Sự phân bố các trung tâm thương mại không phụ thuộc vào:
A. Quy mô dân số.
B. Sức mua của người dân.
C. Sự phát triển của các hoạt động kinh tế.
D. Nguồn lao động chất lượng cao.
Dựa vào thông tin mục III và hình 18.3, hãy:
- Phân tích tác động của quy mô và sự gia tăng dân số tới phát triển kinh tế - xã hội Hoa Kỳ.
- Phân tích tác động của sự đa dạng về chủng tộc, nhập cư và phân bố dân cư tới phát triển kinh tế - xã hội Hoa Kỳ.
Quy mô và sự gia tăng dân số:
- Hoa Kỳ là nước đông dân trên thế giới, với 331,5 triệu người (năm 2020). Tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm.
- Tác động:
+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Tuy nhiên, tỉ lệ gia tăng dân số thấp cũng đặt ra vấn đề thiếu hụt lực lượng lao động trong tương lai.
1.trình bày sự phân bố dân cư của Việt Nam? 2.trình bày đặc điểm nguồn lao động Việt Nam?Nêu giải pháp để sử dụng nguồn lao động hợp lí. 3.Phân tích các điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp 4. Phân tích những thế mạnh về điều kiện tự nhiên để phát triển công nghiệp Việt Nam.
Tham khảo
1.
- Việt Nam có mật độ dân số thuộc loại cao trên thế giới: 277 người/ km2 (2015) và ngày càng tăng.
- Sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn
+ Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị.
+ Miền núi và cao nguyên có dân cư thưa thớt.
+Phần lớn dân cư sống ở nông thôn
+Tỷ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp nhưng đang gia tăng khá nhanh
- Dân cư phân bố không đều có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế , xã hội và quốc phòng:
+ Diện tích đất canh tác bình quân theo đầu người ở các vùng đồng bằng ngày càng giảm gây khó khăn cho việc nâng cao sản lượng lương thực thực phẩm .
+ Ở miền núi và cao nguyên thiếu nhân lực để khai thác tài nguyên .
+ Ảnh hưởng đến các vùng an ninh biên giới vì phần lớn đường biên giới đất liền ở nước ta thuộc các tỉnh miền núi và cao nguyên.
Câu 2: Đặc điểm
- Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm nước ta tăng thêm khoảng 1 triệu lao động.
- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhưng còn kém so với các nước trên thế giới: hạn chế về thể lực, trình độ tay nghề . . .
- Có sự phân bố chênh lệch.
Giải pháp
+ Nâng cao trình độ kiến thức phổ thông
+ Đào tạo đa chuyên môn ngành nghề.
+ Rèn luyện thể lực, cung cấp dinh dưỡng . . .
Câu 3: Các Điều Kiện Kinh Tế Xã Hội Ảnh Hưởng đến Sự Phát Triển và Phân Bố Nông Nghiệp:
- Khả năng sử dụng đất đai, nguồn nước, và điều kiện thời tiết có ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển nông nghiệp.
- Sự phân bố dân cư và cơ sở hạ tầng giao thông ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường và nguồn cung ứng.
- Các chính sách chính trị và kinh tế của chính phủ cũng có vai trò trong sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
Câu 4: Thế Mạnh Về Điều Kiện Tự Nhiên để Phát Triển Công Nghiệp Việt Nam:
- Việt Nam có một bờ biển dài và nhiều cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và công nghiệp biển.
- Nước ta có nhiều nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió, cung cấp cơ hội cho phát triển năng lượng sạch và bền vững.
- Có các khu vực đất đai phù hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp và nông nghiệp hiện đại.
Căn cứ vào bảng 25.1(SGK trang 92), hãy nhận xét về sự khác biệt trong phân bô dân tộc, dân cư và hoạt động kinh tế giữa vùng đồng bằng ven biển với vùng đồi núi phía tây.
Khu vực | Dân cư | Hoạt động kinh tế |
Đồng bằng ven biển | Chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã | Hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản |
Đồi núi phía tây | Chủ yếu là các dân tộc: Cơ-tu, Ra-giai, Ba-na, Ê-đê,... Mật độ dân số thấp. Tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao | Chăn nuôi gia súc lớn, nghề rừng, trông cây công nghiệp |
- Vùng đồng bằng ven biển:
+ Phân bố dân cư, dân tộc: Chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã. + Hoạt động kinh tế: Hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
- Vùng đồi núi phía tây:
+ Phân bố dân cư, dân tộc: Chủ yếu là các dân tộc: Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, Ê-đê,... Mật độ dân số thấp. Tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao.
+ Hoạt động kinh tế: Chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.
trình bày đặc điểm và sự phân bố các dân tộc ở nc ta
trình bày các đặc điểm về tình hình gia tăng dân số ở nc ta? sự phân bố dân cư ở nc ta?
nguồn lao động nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế?
giúp mình với ạ, mình cảm ơn trước nhé!
Đặc điểm và sự phân bố các dân tộc ở Việt Nam:
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc khác nhau. Tuy nhiên, dân tộc Kinh chiếm phần lớn dân số, chiếm khoảng 85-90% dân số tổng cộng. Các dân tộc thiểu số khác bao gồm: Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng, H'Mông, Dao, và nhiều dân tộc khác. Đặc điểm của các dân tộc này bao gồm văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ, và trang phục riêng biệt. Các dân tộc thiểu số thường tập trung ở vùng núi và miền núi hẻo lánh, trong khi dân tộc Kinh phân bố rộng rãi trên toàn quốc, chủ yếu ở vùng đồng bằng và các thành phố lớn.
Đặc điểm về tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam và sự phân bố dân cư:
- Tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam đã trải qua các giai đoạn khác nhau. Trong thập kỷ gần đây, tỷ lệ tăng dân số đã giảm đi do các chính sách hạn chế sự sinh sản. Tuy nhiên, dân số vẫn đang tiếp tục tăng, và Việt Nam là một trong các quốc gia có dân số trẻ đông và gia tăng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á.
- Sự phân bố dân cư ở Việt Nam có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Miền Bắc và miền Trung thường có dân số thưa thớt hơn so với miền Nam. Các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dân số đông đúc hơn so với các vùng quê. Sự chênh lệch này đặc biệt rõ rệt trong việc phát triển kinh tế, với các khu vực đô thị phát triển mạnh mẽ, trong khi vùng nông thôn vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.
Nguồn lao động ở Việt Nam có nhiều thuận lợi như:
- Dân số trẻ: Dân số trẻ tuổi tạo điều kiện cho nguồn lao động dồi dào và có tiềm năng phát triển.
- Giáo dục: Hệ thống giáo dục ngày càng cải thiện, cung cấp nguồn lao động có trình độ cao và kỹ năng tốt.
- Chi phí lao động thấp: Lương lao động ở Việt Nam thấp so với nhiều quốc gia khác, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư.
Tuy nhiên, cũng có những khó khăn như:
- Chất lượng lao động: Một số lao động có trình độ và kỹ năng kém, cần đào tạo thêm.
- Thất nghiệp: Tính trạng thất nghiệp ở một số khu vực vẫn còn cao.
- Mất cân đối: Sự mất cân đối giữa nguồn lao động và cơ hội việc làm, cùng với sự tập trung ở các thành phố, tạo ra những thách thức về phân phối lao động đồng đều.
Dựa vào bảng 29, hình 29.2 và thông tin trong bài, hãy:
- Nhận xét quy mô, tỷ lệ gia tăng dân số và phân bố dân cư ở cộng hòa Nam Phi.
- Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến sự phát triển kinh tế xã hội của cộng hòa Nam Phi.
Tham khảo!
+ Cộng hòa Nam Phi có số dân khá đông, khoảng 60 triệu người, chiếm 4,3% số dân châu Phi (năm 2021).
+ Trong những năm qua, tỉ lệ gia tăng dân số ở quốc gia này có xu hướng giảm và duy trì ổn định.
+ Cộng hòa Nam Phi có mật độ dân số thấp, khoảng 50 người/km2 (năm 2021). Dân cư phân bố không đều, tập trung đông tại miền duyên hải ở phía đông và phía nam, các khu vực khai thác mỏ ở miền Đông Bắc; thưa thớt ở hầu hết các vùng còn lại.
Ý nghĩa của dân số đối với sự phát triển kinh tế-xã hội *
Là nguồn lao động quí báu cho sự phát triển kinh tế-xã hội
Là tổng số nam, nữ trong từng độ tuổi
Là sự gia tăng tự nhiên của dân số thế giới
. Là tổng số người sống trên một lãnh thổ
A.Là nguồn lao động quí báu cho sự phát triển kinh tế-xã hội
Câu 1: Đâu không phải nguyên nhân khiến vùng Đông Nam Bộ phát triển mạnh về kinh tế?
A. Do là trung tâm kinh tế phía Nam B. Gần nhiều vùng giàu tiềm năng
C. Trung tâm các nước Đông Nam Á D. Do có nguồn lao động dồi dào, trình độ cao.
Câu 2: Quy mô công nghiệp theo thứ tự thấp dần ở vùng Đông Nam Bộ là:
A. HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một, Tây Ninh.
B. HCM, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Tây Ninh.
C. HCM, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu, Tây Ninh.
D. HCM, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Tây Ninh, Vũng Tàu.
Câu 3: Nhà máy thủy điện Trị An nằm trên dòng sông nào?
A. Sông Sài Gòn B. sông Bé C. sông Đồng Nai D. sông Vàm Cỏ
Câu 4: Vườn quốc gia Cát Tiên thuộc tỉnh, thành phố nào?
A. Hồ Chí Minh. B. Đồng Nai C. Bình Phước. D. Tây Ninh
Câu 5: Khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?
A. Hoa Lư. B. Xa Mát. C. Đồng Tháp. D. Mộc Bài.
Câu 6: Trong bảng số liệu: CƠ CẤU KINH TẾ CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 2002 (%), em hãy cho biết trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành:
A. Nông, lâm, ngư nghiệp B. Dịch vụ
C. Công nghiệp xây dựng D. Khai thác dầu khí
Câu 7: Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là:
A. Dệt – may, da- giầy, gốm sứ. B. Dầu khí, phân bón, năng lượng.
C. Chế biến lương thực- thực phẩm, cơ khí. D. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
Câu 8: Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là:
A. Điều B. Cà phê C. Cao su D. Hồ tiêu
Câu 9: Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở Đông Nam Bộ là:
A. Thủy lợi B. Phân bón
C. Bảo vệ rừng đầu nguồn D. Phòng chống sâu bệnh
Câu 10: Tỷ lệ dầu thô khai thác ở Đông Nam Bộ so với cả nước chiếm:
A. 30 % B. 45 % C. 90 % D. 100 %
* Phần tự luận:
Câu 1: Vì sao nói Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp trọng điểm lớn của cả nước?
Câu 2: Cho bảng số liệu sau
Cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh (năm 2002, %)
Tổng số Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
1,7 46,7 51,6
Em hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh và rút ra nhận xét.
Dựa vào hình 17.4, hình 17.5 và thông tin trong bài, hãy:
- Phân tích tác động của quy mô và sự gia tăng dân số đến phát triển kinh tế xã hội Hoa Kỳ.
- Cho biết sự đa dạng về chủng tộc, vấn đề nhập cư ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế xã hội Hoa Kỳ?
- Nhận xét sự phân bố dân cư ở Hoa Kỳ và những tác động đến phát triển kinh tế xã hội.
Tham khảo!
- Sự gia tăng dân số đã tác động đến nền kinh tế nước này là:
+ Người nhập chủ yếu là người trẻ và có tri thức đã cung cấp nguồn lao động dồi dào cho đất nước mà nhà nước không cần mất chi phí đầu tư ban đầu cho con người;
+ Mở rộng được thị trường tiêu thụ;
- Người nhập cư đông tạo nên sự đa dạng về văn hóa, cung cấp lực lượng lao động dồi dào, có trình độ.
– Dân cư tại Hoa Kỳ tập trung chủ yếu tại ven bờ Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, đặc biệt là vùng Đông Bắc.
+ Tại vùng núi phía Tây, vùng Trung tâm dân cư rất là thưa thớt.
+ Dân cư chủ yếu tập trung ở các thành phố , phần lớn thành phố vừa và nhỏ (91,8%).
+ Làm sự phát triển kinh tế bị chênh lệch giữa các khu vực.
Những nhân tố nào có vai trò quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp của nước ta?
A. Dân cư và lao động. B.Thị trường, chính sách phát triển công nghiệp.
C. Các nhân tố kinh tế - xã hội. D.Cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
Những nhân tố nào có vai trò quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp của nước ta?
A. Dân cư và lao động. B.Thị trường, chính sách phát triển công nghiệp.
C. Các nhân tố kinh tế - xã hội. D.Cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng.