Đinh Hoàng Yến Nhi
Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới? A. Với việc sử dụng câu chuyện kén rể của nhà thông thái này, tác giả đã làm nổi bật vấn đề tốc độ gia tăng dân số; đồng thời làm tăng sức hấp dẫn cho bài viết. B. Tác giả mượn xưa để nói nay, sự giống nhau giữa số thóc tăng theo cấp số nhân với công bội hai và tình trạng bùng nổ dân số cả khi mỗi gia đình chỉ sinh hai con đã cho người đọc hình dung được một cách cụ t...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 10 2017 lúc 13:01

- Sử dụng câu chuyện kén rể của nhà thông thái:

   + Tác giả làm nổi bật vấn đề gia tăng dân số, tạo sức hấp dẫn cho bài viết

   + Nhấn mạnh vấn đề gia tăng dân số có từ thời cổ đại còn tồn tại tới thời hiện đại.

   + Tốc độ gia tăng dân số kinh khủng bằng hình ảnh số thóc khổng lồ “có thể phủ kín bề mặt trái đất”…

=> Sự so sánh giúp người đọc dễ hình dung ra thực trạng vấn đề, qua đó cảnh tỉnh mọi người sự bùng nổ dân số đang diễn ra mạnh mẽ, cần có biện pháp khắc phục.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 4 2019 lúc 6:01

- Câu chuyện kén rể của nhà thông thái mà tác giả trình bày là câu chuyện về cấp số nhân của số thóc trên bàn cờ.

- Việc sử dụng câu chuyện này, tác giả đã làm nổi bật vấn đề tốc độ gia tăng dân số; đồng thời làm tăng sức hấp dẫn cho bài viết. Mượn xưa để nói nay, sự giống nhau giữa số thóc tăng theo cấp số nhân với công bội hai và tình trạng bùng nổ dân số cả khi mỗi gia đình chỉ sinh hai con đã cho người đọc hình dung được một cách cụ thể về tốc độ gia tăng dân số. Câu chuyện đã có nhiều người biết, nhưng liên tưởng nó với sự tăng trưởng của dân số là một sự liên tưởng bất ngờ, thú vị, giàu sức thuyết phục.

Bình luận (0)
Lê Trung Anh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 6 2017 lúc 11:18

Khi gắn nhân vật với bối cảnh chính trị và văn chương:

   + Ông là người đại diện cho tầng lớp người dân thống khổ dưới chế độ Nga hoàng

   + Ông trở về như sự báo trước “sứ mệnh của sự tổng hòa giải của nước Nga”

   + Cái chết của ông làm mọi người “yêu thương và cảm phục”

→ Khẳng định sự vĩ đại của nhà văn không những đối với lịch sử văn học mà còn cả lịch sử, xã hội, đất nước.

Bình luận (0)
Le Thuy
Xem chi tiết
︵✰Ah
2 tháng 2 2021 lúc 20:17

a. Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn:

- Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm. Để làm nên một chi tiết có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật.

- Vai trò: "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn", tức là chi tiết giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm, quan niệm nghệ thuật của mình.

b. Phân tích chi tiết "vết thẹo":

* Chi tiết “vết thẹo” xuất hiện 3 lần trong tác phẩm. Lần thứ nhất, phút đầu bé Thu gặp ba; lần thứ hai, qua cuộc trò chuyện với bà ngoại; lần thứ ba, Thu nhận ra ba, hôn cùng khắp, hôn cả vết thẹo.

* Chi tiết này góp phần tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện. Vết thẹo trên mặt ông Sáu là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, nối kết các tình tiết trong truyện, tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút bất ngờ, hợp lý:

- Chỉ vì "vết thẹo" mà bé Thu không nhận ra ba, đối xử với ba một cách lạnh lùng, cự tuyệt.

- Khi được bà ngoại giải thích về "vết thẹo" trên gương mặt ba, mối nghi ngờ của bé Thu về ông Sáu đã được giải tỏa, khiến bé Thu nhận ra ba.

- Khi nhận ra ba, tình cảm, thái độ của em đã thay đổi hoàn toàn. Thu nhận cha, yêu cha, yêu vết thẹo, không muốn chia tay cha.

=> Như vậy, chi tiết "vết thẹo" đã tạo nên kịch tính, tình huống truyện làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm.

