Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nhài nguyễn thị
Xem chi tiết
Huong Hoang
16 tháng 4 2019 lúc 19:36

Câu 1

Đức tính giản dị là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.Trước tiền, chúng ta cần phải hiểu đc giản dị là gì.Giản dị nghĩa là k xa hoa,không lãng phí,không chạy theo mốt thời thượng,....Nhân vật tiêu biểu về đức tính giản dị k ai khác ngoài Bác Hồ,vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta.Là một học sinh,em sẽ có những hành động thiết thực như,ăn mặc sao cho đúng,phù hợp với lứa tuổi học sinh chúng ta,đúng nội dung quy định của nhà trường,vừa phù hợp với hoàn cảnh gia đình,...❤yeu

NGUYỄN MAI   HUYỀN
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
16 tháng 4 2018 lúc 19:53

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " con ng cần có lòng thương yêu đối vs mọi người "

Lòng yêu thương là một trong những phẩm chất cao đẹp của không chỉ mỗi cá nhân mà của cả nhân loại. Đối với tuổi trẻ, những con người đang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, cần trau dồi trí tuệ nhưng nhất định không thể bỏ quên một giá trị cơ bản nhất khi làm người, đó là biết trân trọng giá trị của tình yêu thương.
Tình yêu thương là những xúc cảm phát ra tự đáy tâm hồn biểu hiện, sự chia sẻ, thấu hiểu, đồng cảm với đồng loại. Nếu không biết yêu thương những cảnh đời bất hạnh; nếu không biết trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp và không biết nghiêm khắc rèn luyện, trau dồi nhân phẩm mình; không biết để cho trái tim mình trỗi lên những xúc cảm yêu thương thì đó là người có trái tim “tật nguyền” về cảm xúc hay nói cách khác là vô cảm.
Từ muôn đời nay, mối quan hệ giữa mẫu từ, phụ tử bao giờ cũng thiết lập bởi tình yêu thương và vì thế nó trở thành những tình cảm thiêng liêng bậc nhất của nhân loại. Cũng chính vì thế, mà mối tình cảm ấy đã đi vào đời sống văn chương và nó trở thành những vần thơ, những câu chuyện giàu tính nhân văn nhất. Bài thơ “Thư gửi mẹ” của Ê-xê-nhin - thi hào Nga đã lay động biết bao nhiêu trái tim con người. Câu chuyện Chứ Đồng Tử trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam làm ta nhớ mãi về tấm lòng của Chử Cù Văn - người cha hết mực thương con. Và còn biết bao câu chuyện về tình yêu thương khác nữa đã làm ngời sáng giá trị của tình người, tình đời. Mỗi mùa hè đến, những sinh viên với chiếc áo xanh của niềm tin và hi vọng đã lặn lội khắp nơi giúp đỡ những đồng bào khó khăn trên khắp dải đất này đã trở thành biểu tượng sáng đẹp về tình yêu thương, biết sống vì yêu thương. Câu chuyện Nguyễn Hữu Ân đã chia "Chiếc bánh thời gian" của mình để chăm sóc những bệnh nhân là hình ảnh đẹp mà tuổi trẻ cần học tập. Bên cạnh những thanh niên biết vun đắp, biết đối nhân xử thế bằng tình yêu thương, thì vẫn còn một số ít đang sống hờ hững, lạnh lùng, vô cảm với xung quanh. Lối sống ích kỉ ấy là một hiện tượng cần lên án, vì nó đi ngược lại với truyền thống trọng tình, quý nghĩa của cha ông ta. Ngày nay, sống trong xã hội văn minh hơn, thì tình thương càng phải được đề cao hơn. Đó là điều tuổi trẻ cần ý thức và nhận ra trách nhiệm sống của mình.
Tuổi trẻ là đối tượng phải mang cho mình nhiều trọng trách nhất đối Với chính bản thân, gia đình và xã hội. Vì thế, trong muôn vàn điều phải học trong kho tàng tri thức của nhân loại phải nhận thức đúng đắn tình thương là đỉnh cao của văn minh nhân loại. Hãy biết sống sẻ chia, cảm thông, thấu hiểu và hướng về cộng đồng, để hoàn thiện nhân cách mình và trở thành những công dân có ích.

nguyen minh ngoc
16 tháng 4 2018 lúc 19:55

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " đoàn kết sẽ tạo lên sức mạnh "

Trong cuộc sống của chúng ta, tinh thần đoàn kết là một trong những đức tính tốt mà chúng ta cần phải trang bị cho mình. Nó giúp cho chúng ta vượt qua bao phong ba bão táp của cuộc đời. Đôi khi trong công việc để thành công chúng ta không thể dựa vào sức mạnh của cá nhân mà phải cần đến sức mạnh của tập thể, của sự đoàn kết. Vậy đoàn kết có giá trị như thế nào trong xã hội của chúng ta?

