Hãy cho biết ý nghĩa của hợp chất (H2SO4)
Giúp mình nha mai mình kiểm tra rồi :((
Hãy nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ những năm 1905-1908 lãnh đạo lực lượng, quy mô, tính chất, phương pháp đấu tranh, ý nghĩa? Giúp mình với mai kiểm tra rồi!!Cảm ơn trước ạ
* Ýnghĩa:
- Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ, thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, đánh dấu thời kì đấu tranh mới của nhân dân Ấn Độ.
- Hoà chung vào trào lưu dân tộc, dân chủ của nhiều nước Châu Á trong những năm đầu thế kỷ XX, góp phần thức tỉnh các dân tộc khác ở châu Á tiến hành đấu tranh cách mạng chống chủ nghĩa thực dân.
Em có nhận xét gì về việc làm của nha Lý đối với nhân dân ?
Ý nghĩa của cuộc tấn công trước để tự vệ của Lý Thường Kiệt?
Giúp mình với mai kiểm tra rồi
Sử 7 - Bài 11 -CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC TỐNG (1075-1077)
I .GIAI ĐỌAN THỨ NHẤT –1075
Lý Thường Kiệt đánh Ung Châu
Vị trí Khâm Châu tại Quảng Tây
Vị trí Ung Châu (ngày nay là Nam Ninh) tại Quảng Tây
1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta.
- Nhà Tống muốn bành trướng thế lực và giải quyết khó khăn tài chánh ,xã hội trong nước .
- Nhà Tống cấm buôn bán ở biên giới , dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ,xúi Chămpa đánh lên phía nam, nhằm làm suy giảm lực lượng của nhà Lý.
- Nhà Lý cử Thái úy Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy cuộc kháng chiến; tăng cường lực lượng quốc phòng .
- Để ổn định phía nam, Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt đem quân đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Chămpa.
Lý Thường Kiệt vây Ung Châu
2.Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ.
* Hoàn cảnh :
- Nhà Tống chuẩn bị xâm lược Đại Việt
- Lý Thường Kiệt chủ trương độc đáo sáng tạo:”tiến công trước để tự vệ”, ông nói: “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”
*Thực hiện:
-Mục tiêu đánh thành Ung Châu , Châu Khâm, Châu Liêm là căn cứ xuất phát , là địa điểm tập trung lương thực , vũ khí tiến hành những trận đánh thăm dò Đại Việt của Nhà Tống.
-Cuối năm 1075, 10 vạn quân ta , chia làm 2 đạo tiến vào đất Tống:
+Đạo quân bộ vượt biên giới đánh lên Châu Ung .
+Lý Thường Kiệt chỉ huy quân thủy , đổ bộ vào Châu Khâm... rồi từ đó tiến về phía thành Ung Châu.
-Trên đường tiến quân, để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc, Lý Thường Kiệt nói rõ mục đích tự vệ của mình.
-Sau 42 ngày đêm công phá ta chiếm được thành, chủ động rút quân, chuẩn bị phòng tuyến chặn địch ở trong nước.
* Ý nghĩa.:làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược Đại Việt của Nhà Tống.
* Hành quân để tự vệ, không là xâm lược: ta tấn công khu quân sự, kho lương thảo, nơi chuẩn bị xâm lược nước ta, ta treo bảng nói rõ mục đích tấn công để tự vệ, sau đó ta rút quân.
Xem thêm
Lý Thường Kiệt -http://violet.vn/diepdoan/entry/edit/entry_id/1230845
Trận chiến thành Ung Châu :http://violet.vn/diepdoan/entry/show/entry_id/1231013
CHIẾN DỊCH ĐÁNH TỐNG 1075
Chiến dịch đánh Tống 1075 là tên gọi của chiến dịch do Lý Thường Kiệt của nhà Lý phát động nhằm tấn công quân Tống ở 3 châu dọc theo biên giới Tống-Việt năm 1075-1076.
Hoàn cảnh lịch sử
Nước Tống dưới thời Tống Thần Tông bị sự uy hiếp của các Liêu và Hạ phương Bắc, phải cống nộp nhiều của cải và bị cắt nhiều phần lãnh thổ. Tể tướng Vương An Thạch rất chú ý đến phương Nam và muốn lập công to ở ngoài biên, tâu lên vua Tống rằng: "Giao Chỉ vừa đánh Chiêm Thànhbị thất bại, quân không còn nổi một vạn, có thể lấy quân Ung Châu sang chiếm Giao ChỉTri châu Tiêu Chú ở Ung Châu đã có lần dâng sớ về triều xin đánh Đại Việt kẻo sau có đại họa. Nhưng Tiêu Chú bị bãi chức. Khi họ Vương lên cầm quyền, Tiêu Chú được phục chức vì ông là người am hiểu mọi vấn đề Đại Việt đang nằm trong Kế hoạch mở rộng xuống phương Nam của Vương tể tướng. Dự án ấy không riêng lo khuếch trương về phương Nam mà còn lấy khí thế để mở rộng cương vực cho Trung Nguyên về phương Bắc nữa (đánh Liêu và Hạ).
Thái độ của triều LýNhà Tống để ý đến thái độ của Lý triều thì thấy nhà Lý có vẻ ngang ngạnh nên sinh nghi. Sự thật Lý triều đã nhân cuộc đánh phá của Nùng Trí Cao năm 1054 mà bành trướng ngầm lãnh thổ của mình bằng cách xúi biên dân người Việt lấn đất và sinh sự trong một thời gian khá dài[2].
Sau đó năm 1060 quan Lạng châu mục là Thân Thiệu Thái đem binh vào huyện Nhử Ngao ở châu Tây Bình thuộc địa giới nhà Tống để bắt người bỏ trốn. Bắt sống được nhóm ấy nhưng có lẫn cả Dương Lữ Tài là một viên quan nhà Tống và nam, nữ, trâu, ngựa không thể đếm xuể. Nhà Tống sai quan Lại Bộ Thị Lang là Dư Tĩnh đến Ung Châu thảo luận về việc ấy. Vua lại sai Bùi Gia Hựu tới Ung Châu bàn nghị. Dư Tĩnh đem nhiều của đút lót Bùi Gia Hựu và gởi thư cho Hựu mang về, xin vua trả lại Dương Lữ Tài. Nhà vua không xét[3].Tống triều nén giận, giữ tình hòa hảo nhưng vẫn đợi dịp thuận tiện để xâm lăng Đại Việt mà từ lâu Tống coi như kẻ thù trong suốt mười năm. Tiêu Chú sau khi được phục hồi liền tới Quế Châugiao dịch với các tù trưởng từ đạo Đặc Ma đến châu Điền Đống được hiểu lúc này Lý triều thắngChiêm Thành, cướp thêm được 3 châu của người Chiêm, dân sinh quốc kế rất thịnh đạt. Tiêu Chú có ư trù trừ. Nhưng đến năm 1072 vua Thánh Tông qua đời, Dương Hậu và Ỷ Lan giành nhau quyền vị.
Thái hậu Linh Nhân (Ỷ Lan) có tính hay ghen ghét, thấy bà đích mẫu (tức bà Thái hậu họ Dương ở cung Thượng Dương) được tham dự việc triều chính mới bảo vua rằng: "Mẹ già khó nhọc nuôi con để có ngày nay, đến lúc phú quý thì người khác hưởng, ăn ở như thế thì đặt ***** già này vào chổ nào?"[3].Nhà vua tuy nhỏ bé nhưng cũng có hiểu biết chút ít rằng, mình không phải là con của Thái hậu Thượng Dương, bèn đem Thái hậu Thượng Dương và 72 người thị nữ ở cung Thượng Dương rồi bức bách bắt đem chôn sống theo vua Thánh Tông[3].
Vua Lý Nhân Tông là thái tử Càn Đức lúc này mới 7 tuổi, trong triều hai đại thần văn võ là Lý Đạo Thành và Lý Thường Kiệt chính kiến bất đồng. Tống triều hỏi ý Tiêu chú nhưng Tiêu Chú không tán thành cuộc Nam chinh. Tiêu Chú đáp: "Xưa tôi cũng có ý đấy. Bấy giờ quân khê động một người ta có thể địch được mười, khí giới sắc và cứng; người thân tín thì tay chỉ, miệng bảo là điều khiển được. Nay hai điều ấy không như trước; binh giáp không sẵn sàng, người tin chết quá nửa. Mà người Giao Chỉ lại sinh tụ, giáo hối đã mười lăm năm rồi. Bây giờ, nói quân Giao Chỉ chưa đầy một vạn thì sợ sai.Trái lại, Binh bộ Thị lang Thẩm Khởi lại rất sốt sắng đánh Đại Việt. Vua Tống liền phái Thẩm Khởi thay Tiêu Chú làm Quảng Tây kinh lược sứ năm 1073 lo việc xuất quân.
Việc thứ nhất của Thẩm Khởi là đặt các doanh trại, sửa đường tiếp tế. Việc thứ hai là động viên 52 động thuộc Ung Châu sung công các thuyền chở muối để tập thủy chiến. Sợ Đại Việt biết, ông cấm hẳn mọi việc buôn bán, giao dịch giữa các biên dân Việt Hoa.Việc thứ hai của Thẩm Khởi là phủ dụ các tù trưởng lệ thuộc về Lý triều theo Tống được Lưu Kỷ ở Quảng Nguyên, Nùng Thiện Mỹ ở Bắc Cạn, giáp Thất Khê hưởng ứng. Theo Nguyễn Văn Tố, họ Thẩm chứa chấp Nùng Thiện Mỹ và việc này đă đến tai người Việt[4]. Công việc đang tiến triển thì tháng ba năm 1074, Chuyển vận sứ Quảng Tây tỏ ý phản đối Thẩm Khởi về các hoạt động kể trên. Thêm nữa, Thẩm Khởi đă lầm lỗi trong nhiều việc nên bị đổi đi Đàm Châu và chính Vương An Thạch cũng không tin rằng Thẩm giải quyết nổi vấn đề Đại Việt. Bấy giờ vua Tống trách Thẩm Khỉ vì tội tự tiện nhận bọn Nùng Thiện Mỹ mà không hỏi, cũng không đồng ý cho Lưu Kỷ nhập Tống vì sợ nhà Lý giành lại.
Ngoài ra, lúc này Tống đang mắc vào chuyện chiến tranh với Liêu, Hạ chưa xong nên việc đánh Đại Việt phải ngừng lại.Năm 1073 Lý Thường Kiệt đã tập trung nhiều quân ở biên giới, lộ vẻ đánh vào đất Tống.
Vua Tống được tin nhà Lý tụ binh, báo gấp cho Tô Giám là viên quan coi Ung Châu dặn rằng nếu Giao Chỉ phạm đến Ung Châu thì phải kiểm quân cố thủ, không được khinh địch (1074).Đầu năm 1075, Tể tướng Vương An Thạch cắt đất cho nước Liêu, nhà Tống tạm yên, có thể tăng cường binh lực cho Lưu Di. Di cho đóng chiến hạm, dùng thuyền muối để tập thuỷ binh... và cấm người Việt sang buôn bán để tránh sự thám thính.Tình hình đang căng, Lý Thường Kiệt lại đưa biểu tới triều Tống đòi lại Nùng Thiện Mỹ (thủ lãnh châu Ân Tình đã theo Tống) và bộ thuộc để trừng trị. Vua Tống từ chối trả Thiện Mỹ cho nhà Lý.
