Nhân vật Bụt có vai trò gì trong cuộc sống của Tấm?
A. Phù trợ khi Tấm là cô bé trong trắng, ngây thơ.
B. Cứu giúp trong mọi khó khăn, thử thách của Tấm.
C. Bênh vực và bảo vệ Tấm trước cái ác.
D. Giúp Tấm trở lại với cuộc đời.
Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người. Dù ở
nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm. Dũng cảm là không sợ
nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng
lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. Dũng
cảm là sẵn sàng hy sinh bản thân mình để cứu giúp những người khó khăn hoạn nạn. Trong chiến
tranh, nhờ những tấm gương dũng cảm như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, La Văn Cầu… và bao
tấm gương thương binh, liệt sĩ mà đất nước mới có được nền độc lập. Trong hoà bình những người
lính, những chiến sĩ công an dũng cảm đấu tranh với tội phạm để bảo vệ bình yên cho nhân dân.
Người dũng cảm là người bản lĩnh, dám đương đầu và không lùi bước. Và cũng như bản lĩnh, dũng
cảm sẽ giúp con người vươn đến thành công. Người dũng cảm luôn được mọi người yêu mến và
quý trọng. Qua đây ta cũng cần phê phán những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động
liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những kẻ hèn nhát, bạc nhược không dám đấu
tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. Dũng cảm là
cần thiết, vì vậy cần rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày.
Câu 1: tìm luận điểm chính,câu nêu luận điểm
Câu 2 : nội dung đoạn trên
Câu 3:cảm nghĩ về đoạn trên
Luận điểm: Lòng dũng cảm là đức tính cần thiết của con người
VIẾT ĐOẠN VĂN VỀ VAI TRÒ CỦA TẤM LÒNG TRONG CUỘC SỐNG
Xã hội ngày càng phát triển, con người càng bị cuốn theo công việc và những bộn bề của cuộc sống riêng tư khiến họ dần trở nên xa cách, thiếu quan tâm hơn đến những người xung quanh mình. Cuộc sống quá nhiều bộn bề, lo toan khiến người với người dần xa nhau hơn và câu nói "Sống trong đời cần có một tấm lòng" chưa bao giờ cần tiết như thế trong xã hội hiện nay."Tấm lòng" ở đây là tình cảm thương yêu, quý mến, là sự chia sẻ, đồng cảm, là những điều tốt đẹp mà chúng ta dành cho nhau. Liền sau câu hát đó, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có bỏ ngỏ một câu hỏi: "Để làm gì em biết không?/ Để gió cuốn đi". Như vậy, câu nói đề cao đến vấn đề cho đi mà không cần nhận lại, lòng tốt chỉ đáng trân quý khi ta biết cho đi mà không hề toan tính hay vụ lợi điều gì.Chúng ta ngày càng mải miết đuổi theo vòng xoáy của cuộc sống, của nỗi lo cơm áo gạo tiền mà dần quên đi rằng chúng ta đang sống trong một cộng đồng, cần phải biết yêu thương và chia sẻ với nhau. Trong những ngày tháng tấp nập ở Hà Nội, hãy thử dành chút thời gian để sống chậm lại, lắng nghe câu chuyện của một người bạn hoặc thậm chí là một người lạ, cùng chia sẻ với họ câu chuyện của chính mình, chắc chắn bạn sẽ thấy lòng nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Hãy thử một lần giúp đỡ bất kỳ ai có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, nụ cười hạnh phúc và lời cảm ơn của họ sẽ khiến ngày hôm đó của bạn tuyệt vời hơn rất nhiều."Lá lành đùm lá rách" là lối sống quý báu mà cha ông ta đã truyền lại cho con cháu từ bao đời. Ngày nay, chúng ta có thể thấy trên các phương tiện truyền thông xuất hiện rất nhiều những chương trình đem đến niềm vui, lợi ích cho những hoàn cảnh khó khăn như: Vì bạn xứng đáng, Trái tim cho em, Thắp sáng ước mơ... Để thực hiện được một chương trình không phải là dễ nhưng bằng một trái tim nhân hậu, một tấm lòng luôn yêu thương mọi người đã trở thành nghị lực để những người làm truyền hình có đủ sự kiên nhẫn, đủ ý chí để thực hiện những chương trình đó. Không chỉ vậy, ở rất nhiều tuyến phố của Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh bạn sẽ bắt gặp những ổ bánh mì từ thiện, hòm tiền từ thiện hay tủ quần áo từ thiện... Tất cả những nghĩa cử cao đẹp đó đều xuất phát từ tấm lòng nhân ái của tất cả mọi người."Nơi lạnh nhất không phải Bắc Cực mà là nơi không có tình thương" quả không sai. Không chỉ một, hai lần chúng ta lên án những kẻ chỉ biết lợi dụng những vụ tai nạn, hay chết đuối... để quay video, chia sẻ lên các mạng xã hội nhằm mua vui cho mình. Không hề có một cánh tay đưa ra để cứu giúp những bạn nhỏ bán hàng rong, những cụ già nghèo đói mà ngược lại là sự xua đuổi, xa lánh. Tất cả những điều đó khiến cho cụm từ bệnh vô cảm trở thành một vấn đề rất đáng bận tâm trong xã hội hiện nay."Sống trong đời sống cần có một tấm lòng" là một thái độ sống tích cực, một lối sống tốt đẹp mà tất cả chúng ta cần phải hướng đến. Hãy cho đi mà không cần nhận lại, cho đi không toan tính vụ lợi, có như vậy thì lòng tốt mới đáng được trân quý.
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Mỗi sợi nhỏ biến thành từng cánh
nhỏ dài và mượt, trắng bong như tấm lòng ngây thơ trong trắng của cô.” và nêu hiệu quả
nghệ thuật?
BPNT: So sánh
Tác dụng: Làm cho câu văn giàu hình ảnh, giàu sức gợi
Nhấn mạnh vào tấm lòng của nhân vật.
1. Viết đoạn văn về nhân vật Tấm trong câu chuyện Tấm Cám.
2. Viết đoạn văn về nhân vật ông Bụt trong câu chuyện Tấm Cám.
các bạn trả lời nhanh hộ mình với nhé. sáng mai mình đi học rồi
Từ truyện cổ tích Tấm Cám anh chị suy nghĩ gì về con đường để đi đến hạnh phúc trong cuộc sống?
Bài làm
Hạnh phúc – điều mà mỗi con người trong chúng ta đều muốn có được. Mỗi người đều đặt cho mình một khái niệm riêng về hạnh phúc. Hạnh phúc có phải chăng là cái đích đến cuối cùng để ta vươn tới ?
Qua câu chuyện cổ tích Tấm Cám, ta thấy được niềm hạnh phúc của cô Tấm. Phần đại đa số người cho rằng: Tấm được làm Hoàng Hậu, làm vợ vua là hạnh phúc. Để có được điều đó, Tấm phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách, nhưng bằng ý chí kiên cường, phẩm chất tốt đẹp Tấm xứng đáng có được hạnh phúc ấy.
Người ta định nghĩa hạnh phúc là một đích đến mà người ta đặt ra rồi cố gắng để đạt được, dẫu có nhiều khó khăn, nhưng không vì thế mà mờ đi ý chí.
Như cô Tấm, hành trình đi đến hạnh phúc gian nan vô cùng, mặc cho bị mẹ con Cám hại rất nhiều lần, nhưng Tấm vẫn giành được tình cảm của nhà vua bằng những lần hiện thân của mình. Mặc cho: Tiếng hót chim Vàng Anh chẳng có ý nghĩa gì với trái tim những con người dã thú đầy máu độc; bóng xoan đào rợp mát nào xoa dịu được lòng dạ ganh ghét đầy đố kỵ; tiếng khung cửi giòn rã lại càng làm cho những trái tim gai góc sùng sục bạo tàn. Nhưng cái thiện càng bị áp bức, dồn đuổi đến đường cùng thì lại càng đấu tranh, vùng dậy đòi lại công bằng cho mình. Vì đấu tranh không biết mệt mỏi, nên cuối cùng Tấm đã đạt đến hạnh phúc.