Vậy đoàn kết là gì? Nghĩa là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, tạo nên một sức mạnh vững chắc giải quyết tốt vấn đề mà tập thể đang muốn thực hiện. Tại sao chúng ta phải có tinh thần đoàn kết trong mọi việc thì sẽ dẫn đến thành công? Trước hết, tinh thần đoàn kết thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. Đó chính là yếu tố hàng đầu dẫn đến thành công trong mọi công việc. Ví như ta đang cần giải quyết một bài toán, nhưng ta không thể giải quyết được nó vì nó quá khó cho nên nếu họp nhóm lại thì mỗi người thêm một suy nghĩ thì chắc chắn đáp án sẽ được giải quyết nhanh gọn thôi. Đó là thể hiện của sự đoàn kết trong học tập. Trong lịch sử xa xưa, nếu nhân dân ta không trên dưới một lòng, không đoàn kết, nắm tay lại với nhau thì không thể nào đánh đuổi được giặc ngoại xâm hung tàn, ác bá. Trong kho tang ca dao, tục ngữ ông bà ta cũng có những câu thể hiện nội dung của sự đoàn kết như “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”, “Chung lung đấu cật”, “Nhiều tay vỗ nên kêu”, “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Góp gió thành bão”,…

Thế nhưng trong cuộc sống vẫn còn đâu đó những con người đoàn kết lại làm việc xấu, gây thương hại đến người khác. Trong trường học, nhiều học sinh tự chia nhau thành các nhóm riêng rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ trong lớp khiến cho tình cảm bạn bè bị sứt mẻ. Có học sinh chỉ vì lợi ích của cá nhân bàn ra tán vào gây ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần đoàn kết của cả lớp. Những trường hợp như vậy thật đáng bị phê phán.

Tinh thần đoàn kết là một trong những đức tính tốt và quý báu mà ta cần giữ gìn và phát huy, nhân rộng đến mọi người xung quanh. Bản thân em cũng sẽ luôn gắn kết, hòa hợp với mọi người xunh quanh tạo nên tính đoàn kết theo đúng nghĩa vốn có của nó.

nguyen minh ngoc
16 tháng 4 2018 lúc 19:49

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " con người cần có lòng kiên trì , nhẫn lại "

Trong cuộc sống, không phải bất cứ mọi chuyện đều suôn sẻ, như chúng ta mong muốn. Để đạt được thành công thì đổ mồ hôi, nước mắt và có khi là cả máu nữa là điều đương nhiên. Thành công không bao giờ tự đến và chúng ta phải nỗ lực để đạt lấy nó cũng giống như muốn ăn trái ngọt thì phải bỏ công chăm sóc mỗi ngày. Chúng ta không thể phủ nhận đôi khi sự thành công còn cộng thêm sư may mắn, nhưng không phải ai cũng có được sự may mắn ấy mà tất cả vẫn đều phải phụ thuộc vào sự kiên trì nhẫn nại của chúng ta.

Lòng kiên trì nhẫn nại sẽ giúp chúng ta vượt qua được rất nhiều khó khăn và không bao giờ bỏ cuộc. Khi gặp khó khăn thử thách, chúng ta không bỏ cuộc, chúng ta biết dung hòa, vươn lên thì ắt sẽ đạt được thành công. Những người chưa học, chưa làm việc đã thấy chán nản, bỏ cuộc thì sẽ không bao giờ thành công được. Chúng ta vẫn thường thấy những người đạt được thành công chính là những người luôn có lòng kiên trì nhẫn nại, chính những điều này đã góp phần giúp họ chiến thắng bản thân và hoàn cảnh để thành công.

Đặc biệt đối với thế hệ thanh niên hiện nay thì luôn cần phải rèn luyện cho mình hai đức tính kiên trì và nhẫn nại. Chúng ta đã được ưu ái hơn đã được sống trong một môi trường tốt, xã hội phát triển thì tại sao chúng ta không nỗ lực để thành công. Ngày xưa cha ông ta đã vất vả, chiến tranh loạn lạc nhưng vẫn có những con con người lỗi lạc, vậy tại sao bây giờ chúng ta không làm được như thế.

Trên con đường thành công không có vết chân của kẻ lười biếng, và để thành công chúng ta cũng cần phải kiên trì và nhẫn nại. Chính vì thế cho nên mỗi ngày, mỗi giờ, làm bất cứ công việc gì thì hãy đặt sự kiên trì nhẫn nại lên hàng đầu để vượt qua khó khăn thử thách.