Đại Việt xét đánh trước có lợi hơn và tính rằng quân Tống có vào Đại Việt tất phải qua Ung Châu theo đường bộ và qua các cửa biển Khâm Châu và Liêm Châu theo đường thủy nên họ quyết tâm phá trước các cứ điểm này của người Tống.Diễn biến
Ngày 27 tháng 10 năm 1075, Vi Thủ An từ Tô Mậu vào đánh Cổ Vạn, chiếm được trại Cổ Vạn. Tin tức đến tận trung tuần tháng 11 mới tới được triều đình Biện Kinh của Tống tức gần tháng rưỡi. Nhưng người Tống mới chỉ nghĩ là những việc cướp nhỏ mà thôi, Tống Thần Tông còn bảo Lưu Di kể tên những người có chiến công và giúp đỡ những người có nhà bị cướp và bị đốt.Tháng 10 năm 1075 Thường Kiệt tập trung thủy quân Đại Việt ở Đồ Sơn (vịnh Hạ Long) theo lối sau các núi đá mà tiến vào Khâm Châu; còn đi đánh Ung Châu (Nam Ninh) lục quân của quân Lý cũng chia nhiều đường:
Từ Quảng Nguyên theo bờ sông Tả tiến đánh trại Thái Bình.Từ hai châu Tô, Mậu vượt núi qua Lộc Châu, Cổ Vạn, Tư Lăng, Thượng Tứ.Từ châu Quảng Lăng tiến qua Thái Bình, Bằng Tường, Tư Minh và trại Vĩnh Bình.Về mặt địa lý thì các vùng về phía Tây Bắc biên giới hai nước lúc này chưa định rõ, các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu ngày nay cũng không phải đất của nhà Lý, cũng không thuộc triều Tống. Biên giới mà Tống-Lý trực tiếp giao nhau là Ung Châu gồm các trại Thiên Long, Cổ Vạn tiếp giáp Vĩnh An, Tô Mậu (Quảng Ninh); trại Vĩnh Bình tiếp một phần Quang Lang (Lạng Sơn, Lạng Châu) và một phần Quảng Nguyên (Cao Bằng); các trại Thái Bình và Hoành Sơn tiếp Quảng Nguyên. Khâm Châu sát trại Thiên Long và tiếp Vĩnh An của nhà Lý ở cửa Để Trạo.
Theo kế hoạch, nếu thủy quân chiếm được Khâm Châu thì tiến thẳng lên Ung Châu. Đề phòng người Tống xâm nhập vào đất Việt, quân Đại Việt cũng chia ra đóng ở nhiều căn cứ theo dọc đường biên giới. Đại khái quân hạ du của Lý đóng ở Vĩnh An và thượng du thì theo dọc biên thùy từ các châu Quảng Nguyên, Quảng lăng, Tô Mậu. Tổng số quân Đại Việt có từ 8 đến 10 vạn.
Cùng theo quân Lý tiến công vào Tống lần này, quân số khê động không rõ, chỉ biết rằng quân man đi trận, mang cả vợ con đi theo. Có người nói với Vương An Thạch: "...Khi Giao Chỉ vào cướp, quân có sáu vạn, trong đó có nhiều đàn bà, trẻ con. Man dân kéo hết cả nhà di theo, chỉ để một vài người ốm yếu ở nhà..." để chỉ quân khê động. Về phía nhà Tống thì quân số cả nước lúc này chỉ khoảng 380.000 người[5] và chủ lực tinh nhuệ lại tập trung ở phía Bắc nơi phải chịu sự đe dọa từ các lực lượng xâm lăng của Hạ và Liêu. Quân Tống ở phương Nam chiến đấu kém hơn nhiều.Phòng ngự Ung Châu gồm hai đoàn. Mỗi đoàn có 5000 quân. Giữ biên thuỳ Đại Việt, có một tướng lại chia làm hai phần: 2000 quân đóng ở thành Ung, 3000 chia đóng ở 5 trại tiếp giáp Đại Việt: Hoành Sơn, Thái Bình, Vĩnh Bình, Cổ Vạn, Thiên Long.
Khâm Châu và Liêm Châu sát biển tiếp giáp Quảng Ninh và Lạng Sơn ngày nay, đặt viên Phòng biên tuần sứ cai quản đoàn quân Đằng Hải để hợp với quân của hai viên tuần kiểm, không quá 500 người, đóng ở hai trại: Như Tích giáp biên thuỳ châu Vĩnh Anh và Để Trạo ở cửa sông Khâm Châu.Thường Kiệt đem thủy quân đánh vào căn cứ quân sự của Tống ở ven bờ biển thuộc Quảng Đông. Cùng một lúc Tôn Đản phụ trách lục quân chia ba đường kể trên đánh vào Quảng Tây, quấy rối các trại Hoành Sơn, Thái Bình, Vĩnh Bình, Cổ Vạn trên tiền tuyến của Ung Châu. Hàng rào này bị đổ mặc dầu quân Tống xuất toàn lực cứu cấp nhau và chống đỡ các miền Tây và Tây Nam. Nhiều chúa trại bị tử trận (chúa trại Hoành Sơn, Vĩnh Bình, Thái Bình v.v.) Mặt Đông Nam thiếu sự phòng bị. Quân Tống bị đánh bất ngờ ở địa điểm này và tất nhiên quân Đại Việt phải đánh mạnh vào đây hơn hết.
Về phía Khâm Châu và Liêm Châu quân Tống hoàn toàn bị bất ngờ, ngày 30 thág 12 năm 1075 Khâm châu bị chiếm. Ba ngày sau Liêm châu cũng mất, chúa các trại Như Tích và Để Trạo đều tử trận. Viên coi Khâm Châu là Trần Vĩnh Thái trước đó đã có người báo cho là Giao Chỉ sắp vào đánh, nhưng Thái không tin, đến khi chiến thuyền của Lý đã tới đến nơi, Thái vẫn còn bày rượu uống. Quân Lý đột nhập vào thành không mất người nào, bắt Vĩnh Thái và bộ hạ, lừa lấy của cải rồi đem giết hết.Nhìn chung quân Lý với lực lượng áp đảo tiến ào ạt rồi thẳng lên Ung Châu không gặp một sức kháng cự nào đáng kể. Ở Liêm châu, vì đã biết tin Khâm châu mất nên có phòng bị đôi chút nhưng quân Lý ào ạt kéo vào, quân số lại đông hơn nhiều nên chiếm Khâm Châu rồi bắt tới 8.000 tù binh dùng để đưa đồ vật cướp được xuống thuyền sau cũng đem giết sạch. Viên coi Khâm châu là Lỗ Khánh Tôn và bộ hạ cũng đều tử trận. Chỉ có 7 ngày quân Đại Việt đã có mặt ở chân thành Ung Châu.
