Những câu hỏi liên quan
Trương Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hà Việt Chương
28 tháng 2 2019 lúc 12:57

Đáp án B

2

Bình luận (0)
_san Moka
Xem chi tiết

Câu 1:Vật liệu kĩ thuật điện được chia làm ba loại là:

– Vật liệu dẫn điện.

– Vật liệu cách điện.

– Vật liệu dẫn từ.

Đặc điểm:

- Vật liệu dẫn điện là vật liệu mà dòng điện chạy qua được
- Vật liệu có điện trở suất càng nhỏ thì dẫn điện càng tốt

- Vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện chạy qua
- Các vật liệu cách điện có điện trở suất rất lớn có đặc tính cách điện tốt

- Vật liệu dẫn từ là vật liệu mà đường sức từ trường chạy qua
- Vật liệu dẫn từ thường dùng là thép kĩ thuật điện (amico,ferit, pecmaloi) có đặc tính dẫn từ tốt

Câu 2:

* Đèn sợi đốt:

-Nguyên lí làm việc: Khi đóng điện dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc đèn nóng lên đến nhiệt độ cao, dây tóc đèn phát sáng

-Đặc điểm:

+Phát ra ánh sáng liên tục

+Hiệu suất phát quang thấp (khi đèn làm việc, chỉ khoảng 4% đến 5% điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành quang năng phát ra ánh sáng phần còn lại tỏa nhiệt)

+Tuổi thọ thấp (chỉ khoảng 1000 giờ)

* Đèn ống huỳnh quang

-Nguyên lí làm việc Khi đóng điện hiện tượng phóng điện giữa 2 điện cực tạo ra tia tử ngoại , tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phát ra ánh sáng

-Đặc điểm:

+Hiện tượng nhấp nháy

+Hiệu suất phát quang cao (khi đèn làm việc khoảng 20% đến 25% điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành quang năng, phần còn lại tỏa nhiệt.Hiệu suất phát quang cao gấp khoảng 5 lần đèn sợi đốt)

+Tuổi thọ cao ( khoảng 8000 giờ)

+Cần mồi phóng điện (vì khoảng cách giữa 2 điện cực của đèn lớn nên cần mồi phóng điện.Người ta dùng chấn lưu điện cảm và tắc te, hoặc chấn lưu điện tử để mồi phóng điện)

Bình luận (0)

Câu 3:-Ưu điểm (bóng đèn huỳnh quang):

+Tuổi thọ cao ( 13000 giờ)

+Giá thành hợp lý (>10000)

+Phát sáng tốt.

+Tiêu thụ ít điện năng ( 15 W )

-Ưu điểm ( bóng đèn sợi đốt ):

+Không gây mỏi mắt.

+Không gây độc hại cho sức khỏe.

-Nhược điểm( bóng đèn huỳnh quang):

+Ánh sáng gây mỏi mắt.

+Chỉ vỡ sẽ gây độc hại cho sức khỏe.

-Nhược điểm ( bóng đèn sợi đốt):

+Sử dụng nhiều điện năng hơn (60W)

Bình luận (0)

Câu 4:-Nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện-nhiệt dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng, biến đổi điện năng thành nhiệt năng

-Bàn là điện có cấu tạo gồm những bộ phận:

Nắp: chức năng cách điện và cách nhiệtNúm điều chỉnh nhiệt độ: Chức năng điều chỉnh nhiệt đồ phù hợp với từng loại vảiĐế: chức năng tích nhiệt làm nóng bàn làDây đốt nóng: chức năng tỏa nhiệt-Nồi cơm điện gồm 3 bộ phận chính.+Vỏ nồi, xoong và dây đốt nóng.

a) Vỏ nồi có hai lớp, giữa hai lớp có bông thuỷ tinh cách nhiệt.

b) Xoong được làm bằng hợp kim nhôm, phía trong có phủ một lớp men chống dính.

c) Dây đốt nóng được làm bằng hợp kim niken- Crom.

 
Bình luận (0)
Veigo Lol
Xem chi tiết
Thư Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Anh Thư
14 tháng 11 2016 lúc 21:09

Câu 1: Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi?

=>* Cấu tạo kính lúp: Kính lúp gồm một tay cầm bằng kim loại (hoặc bằng nhựa) được gắn với tấm kính trong, dày, hai mặt lồi, có khung bằng kim loại (hoặc bằng nhựa), có khả năng phóng to ảnh của vật từ 3 - 20 lần.

- Cách sử dụng kính lúp: Tay trái cầm kính lúp. Để mặt kính sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính, di chuyển kính lúp lên cho đến khi nhìn thật rõ vật.

*Cấu tạo kính hiển vi: Kính hiển vi gồm ba phần chính:

- Chân kính

- Thân kính gồm:

+ Ống kính:

-Thị kính (kính để mắt vào quan sát), có ghi độ phóng đại x10 ( gấp 10 lần) x20 (gấp 20 lần),....

- Đĩa quay gắn các vật kính.

- Vật kính (kính sát với vật cần quan sát) có ghi độ phóng đại x10, x20,....

+ Ốc điều chỉnh:

- Ốc to

- Ốc nhỏ

- Bàn kính: Nơi dặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ.

Ngoài ra còn có gương phản chiếu ánh sáng để tập trung ánh sáng vào vật mẫu.

*Cách sử dụng kính hiển vi:

- Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu.

- Đặt tiêu bản lên bàn kính sao cho vật mẫu nằm ở đúng trung tâm, dùng kẹp giữ tiêu bản. Hãy thận trọng không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào gương, làm như vậy dễ bị hỏng mắt.

- Mắt nhìn vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ (vặn xuống) cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản.

- Mắt nhìn vào thị kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại (vặn lên) cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.

- Điều chỉnh bằng ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất.

Câu 2: Cấu tạo tế bào thực vật gồm những phần chính nào? Chức năng của từng phần?

=> Tế bào thực vật được cấu tạo bởi các thành phần và chức năng của chúng:

* Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.

* Màng sinh chất: bao bọc bên ngoài chất tế bào.

* Chất tế bào: là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp. Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào.

* Nhân: thường có 1 nhân, cấu tạo phức tạp. Có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

- Ngoài ra còn có không bào chứa dịch tế bào .

Câu 3: Sự lớn lên và phân chia tế bào diễn ra như thế nào?

=> * Sự lớn lên của tế bào: Các tế bào con là những tế bào non, mới hình thành, có kích thước bé; nhờ quá trình trao đổi chất chúng lớn dần lên thành những tế bào trưởng thành.

* Sự phân chia tế bào: Tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định thì phân chia.

- Quá trình đó diễn ra như sau:

+ Đầu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.

+ Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.

Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi bằng tế bào mẹ. Các tế bào này lại tiếp tục phân chia tạo thành 4, rồi thành 8,.....tế bào.

- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo tế bào mới cho cơ thể thực vật.

Câu 4: Có mấy loại rễ chính và lấy ví dụ mỗi loại đó? Nêu các miền của rễ và chức năng của chúng?

=> Các loại rễ gồm rễ cọc và rễ chùm.

* Rễ cọc: cây bưởi, cây cải, cây hồng xiêm, cây hoa hồng,....

* Rễ chùm: cây tỏi tây, cây lúa ( mạ), cây si già,.....

- Các miền của rễ và chức năng của chúng:

* Rễ gồm có 4 miền:

+ Miền trưởng thành: có các mạch dẫn có chức năng dẫn truyền.

+ Miền hút: có các lông hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.

+ Miền sinh trưởng: có chức năng làm cho rễ dài ra.

+ Miền chóp rễ: có chức năng che chở cho đầu rễ.

 

Bình luận (2)
Bình Trần Thị
14 tháng 11 2016 lúc 17:28

1.

Kính lúp và kính hiển vi dùng để quan sát những vật nhỏ bé, kính hiển vi giúp ta nhìn được những gì mắt không thấy được.

Cách sử dụng kính lúp: để mặt kính sát vật mẫu, từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật.

Cách sử dụng kính hiển vi:

chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng. Đặt cố định tiêu bản trên bàn kính.

'Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.



 

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
14 tháng 11 2016 lúc 17:29

2.Cấu tạo tế bào cơ bản giống nhau gồm:
-Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
-Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…
Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào:
-Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
-Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Trà My
Xem chi tiết
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Trần Minh Khang 7a1
Xem chi tiết
Phương Thảo Đỗ
Xem chi tiết
Minh Anh
30 tháng 10 2021 lúc 9:05

Câu 21: B. 3 loại

Câu 22: D. Kí hiệu màu sắc

Câu 23:  D. Đặt phía dưới hoặc những khu vực trống trên bản đồ

Câu 24: B. 4 bước

Câu 25: Sắp xếp các bước đọc bản đồ theo đúng thứ tự:

 C. 2-4-5-3-1

Câu 26: C. 5 bước 

Câu 27:  D. Google Maps

Câu 28: B. Thời tiết giữa các địa điểm cần đến

Bình luận (2)
Hải Đăng Nguyễn
30 tháng 10 2021 lúc 9:10

1.B

2.A

3.C

4.B

5.C

6.C

7.D

8.D

Bình luận (0)
Vũ Minh Phương
Xem chi tiết
datcoder
11 tháng 10 2023 lúc 17:14

A. Người sử dụng mạng Internet

Bình luận (0)
Mẫn Nhi
11 tháng 10 2023 lúc 22:17

Công dân số là gì ?

A. Người sử dụng mạng Internet

Bình luận (0)