Đặng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Linh Phương
24 tháng 10 2016 lúc 22:18

Một con người sinh ra mang trên mình số phận, địa vị khác nhau nhưng về tính cách lẫn tâm hôn lại là một. Khi bạn biết nhận ra và sửa lỗi cũng chính là lúc bản thân bạn được cảm thấy một phần nào đó nhẹ nhõm, không có sự áp lực cao. Đúng một giá trị lớn lao của con người là khả năng nhận biết ra những lỗi lầm của mình. Nhưng tuy nhiên không hẳn người nào cũng như vậy, giá trị nhân phẩm của mỗi con người đều được đánh giá qua cử chỉ hành động của họ chứ không đơn thuần là sắc nét, hình thể. Họ được sinh ra để làm gì, để công hiến và sửa đổi bản thân. Những người được sinh ra đều được được ông trời cho kiếp người. Vì thế phải làm sao để con người đó trở nên tốt đẹp với bản thân và mọi người xung quanh. Khi bạn biết nhận lỗi cũng là lúc bạn được nhiều người yêu quý, tôn trọng bạn hơn phần nào. Đó là một trong những thứ mà con người chúng ta chưa bộc lộ ra ngoài và có những người còn không có phẩm chất đó.

Chúc bn hx tốt!

응 우옌 민 후엔
Xem chi tiết
Vũ Khôi Nguyên
6 tháng 4 2021 lúc 20:48

Trước khí thế tiến công ào ạt của ba mươi vạn quân Nguyên lần thứ hai sang xâm lược nước ta, Trần Quốc Tuấn đã viết bài: Hịch tướng sĩ để khích lệ lòng yêu nước, quyết chiến đấu của các tướng sĩ. Tác phẩm của Trần Quốc Tuân không những là một áng thiên cổ hùng văn mà còn “bộc lộ sâu sắc nhiệt tình yêu nước, và tinh thần trách nhiệm của ông trước hoạ ngoại xâm”.

      Trước hết, đúng như ý kiến đã nhận định, bài Hịch tướng  sĩ đã thể hiện sâu sắc nhiệt tình yêu nước của người trước hoàn cảnh đất nước đang bị ngoại xâm.

      Vì lòng yêu nước, Trần Quốc Tuấn không thể nhắm mắt bịt tai trước những hành vi ngang ngược của sứ giả nhà Nguyên mà ông đã tức giận gọi chúng lũ diều hâu  dê chó, hổ đói”, những con vật hung dữ; để bày tỏ thái độ căm thù, khinh bỉ. Bằng lối văn biền ngẫu nhịp nhàng và rắn rỏi, Trần Quốc Tuấn vạch mặt bọn giả nhân giả nghĩa, có lòng tham không đáy, mưu toan vét sạch tài nguyên của cải đất nước ta.

      "... thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụạ; để thoả lòng tham không cùng, lấy hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn,..”

      Vì lòng yêu nước, Trần Quốc Tuấn đã quên ăn, mất ngủ, đau lòng nát ruột vì chưa có cơ hội để “xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù” cho thoả lòng tức giận. Ông sẵn sàng hy sinh, để cho Tổ quốc được độc lập, tự do. Ông viết: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.

      Điều rất dễ hiểu là nếu không vì nhiệt tình yêu nước nồng nàn thì Trần Quốc Tuấn đã không thể đau đớn dằn vặt căm thù sôi sục như thế!

      Mặt khác, hài Hịch tướng sĩ còn nêu cao tinh thần trách nhiệm của vị chủ soái trước cảnh Tổ quốc đang lâm nguy bằng những lời phê phán nghiêm khắc thái độ bàng quan, chỉ biết hưởng lạc của các tướng sĩ vô trách nhiệm.

      Ông đã khéo léo nêu lên lòng yêu thương của ông đốì với các tướng sĩ, cùng với tinh thần đồng cam cộng khổ của ông để khơi gợi sự hồi tâm của họ. Giọng văn của ông vô cùng thiết tha và thấm thìa: “.. không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan thấp thì ta tăng chức, lương ít thì ta cấp bổng...”

      Tiếp đến, bằng những hình ảnh tiêu biểu đầy xúc động, ông đã nêu lên những hậu quả nghiêm trọng, không những sẽ xảy đến cho ông mà còn cho gia đình những tướng sĩ vô trách nhiệm ấy, một khi đất nước rơi vào tay quân thù. Bằng cách sử dụng các hệ thống từ dồn dập “chẳng những ... mà... cũng” lặp đi lặp lại có giá trị nêu bật những hậu quả tai hại, những nỗi khổ nhục của người dân mất nước, Tổ quốc mất độc lập, tự do:

      "... Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan mà vợ con các ngươi cũng khốn, chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên...

      Tinh thần trách nhiệm của ông còn thệ hiện ở việc ông viết nên cuốn Binh thư yếu lược để cho các tướng sĩ rèn luyện. Đối với ông,  yên nước là phải có bổn phận giữ nước, phải có hành động thiết thực cứu nước tầm binh pháp các thời để tạo nên bí quyết chống giặc, phá giặc, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện lòng yêu nước và trách nhiệm của người chỉ huy công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Chính lòng yêu nước mãnh liệt tinh thần trách nhiệm cao độ của ông đã đốt cháy lên ngọn lửa chiến đấu và chiến thắng trong lòng các tướng sĩ lúc bấy giờ.