Ngày 10 tháng chạp, Tôn Đản kéo đến Ung Châu. Cánh quân chiếm được Khâm Châu tiến lên Ung Châu. Cánh chiếm được Liêm Châu tiến sang miền Đông Bắc chiếm châu Bạch[6].Nửa tháng sau Ty kinh lược Quảng Tây mới hay tin về cuộc tấn công này để thông báo về triều. Vua tôi nhà Tống hết sức bối rối. Rồi nhiều nơi khác bị mất lại được cáo cấp về, Tống triều lại càng hoang mang thêm, sau đó có lệnh của Tống Thần Tông cho Quảng Châu, Quảng Tây phải cố thủ ở các nơi hiểm yếu nhất, vận- chuyển tiền, vải, lương thực để khỏi lọt vào tay quân Lý, cách chức Lưu Di, cử Thạch Giám thay coi Quế Châu và đưa viện binh tới các thị trấn đang bị uy hiếp.
Trận Ung Châu Ngày 10 tháng chạp (18 tháng 1 năm 1076) đại quân nhà Lý cũng tới thành Ung. Mấy vạn quân của Lý Thường Kiệt, Lưu Kỷ và các tù trưởng khác vây thành Ung vài vòng kín như bưng. Tướng giữ thành là Tô Giám thấy thế quân Đại Việt mạnh nên đã áp dụng triệt để chính sách cố thủ để chờ viện quân, tính chỉ hai tuần lễ có thể đến nơi. Tô Giám ban đầu tin rằng Ung Châu cách Quế Châu chỉ có 14 ngày đường, nên viện binh thế nào cũng sẽ đến kịp cho nên đóng cửa thành cố thủ. Kiểm điểm binh lương, trong thành Ung lúc ấy chỉ có 2.800 quân. Dân thành Ung tất cả được gần 6 vạn người bấy giờ sợ hãi đạp nhau mà chạy. Ông đem hết công nhu (tiền công) phát hết cho dân khích lệ mọi người vững lòng, kiên trí. Kẻ nào bỏ trốn phải tội theo quân lệnh (Địch Tích là một bộ hạ dưới trướng của Tô bị chém trong trường hợp này). Ông còn phao tin viện quân không còn xa thành là bao nhiêu.Nếu không có sự khôn ngoan khéo léo này, có lẽ quân dân trong thành Ung đã đào tẩu hết. Trước đó con Tô Giám là Tử Nguyên làm quan ở Quế Châu đem gia đình đến thăm cha, lúc sắp trở về thì thành Ung bị vây, Tô Giám lại bắt Tử Nguyên để vợ con ở lại chỉ được về Quế Châu một mình mà thôi chứng tỏ ông hăng hái quyết tâm chống lại quân Lý, được lòng quân dân lắm.
Lúc này Lưu Di tướng quân giữ Quế Châu nghe tin thành Ung bị nguy liền phái Trương Thủ Tiếtđem quân đi cứu. Đạo quân này không dám tiến thẳng đến Ung châu, đi vòng theo đường Quí Châu tới Tân Châu rồi nghe ngóng. Ung Châu bị vây gấp quá, Tô Giàm cho người mang lạp thư viết vào giấy rồi bọc trong nến mà ngậm vào miệng phá vòng vây ra báo cho Trương Thủ Tiết hay. Tiết bất đắc dĩ kéo quân đi, đến giữ ải Côn Lôn giữa Tân châu và Ung châu, cách Ung 40 cây số thì bị Lý Thường Kiệt cho quân đón đánh, giết luôn Trương Thủ Tiết và bắt nhiều tù binh. Việc này vào ngày 4 tháng giêng âm lịch.Để công phá Ung Châu, mấy vạn quân Lý bắc thang mây để leo thành. Quân Tống dùng đuốc mà đốt nên không thể bắc gần được. Lý Thường Kiệt lại dùng tên độc mà bắn, người ngựa trên thành chết nằm gối lên nhau. Quân Tống dùng thần tư (một loại nỏ) ra bắn. Voi và quân sĩ của Lý Thường Kiệt có nhiều người bị chết. Thành cao và cứng, đánh phá hơn 40 ngày không hạ được.
Ngày 1 tháng 3 năm 1076, Ung Châu bắt dầu nguy kịch. Quan quân Lý bắt dân Tống, sai lấy túi đất đắp vào chân thành để leo lên. Thường Kiệt theo đó mà lên đánh, thành bị thất thủ sau 42 ngày kháng cự[7]. Tô Giám cố gắng đốc thúc cùng bọn tàn quân chiến đấu đến phút cuối cùng. Khi đã kiệt sức ông cho 36 thân nhân tự sát rồi tự thiêu mà chết.Kết quả
Việc nhà Lý đánh Liêm Châu, Khâm Châu và Ung châu, quân dân Trung Quốc bị hại vào khoảng 7-10 vạn người, và có tới hàng ngàn người bị bắt đem về Đại Việt cùng nhiều của cải nữa. Còn chuyện đánh Ung Châu trước sau mất hơn một tháng. Quân Đại Việt cũng có phần mệt mỏi. Lý Thường Kiệt hạ lệnh rút binh vì mục đích bấy giờ chỉ có ý đánh vào đất Tống để phá thế xâm lăng mà thôi.Sử 7 - Bài 11 -CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC TỐNG (1075-1077) (Tiếp theo)
Lược đố trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt .
II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI ( 1076-1077)
1 Kháng chiến bùng nổ.
* Chuẩn bị :
-Sau khi rút quân khỏi thành Ung Châu, Lý Thường Kiệt cho quân bố phòng:
+ Cho quân mai phục ở biên giới.
+ Cử Lý Kế Nguyên giữ vùng biển Quảng Ninh để chặn quân thủy.
+ Xây dựng phòng tuyến Sông Cầu (sông Như Nguyệt), do Lý Thường Kiệt chỉ huy gồm cả quân thủy và quân bộ.
Phòng tuyến sông Cầu xây dựng ở bờ Nam sông Như Nguyệt ( sông Cầu), đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Trung Quốc vào Thăng Long, phòng tuyến dài 100km được đắp bằng đất cao, vững chắc . Được ví như chiến hào tự nhiên, khó vượt qua.
* Diễn biến :
Cuối năm 1076 quân Tống tấn công nước ta bằng 2 cánh quân thủy bộ:
+Quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy gồm 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu . Quân thủy do Hòa Mâu dẫn đầu .
+Quân bộ vượt ải Nam Quan vào Lạng sơn bị Thân cảnh Phúc chặn đánh phải dừng lại ở bờ bắc sông Như Nguyệti , chờ quân thủy tiếp viện, nhưng quân thủy đã bị Lý kế Nguyên đánh bại .
Lược đồ đường tiến công của quân Tống (Mũi tên màu xanh )
2.Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.
- Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Qùy cho đóng bè 2 lần vượt vượt sông,bị ta phản công , đẩy lùi chúng về bờ bắc
- Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”.
- Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh “Ai còn bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang củng cố phòng ngự.Quân Tống mệt mỏi, , lương thảo cạn dần,chán nản, bị động
- Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt, bất ngờ tấn công đánh mạnh vào trại giặc, quân Tống thua to ,tuyệt vọng phải chấp nhận giảng hòa và rút quân .
* Ý nghĩa:
-Cuộc chiến ở Như Nguyệt là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm .
-Nền độc lập tử chủ của Đại Việt được củng cố .
-Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt .
* Nguyên nhân thắng lợi:
-Tinh thần đoàn kết các dân tộc, tinh thần yêu nước,quyết chiến ,quyết thắng của nhân dân ta.
-Tinh thần chủ động, tích cực trong chiến lược, chiến thuật của vua tôi nhà Lý, tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt.
*Cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt:
- Tiến công thành Ung Châu để tự vệ .
- Chủ động xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để chận địch vào Thăng Long .
- Phòng thủ để địch chán nản và mệt mỏi .
- Chủ động giảng hòa để giữ danh dự cho nhà Tống .
* Ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống Tống :
Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi :
- Độc lập được giữ vững
- Đem lại cho nhân dân niềm tự hào sâu sắc .
- Lòng tin tưởng ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc .
- Nhà Tống không xâm lược dù tồn tại mấy trăm năm
Xem thêm:
Quá trình xây dựng và chiến công của Phòng tuyến sông Như Nguyệt:
Tháng 3 năm 1076, nhà Tống sai tuyên phủ sứ Quảng Nam là Quách Quỳ làm chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân 9 tướng, hẹn với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lấn Đại Việt, nhưng quân Chiêm Thành và Chân Lạp không đến. Quân Tống viễn chinh lên đến 10 vạn quân, một vạn ngựa và hai mươi vạn dân phu, khí thế rất mạnh mẽ, nhất là kỵ binh Tống, nhưng quân Tống muốn phát huy kị binh thì phải làm sao qua khỏi vùng hiểm trở, tới chỗ bằng, thì ngựa mới tung hoành được.
Thế thủ của quân Nam thì dựa vào sông núi, các đèo hiểm trở, các sông rộng và sâu. Từ trại Vĩnh Bình vào châu Lạng, phải qua dãy núi rậm, có đèo Quyết Lý, ở trên đường từ tỉnh Lạng Sơn đến Đông Mô ngày nay, vào khoảng làng Nhân Lý, ở phía bắc châu Ôn. Rồi lại phải qua dãy núi lèn (đá không phá đất), đá đứng như tường, ở giữa có đường đi rất hiểm: đó là ải Giáp Khẩu, tức là ải Chi Lăng, ở phía bắc huyện Hữu Lũng thuộc Bắc Giang ngày nay. Đèo ải tuy hiểm, nhưng có thể dùng kị binh hoặc vượt qua, hoặc len lỏi qua rừng để tránh. Còn sông sâu rộng, thì ngựa khó lòng qua nổi. Phòng thủ sông khá dễ, đóng cọc và dùng rào giậu ở bờ Nam, cũng đủ ngăn quân địch.
Các tướng lĩnh thuộc Man Động như: Nùng Quang Lãm, Nùng Thịnh Đức coi ải Hà Nội, Hoàng Kim Mãn và Sầm Khánh Tân giữ châu Môn, Vi Thủ An giữ châu Tô Mậu, Lưu Kỷ coi Quảng Nguyên khi quân Tống sang đã đầu hàng. Duy có phò mã Thân Cảnh Phúc giữ châu Quang Lang (Lạng Sơn) không những không chịu hàng mà còn rút vào rừng đánh du kích, giết rất nhiều quân Tống. Những tướng lĩnh này trước kéo quân qua đất Tống, đánh rất giỏi. Nhưng sau quân Tống tràn sang đánh báo thù, lúc đầu họ cự chiến, sau vì thất trận và vì sự dụ dỗ, nên đã đầu hàng, thậm chí như Hoàng Kim Mẫn còn chỉ đường bày mưu cho Tống. Sách Quế Hải Chí kể: "Viên tri châu Quang Lang là phò mã, bị thua, bèn trốn vào trong rừng Động Giáp, rồi du kích hậu phương quân Tống. Rình lúc bất ngờ đánh úp quân địch làm chúng rất sợ hãi".
