Tìm các chi tiết thể hiện nghệ thuật tương phản trong chuyện Cô bé bán diêm
Bên cạnh nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lí, truyện “Cô bé bán diêm” còn thành công trong việc xây dựng các hình ảnh tương phản, đối lập. Em hãy lấy câu văn trên làm câu chủ đề để khai triển thành một đoạn văn (khoảng 12 câu) viết theo lối lập luận diễn dịch. Đoan văn có sử dụng một câu bị động và một thán từ (gạch chân, chú thích rõ
Bên cạnh nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn đan xen giữa hiện thực và mông tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lí truyện cô bé bán diêm còn thành công trong việc xây dựng các hình ảnh tương phản đối lập. Em hãy lấy câu văn trên làm câu chủ đề để khai triển thành một đoạn văn viết theo lối lập luận diễn dịch có sử dụng một câu bị động và một thán từ gạch chân chú thích
Nghệ thuật đối lập tương phản trong văn bản” Cô bé bán diêm”.Những mộng tưởng của cô, ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa diêm. Cảm nhận về cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên...
Các bạn chỉ cần lập dàn ý thuii nhá!!!!! Mơn các bạn!!!!!
tác phẩm: ''cô bé bán diêm'' sử dụng phương thức biểu đạt nào?vì sao lại sử dụng pp biểu đạt ấy?
b) khung cảnh thiên nhiên được thể hiện qua chi tiết nào đã hiện lên 1 cô bé ra sao.qua đó thể hiện nghệ thuật gì?
Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
-Những hình ảnh đối lập:
Cái xó tối tăm em chui rúc hiện nay >< Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn
Ngoài đường lạnh buốt và tối đen
Trời đông giá rét tuyết rơi >< Ngôi nhà có dây trường xuân năm xưa khi bà còn sống
Cô bé đầu trần chân đât
Em bé bụng đói cả ngày chưa ăn uống gì >< Trong phố sực nức mùi ngỗng quay
~>Nhà văn sử dụng nhiều hình ảnh tương phản có lựa chọn nhằm làm nổi bật tình cảnh hết sức tội nghiệp của em bé.
-Các mộng tưởng diễn ra theo trình tự hợp lí: vì trời rét nên trước hết em nghĩ đến lò sưởi, tiếp đó, vì đói nên em nghĩ tới bàn ăn, sau đó vì hôm nay là giao thừa nên “cây thông Nôen” hiện ra, đến đây, em nhớ đến đã có một thời em cũng được đón giao thừa như thế, khi bà còn sống, thế là hình ảnh bà em xuất hiện.
Thực tế và mộng tưởng xen kẽ với nhau: khi diêm cháy là lúc mộng tưởng hiện ra trong đầu em bé, khi diêm tắt là lúc em trở về với thực tại
-Con ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, hai bà cháu nắm tay
nhau bay lên trời chỉ là mộng tưởng
Các hình ảnh: lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nôen
gắn với thực tế
=> Truyện nhẹ nhàng, dung dị nhưng đặt ra những vấn đề vô cùng sâu sắc, thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp qua tấm lòng yêu thương, trân trọng con người của nhà văn. Cái kết truyện như một câu hỏi đầy day dứt, như một lời đề nghị nhà văn gửi tới độc giả nhiều thế hệ, ở mọi phương trời về cách sống, về thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh.
1 . chuyện " cô bé bán diêm " được bằng lời của người kể chuyện theo ngôi thứ mấy ?
2 . cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong 1 đêm như thế nào ? Vì sao cô bé không dám trở về nhà ?
3 . Nêu các chi tiết miêu tả ngoại hình của cô bé bán diêm .Những chi tiết đó giúp em hình dung như thế nào về cuộc sông của nhân vật ?
Tham khảo:
1. Truyện Cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.
2. Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong một đêm đông giá rét. Mặc dù có nhà song em không dám về vì nếu về mà không mang được đồng xu nào tất sẽ bị cha em mắng chửi. Người cha vô lương tâm, lời lẽ hành động thiếu tình thương đã khiến cô bé bất hạnh phải ở bên ngoài trong đêm đông giá lạnh, trong gió và mưa tuyết mỗi lúc một nhiều. Trong ngày cuối cùng của năm ai ai cũng được quay quần bên gia đình còn cô bé thì đầu trần, chân đất lang thang ngoài trời đông giá rét, tuyết phủ trắng xóa. Xung quanh em đường phố, nhà cửa đã lên đèn, không gian thật ấm cúng, hạnh phúc, mùi ngỗng sực nức khắp nơi, còn em đã đi cả ngày mà không bán được bao diêm nào.