 

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Như Yến Trân
6 tháng 4 2021 lúc 20:48

???????????

Khách vãng lai đã xóa
wowowow
6 tháng 4 2021 lúc 20:49

trước khí thế tiến công ào ạt của ba mươi vạn quân Nguyên lần thứ hai sang xâm lược nước ta, Trần Quốc Tuấn đã viết bài: Hịch tướng sĩ để khích lệ lòng yêu nước, quyết chiến đấu của các tướng sĩ. Tác phẩm của Trần Quốc Tuấn không những là một áng thiên cổ hùng văn mà còn "bộc lộ sâu sắc nhiệt tình yêu nước, và tinh thần trách nhiệm của ông trước hoạ ngoại xâm".

Trước hết, đúng như ý kiến đã nhận định, bài Hịch tướng sĩ đã thể hiện sâu sắc nhiệt tình yêu nước của người trước hoàn cảnh đất nước đang bị ngoại xâm.

Vì lòng yêu nước, Trần Quốc Tuấn không thể nhắm mắt bịt tai trước những hành vi ngang ngược của sứ giả nhà Nguyên mà ông đã tức giận gọi chúng "lũ diều hâu dê chó, hổ đói", những con vật hung.dữ; để bày tỏ thái độ căm thù. khinh bỉ. Bằng lối văn biền ngẫu nhịp nhàng và rắn rỏi, Trần Quốc Tuân vạch mặt bọn giả nhân giả nghĩa, có lòng tham không đáy, mưu toan vét sạch tài nguyên của cải đất nước ta.

"... thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụạ; để thoả lòng tham không cùng, lấy hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn,.."

Vì lòng yêu nước, Trần Quốc Tuân đã quên ăn, mất ngủ, đau lòng nát ruột vì chưa có cơ hội để "xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù" cho thoả lòng tức giận. Ông sẵn sàng hy sinh, để cho Tổ quốc được độc lập, tự do. Ông viết: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".

Điều rất dễ hiểu là nếu không vì nhiệt tình yêu nước nồng nàn thì Trần Quốc Tuấn đã không thể đau đớn dằn vặt căm thù sôi sục như thế!

Mặt khác, hài Hịch tướng sĩ còn nêu cao tinh thần trách nhiệm của vị chủ soái trước cảnh Tổ quốc đang lâm nguy bằng những lời phê phán nghiêm khắc thái độ hàng quan, chỉ biết hưởng lạc của các tướng sĩ vô trách nhiệm.

Ông đã khéo léo nêu lên lòng yêu thương của ông đốì với các tướng sĩ, cùng với tinh thần đồng cam cộng khổ của ông để khơi gợi sự hồi tâm của họ. Giọng văn của ông vô cùng thiết tha và thấm thìa: ".. không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan thấp thì ta tăng chức, lương ít thì ta cấp bổng..."

Tiếp đến, bằng những hình ảnh tiêu biểu đầy xúc động, ông đã nêu lên những hậu quả nghiêm trọng, không những sẽ xảy đến cho ông mà còn cho gia đình những tướng sĩ vô trách nhiệm ấy, một khi đất nước rơi vào tay quân thù. Bằng cách sử dụng các hệ thống từ dồn dập "chẳng những ... mà... cũng" lặp đi lặp lại có giá trị nêu bật những hậu quả tai hại, những nỗi khổ nhục của người dân mất nước, Tổ quốc mất độc lập, tự do:

"... Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan mà vợ con các ngươi cũng khốn, chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên...

Tinh thần trách nhiệm của ông còn thệ hiện ở việc ông viết nên cuốn Binh thư yếu lược để cho các tướng sĩ rèn luyện. Đối với ông, yên nước là phải có bổn phận giữ nước, phải có hành động thiết thực cứu nước tầm binh pháp các thời để tạo nên bí quyết chống giặc, phá giặc, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện lòng yêu nước và trách nhiệm của người chỉ huy công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Chính lòng yêu nước mãnh liệt tinh thần trách nhiệm cao độ của ông đã đốt cháy lên ngọn lửa chiến đấu và chiến thắng trong lòng các tướng sĩ lúc bấy giờ.

Từ sự nhìn thấu dã tâm của giặc, nhận thức rõ mối hoạ của Tổ quốc, ông đã chứng minh sự còn mất của mỗi quan tướng, gắn liền với sự thắng bại của cuộc kháng chiến; lợi ích thiết thân của họ gắn liền với lợi ích lối cao của Tổ quốc. Chính vì thế bài Hịch tướng sĩ đã biểu hiện một chủ nghĩa yêu nước chân chất mà sâu sắc, đã biểu hiện một nhận thức hồn nhiên và cụ thể đầy tinh thần trách nhiệm của Hưng Đạo Đại Vương đầy lòng yêu nước...