Quân Tống tiếp tục tràn xuống, theo đường tắt qua dãy núi Đâu Đỉnh, tới phía tây bờ sông Phú Lương; trong khi đó, một cánh quân tách ra, vòng sang phía đông đánh bọc hậu quân Nam ở Giáp Khẩu (Chi Lăng) và thẳng tới sông Cầu.
Vua sai Lý Thường Kiệt đem quân đón đánh, lập chiến lũy sông Như Nguyệt để chặn quân Tống. Sông Cầu từ địa phận Cao Bằng chảy đến Lục Đầu, hợp với sông Bạch Đằng. Từ Lục Đầu ra đến bể, là một cái hào tự nhiên sâu và rộng, che chở cho đồng bằng nước Việt để chống lại tất cả mọi cuộc ngoại xâm đường bộ từ Lưỡng Quảng kéo vào. Đối với đường sá từ châu Ung tới Thăng Long, thì sông Bạch Đằng không can hệ, vì đã có sông Lục Đầu, là cái hào ngăn trước rồi. Trái lại, sông Cầu rất quan trọng. Thượng lưu sông Cầu qua vùng rừng núi rất hiểm. Chỉ có khoảng từ Thái Nguyên trở xuống là có thể qua dễ dàng, và qua rồi thì có đường xuôi. Nhưng sau sông, ở về phía tây có dãy núi Tam Đảo, là một cái thành không thể vượt. Chỉ có khoảng từ huyện Đa Phúc đến Lục Đầu là phải phòng ngự bờ nam mà thôi. Trong khoảng ấy, lại chỉ khúc giữa, từ đò Như Nguyệt đến chân núi Nham Biền, là có bến, có đường qua sông để tiến xuống miền nam một cách dễ dàng thẳng và gần.
Lý Thường Kiệt đem chủ lực chặn con đường từ trại Vĩnh Bình đến sông Nam Định (sông Cầu) bằng cách đặt những doanh đồn và phục binh ở hai ải tiếp nhau: ải Quyết Lý ở phía bắc châu Quang Lang và ải Giáp Khẩu (Chi Lăng) ở phía nam châu ấy. Nếu hai phòng tuyến ấy bị tan, thì phải cố thủ ở phòng tuyến thứ ba, tức là nam ngạn sông Nam Định. Để cản quân Tống qua sông, Lý Thường Kiệt sai đắp đê nam ngạc cao như bức thành. Trên thành, đóng tre làm giậu, dày đến mấy từng. Thành đất lũy tre, nối với dãy núi Tam Đảo, đã đổi thế sông Nam Định và bờ nam ngạn ra một dãy thành hào, che chở cả vùng đồng bằng Giao Chỉ. Thành hào ấy dài gần trăm cây số, khó vượt qua và nhưng lại dễ phòng thủ hơn là một thành lẻ như thành Thăng Long.
Cùng lúc đó thuỷ binh Tống do Hòa Mân và Dương Tùng Tiểu chỉ huy đã bị thủy quân Nam do Lý Kế Nguyên điều động, chặn đánh ngoài khơi lối vào Vĩnh An. Quân Tống có kỵ binh mở đường tiến công quyết liệt, có lúc đã chọc thủng chiến tuyến quân Nam tràn qua sông Như Nguyệt, nhưng quân Nam đều kịp thời phản kích, đẩy lùi quân Tống. Lý Thường Kiệt còn dùng chiến tranh tâm lý để khích lệ tinh thần quân Nam chiến đấu. "Đang đêm, nghe tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy, quân ta đều phấn khởi. Quân Tống sợ, táng đảm, không đánh đã tan".
Quân Tống tiến không được, thoái không xong, hao mòn vì chiến sự và khí hậu, không được thủy quân tiếp viện. Quân Nam lại tập kích, doanh trại của phó tướng Triệu Tiết bị phá, dù quân Tống cũng giết được hoàng tử quân Nam là Hoàng Chân và Chiêu Văn. Quân Tống 10 phần chết đến 6, 7 phần.
Lý Thường Kiệt biết tình thế quân Tống đã lâm vào thế bí, mà người Nam bị chiến tranh liên miên cũng nhiều tổn thất, nên sai sứ sang xin "nghị hoà" để quân Tống rút về. Quách Quỳ vội chấp nhận giảng hòa và rút quân. Sách Việt Sử kỷ yếu của Trần Xuân Sinh dẫn cổ sử nói về nội tình của nhà Tống về sự kiện này: Triều thần nhà Tống cho rằng "Cũng may mà lúc đó địch lại xin giảng hoà, không thì chưa biết làm thế nào".
Hoàng Xuân Hãn, tác giả sách Lý Thường Kiệt đã bình phẩm: "Giả như các mặt trận đầu có quân trung châu, thì thế thủ xếp theo trận đồ của Lý Thường Kiệt đã dàn ra, có lẽ đánh bại Tống từ đầu. Nhưng thổ quân các châu vội hàng trước đại quân Tống. Quân tiên phong không giữ nổi các ải. Cuối cùng là nhờ phòng tuyến sông Cầu khéo đặt, và thủy quân ta mạnh cho nên Lý Thường Kiệt đã ngăn cản được sức tiến công quyết liệt của Tống".
Em hãy cho biết tâm hồn và tính cách của nhà thơ Lí Bạch
Ai làm được thì giúp mình nha, mai cô kiểm tra rồi, ko dùng văn mẫu nhé
Bằng những hình ảnh thơ tráng lệ và huyền ảo, thác núi Lư chảy từ trên đỉnh núi Hương Lô đã hiện lên với vẻ đẹp kì ảo, hùng vĩ. Qua đó thề hiện tâm hồn tinh tế, sức tưởng tượng phong phú và tình yêu thiên nhiên đằm thắm của Lí Bạch đồng thời bộc lộ phần nào tính cách mạnh mẽ và tâm hồn phóng khoáng đầy chí lớn của nhà thơ.
