Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
LinhDuy088
Xem chi tiết
LinhDuy088
3 tháng 7 2020 lúc 15:45

Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.

Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng.

Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Của bài thơ này nha mọi người

Khách vãng lai đã xóa
ℓαƶყ
3 tháng 7 2020 lúc 18:51

Trl:

Biện pháp tu từ được  sử dụng trong câu trên là So sánh, Ẩn dụ, Biểu cảm

#z

Khách vãng lai đã xóa
y.nie<3
Xem chi tiết
22 Lê Quốc Khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Đoàn Nhật Mai
8 tháng 9 2024 lúc 22:40

đó là bài thơ nào vậy.Bạn phải cho mọi người bt bài thơ đó là gì thì mới có thể giúp bạn được

Hà Trúc Linh
Xem chi tiết
Kirito Asuna
11 tháng 11 2021 lúc 7:03

câu 1

a.thơ 5 chữ

b

 - Theo nhà thơ, món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ

.câu 2  biện páp nghệ thuật nhân hóa kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp,… đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con.câu 3 . ko thể ,món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ. 

Khách vãng lai đã xóa
Tung Duong
11 tháng 11 2021 lúc 7:29

Xác định và trả lời câu hỏi của văn bản sau Bài thơ Cây Đa

a . Xác định thể loại của văn bản trên.

Thể loại: Thơ ngũ ngôn ( 5 chữ )

b .Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

PTBĐ: Tự sự, biểu cảm

c.Trong khổ thơ đầu, hình ảnh “làng em” hiện lên như thế nào

Hình ảnh "làng em" đã hiện lên với: cây đa , mương nước giữa đồng , lá xanh , biển lúa vàng

d.Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.

Các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên: mênh mông , thong thả , đủng đỉnh , rì rào 

e.Hãy giải thích nghĩa của từ “thong thả” trong văn bản.

"thong thả" : chậm rãi, từ tốn, không tỏ ra vội vàng, gấp gáp.

f.Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Lông hồng như đốm lửa”

Biện pháp tu từ được sử dụng là: So sánh

g.Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ “Cây đa gọi gió đến Cây đa vẫy chim về”

Biện pháp tu từ: Nhân hóa

Tác dụng: Khiến cho mọi hoạt động của Cây đa trở nên sinh động, dịu dàng, chúng được sử dụng nhằm tăng tính hình tượng, diễn đạt của Cây đa.

h.Hình ảnh cây đa trong bài thơ khơi gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì

Tham khảo (Mình đưa ra gợi ý, bạn tự làm nhé) :

+ Gợi cho em cảm xúc thân thuộc, yêu thương

+ Cây đa làm cho quê hương mình thêm sự giản dị, mộc mạc, gần gũi khiến cho ai đi hay về đều nhớ tới nó

+ Dù có nắng mưa, trải qua bao thế hệ, cây đa vẫn ở đó, vẫn sừng sững nơi cửa làng

+ ....

* P/s: Thật sự xin lỗi bạn vì mình chỉ đưa được một vài gợi ý thôi. Học tốt nhé *

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tạ Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Chi Nguyễn
Xem chi tiết
•๖ۣۜƓiȵ༄²ᵏ⁶
28 tháng 3 2020 lúc 10:30

a, Chép chính xác 3 câu thơ còn lại:

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

b,Điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.

c,Bài thơ " Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh là một bài thơ hay mang đến cho chúng ta cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn Bác. Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó rất yên ắng, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, chỉ khi ấy thì  Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Trong không gian tĩnh mịch với vẻ đẹp yên ả, bình lặng của thiên nhiên, tâm hồn thi sĩ như bị khuấy động. Bác trăn trở không phải vì cảnh sắc thiên nhiên mà trăn trở vì nỗi lo nước nhà chưa được độc lập. Trong mọi hoàn cảnh, Người vẫn luôn lo nghĩ về non sông. Tấm lòng rộng mở ấy của Bác thật khiên người ta cảm động và nể phục.


 

Khách vãng lai đã xóa
lưu đình minh đức
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Duy
10 tháng 8 2023 lúc 15:18

Tham Khảo:

Biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa. Biện pháp tu từ so sánh được thể hiện ở hình ảnh "đàn lợn con". Nhờ có biện pháp này, người đọc có thể hình dung được hình ảnh của những chùm dừa một cách sinh động, chân thực. Những quả dừa sum suê như những đàn lợn con xinh xắn. Còn biện pháp tu từ nhân hóa được thể hiện ở hình ảnh "dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng". Hình ảnh nhân hóa được thể hiện ở các động từ dùng cho con người được gán cho cây dừa. Tác dụng đó là giúp người đọc có thể hình dung được cây dừa như một con người thực sự, có hoạt đông, cử chỉ vô cùng sinh động và chân thực.