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 10 2018 lúc 6:13

b, Những từ ngữ, hình ảnh nổi bật:

- Đoạn 1: gầy gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn, ngơ ngơ...

- Đoạn 2: bủa giăng chi chít, mạng nhện, trời xanh, nước xanh, rì rào bất tận, mênh mông, ầm ầm

- Đoạn 3: chim ríu rít, tháp đèn khổng lồ, ngàn ngọn lửa, ngàn ánh nến trong xanh...

=> Người viết cần năng lực quan sát tỉ mỉ, tưởng tượng phong phú, so sánh, nhận xét chính xác, đa dạng...

Nhím Xù Dễ Thương
Xem chi tiết
trần văn trung
Xem chi tiết
Hạ Băng
8 tháng 3 2018 lúc 19:42

Bài làm

Dân tộc ta có một truyền thống đấu tranh chống xâm lược, từ bao thế hệ cho ông đã nối tiếp nhau đứng lên chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc và viết nên những trang sử oai hùng. Trong giai đoạn chống Pháp gay go ác liệt, để động viên cổ vũ lòng yêu nước của toàn dân, tại Đại hội Đảng lần II năm 1954 trong bài viết "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", Hồ Chủ Tịch đã khẳng định:

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước"

Thật vậy, lòng yêu nước đã trở thành truyền thống, phẩm chất của con người Việt Nam từ thế hệ nay qua thế hệ khác. Tình cảm này có khi được thực hiện bằng những hành động cụ thể, nhiều lúc thể hiện qua thơ ca. Đã có biết bao nhiêu chiến sĩ, nhà thơ đã mượn lời thơ để trang trải tấm lòng yêu quê hương của mình.

Trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là một minh chứng hùng hồn nhất của lòng yêu nước:

"Một xin rửa sạch thù nhà

Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng".

Đầu mùa xuân 1077 chiến thắng trên sông Ngư Nguyệt của Lý Thường Kiệt đánh tan 4 vạn quân Tống xâm lược đã khẳng định chủ quền dân tộc. Ta làm sao quên được bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên, tương truyền của Lý Thường Kiệt ngân nga trong ngôi đền bên sông ấy:

"Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

(Sông núi nước Nam - đã dịch ra tiếng Việt)

Chính lòng yêu nước mãnh liệt ấy mà Trần Quốc Tuấn đã phải thốt lên những lời tâm sự thiết tha và đầy chân thành:

"Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, dẫu cho trăm thây này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng" (Hịch tướng sĩ)

Và đêm đêm giấc ngủ không tròn, Nguyễn Trãi cứ mãi lo nghĩ đến quê hương đất nước:

"Những trằn trọc trong cơn mộng mị

Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi".

Đến lúc thực dân Pháp xâm lược nước ta, tinh thần yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.

Với giọng thơ hào hùng, Phan Bội Châu con người tài cao chí lớn, dù bị giam trong nhà lao vẫn tự hào, vẫn không mất nhuệ khí của người trai:

"Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù"

(Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông).

Đối với người yêu nước, tù đày khổ sở mà bọn giặc cố tình hành hạ cũng không làm cho họ chùn bước ngã lòng, mà ngược lại đó là dip để cho "người lớ bước" thể hiện khí phách của mình:

"Những kẻ vá trời đi lở bước

Gian nan chi kể việc con con"

(Đập đá ở Côn Lôn)

Mang một nỗi trăn trở khôn nguôi trước thực trạng của đất nước, người trai như gánh nặng một trọng trách là không thể thốt thành lời. Trần Tuấn Khải đã mượn hình ảnh cô gái "gánh nước đêm" để trang trải nỗi lòng mình khi đứng trước thời cuộc, trước cảnh đất nước bị nô lệ.

"Em bước chân ra

Con đường xa tít

Non sông mù mịt

Gánh nặng em trở ra về...

... Nước non gánh nặng

Cái đức ông chồng hay hỡi còn hay?

Em trở vai này..."

Từ năm 1930 cuộc đấu tranh giành độc lập được tiến hành dưới ngọn cờ của giai cấp vô sản, những người thanh niên trẻ yêu nước, giác ngộ lí tưởng sẵn sàng hiến dâng đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.

"Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời".

(Từ ấy - Tố Hữu)

Cũng trong lúc này, những tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm của giới thanh niên trẻ đáng để chúng ta khâm phục. Họ là những chiến sĩ "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" như Lý Tự Trọng, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu... những Người đã viết lên những trang sử oai hùng.

Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét và tiêu biểu nhất: là hình tượng của Bác Hồ, người cha già của dân tộc, vị lãnh tụ đánh kính, là linh hồn cuộc kháng chiến. Bác đã từ bỏ tuổi thanh xuân của mình ra đi tìm đường cứu nước và luôn mang trong tim một quyết tâm đánh đuổi kẻ thù ra khỏi đất nước. Trong tù ngục, Bác đã trằn trọc suốt đêm vì mãi lo nghĩ đến sự nghiệp cách mạng còn dang dở:

"Một canh... hai canh... lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh"

(Không ngủ được - Hồ Chí Minh)

và truyền thống ấy được dân tộc ta phát huy tới đỉnh cao trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm - cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Giai đoạn này toàn dân trẻ, già, trai, gái... đều hiến dâng sưc lực, trí tuệ của mình để tham gia vào cuộc đấu tranh giữ nước:

"Lớp cha trước, lớp con sau

Đã thành đồng chí chung câu quân hành".

Và cũng biết bao tấm gương yêu nước của các chiến sĩ cách mạng đã làm cho kẻ thù khiếp sợ... như anh Nguyễn Văn Trỗi với chính phút cuối cùng của đời anh (Sống như anh); như chị Sứ vẫn hiên ngang giữ được phẩm chất anh hùng của mình trước cái chết gần kề (Hòn Đất); như anh giải phóng quân kiên cường dũng cảm trên đường băng Tân Sơn Nhất:

"... Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường.

Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ"

(Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân)

Rõ ràng với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã viết tiếp những trang sử vàng của Lê Lợi, Quang Trung:

"Chi Lăng bài học thuở xưa

Người đi thì có, người về thì không"

Lòng yêu nước đã khiến cho nhân dân ta có sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khăn gian khổ, chiến thắng bọn cướp nước và bán nước. Đáng tự hào thay sự hi sinh cao cả đầy anh dũng của những người con nước Việt.

Có thể nói lòng yêu nước của dân tộc ta là nhân tố quyết định thắng lợi trong công cuộc đấu tranh chống xâm lược, để bảo vệ Tổ quốc. Em nguyện sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của cha anh đã ngã xuống vì độc lập, tự do, vì hạnh phúc của nhân dân.

Wall HaiAnh
8 tháng 3 2018 lúc 19:37

Bài làm

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũn bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất. Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh. Đó chẳng phải là tinh thần yêu nước sao! Hay đài báo, ti vi cũng đề cao vấn đề đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, ủng hộ người nghèo. Những chương trình tìm hiểu đất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa chiều của đất nước. Tất cả, tất cả cũng vì cái lí tưởng cao đẹp ấy cả. Cụ thể nhất là những người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên. Chính tinh thần yêu nước đã thúc giục họ. Đó là động lực đồng thời cũng là mục tiêu, niềm khởi hứng, sự hạnh phỳc đối với họ khi được bảo vệ non sông thân yêu, giữ gìn tinh thần yêu nước. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

~Hok tốt~

Hạ Băng
8 tháng 3 2018 lúc 19:43

Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 đã xây dựng thành công hình ảnh những con người Việt Nam kiên cường, bất khuất với một tinh yêu quê hương đất nước tha thiết, sâu nặng. Bên cạnh hình ảnh những chiến sĩ trực tiếp chiến đấu trên mặt trận còn có những con người hi sinh lặng thầm nơi hậu phương đế góp phần vào thắng lơi của kháng chiến. Đó là những người nông dân có lòng yêu nước thiết tha, bình dị, sâu sắc. Truyện ngắn Làng của Kim Lân đã xây dựng thành công hình ảnh nhân vật ông Hai - một người nông dân chân chất nhưng mang nặng tình yêu làng và lòng yêu quê hương, có tinh thần kháng chiến mạnh mẽ.

Phải đi tản cư do làng bị địch chiếm đóng nhưng ông lại không lúc nào nguôi nỗi nhớ về làng mìríh. Đó là nỗi nhớ da diết của một con người cả đời gắn bỏ sâu nặng với mảnh đất nơi mình sinh ra, lớn lên. Tình yêu ấy được Kim Lân cảm nhận một cách sâu sắc và thể hiện hết sức giản dị. chân thành.

Những ai đã đọc Làng đều cảm nhận được ở ông Hai tình yêu, sự gắn bó sâu sắc với làng xóm, với quê hương. Đối với người nông dân chất phác ấy, tình cảm với làng quê, thôn xóm là tình cảm tự trong tim, ngấm sâu vào máu thịt. Cũng như bao người dân lao động khác, cả một đời ông Hai gắn bó với mảnh đất quê nghèo mà nặng sâu ân tình. Cái làng Chợ Dầu ấy đã trở thành nguồn vui sống của ông. Tác giả đã để cho ông Hai bộc lộ tình yêu đó một cách chân thật, nồng nhiệt, vừa có những .nét quen thuộc vừa có những nét riêng biệt chỉ có ở ông Hai. Yêu làng, ông yêu tất cả những gì thuộc về làng, thậm chí yêu cả những cái mà ông và biết bao người đã phải khổ sở vì nó. Ông Hai tự hào vì làng Chợ Dầu của ông có những ngôi nhà ngói san sát, sầm uất, đường trong làng toàn lát bằng đá xanh, trời mưa đi từ đầu làng đến cuối xóm bùn không dính đến gót chân. Tháng năm ngày mười phơi rơm và thóc tốt thượng hạng, không có lấy một hat thóc đất... Ông tự hào về tất cả những nét độc đáo, những thứ đả làm nên bề dày lịch sử của làng ông.

