Những câu hỏi liên quan
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
29 tháng 1 2017 lúc 16:57

 - Những cây mà rễ ngập trong nước như cây bèo tây, bèo cái, bèo tổ ong, …không có miến hút

   - Vì nước và muối khoáng hòa tan trong nước ngấm trực tiếp qua các tế bào biểu bì của rễ

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
25 tháng 4 2017 lúc 13:24

Đáp án A

Những lí do làm cho cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày thì sẽ chết:

   (1) Rễ cây bị thiếu oxi nên cây hô hấp không bình thường.

   (2) Lông hút bị chết.

   (3) Cân bằng nước trong cây bị phá hủy

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
25 tháng 10 2018 lúc 11:12

Chọn A

Những lí do làm cho cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày thì sẽ chết:

(1) Rễ cây bị thiếu oxi nên cây hô hấp không bình thường.

(2) Lông hút bị chết.

(3) Cân bằng nước trong cây bị phá hủy

Bình luận (0)
Nguyễn Sinh Hùng
Xem chi tiết
Lấp La Lấp Lánh
12 tháng 9 2021 lúc 16:24
Tham khảo: 

- Cây thủy sinh hấp thụ các chất bằng toàn bộ bề mặt cơ thể.

- Một số thực vật cạn ( thông, sồi,...) hấp thụ các chất nhờ nấm rễ.

 
Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Lâm
12 tháng 9 2021 lúc 16:28

Những cây không có lông hút thì cây hấp thụ nước và ion khoáng bằng toàn bộ bề mặt cơ thể. - Ở tế bào rễ còn non, vách của tế bào chưa bị suberin hóa cũng tham gia hấp thụ nước và ion khoáng hoặc chúng hấp thụ nước qua rễ chính và nấm rễ.

Bình luận (1)
PyPy
Xem chi tiết
Huy Phạm
9 tháng 10 2021 lúc 14:21

A

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
17 tháng 6 2017 lúc 7:38

Đáp án B

Các cây sống trong nước rẽ không có lông hút vì cây hút nước và muối khoáng hoà tan qua bề mặt các tế bào biểu bì của rễ

Bình luận (0)
Nhật
Xem chi tiết
Nguyễn Tấn Dũng
Xem chi tiết
Nguyen Thi Thanh Thuy
7 tháng 12 2016 lúc 18:57

1 . Rễ gồm 4 miền : miền sinh trưởng , miền trưởng thành , miền hút , miền chóp rễ .

+ Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra .

+ Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền .

+Miền hút có chức năng hút nước và muối khoáng .

+ Miền chóp rễ có chức năng che chở cho đầu rễ .

2. Cấu tạo của miền hút gồm 2 phần chính :

- Vỏ gồm có biểu bì và lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất . Phía trong là thịt vỏ có chức năng vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa .

- Trụ giữa gồm các mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất . Ruột chứa chất dự trữ .

3. Nhu cầu nước và muối khoáng khác nhau đối với từng loại cây , các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây .

4. Trong 4 miền của rễ thì miền hút làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng .

6. không phải loại cây nào cũng cũng có lông hút vì một số cây là rễ móc , rễ tay cuốn ,...

VD : cây trầu không , cây gai ( rẽ tay cuốn ) , ...

7 . - Khi cây còn nhỏ cần phải tưới cây đầy đủ và đều đặn , vừa phải .

- Khi cây đã lớn và đến thời kì phát triển ra hoa , tạo quả là thời kì cây cần nhiều nước nhất .

 

Bình luận (1)
Nguyễn Trần Thành Đạt
8 tháng 12 2016 lúc 14:08

Câu 1: Trả lời:

- Miền trưởng thành:dẫn truyền.
- Miền hút: hút nước và muối khoáng hòa tan
- Miền sinh trưởng:làm rễ dài ra
- Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
8 tháng 12 2016 lúc 14:01

Câu 12: Trả lời:

