Chú Hà lái xe ôm luôn biết giúp đỡ người nghèo. Hành động đó thể hiện điều gì ?
A. Chú Hải là người giả dối
B. Chú Hải là người sống chan hòa với mọi người
C. Chú Hải là người sống ích kỉ
D. Chú Hải là người không vụ lợi
Chú Hà lái xe ôm luôn biết giúp đỡ người nghèo. Hành động đó thể hiện điều gì ?
A. Chú Hải là người giả dối.
B. Chú Hải là người sống chan hòa với mọi người.
C. Chú Hải là người sống ích kỉ.
D. Chú Hải là người không vụ lợi.
Câu 55: Chú Hà là người giàu có nhưng luôn biết giúp đỡ người nghèo. Việc làm đó của Chú thể hiện điều gì?
Anh Ba đi xe đạp với vận tốc 12 phẩy 5 kilômét trên giờ từ Hà Nội về Hải Dương khởi hành lúc 5 giờ đến 7 giờ chú Hải đi xe máy khởi hành từ Hà Nội đuổi theo vận tốc 37,5 km trên giờ Hỏi chú Hải đuổi kịp anh ba lúc mấy giờ
Hiệu vận tốc xe máy và xe đạp là:37,5-12,5=25(km)
Chú Hải khởi hành sau anh Ba số thời gian là:7 giờ-5 giờ=2 giờ
Quãng đường anh Ba đi được là:12,5x2=25(km)
Chú Hải đuổi kịp anh Ba sau:25:25=1(giờ)
Chú Hải đuổi kịp anh Ba lúc:7 giờ+1 giờ=8 giờ
Đáp số: 8 giờ
Câu 1. Từ ngữ thích hợp có thể thay thế cho từ in đậm để hai câu văn sau không bị lặp từ?
a) Hạnh là học sinh chăm ngoan, học tốt. Hạnh luôn biết quan tâm, giúp đỡ mọi người.
b) Chú Cún nhà em trông nhà rất giỏi. Mỗi khi có người lạ đến, chú Cún lại đi theo và sủa rất to.
Câu 2. Em hãy cho biết các vế trong câu ghép dưới đây nối với nhau bằng cách nào?
a) Mỗi tối, ba tôi ngồi đánh cờ, mẹ ngồi may quần áo cho khách.
b) Tuy Mai còn nhỏ nhưng bạn giúp ba mẹ rất nhiều việc nhà.
c) Tôi thích học vẽ còn chị tôi thích học đàn.
Một chú robot có thể cười, nói và hành động như một con người. Vậy robot là vật sống hay vật không sống?
Robot là vật không sống vì robot không thể trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, không có khả năng sinh trưởng, không phát triển và không sinh sản.
Chú robot là vật không sống . Vì các vật sống có biểu hiện : trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng; sinh trưởng; sinh sản; ptriển; vận động; cảm ứng...
Anh Ba đi xe đạp với vận tốc 12,5 km/giờ từ hà nội về hải dương khởi hành lúc 5 giờ . đến 7 giờ chú Hai đi xe máy khởi hành từ hà nội đổi theo với vận tốc là 37,5km/giờ .hỏi chú Hai đuổi kịp anh Ba lúc mấy giờ
Mỗi giờ chú Hai đuổi được quãng đường là:
37,5-12,5=25(km)
khoảng cách giữa hai chú là
12,5x(7-5)=25(km)
thời gian để chú Hai bắt kịp là
25:25=1(giờ)
Đáp số; 1 giờ
Thời gian anh Ba đi trước là
7h - 5h = 2h
Quãng đường anh ba đi trước là
12,5 x 2 = 25 km
Hiệu vân tốc giưa hai xe là
37,5 - 12,5 = 25 km/gio
thời gian hai người gặp nhau là
25 : 25 = 1 giờ
Chú hai đuổi kịp anh ba là
7 gio + 1 gio = 8 gio
Đs : 8 giờ
Đến 7 giờ thì anh Ba đã đi trước chú Hai thời gian là: 7 giờ - 5 giờ = 2 giờ
Vậy đến 7 giờ thì anh Ba đã đi trước chú Hai 12,5 km/giờ.
Trong 1 giờ, chú Hai đi hơn anh Ba quãng đường là: 37,5 - 12,5 = 25 (km)
Chú Hai đuổi kịp anh Ba sau khoảng thời gian là: 12,5: 25 = 0,5 (giờ)
Chú Hai đuổi kịp anh Ba lúc: 7 giờ - 0,5 giờ = 6,5 (giờ)
Đáp số: 6,5 giờ
Trước việc giống nòi của mình đang chết dần chết mòn, kiến đỏ đã đưa ra những ý kiến gì?