Nhưng tình yêu làng của người nông dân ấy không bất biến mà thay đổi theo thời gian, theo sự biến chuyển của thời đại. Kháng chiến nổ ra mang theo những luồng tư tưởng mới chiếu rọi tâm hồn ông. Giờ đây, đối với ông Hai, cái lăng cụ Thượng, cái sinh phần kia đều đáng căm thù; niềm tin về làng là những ngày khởi nghĩa dồn dập, những buổi tập quán sự có cụ râu tóc bạc phơ cũng vào gậy tham gia; những hố, những ụ, những hào ,chòi phát thanh. Tất cả những điều đó, từ những cái nhỏ nhặt cho đến điều lớn lao, đều trở thành đối tượng của tình yêu tha thiết, đậm sâu trong ông. Qua những lời khoe của ông Hai, ta có cảm tưởng như cảnh vật, làng xóm đã hằn in trong ông chiếm trọn con tim, khối óc người nông dân ấy.

Yêu làng, ông Hai có nhu cầu thể hiện, thổ lộ tình yêu ấy với tất cả mọi người. Đi đến đâu ông cũng khoe về cái làng của ông. Ông say sưa kể về làng của mình mà không cần biết người nghe có chú ý hay không. Mỗi khi bắt đầu nói về làng, “hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mắt biến chuyển”. Chỉ một chi tiết ấy thôi, Kim Lân đã khắc họa thành công tình cảm thiêng liêng của ông Hai dành cho mảnh đất quê mình. Tình yêu ấy luôn ấm nóng trong trái tim ông và càng trở nên mạnh mẽ hơn khi ông phải xa làng. Trong những ngày xa quê, sống nơi sơ tán xa lạ. chính tình yêu làng đã trở thành sức mạnh trong ông. Những khi mệt nhọc, chỉ cần nghĩ về làng, kể chuyện làng là ông quên hết tất cả.

Nếu như cuộc sống cứ diễn ra yên bình như thế thì tình yêu làng của ông Hai mới chỉ là “tâm lí làng xã” của những người dân quê Việt Nam - những con người cả đời gắn bó với luỹ tre, cây đa, bến nước, sân đình; yêu nơi “chôn rau cắt rốn” bằng một tình yêu bản năng, máu thịt. Kim Lân đã để cho nhân vật trải qua tình huống truyện độc đáo: ông Hai nghe tin làng theo Tây. Đây chính là tác nhân làm bùng nổ tình yêu nước thiết tha, sâu đậm của ông. ở người nông dân ấy, tình yêu làng gắn liền với lòng yêu nước: Ta bắt gặp ở đây chân lí về cội nguồn của lòng yêu nước theo quan điểm của nhà văn Liên Xô (cũ) I. Ê-ren-bua: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”'.

Nghe tin làng theo giặc, “cổ ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân.., ông lão lảng đi, tưởng như không thể thở được”. Trong ông đã diễn ra một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt: ông tủi nhục, đớn đau, ông tự giày vò, ông hoài nghi rồi lại tự nhủ mình phải tin vì mọi chuyện đã hết sức rõ ràng. Cuốì cùng, ông cay đắng rít lên: “Chúng bay ăn miệng cơm hay ăn miệng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này...”. Tiếng rít ấy là tiếng nói của lòng căm hờn, sự căm giận đang ngùn ngụt trong lòng ông Hai. Trong ông đang có cuộc giằng co dữ dội: Ông yêu làng, làng ông đáng tự hào là thế, mà giờ lại theo Tây. Tình cảm của ông phải thế nào đây? Nhưng sự giằng co- ấy nhanh chóng đi đến kết luận: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì ta phải thù”. Một thái độ dứt khoát, một tình yêu mạnh mẽ nhưng không mù quáng. Tình yêu làng trong ông rất mãnh liệt, nhưng làng phải gắn với nước. Giờ đây, làng Chợ Dầu của ông theo Việt gian, tức là hại nước, hại cách mạng thì không thế yêu làng như xưa được nữa. Niềm đau, sự oán trách cũng như thái độ kiên quyết... tất cả, tất cả đều là biểu hiện sống động nhất của tình yêu nước trong ông Hai.

