Cho mạch điện chiếu sáng như trong hình 2. Em hãy mô tả bằng tiếp xúc của các tiếp điểm để biểu thị:a) Khi nào đèn A sáng
b) Khi nào đèn B sáng
c) Khi nào đèn C sáng
Hãy lắp mạch điện như sơ đồ hình 22.1 và tìm hiểu các nội dung sau đây:
a. Khi đèn sáng, bóng đèn có nóng lên không? Bằng cách nào để xác định điều đó?
b. Bộ phận nào của đen bị đốt nóng mạnh và phát sáng khi có dòng điện chạy qua?
c. Khi đèn sáng bình thường, bộ phận đó của đèn có nhiệt độ khoảng 2500oC.
Bảng bên cho biết nhiệt độ nóng chảy của một số chất, hãy giải thích vì sao dây tóc của bóng đèn thường được làm bằng vonfram?
a. Khi đèn sáng, bóng đèn có nóng lên.
Để biết bóng đèn có nóng lên hay không ta có thể dùng nhiệt kế dùng cảm giác của bàn tay hay dùng một mảnh khăn ẩm... để kiểm tra.
b. Dây tóc bóng đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng khi có dòng điện chạy qua.
c. Do dây vonfram dùng để làm dây tóc bóng đèn có nhiệt độ nóng chảy 3370oC lớn hơn nhiệt độ nóng để phát sáng của bóng đèn nên dây tóc bóng đèn không bị nóng chảy khi đèn phát sáng.
Cho mạch điện như hình vẽ bên. Biết đoạn dây chéo nhau được cách điện. Hãy vẽ lại sơ đồ mạch điện và cho biết đèn nào sáng; đèn nào không sáng trong các trường hợp sau: a. Khi K1 và K2 cùng mở b. Khi K1 và K2 cùng đóng c. Khi K1 mở và K2 đóng d. Khi K1 đóng và K2 mở
Cho mạch điện có sơ đồ như hình 10.1 SBT, trong đó hiệu điện thế giữa hai điểm A và B được giữ không đổi và đèn sáng bình thường khi biến trở có điện trở bằng 0. Câu phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M
B. Đèn sáng yếu đi khi chuyển con chạy của biến trở về đầu M
C. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu N
D. Cả ba câu trên đều không đúng
Chọn A. Đèn sáng mạnh lên khi chuyển con chạy của biến trở về đầu M. Vì dòng điện có chiều đi từ cực (+) qua dây dẫn qua các thiết bị rồi về cực (-) nên ở đầu M khi con chạy chưa dịch chuyển chiều dài chưa thay đổi thì điện trở là nhỏ nhất nên đèn sáng nhất.
Con chạy chạy về phía M sẽ làm cho chiều dài biến trở tham gia vào mạch điện giảm đi → điện trở giảm. Mà đèn ghép nối tiếp với biến trở nên Rtoàn mạch giảm → cường độ dòng điện tăng → Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M.
Cho mạch điện như hình vẽ. Biến trở có điện trở toàn phần Ro=12ôm. Đèn loại 6V-3W; Umn=15V. a) Tìm vị trí con chạy C để đèn sáng bình thường. b) Khi dịch chuyển C -> A độ sáng của đèn thay đổi thế nào?
a,theo sơ đồ \(=>R\left(BC\right)=R0-R\left(AC\right)=12-R\left(AC\right)\left(om\right)\)
do đèn sáng bình thường \(=>\left\{{}\begin{matrix}U\left(đ\right)=U\left(đm\right)=6V\\P\left(đ\right)=P\left(đm\right)=3W\end{matrix}\right.\)(1)
ta vẽ lại sơ đồ được : \(\left(R\left(AC\right)//R\left(đ\right)\right)ntR\left(BC\right)\)
từ(1)\(=>I\left(đ\right)=\dfrac{P\left(đ\right)}{U\left(đ\right)}=\dfrac{3}{6}=0,5A\)
\(=>U\left(BC\right)=Umn-U\left(đ\right)=15-6=9V\)
\(=>I\left(đ\right)+I\left(AC\right)=I\left(BC\right)\)
\(< =>0,5+\dfrac{U\left(đ\right)}{R\left(AC\right)}=\dfrac{U\left(BC\right)}{R\left(BC\right)}< =>0,5+\dfrac{6}{R\left(AC\right)}=\dfrac{9}{12-R\left(AC\right)}\)
\(=>R\left(AC\right)=6\left(om\right)\)
vậy điều chỉnh con chạy C sao cho RAC=6(om) thì đèn sáng bình thường
Cho mạch điện như hình vẽ sau. Nêu tên các bộ phận của mạch điện. Cần đóng khóa K vào vị trí nào (1, 2, 3) để:
a. Cả ba đèn sáng
b. Chỉ một đèn sáng
c. Có 2 đèn sáng
Trong mỗi trường hợp chỉ rõ chiều dòng điện trong mạch
Mạch điện có nguồn điện, dây dẫn và các dụng cụ điện được gọi là kín khi các đầu của dụng cụ điện được nối với nguồn điện. Khi đó có dòng điện chạy qua dụng cụ điện nên dụng cụ điện hoạt động.
Khi đóng công tắc thì mạch kín, khi ngắt công tắc thì mạch hở.
Mạch điện trên gồm có nguồn điện 1 pin, một khóa ba chốt, ba bóng đèn, các dây dẫn
a. Để cả ba đèn sáng thì khóa K được nối với vị trí 3, khi đó dòng điện đi từ cực dương của nguồn, qua công tắc ở chốt 3, qua cả ba bóng đèn và đi về cực âm của nguồn
b. Để chỉ 1 đèn sáng thì khóa K được nối vào vị trí 1, khi đó dòng điện đi từ cực dương của nguồn, qua công tắc ở chốt 1, qua cả bóng đèn 3 và đi về cực âm của nguồn
c. Để có 2 đèn sáng thì khóa K được nối với vị trí 2, khi đó dòng điện dòng điện đi từ cực dương của nguồn, qua công tắc ở chốt 2, qua hai bóng đèn 2, 3 và đi về cực âm của nguồn
Cho nguồn điện là 1 ắc quy 6 vôn và các thiết bị dùng sau:Hai bóng đèn như nhau cùng loại 6V ,1 Ampe kế, 1 vôn kế, 1 công tắc điện và dây dẫn
a,Vẽ sơ đồ mạch điện để đo cưong độ dong điện trong mạch chính khi đèn sáng?
b,2 bóng đèn được măc với nhau như thế nào để chứng minh sáng bình thường
c,Tính hiệu điện thế ở 2 đầu bóng đèn trong 2 trường hợp:2 đèn mắc nối tiếp và mắc song song
Cho mạch điện có sơ đồ như hình. Hỏi phải đóng hay ngắt các công tắc như thế nào để:
a) Chỉ có đèn Đ1 sáng
b) Chỉ có đèn Đ2 sáng
c) Cả đèn điều sáng
Trả lời:
Để chỉ đèn Đ1 sáng, cần đóng K, K1 và mở K2.
Hai bóng đèn có ghi 40W-110V và 100W-110V. a) Tính điện trở mỗi đèn ? b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi đèn khi mắc song song 2 bóng vào mạch điện 110V. Đèn nào sáng hơn? c) Tính hiệu điện thế hai đầu mỗi đèn khi mắc nối tiếp 2 bóng vào mạch điện 220V. Nhận xét về độ sáng của mỗi đèn khi đó?
a. \(\left[{}\begin{matrix}R1=\dfrac{U1^2}{P1}=\dfrac{110^2}{40}=302,5\left(\Omega\right)\\R2=\dfrac{U2^2}{P2}=\dfrac{110^2}{100}=121\left(\Omega\right)\end{matrix}\right.\)
b. \(U=U1=U2=110V\)(R1//R2)
\(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}I1=\dfrac{U1}{R1}=\dfrac{110}{302,5}=\dfrac{4}{11}\left(A\right)\\I2=\dfrac{U2}{R2}=\dfrac{110}{121}=\dfrac{10}{11}\left(A\right)\end{matrix}\right.\)
Vậy đèn hai sáng hơn. (I2 > I1)
c. \(I=I1=I2=\dfrac{U}{R}=\dfrac{220}{302,5+121}=\dfrac{40}{77}A\left(R1ntR2\right)\)
\(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}U1=I1.R1=\dfrac{40}{77}.302,5=\dfrac{1100}{7}\left(V\right)\\U2=I2.R2=\dfrac{40}{77}.121=\dfrac{440}{7}\left(V\right)\end{matrix}\right.\)
Đèn 1 sáng mạnh, đèn 2 sáng yếu.