Khi dỡ khoai tây, chỉ cần chúng ta chú ý một chút là sẽ rõ: củ khoai tây sinh ra ở đoạn cuối của thân cây mọc ngang dưới đất. Khi thân cây mọc ngang dưới đất đến một mức độ nhất định, đoạn cuối cùng sẽ phình to ra thành củ khoai, vì củ phát triển to nên dễ đánh lừa mặt người. Không tin bạn hãy thử quan sát thật kĩ sẽ phát hiện ra: trên lớp biểu bì của nó có rất nhiều những lỗ nhỏ, xung quanh những lỗ đó có những vết mờ như hàng lông mi, lỗ và vết mờ đó trông rất giống như hình con mắt. Do vậy, các nhà thực vật gọi là mắt mầm. Nếu dùng sợi chỉ nối các mắt mầm lại với nhau sẽ thấy rằng, những mắt mầm này được sắp xếp theo trình tự xoáy trôn ốc; mầm trong mắt mầm có thể phát triển thành cành lá. Những vết mờ còn lại đó chính là những vết tích của lá (lá hình vẩy cá) được lưu lại. Những đặc trưng nổi bật này chính là đặc trưng chung của thân cây

Chúng ta quan sát củ khoai lang. Tuy củ khoai cũng có thể mọc mầm, nhưng mọc mầm rất lung tung, không theo một trật tự nào cả, cũng chẳng hề có dấu vết gì để lại, những điều đó đều là đặc điểm của rễ. Khi dỡ khoai lang, ta chỉ cần quan sát kĩ một chút sẽ nhận ra củ khoai lang là do những rễ nhánh hay rễ phụ mọc từ rễ chính phình to lên mà ra, cho nên gọi nói là rễ củ

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Thảo Tiên
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
1 tháng 10 2016 lúc 12:04

Rễ cây hút nước và chất khoáng trong đất, nhưng cần phải có đủ không khí nó mới phát triển bình thường. Nếu rễ bị ngâm lâu trong nước, thiếu không khí nó sẽ ngừng sinh trưởng, thậm chí chết ngạt. Khi rễ đã chết thì thân cây cũng đổ theo. Nhưng rễ của cây thuỷ sinh lại khác. Chúng đã thích nghi hoàn hảo với môi trường "khó thở" này. Đặc điểm rõ nhất là chúng đều có thể hấp thụ ôxy trong nước, vẫn thở bình thường trong điều kiện ít ôxy.

Trong lớp vỏ rễ cây thuỷ sinh đều có những khoang rỗng tương đối lớn giữa các tế bào, thông với nhau thành một hệ thống dẫn khí. Đặc biệt, biểu bì rễ cây là một lớp màng mỏng mờ đục, cho phép lượng ôxy ít ỏi hoà tan trong nước thấm qua (thẩm thấu), vào trong rễ. Theo các khoang rỗng giữa các tế bào, ôxy được phân tán đi khắp rễ, cung cấp đầy đủ dưỡng khí cho bộ phận này hô hấp.

Ngoài ra, để thích nghi với môi trường nước, một số thực vật thuỷ sinh còn có cấu tạo đặc biệt. Ví dụ loài sen. Tuy chúng sống trong bùn, một môi trường rất yếm khí, hô hấp tự nhiên gặp khó khăn, nhưng trong ngó sen lại có rất nhiều lỗ to nhỏ khác nhau. Những lỗ này ăn thông với các lỗ trên cuống lá, đồng thời trong lá lại có nhiều khoang rỗng ăn thông với khí khổng của lá. Vì vậy ngó sen tuy nằm sâu trong bùn nhưng vẫn sống bình thường nhờ tự do thở qua mặt lá.

Một ví dụ khác là củ ấu, rễ của nó cũng mọc trong bùn, nhưng cuống lá phình to, hình thành rất nhiều túi khí, chứa đủ khí để cho rễ thở. Hay như bèo ong, dưới lá có rất nhiều rễ củ. Kỳ thực không phải rễ thật mà là biến dạng của lá, đảm nhiệm tác dụng của rễ.

Lớp biểu bì của thân thực vật thuỷ sinh cũng có tác dụng như rễ. Lớp cutin (vốn giữ cho khỏi mất nước ở mặt lá) không phát triển hoặc hoàn toàn không có. Tế bào lớp vỏ chứa chất diệp lục có khả năng quang hợp, tự tạo chất hữu cơ. Nhờ có thể hô hấp bình thường, lại có “thức ăn để ăn”, nên thực vật thuỷ sinh có thể sống lâu dài trong nước mà không bị thối rữa.

Bình luận (1)
Nguyễn Trần Thành Đạt
1 tháng 10 2016 lúc 20:54

Là do những cây này cần nước nhiều hơn và những chất hữu cơ có trong nước.

Bình luận (1)