Đỗ Tuệ Lâm
10 tháng 8 2023 lúc 15:49

"Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu": gợi sự phát triển mạnh mẽ của cây dừa đồng thời thể hiện nên sức tỏa khắp nơi của dừa bằng những tàu lá xanh, đẹp của mình.

=> Cách dùng từ nghệ thuật "tỏa" làm câu thơ thêm hay và sâu sắc, độc đáo hơn.

"Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng": nhân hóa hình ảnh những tàu dừa được gió nâng nên giống hành động dang tay của con người, nhân hóa hoạt động dừa cúi nhẹ xuống khi không còn gió cũng là lúc đêm về.

=> BPTT làm gợi sự gần gũi, gắn bó của cây dừa với sắc thái thiên nhiên và người đọc cảm nhận được đó là hình ảnh có hồn, sinh động.

+ "gió" và "trăng" như hai người bạn thân quen hàng ngày của cây dừa và họ là một nhóm bạn luôn đồng hành cùng nhau.

+ động từ "đón", "gọi" gợi giá trị nghệ thuật khi miêu tả dáng vẻ của cây dừa. Từ đó câu thơ thêm giá trị gợi hình gợi cảm, tăng sức diễn đạt hơn hấp dẫn đọc giả.

"Thân dừa bạc phếch tháng năm": gợi tả dáng vẻ thân dừa qua sự nhân hóa thân dừa bạc theo tháng năm.

+ BPTT nhân hóa giúp gợi rõ hình ảnh cây dừa đồng thời đem đến cho người đọc cảm giác gần gũi, sức sống hồ hởi của cây dừa.

=> Truyền tải ý nghĩa dừa cũng có sự già đi như con người.

"Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao": nhân hóa những trái dừa là con của cây dừa làm cho hoạt động sống của một sự vật tưởng như vô tri vô giác, lặng lẽ âm thầm trở nên sinh động, gần gũi với cuộc sống con người hơn.

+ BPTT nhân hóa giúp hình ảnh cây dừa trở nên gần gũi thân thiết, gắn bó với đọc giả qua những dáng vẻ sinh động, tính chất cuộc sống của nó. Từ đó câu thơ giàu chất trữ tình đồng thời giàu sự gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả hơn.

Đoàn Trần Quỳnh Hương
10 tháng 8 2023 lúc 15:52

Nghệ thuật so sánh được sử dụng "Quả dừa - đàn lợn" con nằm trên cao" Qua biện pháp so sánh trên, hình ảnh quả dừa như được thổi hồn sức sống. Những quả dừa to nằm san sát nhau khiến tác giả liên tưởng đến đàn lợn con. Chính cách so sánh này khiến hình ảnh thơ giàu sức gợi hình gợi cảm. Bên cạnh nghệ thuật so sánh còn có nghệ thuật nhân hóa cây dừa "dang tay đón gió, gật đầu đón trăng" và "thân dừa bạc phếch tháng năm". Biện pháp nhân hóa khiến hình ảnh thơ sống động hơn. Cây dừa có cử chỉ hành động chân thật giống như một con người vậy. Đặc biệt cả hai biện pháp tu từ là gây ấn tượng sâu sắc với người đọc và góp phần tạo nên thành công của đoạn thơ.

nguyen minh
Xem chi tiết
Herera Scobion
10 tháng 3 2022 lúc 21:37

Hai dòng nào bạn ơi

Lê Trọng Quý
Xem chi tiết
nini
14 tháng 9 2023 lúc 19:10

hello

Vũ Yến Nhi
27 tháng 11 2023 lúc 21:19

Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và ẩn dụ. Biện pháp so sánh đc thể hiện qua câu "Mồm huýt sáo vang, như con chim chích". Hành động huýt sáo của Lượm đc tác giả ví như chú chim chích làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, giúp cho hình ảnh thêm sinh động, hấp dẫn và nhằm nổi bật hình ảnh ngây thơ, hồn nhiên, lạc quan, yêu đời của Lượm. Cái hay của đoạn thơ còn đc thể hiện qua biện pháp ẩn dụ đc thể hiện qua hình ảnh "đường vàng" nhằm chỉ hình ảnh con đường làng hai bên là đồng lúa chín vàng đc ánh nắng mặt trời chiếu xuống. Con đường đó là con đường cách mạng, con đường của sự trong sáng. Qua đó, tác giả thể hiện tình cảm yêu thương, cảm phục, kính mến với Lượm. Dù Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam.