, muốn vùng vẫy thoát ra với mùa hè tự do bên ngoài khung cửa buồng giam... -> Hình ảnh mang giá trị biểu cảm và khái quát cao
1)bài thơ khi con tu hú ddược nhà thơ tố hữu sáng tacs trong hoàn cảnh nào??
Thuộc thể thơ gì??
2)câu thơ thứ 2 thuộc kiểu câu gì??vì sao??
3)mổ đàu bài thơ''khi con tu hú'',nhà thơ viết''khi con tu hú gọi bầy '',kết thúc bài thơ cũng là''con chim tu hú ngoài trời cứ kêu;;,theo em việc lặp lại tiếng chim tu hú như vậy có ý nghĩa gì??
(các bn giúp mk nha thank nhìu<3)
1)bài thơ khi con tu hú ddược nhà thơ tố hữu sáng tacs trong hoàn cảnh nào??
Thuộc thể thơ gì??
=>hoàn cảnh: tháng 4/ 1939, trong khi đang làm nhiệm vụ cách mạng, Tố Hữu bị giặc bắt giam (khi đó nhà thơ mới chỉ có 19 tuổi), đến tháng 7/ năm 1939 khi giam tại nhà lao Thừa Thiên, ông đã sáng tác bài thơ này.
=> lục bát
2)câu thơ thứ 2 thuộc kiểu câu gì??vì sao??
=> câu cảm thán vì có từ :'' ôi'' ; và dấu :''!''
3)mổ đàu bài thơ''khi con tu hú'',nhà thơ viết''khi con tu hú gọi bầy '',kết thúc bài thơ cũng là''con chim tu hú ngoài trời cứ kêu;;,theo em việc lặp lại tiếng chim tu hú như vậy có ý nghĩa gì??
– Tiếng chim tu hú được lặp lại 2 lần ở câu mở đầu và câu kết thúc: kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo ra sự logic.
=> Tiếng chim tu hú hay chính là tiếng gọi của sự tự do, tiếng gọi của cuộc sống đang hối hả, dồn dập, thúc giục niềm khao khát tự do, thoát khỏi chốn ngục tù, và sâu xa hơn là khao khát đất nước được hòa bình độc lập đang cháy hừng hực nơi tâm hồn người chiến sĩ trẻ.
1. Hoàn cảnh sáng tác: Ở trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả bị bắt giam ở đây.
( Cái này có trong sgk nhé!! )
Thể loại: Lục bát
2. Cảm thán. Vì có dấu chấm than và các từ ngữ bộc lộ cảm xúc của tác giả ( ôi, làm sao )
3. Ý nghĩa của việc lặp lại tiếng chim tu hú: Làm cho câu thơ thêm sinh động, đồng thời thể hiện được tình yêu thiên nhiên, đất trời của tác giả. Ông luôn khao khát được sự tự do, đó cũng là hình ảnh của những chiến sĩ bị giam trong tù.
“Khi con tu hú gọi bầy”
a. Chép tiếp những câu thơ để hoàn thành khổ thơ miêu tả về bức tranh mùa hè sống động, rực rỡ
qua sự tưởng tượng của người tù cách mạng.
b. Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào?
c. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng
tu hú ở đoạn thơ đầu và đoạn thơ cuối rất khác nhau, vì sao?
d. Viết đoạn văn lập luận (khoảng 10 câu) theo phép lập luận tổng – phân – hợp để làm rõ tâm
trạng người tù- chiến sĩ được thể hiện ở bốn câu thơ cuối. Trong đoạn văn có sử dụng một cảm
thán (gạch chân và chú thích)