Những diễn biến trong cảm xúc, tâm trạng, những suy nghĩ và cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt của ông Hai trong những ngày nghe tin làng theo Tây chính là tình huống giúp Kim Lân khắc họa rõ nét hơn bức chân dung tinh thần và lòng yêu nước sâu nặng, tình yêu làng tha thiết của ông Hai. Ông thấy tủi hổ vì niềm tự hào bấy lâu nay của ông giờ thành ra như thế. Ông chỉ biết “cúi gằm mặt xuống mà đi”, ông thương lũ con ông vì chúng có một quê hương đáng xấu hổ: “nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu”. Suốt những ngày đó, ông không dám đi đâu, chỉ “nằm rũ ở trên giường, không nói gì”, “quanh quẩn trong cái gian nhà chật chội mà nghe ngóng”, lúc nào cũng nơm nớp lo âu. Ta bỗng hiểu hơn tại sao tác giả lại kể và tả tỉ mỉ những biểu hiện của tình yêu làng nơi ông Hai những ngày làng còn chưa bị đồn là theo Tây. Nó là sự đối nghịch với thái độ kiên quyết khi nghe tin làng làm Việt gian, là sự khẳng định mạnh mẽ tình yêu nước lớn lao trong ông. Tình yêu ấỵ không chỉ là bản năng mà đã trở thành ý thức của một công dân. Nó gắn liền với tình cảm dành cho kháng chiến và đối với Cụ Hồ, được thể hiện thật cảm động khi ông giãi bày tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với Cụ Hồ, với anh em đồng chí và là lời tự nhủ của chính ông trong những lúc căng thẳng, thử thách. Ông mong “anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ soi xét cho bố con ông”. Những lời bộc lộ chân tình ấy là biểu hiện của tấm lòng trung thành tuyệt đốì với cách mạng, với kháng chiến mà biểu tượng là Cụ Hồ; cũng là thể hiện tình yêu đất nước thiết tha của ông Hai. Tình cảm của một người nông dân nghèo đối với đất nước và kháng chiến thật sâu nặng và thiêng liêng: “chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”.

Niềm vui sướng vỡ òa khi ông Hai biết rằng làng mình vẫn là làng Kháng chiến Không còn nỗi tủi nhục đè nặng trong lòng, ông lại tiếp tục khoe về làng Chợ Dầu anh dũng của mình, “lại ngồi, trên chiếc chõng tre, vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái Làng của ông”. Người nông dân vốn gắn bó với nhà cửa ruộng vườn... Phải bỏ nhà ra đi họ đã xót xa lắm, ông Hai cũng thế. Nhưng ta lại bắt gặp hình ảnh ông Hai tất bật đi khoe cái tin “Tây nó đốt hết nhà tôi rồi, hết hẳn”, ông sung sướng bởi việc Tây đốt nhà là biểu hiện của làng ông trong sạch, làng ông không làm Việt gian. Làng vẫn là tình yêu, là niềm tự hào tha thiết của ông Hai. Nhà ông bị đốt hết nhưng như thế có là gì. Đó chỉ là một phần ông cống hiến cho đất nước. Tài sản riêng mất mát nhưng cách mạng, đất nước sẽ vững mạnh hơn, đó mới thực sự là niềm vui, là hạnh phúc.

Tình yêu làng, yêu nước, hòa quyện trong tâm hồn người nông dân mộc mạc, chất phác thật đẹp biết bao. Làng của Kim Lân là một khúc ca về tình yêu quê hương đất nước mà những người lao động nghèo là những thanh âm trong trẻo, réo rắt nhất, để lại bao dư âm lắng đọng trong lòng độc giả.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 4 2017 lúc 17:56

- Mở bài 1:

    + Đề tài được triển khai trong văn bản là nội dung bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta 1945

    + Tính tự nhiên, hấp dẫn khi trích hai bản tuyên ngôn: Tuyên ngôn của Mĩ, Pháp với cơ sở tư tưởng và nguyên kí cho bản Tuyên ngôn độc lập Việt Nam

- Mở bài 2

    + Đề tài văn bản là nội dung nghệ thuật của Tống biệt hành – Thâm Tâm

    + Sử dụng phương pháp so sánh tương đồng để nêu đề tài, giới thiệu (so sánh giữa Thâm Tâm và Tống biệt hành- Thôi Hiệu và Hoàng Hạc Lâu

- Mở bài 3:

    + Đề tài: độc đáo, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

    + Tính tự nhiên và hấp dẫn: nêu thành tựu trước Nam Cao, tạo ra bước đệm để tôn lên tài năng của Nam Cao

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
3 tháng 10 2023 lúc 15:17

- Người viết đã chọn cách triển khai ý tưởng và thông tin bằng cách thuyết minh.

- Biểu hiện cụ thể và hiệu quả của cách triển khai ấy:

+ Xuồng: giới thiệu về đặc điểm, cách thức hoạt động của một số loại xuồng phổ biến.

Người đọc có thêm sự hiểu biết về xuồng miền Tây

+ Ghe: giới thiệu về đặc điểm, cách thức hoạt động của một số loại ghe phổ biến

Người đọc có thêm kiến thức về các loại ghe miền Tây.