Thế nào là đơn chất - hợp chất ? cho ví dụ
Ai giúp mình với mai mình kiểm tra học kì rồi! cảm ơn nhé
VD:
Natri là đơn chất vì nó tạo nên từ một nguyên tố hóa học là Na.Oxi là đơn chất vì nó được tạo nên tự một nguyên tố hóa học là O.
2. Hợp chất: là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
VD:
Nước là hợp chất vì nó được tạo nên từ 2 nguyên tố là oxi (O) và hiđro (H).Muối ăn là hợp chất vì nó được tạo nên từ 2 nguyên tố là natri (Na) và clo (Cl).
Đơn chất là gồm một chất .
Hợp chất là gồm 2 hay nhiều hợp chất tạo thành
Đơn chất là chất được tạo nên từ 1 nguyên tử
Hợp chất là chất được tạo nên tư 2 nguyên tử trở lên
Đề hãy tả lại thành phố thế kỉ 30 theo trí tưởng tượng của em.
Giúp mình nha,ai trả lời nhanh nhất đúng nhất mình tick,mai mình kiểm tra rồi, giúp mình nha!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
VD :
- Công nghệ cao.
- Nhiều người hơn nhiều nhà hơn.
- Trái Đất có thể đi đến Mặt Trăng dễ dàng.
- ,...
Trên cuộc sống này, ai cũng cần có một gia đình. Tôi cũng vậy, tổ ấm của tôi bao giờ cũng tràn ngập hạnhphúc và tiếng cười.Người ta thường ví thời gian như một dịng sơng trơi mãi, mới đó mà đã hai mươi năm. Tôi bây giờ đã là một bác sĩ làm việc ở bệnh viện tỉnh được khoảng năm năm nay rồi. Tôi ngày nào cũng tất bật lo cho công việc ở bệnh viện. Có khi về đến nhà thì con tôi cũng đã ngủ từ lâu. Chồng tôi đi dạy học ở một trường trung học khá lớn ở tỉnh. Ngày ngày anh ấy đi làm, trưa về nhà lo cơm nước rồi lại đi tiếp. Ngày qua ngày, mỗi người một việc, không ai trách ai. Cô con gái bé bỏng của tôi đang học lớp một. Tuy bằng tuổi với mấy đứa bạn cùng lớp nhưng nó cao hơn và thông minh hơn hẳn chúng bạn. Cô bé sở hữu chiều cao của cha, trí thông minh của cả mẹ và cha.Từ lúc bé, tôi đã mơ ước rằng mình sẽ được làm một người bác sĩ thật giỏi. Điều đó bây giờ đã trở thành sự thật sau một thời gian dài phấn đấu không ngừng. Cái mơ ước ấy bắt đầu xuất hiện trong tôi từ khi ôngcủa tôi bị bệnh, không đủ chi phí để điều trị nên đã qua đời. Tôi buồn lắm. Nhưng bây giờ, tôi đã biến cái ước mơ cao xa đó thành sự thật. Tôi chuyên khoa tai mũi họng, khám cho những người lớn. Tôi không biết bệnh nhân của tôi có hài lòng về thái độ và tác phong làm việc của tôi hay không nhưng có lẽ họ sẽ bảo thầm: “Cũng rất tốt đấy chứ. Thái độ không đến nỗi tệ”. Tôi tự mình ngồi xét lại những hồ sơ bệnh nhân vào cuối mỗi ngày, và cũng ngồi xét lại những hành động, thái độ trong ngày. Tối về nhà, tôi cùng ngồi ăn cơm với gia đình, làm phần việc còn lại của mình và đi ngủ.Bao giờ chồng tôi cũng dậy sớm hơn tôi. Sáng nào cũng vậy, sau khi lo xong bữa điểm tâm cho cả nhà, anh ấy trở về phòng, đánh thức tôi dậy, rồi cả hai chúc nhau một buổi sáng tốt lành. Cả nhà ăn sáng xong, bố của đứa con thân yêu của chúng tôi đưa nó đến trường, tiện thể đưa tôi đến bệnh viện. Đứa con gái ngồi nấp sau lưng ba, dựa vào lòng mẹ, ríu rít ca hát suốt quãng đường đến trường. Chồng tôi vừa đi vừa hỏi chuyện học hành, làm việc của hai mẹ con, nhắc lại những điều hai mẹ con cần sữa chữa, lưu ý. Đến trường của con, chồng tôi đón lấy con gái yêu từ bàn tay tôi, hôn lên má rồi trao lại để tôi dắt bé vào lớp học. Sau đó chở tôi đến bệnh viện, anh ấy không quên câu nói quen thuộc: “chiều nay anh lại đến đón nhé!”. Chồng tôi, anh ấy lúc nào cũng làm tốt công việc của mình.Rồi còn cả cô con gái xinh xắn bé bỏng của tôi nữa. Về trí tuệ của nó thì tôi không phải lo. Cô bé giỏi đều các môn, nhất là cô bé viết chữ khá đẹp và học giỏi nhất môn Toán. Nó lúc nào cũng tự giác làm bài tập về nhà. Cô con gái của tôi lại còn rất yêu thích thiên nhiên và trồng cây từ khi nó vừa vào lớp Mầm. Tôi yêu nó hơn cũng chính vì điều đó.Hiện tại, gia đình tôi tuy không sống với ông bà của cháu bé nhưng đều đặn chúng tôi vẫn thường về thăm cha mẹ. Nhà nội gần nên cứ cuối tuần, vào ngày chủ nhật, chúng tôi lại đưa đứa cháu duy nhất của ông bà về nhà chơi. Cháu gái của ông bà rất thích những món đồ chơi mà ông bà làm tặng cho nó như những con cào cào làm bằng lá dừa, những cái kèn lá… Vườn cây nhà ông bà luôn cuốn hút đứa trẻ thơ ngây. Nhà ngoại thì xa lắm nên thỉnh thoảng, ông bà ngoại chỉ gặp cháu có mấy tuần hè thôi. Cịn cháu khivề ngoại thì cũng vui không kém gì về nội. Về ngoại, con tôi được nô đùa dưới sóng biển cùng với anh chị em họ của nó. Gió và sóng đã xóa đi những căng thẳng về học tập của con gái tôi, cháu lại được hòa mình cùng với chúng bạn hàng xóm bằng những trò chơi dân gian mà lúc nhỏ tôi vẫn hay chơi. Đây cũng là những dịp để chúng tôi báo hiếu cho cha mẹ.Gia đình tôi bây giờ tuy luôn bận rộn nhưng lúc nào cũng dành thời gian quây quần bên nhau, trao đổi sinh hoạt với nhau, trò chuyện chia sẻ nỗi buồn chuyện vui cho nhau nghe. Khoảng bảy giờ tối thứ bảy, gia đình của tôi lại tổ chức sinh hoạt với những nội dung như nói về thời sự, chuyện học tập của con, công việc của ba và mẹ… “Có lúc cả nhà lại kể những mẫu chuyện vui cho nhau nghe, mở truyền hình xem những chương trình bổ ích, nói về sai sót của thành viên nào đó trong gia đình và còn nhiều lắm.Giờ đây theo thời gian, con tôi lớn dần lên. Rồi một ngày tôi nhận được từ tay nó tấm bằng vở sạch chữ đẹp cấp trường, cấp huyện rồi cả cấp thành phố, rồi tấm bằng khen học sinh giỏi Toán… Mấy ngày hôm đó, cả gia đình tôi ai cũng thêm yêu thương đứa con gái bé bỏng của gia đình mình nhiều hơn nữa. Rồi đến chồng tôi lại được nhận bằng giáo viên giỏi. Tôi cũng được khen. Cả gia đình từ đó nhân đôi niềm hạnh phúc. Những buổi sinh hoạt gia đình sau hôm đó chỉ toàn đưa ra những thành tích tốt của mọi người.Phần nhỏ còn lại để dành cho một vài lời góp ý.Cô bé con tôi được nghỉ hè. Vào một buổi trưa hè, nó đến nói với tôi như ngày xưa tôi đến nói với bà ngoại nó, khẽ hỏi tôi: “Tương lai sau này của con sẽ như thế nào hả mẹ?”. Tôi chợt nhớ lại những khi xưa, trong một buổi trưa hè, tôi cũng đến bên mẹ tôi hỏi đúng như câu đó. Và vẫn cứ câu trả lời khi xưa mà mẹ dành cho tôi, tôi nhẹ cười và bảo: “tương lai con sẽ do chính con quyết định. Nếu con muốn trở thành giống như mẹ thì cố gắng lên con sẽ làm được. Hãy dựa vào chính mình, cố gắng quyết tâm thì tương lai của con sẽ ngoan ngoãn trong tay con, nó sẽ vâng theo những lệnh mà con nói với nó. Cố gắng lên con nhé!”.Và cứ như thế, dòng thời gian đã làm cuộc sống ta thay đổi. Tương lai của tơi đã được dệt nên từ ước mơ của hai mươi năm về trước. Quan trọng là ta phải có nghị lực để có thể quyết định chính tương lai của mình.
giúp cho mình nha mai mình kiểm tra rồi
KIỂM TRA CÁI GÌ VẬY DẬY BẠN NGUYỄN CÔNG THỊNH
Đề hãy tả lại một thành phố trong trí tưởng tượng của em.
Giúp mình nha ai trả lời nhanh nhất đúng nhất mình tick,ngày mai mình kiểm tra rồi giúp mình với!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiên chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.
Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6, 10, 16, 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú.
Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.
Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đỏ theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.
Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ giá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng... Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,...Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.
Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.
Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác này.
nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với mình có sử dụng yếu tố khởi ngữ.các bạn giải giúp mình nhanh với ạ mai kiểm tra 15 p rồi ạ mà phải sử dụng yếu tố khởi ngữ nha các bạn
Lập dàn ý cho đề bài sau : Trời đang nắng bỗng đổ 1 cơn mưa. Em hãy tả lại cơn mưa đó
( Nhanh nha , mình thực sự cần rất gấp , mai mình kiểm tra rồi )
1/Lúc sắp mưa: Trời bỗng dưng tối hẳn, mây đen ùn ùn kéo đến.Gió thổi mạnh,mát rượi, làm cho cây cối ngả nghiêng, bụi bay mù mịt. Mọi người ai cũng hối hả chạy ra sân để lấy quần áo đang phơi. Chim chóc nấp vào bụi cây để tránh mưa, gà vịt chạy tán lạn tìm chỗ trú.
2/Lúc bắt đầu mưa:Hạt mưa to và thưa, rơi xiên xiên xuống sân, kêu lộp bộp trên mái nhà. Gió ù ù thổi mạnh, mát rượi càng làm cho mọi người càng lúc càng chìm sâu vào giấc ngủ
3/Lúc đang mưa:Mưa to dần rồi mưa như trút nước, sấm đì đùng, chớp nhoang nhoáng, nước chảy cuồn cuộn trong sân rồi ồ ồ chảy xuống các cống rãnh. Cây cối ướt sũng nước. Có 1 chú gà con ham chơi ướt lướt thướt run rẩy ở góc sân nhà em
4/Lúc tạnh mưa:Những hạt mưa nhỏ dần rồi tạnh hẳn. Không khí mát mẻ, cây cối xanh tươi. Mọi người lại ùa ra sân tiếp tục công việc của mình. Chim chóc hót véo von. Gà mẹ lại lục đục dẫn lũ con đi kiếm mồi. Nắng lên, cầu vồng xuất hiên ra ở góc trời rất đẹp.Bầu trời sáng hẳn lên, lại trong xanh như mọi khi.
KB:Nêu cảm nghĩ của em về trời mưa
Có ai biết làm câu hỏi nay không. Chỉ nha mai kiểm tra rồi.😩😫😩. Làm giúp mình nha..