* Chi tiết nghệ thuật "vết thẹo" góp phần quan trọng làm rõ vẻ đẹp của các nhân vật:

- Ông Sáu yêu nước, dũng cảm,dám chấp nhận hi sinh.

- Bé Thu có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu thương cha sâu sắc, mãnh liệt.

* Chi tiết "vết thẹo" còn thể hiện chủ đề, nội dung tư tưởng của tác phẩm:

- Vết thẹo là chứng tích của chiến tranh, chiến tranh đã gây ra nỗi đau về thể xác và tinh thần cho con người, đã chia cắt nhiều gia đình.

- Chứng tỏ chiến tranh có thể hủy diệt tất cả nhưng không thể hủy diệt được tình cảm con người: cụ thể là tình cha con, tình phụ tử thiêng liêng, sâu nặng.

Bình luận (5)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
2 tháng 2 2021 lúc 20:20

Chi tiết độc đáo và sâu lắng trong Chiếc lược ngà là sự mong mỏi một tiếng gọi "ba" của bé Thu :

Cái mong ước của người cha được nghe con mình gọi "ba" tưởng đơn giản nhưng mà thực ra lại vô cùng khó khăn. Ngay từ khi mới trông thấy con từ xa, anh Sáu đã không thể kìm được tình cảm của mình: "không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên… vội vã bước những bước dài, rồi đứng lại kêu to: "Thu ! Con"… anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòn anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh". Nhưng, những phản ứng của bé Thu, con anh, lại hoàn toàn trái ngược với những gì anh nghĩ: "nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng". Và khi thấy anh vẫn tiếp tục tiến về phía nó, thì "mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: "Má ! Má!". Những hành động cảm xúc của anh Sáu lẫn bé Thu đều rất đúng với tâm lí của mỗi người, ngẫm kĩ thì khó mà khác được. Đó chính là cái tài của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Bình luận (0)
Phuong Vu
Xem chi tiết
Kagamine Len
13 tháng 9 2018 lúc 19:13

Những ý chính là :

Vào thời Hùng Vương thứ mười tám muốn kén rể cho cô con gái tên là Mị Nương.Thì có hai chàng trai đến cầu hôn một là 

Sơn Tinh (Thần núi) , chàng còn là Thủy Tinh (Thần nước).Cả hai chàng có phép lạ,tài thông ngang nhau nên vua Hùng không biết chọn ai bèn đưa ra sính lễ là một trăm vạn cơm nếp,một nệp đĩa bánh chưng, voi chín ngà,gà chín cựa ,ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi.Sáng hôm sau Sơn Tinh mang lễ vật đến trước Thủy Tinh mang đến sau không lấy được Mị Nương bèn dâng nước đánh Sơn Tinh.Cả hai đánh nhau suốt mấy tháng trời ,cuối cùng Thủy Tinh thua đành rút quân.

   Hàng năm cứ đến tháng 7 ,8 Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh những lần nào Thủy Tinh cũng thua và đành rút quân đi

Các sự việc là :

+ Hùng Vương kén rể và mang sính lễ

+ Sơn Tinh lấy đuợc Mị Nương ,Thủy Tinh không lấy được dâng nước đánh Sơn Tinh

+ Sơn Tinh thắng trận .Và hàng năm Thủy Tinh đánh Sơn Tinh

Nhân vật chính là:Sơn Tinh , Thủy Tinh

Nhân vật phụ là hùng Vương, Mị Nương và các lạc thần

Bình luận (0)
Phạm Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
31 tháng 1 lúc 22:42

- Việc tạo lập văn bản này, tác giả đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập văn bản để nhân vật “tôi” kể chuyện. Tác giả đã ghi lại bằng cách lựa chọn ngôn từ, giọng kể, sắp xếp các sự việc, sáng tạo các chi tiết, hình ảnh giàu ý nghĩa.

- Qua đó, nhà văn thể hiện thái độ đồng cảm với những đau thương, mất mát mà nhân chứng phải trải qua.

Bình luận (0)
Hà Quang Minh
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 20:07

- Tác giả sử dụng chủ yếu kiểu câu nghi vấn (câu hỏi tu từ)

- Tác dụng:

+ Tạo kết thúc mở, để lại dư âm trong bạn đọc

+ Ngầm khẳng định về việc thể hiện thông điệp, giọng điệu, sắc thái cảm xúc của người viết.

Bình luận (0)