Nhưng hạnh phúc không nhất định cứ phải là một đích đến. Có người từng nói: " Hạnh phúc không phải là một điểm đến, mà là hành trình chúng ta đang đi."
Không nhất định Tấm là vợ vua mới là hạnh phúc, mỗi bước đi trên con đường đời của Tấm, cũng đã là hạnh phúc. Tấm được sinh ra đó đã là một hạnh phúc, mặc dù cha mẹ Tấm mất sớm, Tấm phải sống với mụ dì ghẻ cay nghiệt, nhưng vì thế, Tấm mới trở thành một cô gái đảm đang, kiên cường, biết nhẫn nhịn… Cám suốt ngày được nuông chiều nên đâu thể có được những đức tính tốt đẹp như vậy! Khi được giao đi bắt tép, mặc dù Tấm bị Cám lừa đi giỏ tép mà mình đã bỏ công sức ra bắt được. Nhưng bù lại, Tấm lại được Bụt tặng cho con Bống. Tấm hạnh phúc vì từ nay đã có Bống làm bạn, chia sẻ buồn vui…
Nếu như Tấm cứ nghĩ đến nỗi buồn, không biết nắm bắt những niềm vui, thì liệu rằng Tấm có thể lấy được những hạnh phúc nhỏ nhoi, bình dị ấy không?
Nếu bản thân ta lựa chọn gắn kết với nỗi buồn mà không can đảm nắm lấy niềm vui thì chúng ta mãi mãi chẳng thể nào thấy được cái gọi là hạnh phúc. Hạnh phúc đâu phải điều xa lạ, Đội khi chỉ cần liếc nhìn mọi thứ xung quanh cũng đủ bất giác để ta hé một nụ cười.
Tấm bị mẹ con Cám hại chết hết lần này đến lần khác, nhưng Tấm không vì thế mà chịu thua. Tấm vẫn dựa vào những hiện thân về bên cạnh nhà vua, hết lần này đến lần khác giành được tình yêu thương của nhà vua. Và hạnh phúc hơn nữa, khi Tấm sống ở nhà bà lão bán nước, được bà yêu thương như con gái ruột, sống cuộc sống yên bình hạnh phúc, không phải chịu sự đọa đày của mẹ con mụ dì ghẻ. Cái kết là Tấm được trở về làm vợ vua là niềm hạnh phúc to lớn, viên mãn nhất!
Cám cũng được làm vợ vua, đấy cũng là hạnh phúc của Cám. Nhưng hạnh phúc ấy có được là do mưu mô, toan tính, không từ thủ đoạn mà thực hiện được. Hạnh phúc như thế liệu có thể thật sự lâu dài? Cám là vợ vua nhưng không có được tình cảm của vua, như thế còn gọi là hạnh phúc nữa không? Hạnh phúc của Cám, mãi mãi chỉ là thế thân, là dự bị thôi!
Hạnh phúc thật sự, là khi nỗ lực hết mình vào những điều mình đang làm, không phải dựa vào thủ đoạn mà thực hiện được. Khi hoàn thành được mục tiêu của mình và đó cũng là lúc cuộc sống trở nên có ý nghĩa và mục đích.
Hạnh phúc không phải là một đích đến, ta nỗ lực để đạt được nó. Nhưng, hạnh phúc đơn giản hơn thế, trên con đường đạt tới hạnh phúc lớn, có những hạnh phúc bé nhỏ bình dị mà ít người quan tâm đến.
Ta đặt ra một mục tiêu rồi nỗ lực để đạt đến mục tiêu đó. Ta hạnh phúc khi nỗ lực của mình được đền đáp. Nhưng mấy ai để ý đến những niềm vui bé nhỏ luôn đi song hành trên con đường hạnh phúc ấy? Trong quá trình ta nỗ lực, ta có được những lời động viên của bạn bè, có người thân luôn ở bên tiếp sức khi chúng ta mệt mỏi, nản chí, hay thất bại…để ta có được sự tự tin, ý chí, để có thể gặt hái được " quả ngọt "
Nhưng luôn có những người, luôn chìm đắm trong buồn bã ủ dột, than vãn khi sinh ra trong ra đình nghèo khó. Người ta chỉ biết than thân trách phận, mà không biết rằng, cuộc sống có biết bao người sinh ra cơ thể không được nguyên vẹn như người khác, họ vẫn nỗ lực, vẫn cố gắng sống, họ vẫn có được niềm hạnh phúc của riêng mình. Người ta buồn vì số phận cơ cực, nhưng mà sinh ra nghèo khó không phải lỗi của họ, sống và chết đi trong nghèo khó, mới là lỗi của họ..
Trên con đường đời chúng ta đi có rất nhiều cái đích hạnh phúc mà ta muốn hướng đến. Nó không phải là điểm đến cuối cùng, cũng chẳng phải nơi cuộc đời mình dừng lại.
Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng đạt được cái đích mà ta đã đặt ra. Cuộc sống luôn bị quay cuồng bởi các thách đố, các đòi hỏi và yêu cầu. Tốt nhất ta nên nhận thấy rằng, hiện tại là thời gian hạnh phúc của mình mặc dù cuộc sống đầy rẫy những khó khăn và muộn phiền.
Nguồn: vietvanhoctro
khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
Bạn Hoa muốn mua một tấm khăn để trải 1 cái bàn hình tròn có đường kính 1,2m nhưng cô bán hàng chỉ bán khăn trải hình vuông :
Bạn Hoa phải mua tấm khăn trải bàn có diện tích để phù hơp với cái bàn là :
A 1,44m2 B 2,4m2 C 4,8m2 D 1,2304m2
Bạn Hoa muốn mua một tấm khăn để trải 1 cái bàn hình tròn có đường kính 1,2m nhưng cô bán hàng chỉ bán khăn trải hình vuông :
Bạn Hoa phải mua tấm khăn trải bàn có diện tích để phù hơp với cái bàn là :
A 1,44m2 B 2,4m2 C 4,8m2 D 1,1304m2 ( sửa D = 1,1304m2)
1.Hãy hệ thống các tình tiết hóa thân kì ảo của nhân vật Tấm.
2.Chặng thứ hai mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và Cám diễn ra như thế nào? (Tấm thành Hoàng Hậu).
3.Bốn lần giết Tấm một cách quyết liệt đã chứng tỏ điều gì nơi mẹ con Cám?
4.Những lần hóa thân của Tấm nói lên điều gì?
5.Vì sao trong chặng này Bụt không xuất hiện( Chặng 2 khi Tấm thành Hoàng Hậu)? Em có đồng ý với cách trả thù của Tấm đối với mẹ con Cám không? Vì sao?
1. Hình thức biến hóa của Tấm: đầu tiên Tấm biến thành chim Vàng anh, tiếp đó là cây xoan, khung cửi, quả thị.
2. + Cái chết của Tấm:
Tấm về giỗ cha, bị dì ghẻ âm mưu chặt cây ngã xuống ao mà chết với mục đích đưa Cám vào làm Hoàng hậu. Mâu thuẫn được đẩy lên cao trào khi nguy hại đến tính mạng của Tấm, mẹ con Cám quyết tranh giành quyền lực đến cùng.
+ Chim vàng anh:
Là con vật nhà vua quý mến nhưng bị Cám giết thịt. Họ quyết tâm không để lại mầm mống liên quan đến Tấm.
+ Cây xoan:
Là nơi vua yêu thích để hóng mát nhưng cũng bị chặt làm khung cửi.
+ Khung cửi:
Cất lên tiếng nói của Tấm về nỗi uất ức nhưng cũng bị Cám đem đốt ra tro.
4. - Ý nghĩa của quá trình biến hóa:
+ Thể hiện sức sống, sự trỗi dậy mãnh liệt của Tấm cũng như của cái thiện trước cái ác.
+ Đó là sức mạnh, sự trường tồn vĩnh cửu của cái thiện trước cái ác.
5. - Xét về góc độ đạo đức: Hành động của Tấm có phần trái với bản chất hiền lành, lương thiện. Tuy nhiên, đây là hành động trả thù xứng đáng cho những con người độc ác, vô nhân trong xã hội.
- Xét về vấn đề thể loại: Hành động trả thù của Tấm đã thể hiện đúng yêu cầu thể loại về truyện cổ tích.
1)-Chim vàng anh tiếng hót trong trẻo, thánh thót đem lại niềm vui. C
-Tấm hóa thành cây xoan đào.
-Tấm hóa thành cây thị.
2)mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám phát triển ở mức cao hơn, vượt ra khỏi phạm vi gia đình. Đó là mâu thuẫn mang tính quan hệ xã hội, Mẹ con Cám từ sự ghét bỏ Tấm đã chuyển sang hành động loại bỏ, muốn tiêu diệt Tấm tới cùng.
3) Độc ác,mất nhân tính
4)
Chim vàng anh tiếng hót trong trẻo, thánh thót đem lại niềm vui. Chim quấn quýt bên nhà vua, được vua sủng ái yêu chiều như với người. Tấm hóa thành cây xoan đào. Cây xoan đào cành lá xanh tươi xòe bóng che mát cho nhà vua, lòng cây màu hồng như tấm lòng son mãi không phai qua bao thăng trầm của Tấm. Tấm hóa thành cây thị. Cây thị mộc mạc dân dã và thân thiết với người nông dân nơi thôn quê. Quả thị nhỏ nhắn luôn tỏa ngát hương thơm khiến ai cũng thích, cũng quí.⇒ Tấm đều hóa thân trong những hình ảnh rất đẹp. Mỗi lần mỗi khác nhưng tất cả những hình ảnh đó đều có một sự thống nhất chung. Hiển hiện của một linh hồn lương thiện, trong sáng, thủy chung, một linh hồn không cam chịu khuất phục khi ý thức được nỗi oan ức của mình.
Đọc truyện "Tấm Cám", anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc sống đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?
a. Mở Bài
- Tấm cám tuy là câu chuyện cổ tích đã cách chúng ta khá lâu nhưng vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện ấy đến giờ vẫn còn nguyên giá trị giáo dục con người..... Bạn nên dẫn ra nội dung câu chuyện, từ đó cho thấy cuộc đấu tranh giữa thiện bao giờ cái thiện cũng giành chiến thắng.
b. Thân Bài
- Trong xã hội xưa: Nạn nhân của cái xấu thường là những người có hoàn cảnh đặc biệt: cô bé mồ côi, những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu. Truyện Tấm Cám cũng ko ngoại lệ, Tấm là 1 cô bé từ nhỏ đã phải chịu sự thiệt thòi vì mất mẹ từ nhỏ, người cha lấy vợ lẽ đã có một người con riêng ....
+ Cái ác luôn tàn nhẫn, nhiều thủ đoạn, đã chà đạp lên cái thiện như thế nào? (Mẹ con Cám giết Tấm mấy lần? Vì sao?)
+ Cái thiện không đơn độc mà luôn được sự giúp đỡ của mọi người. (Tấm được Bụt giúp đỡ)
+ Cái thiện đã vùng lên đấu tranh với cái ác ra sao? (Từ thụ động chỉ biết trông chờ vào Bụt, đến chủ động, Tấm tự đấu tranh giành hạnh phúc; phản ứng từ yếu ớt đến mạnh mẽ, quyết liệt như thế nào?)
- Trong xã hội nay:
+ Cái thiện và ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn có những bất công.
+ Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng thâm hiểm hơn.
+ Cái thiện phải xây dựng được vị trí xã hội vững chắc, lập trường vững vàng, phải đoàn kết để chống cái ác.
--> Dù là xã hội xưa hay nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái THIỆN, và cái ÁC luôn bị tiêu diệt. Những người sống ác độc luôn phải chịu những hậu quả nặng nề.
- Quy luật: "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo"
c. Kết bài
- Liên hệ bản thân rút ra bài học:
+ Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu không chỉ tồn tại trong xã hội xưa và nay mà còn tồn tại trong bản thân mỗi người.
+ Cần xây dựng nhân cách tốt đẹp để vững vàng trước những tác động xấu.
+ Kiên quyết đấu tranh chống cái xấu, cái ác trong xã hội.