A. Yêu cầu những chú kiến còn sống phải nghe lời mình, tôn mình làm thủ lĩnh.
B. Tập hợp những chú kiến còn sống về ở chung với nhau.
C. Đề nghị mọi người đào hang dưới đất làm nhà.
D. Đề nghị mọi người chú ý rèn luyện sức khoẻ không để bị loài nào bắt nạt nữa
kiến:
- Tập hợp những chú kiến còn sống về ở chung với nhau.
- Đề nghị mọi người chú ý rèn luyện sức khoẻ không để bị loài nào bắt nạt nữa
Chú vẹt tinh khôn
Một người lái buôn từ Châu Phi về mang theo chú vẹt mào đỏ chót, lông xanh biếc, đuôi dài duyên dáng. Người lái buôn rất yêu quý chú vẹt bởi chú vẹt nói rất sõi. Vì thế, ông cho vẹt sống trong chiếc lồng xinh xắn, bên khu vườn có nhiều hoa lá châu Phi để vẹt đỡ buồn.
Ít lâu sau, trước khi sang châu Phi buôn chuyến hàng mới, ông nói với vẹt:
- Ta sắp tới quê hương của mi. Mi có nhắn gì với bà con bạn hữu của mi không?
Chú vẹt liền nói:
- Ông chủ làm ơn nói với đồng bào của tôi là: ở đây dù đầy đủ thức ăn, tôi vẫn gầy mòn vì nhớ rừng quê hương, nhớ bạn bè, dòng họ. Tôi đang rất buồn khổ vì sống cô đơn. Nhờ ông bảo họ chỉ giúp tôi cách trở về quê hương.
Nghe vẹt nói, ông chủ thầm nghĩ: “Đúng là ngu như vẹt! Ta đâu có khờ dại mà thuật lại mưu kế để mày thoát thân”.
Tới Châu Phi, ông trở lại khu rừng xưa và thấy một lũ vẹt đậu trên cây cao, trong đó có con vẹt mào đỏ giống chú vẹt ở nhà. Ông bèn nói lại lời vẹt nhà cho chúng nghe. Con vẹt mào đỏ chăm chú nghe xong bỗng trở nên buồn rười rượi, xù lông xù cánh, gục đầu, rồi rơi xuống bụi rậm. Ông nghĩ: “Chắc nó quá thương bạn nên mới rầu rĩ mà chết như thế”.
Về đến nhà, người lái buôn kể lại câu chuyện trên cho chú vẹt của ông nghe. Nghe xong, chú vẹt ủ rũ nhắm mắt và một lúc sau thì rơi xuống đáy lồng, nằm bất động. Người lái buôn buồn rầu than thở: “Hóa ra giống vẹt cũng có tình nghĩa như người, nghe tin bạn chết vì thương nó, nó cũng đau khổ mà chết theo”.
Người lái buôn mở lồng mang vẹt ra, ông để vẹt lên bàn tay ngắm nghía. Đột nhiên chú vẹt bay vù lên cây cao, đứng nhìn ông và nói: “Cảm ơn ông chủ đã thuật lại cách bạn tôi giúp tôi được tự do. Tôi xin chào ông để trở về rừng núi quê hương”. Thế rồi, vẹt cất cánh nhằm hướng tây nam bay thẳng.
(Theo Truyện kể I-ran - Thanh Trà kể)
*Dựa vào nội dung câu chuyện trên, em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu bài tập.
Câu 1: Chú vẹt mang từ châu Phi về có đặc điểm gì đặc biệt khiến người lái buôn yêu quý?
A. có bộ lông xanh biếc
B. có chiếc đuôi dài duyên dáng
C. có cái mào đỏ chót
D. nói rất sõi tiếng người
Câu 2: Trong câu nói của vẹt nhắn với bà con ở châu Phi, ý nào đã giúp vẹt được cứu sống?
A. Vẹt đang sống cuộc sống đầy đủ thức ăn.
B. Vẹt nhớ quê hương đến gầy mòn cả người.
C. Vẹt muốn được chỉ dẫn cách trở về quê hương.
D. Vẹt đang buồn khổ vì sống cô đơn.
Câu 3: Người lái buôn đã nghĩ gì về vẹt sau khi nghe vẹt nói?
A. Vẹt thật thông minh.
B. Vẹt thật ngu ngốc.
C. Vẹt thật dũng cảm.
D. Vẹt thật ngoan ngoãn.
Câu 4: Nhờ đâu mà chú vẹt đã thoát khỏi chiếc lồng để về quê hương?
A. Ông chủ đã nói lại cách mà người bạn đã chỉ vẹt giả chết để về quê hương.
B. Chú vẹt cầu xin ông chủ thả ra khỏi chiếc lồng.
C. Chú vẹt thông minh tự mở lồng bay ra.
D. Người bạn bay đến cứu nên vẹt mới được về quê hương.
Câu 5: Sau khi được ra khỏi lồng chú vẹt sẽ bay về đâu?
A. Khu vườn có nhiều hoa lá.
B. Vẹt cất cánh nhằm hướng tây nam bay thẳng về quê hương.
C. Vẹt ở lại nhà ông chủ.
D. Vẹt cất cánh nhằm hướng đông bay thẳng về quê hương.
Câu 6: Dựa vào đoạn văn trên em hãy nêu suy nghĩ của em về chú vẹt! …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………
Câu 7: Trong câu ghép "Hóa ra giống vẹt cũng có tình nghĩa như người, nghe tin bạn chết vì thương nó, nó cũng đau khổ mà chết theo" có mấy vế câu?
A. 2 vế câu. B. 3 vế câu. C. 4 vế câu. D. 5 vế câu.
Câu 8: Phân tích câu ghép sau:
“Chẳng những vẹt thông minh mà chú còn yêu quê hương mình”.
…………………………………………………………………………………………
Câu 9: Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên” và phân tích câu ghép đó.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 10: Trong những câu ghép sau, câu ghép nào có mối quan hệ tương phản
A. Chẳng những vẹt thông minh mà chú còn yêu quê hương mình.
B. Vì vẹt nhớ quê hương nên chú giả vờ chết.
C. Tuy vẹt nhỏ nhắn nhưng chú rất thông minh.
D. Nhờ vẹt thông minh mà chú đã thoát ra khỏi lồng .
Câu 1: Chú vẹt mang từ châu Phi về có đặc điểm gì đặc biệt khiến người lái buôn yêu quý?
A. có bộ lông xanh biếc
B. có chiếc đuôi dài duyên dáng
C. có cái mào đỏ chót
D. nói rất sõi tiếng người
Câu 2: Trong câu nói của vẹt nhắn với bà con ở châu Phi, ý nào đã giúp vẹt được cứu sống?
A. Vẹt đang sống cuộc sống đầy đủ thức ăn.
B. Vẹt nhớ quê hương đến gầy mòn cả người.
C. Vẹt muốn được chỉ dẫn cách trở về quê hương.
D. Vẹt đang buồn khổ vì sống cô đơn.
Câu 3: Người lái buôn đã nghĩ gì về vẹt sau khi nghe vẹt nói?
A. Vẹt thật thông minh.
B. Vẹt thật ngu ngốc.
C. Vẹt thật dũng cảm.
D. Vẹt thật ngoan ngoãn.
Câu 4: Nhờ đâu mà chú vẹt đã thoát khỏi chiếc lồng để về quê hương?
A. Ông chủ đã nói lại cách mà người bạn đã chỉ vẹt giả chết để về quê hương.
B. Chú vẹt cầu xin ông chủ thả ra khỏi chiếc lồng.
C. Chú vẹt thông minh tự mở lồng bay ra.
D. Người bạn bay đến cứu nên vẹt mới được về quê hương.
Câu 5: Sau khi được ra khỏi lồng chú vẹt sẽ bay về đâu?
A. Khu vườn có nhiều hoa lá.
B. Vẹt cất cánh nhằm hướng tây nam bay thẳng về quê hương.
C. Vẹt ở lại nhà ông chủ.
D. Vẹt cất cánh nhằm hướng đông bay thẳng về quê hương.
Câu 6: Dựa vào đoạn văn trên em hãy nêu suy nghĩ của em về chú vẹt!
=> chú vẹt là một con vật rất thông minh, tinh khôn và chú rất yêu quê hương của mình.
Câu 7: Trong câu ghép "Hóa ra giống vẹt cũng có tình nghĩa như người, nghe tin bạn chết vì thương nó, nó cũng đau khổ mà chết theo" có mấy vế câu?
A. 2 vế câu. B. 3 vế câu. C. 4 vế câu. D. 5 vế câu.
Câu 8: Phân tích câu ghép sau:
“Chẳng những vẹt thông minh mà chú còn yêu quê hương mình”.
chủ ngữ 1 : Vẹt vị ngữ 1 : thông minh
chủ ngữ 2 : chú vị ngữ 2 : còn yêu quê hương mình.
Câu ghép trên sử dụng cặp quan hệ từ : Chẳng những - mà ( cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ tăng tiến).
Câu 9: Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên” và phân tích câu ghép đó.
- Vì chú vẹt thông minh nên chú đã có thể trở về với quê hương của mình .
chủ ngữ 1 : chú vẹt vị ngữ 1 : thông minh
chủ ngữ 2 : chú vị ngữ 2 : đã có thể trở về với quê hương của mình .
Câu 10: Trong những câu ghép sau, câu ghép nào có mối quan hệ tương phản
A. Chẳng những vẹt thông minh mà chú còn yêu quê hương mình.
B. Vì vẹt nhớ quê hương nên chú giả vờ chết.
C. Tuy vẹt nhỏ nhắn nhưng chú rất thông minh.
D. Nhờ vẹt thông minh mà chú đã thoát ra khỏi lồng .