3. Các chi tiết miêu tả ngoài hình của cô bé bán diêm: Giữa trời mưa tuyết rét mướt lạnh cóng, đôi chân trần của em với đôi giày vải phỏng, rồi em lại đi chân đất, chân em đỏ ửng hết lên rồi bầm tím lại. Tóc em xõa, em đeo chiếc tạp rề cũ kỹ, lê hết các con phố ngõ ngách để bán những bao diêm, cả một ngày em chưa được ăn, phải chống lại cái lạnh, cái đói để bán diêm thế nhưng cũng không bán được bao diêm nào. Càng về đêm trời càng lạnh, cái lạnh và đói đang đày đọa em, dù có vậy em vẫn không dám về nhà, bởi "về nhà mà không bán được bao diêm nào", không có tiền, em sẽ lại phải chịu đòn của cha, hơn nữa căn phòng trên gác mái của cha con em cũng chẳng khác gì ở ngoài trời. Ở lứa tuổi của em, chúng ta đang được quây quần bên ông bà, cha mẹ ăn những bữa tiệc thịnh soạn và chuẩn bị chào đón năm mới, vậy mà em lại phải chịu sự thờ ơ, vô tâm và lạnh lùng đến đáng sợ của những người xung quanh. Họ không hề để ý đến em, chẳng ai quan tâm, đoái hoài đến hoàn cảnh và nỗi khổ của em. Em không nhận được sự yêu thương và đồng cảm từ mọi người, điều đó càng khiến ta cảm thấy xót xa cho tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm.
Sự thông cảm, tình thương yêu của nhà văn dành cho cô bé bán diêm được thể hiện qua việc miêu tả những chi tiết nào trong tác phẩm Cô bé bán diêm?
A. Miêu tả cảnh hai bà cháu cùng bay lên trời.
B. Miêu tả thi thể em bé với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.
C. Miêu tả các mộng tưởng ở mỗi lần quẹt diêm.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen là : A. sử dụng những chi tiết, hình ảnh đối lập. B. khắc hoạ sâu sắc nội tâm nhân vật C. sử dụng nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng. D. đảo ngược tình huống hai lần.
cảm nhận của em về tình cảm tác giả đối với cô bé bán diêm, hãy chỉ ra chi tiết thể hiện đó trong tác phẩm
1. Hãy chỉ ra các yếu tố của truyện được thể hiện trong văn bản Cô bé bán diêm bằng cách hoàn thành bảng sau:
Các yếu tố của truyện | Cô bé bán diêm |
Đề tài | |
Nhân vật | |
Sự việc | |
Chi tiết tiêu biểu | |
Tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản | |
Chủ đề |
Các yếu tố của truyện | Cô bé bán diêm |
Đề tài | Cuộc sống của những đứa trẻ bất hạnh. |
Nhân vật | Em bé bán diêm, người bà, người bố |
Sự việc | Trong đêm giao thừa rét mướt, một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói nhưng phải đi bán diêm. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Cuối cùng, cô bé bán diêm đã chết rét trong đêm giao thừa lạnh giá. |
Chi tiết tiêu biểu | Lần thứ nhất: Lò sưởi xuất hiện.
Lần thứ hai: Bàn ăn hiện ra, trên bàn có ngỗng quay. Lần thứ ba: Một cây thông Nô-en hiện ra. Lần thứ tư: Bà mỉm cười hiền hậu. Lần cuối cùng: Quẹt toàn bộ số diêm còn lại – để gặp lại bà và đi theo bà đến nơi hạnh phúc. |
Tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản | Thương xót, đồng cảm với số phận của cô bé bán diêm. |
Chủ đề | Tác phẩm thể hiện tình yêu thương dành cho những số phận bất hạnh, đặc biệt là trẻ em. |