BT8. Hãy viết đoạn văn ngắn có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Cho biết tác dụng của các dấu đó trong đoạn văn vừa viết.
Giúp mik vs
BT8. Hãy viết đoạn văn ngắn có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Cho biết tác dụng của các dấu đó trong đoạn văn vừa viết.
Giúp mik vs
Em tham khảo:
Chiếc nón là hình ảnh gắn bó quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa. Chiếc nón lá, giản dị và mộc mạc, che mưa che nắng cho người con gái trong lúc làm đồng áng, cũng làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm của họ. Ở nước ta, mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng: nón ngựa hay nón Gò Găng (Bình Định), nón quai thao (miền Bắc Việt Nam), nón bài thơ (Huế). Ngày nay, bên cạnh các loại đồ dùng khác đa dạng và tiện dụng hơn, nón lá vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và tinh thần con người Việt.
Dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn để báo trước phần giải thích thuyết minh cho phần trước đó (mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng cho địa phương đó).
viết 1 đoạn văn ngắn(khoảng 10 dòng) kể về một sự việc mà em ấn tượng trong thời gian ở nhà phòng chống dịch Covid-19
Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen là : A. sử dụng những chi tiết, hình ảnh đối lập. B. khắc hoạ sâu sắc nội tâm nhân vật C. sử dụng nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng. D. đảo ngược tình huống hai lần.
văn bản "ngày trái đất năm 2000: thuộc thể loại văn bản nào ? vì sao em xác định dc?
Văn bản thuộc thể loại văn bản nhật dụng, vì văn bản đề cập đến một vấn đề có tính thời sự, đó là việc sử dụng ni lông.
(Tham khảo)
Đề: Em hãy viết đoạn văn từ 8-10 câu bằng lời kể của em, kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm về việc bé Hồng gặp mẹ
Tham khảo
Trong lòng mẹ trích Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng là đoạn trích đã gây nhiều xúc động mạnh mẽ cho người đọc khi thể hiện gần như trọn vẹn những tình cảm sâu sắc của tình mẫu tử thiêng liêng chất chứa trong từng câu chữ. Bé Hồng - nhân vật chính trong trích đoạn trích không những để lại cho người đọc bao niềm xót xa,thương cảm trước số phận tủi cực cùng tuổi thơ cay đắng của cậu bé Hồng mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc cho người đọc bởi tình yêu thương vô bờ bến cùng sự kính trọng, niềm tin yêu không gì kể xiết mà cậu bé dành cho mẹ.
Thoáng thấy mẹ, Hồng đẫ bối rối gọi.Hồng bối rối, run, lập cập, vội vã, vì đó chỉ là linh cảm, vẫn chưa biết xác thực đó có phải mẹ hay không. Hồng luôn khát khao tình mẹ, "như một người bộ hành ngã gục giữa xa mạc" khát khao gặp dòng suối mát.
Khi gặp mẹ và ngồi trong lòng mẹ, Hồng đa oà khóc, những giọt nước mắt có chút tủi hận và cả sự sung sướng, mãn nguyện. Vì nỗi khao khát bao lâu đã được giải toả, được vỡ oà trong tiếng khóc. Hồng cảm nhận đc vẻ đẹp tuyệt vời của mẹ lúc bấy giờ. Hồng vui mừng đến mê man, cảm giặc bấy lâu mất đi mơn man khắp da thịt. Những câu nói mỉa mai của người cô tan đi, chìm nghỉm ngay tức khắc trước tình mẫu tử mãnh liệt.
Những rung động cực điểm của một linh hồn thơ dại.
Thể hiện tình yêu thương bất diệt, thiêng liêng của Hồng đối với người mẹ bất hạnh.
“Mợ ơi… mợ ơi… mợ ơi!”, tiếng gọi thống thiết của bé Hồng đã khuấy động cả không gian. Tiếng kêu vội vã, kéo dài mà mơ hồ có một sự sợ hãi đã diễn giải đầy đủ những khát khao trong tâm hồn đứa trẻ thiếu thốn tình thương. Thật xúc động biết bao trước giây phút lo lắng hồi hộp khi sợ nhận nhầm người mà mình gọi là “mợ”. Điều đó lại càng khẳng định cho niềm mong mỏi được gặp mẹ của bé Hồng. Bởi không phải những xúc cảm mãnh liệt thôi thúc thì tiếng nói cất lên sẽ rất e dè ,thận trọng, thậm chí không dám cất lên khi chưa chắc chắn. Nhưng dẫu cho có sự mơ hồ, tình mẫu tử thiêng liêng, nỗi nhớ nhung khắc khoải trong bao năm xa cách, tiếng gọi đã vang lên đến độ đã níu kéo được chân người, xé toạc không gian. Nhưng sự “ngờ ngợ” ấy đã không còn mơ hồ nữa, khi người thiếu phụ dừng xe lại và bé Hồng nhận ra đích thị là mẹ. Người mẹ trở về trong niềm vui, hân hoan và hạnh phúc của đứa con trai bé bỏng. Lần nữa, bé Hồng lại cất tiếng khóc khi được đón nhận sự chở che, thương yêu, bảo bọc: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Nếu những lần trước là tiếng khóc kìm nén, những giọt nước mắt rưng rưng không tràn ra được thì giờ đây lại là những tiếng nức nở làm vơi đi nỗi uất ức, tủi cực trong lòng. Tiếng khóc vang vọng hơn không còn chất chứa nỗi niềm xót xa mà tràn trề niềm hạnh phúc. Giọt nước mắt hôm nay hoà chung giữa hai con người, là sự oà vỡ của cả hai tâm hồn mẹ – con làm nên tình mẫu tử.
Hình ảnh người mẹ được diễn tả bằng những nét tươi tắn sinh động trong đôi mắt nhìn của đứa con, mẹ vẫn đẹp một cách lạ lùng. Vẻ đẹp ấy không cần rực rỡ mà nó chỉ giản dị và vô cùng thân thương. Bởi trong cái nhìn của bé Hồng bằng tất cả sự xúc động và tình thương vô bờ bến thì mẹ bao giờ chẳng là người đẹp nhất! Từ đó, gợi đến niềm ước mơ mà bất kỳ đứa con nào cũng khát khao khi đứng trước mẹ “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”
Dường như ,đoạn văn đã ắp đầy những cảm xúc êm ái lan toả toàn bộ không gian và thời gian. Phút giây gặp gỡ ấy như ngưng đọng mãi niềm hạnh phúc trong trái tim nhân vật cũng như người đọc.
Cảnh đời thực của những số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ vẫn còn bị ràng buộc bởi hủ tục phong kiến khắt khe đã được ghi lại đầy đủ đậm nét bằng những trang hồi ký nóng hổi niềm thương cảm của chính tác giả. Nhằm phản ánh một xã hội bất công, đồng thời lên tiếng bảo vệ cho con người bất hạnh, tác phẩm đã thể hiện một tinh thần nhân đạo cao cả. Gắn với tình cảm chân thành của nhà văn là sự chuyển tải nỗi xúc động trong từng câu chữ hình ảnh đã khắc hoạ sâu sắc giá trị tình cảm thiêng liêng trong gia đình: tình mẫu tử. Trong lòng mẹ cũng là tiêu biểu cho phong cách “văn nóng” của Nguyên Hồng.
Có những tình cảm dễ dàng đổ vỡ trước chông gai nhưng tình mẫu tử thiêng liêng của bé Hồng đã không hề suy xuyển. Đó cũng là sự nhắc nhở cho mỗi con người phải biết thương yêu kính trọng mẹ với tất cả tình cảm của mình. Có những tác phẩm đã mau chóng bị lãng quên nhưng giá trị Trong lòng mẹ cũng như Những ngày thơ ấu sẽ mãi mãi trường tồn bởi nó không những chứa đựng một tình cảm nhân đạo sâu sắc mà còn là một triết lí về giá trị tình cảm gia đình, thấm đượm chất thơ giữa cuộc đời nhiều cay cực.
Viết đoạn văn 8-10 dòng, lão hạc là người rất giàu lòng tự trọng và là 1 người cha hết lòng yêu thương con😉😉
tham khảo:
Nhân vật lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc bao nỗi xót thương về một con người dù sống trong hoàn cảnh nghèo khó, túng quẫn nhưng vẫn giữ tấm lòng trong sạch đáng quý. Ông là một lão nông nghèo khổ, tài sản của ông chỉ có ba sào vườn, một túp lều và một con chó vàng. Hoàn cảnh của ông thật bất hạnh, vợ mất sớm từ lâu, một mình ông “gà trống nuôi con” nhưng vì không đủ tiền cưới vợ cho con nên con trai ông phẫn uất bỏ đi đồn điền cao su biền biệt. Đó là nỗi đau khiến ông luôn day dứt khi không thể lo cho con cuộc sống đầy đủ. Do đó, từ ngày con đi, lão tích cóp dành dụm và cố gắng giữ trọn mảnh vườn để khi về con trai có tiền lấy vợ. Vắng con, ông chỉ có cậu Vàng làm bạn, ông coi nó như người bạn thân thiết, như con cháu của mình. Ông trò chuyện, mắng yêu nó, nói với nó như nói với một đứa bé. Nhưng trận ốm yếu kéo dài cùng trận bão to đã khiến cuộc sống của ông càng lúc khó khăn. Lão không nuôi nổi nó nữa và sợ phải tiêu lạm vào số tiền dành dụm cho con. Đó là nỗi đau đớn của lão. Bởi vậy lão cứ đắn đo, do dự mãi khi quyết định bán chó, lão khóc mà “đôi mắt ầng ậc nước”. Cả đời sống trung thực, lương thiện mà giờ đây ông phải lừa dối, ông thấy lương tâm đau nhói khi nhìn ra trong đôi mắt con chó bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc. Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Nam Cao đã diễn tả được nỗi khổ tâm, dằn vặt, niềm xót thương của lão Hạc với cậu Vàng lên đến tột độ. Phải là người có trái tim vô cùng nhân hậu thì con người mới có tâm trạng đau đớn đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó đến mức như vậy, Cũng chính bởi sự hối hận đó, lão đã chọn cho mình cái kết cái kết bi thảm: ăn một liều bả chó để tự tử, đó là cái chết dữ dội và thê thảm. Lão có quyền chọn cho mình cách kết thúc nhẹ nhàng hơn thế nhưng lão đã chọn cách đau đớn này, phải chăng vì những dằn vặt khi lão lừa bán cậu Vàng. Câu chuyện khép lại nhưng mở ra trong lòng người đọc bao nỗi xót thương. Trong cảnh đời nghèo khó, bất hạnh ấy ta lại thấy lấp lánh những nét đẹp trong nhân cách lão Hạc: một người cha hết lòng vì con, sẵn sàng chấp nhận cái chết để hi sinh cho con; một người nông dân dù đến bước đường cùng vẫn giữ trọn nhân cách của mình “chết trong còn hơn sống đục”.
THAM KHẢO:
Nhân vật lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc bao nỗi xót thương về một con người dù sống trong hoàn cảnh nghèo khó, túng quẫn nhưng vẫn giữ tấm lòng trong sạch đáng quý. Ông là một lão nông nghèo khổ, tài sản của ông chỉ có ba sào vườn, một túp lều và một con chó vàng. Hoàn cảnh của ông thật bất hạnh, vợ mất sớm từ lâu, một mình ông “gà trống nuôi con” nhưng vì không đủ tiền cưới vợ cho con nên con trai ông phẫn uất bỏ đi đồn điền cao su biền biệt. Đó là nỗi đau khiến ông luôn day dứt khi không thể lo cho con cuộc sống đầy đủ. Do đó, từ ngày con đi, lão tích cóp dành dụm và cố gắng giữ trọn mảnh vườn để khi về con trai có tiền lấy vợ. Vắng con, ông chỉ có cậu Vàng làm bạn, ông coi nó như người bạn thân thiết, như con cháu của mình. Ông trò chuyện, mắng yêu nó, nói với nó như nói với một đứa bé. Nhưng trận ốm yếu kéo dài cùng trận bão to đã khiến cuộc sống của ông càng lúc khó khăn. Lão không nuôi nổi nó nữa và sợ phải tiêu lạm vào số tiền dành dụm cho con. Đó là nỗi đau đớn của lão. Bởi vậy lão cứ đắn đo, do dự mãi khi quyết định bán chó, lão khóc mà “đôi mắt ầng ậc nước”. Cả đời sống trung thực, lương thiện mà giờ đây ông phải lừa dối, ông thấy lương tâm đau nhói khi nhìn ra trong đôi mắt con chó bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc. Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Nam Cao đã diễn tả được nỗi khổ tâm, dằn vặt, niềm xót thương của lão Hạc với cậu Vàng lên đến tột độ. Phải là người có trái tim vô cùng nhân hậu thì con người mới có tâm trạng đau đớn đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó đến mức như vậy, Cũng chính bởi sự hối hận đó, lão đã chọn cho mình cái kết cái kết bi thảm: ăn một liều bả chó để tự tử, đó là cái chết dữ dội và thê thảm. Lão có quyền chọn cho mình cách kết thúc nhẹ nhàng hơn thế nhưng lão đã chọn cách đau đớn này, phải chăng vì những dằn vặt khi lão lừa bán cậu Vàng. Câu chuyện khép lại nhưng mở ra trong lòng người đọc bao nỗi xót thương. Trong cảnh đời nghèo khó, bất hạnh ấy ta lại thấy lấp lánh những nét đẹp trong nhân cách lão Hạc: một người cha hết lòng vì con, sẵn sàng chấp nhận cái chết để hi sinh cho con; một người nông dân dù đến bước đường cùng vẫn giữ trọn nhân cách của mình “chết trong còn hơn sống đục”.
(1) Trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao, ta thấy nhân vật lão Hạc là một người nông dân nghèo sống trong xã hội xưa nhưng lại có tấm lòng lương thiện và tình yêu thương con sâu sắc.(2) Tình cảm của lão đc thể hiện qua việc khi con ko lấy đc vợ vì nhà gái thách cưới cao , lão khuyên con và ko cho con bán vườn khi con đòi bán và nếu bán thì tương lai con sẽ ra sao.(3) Mặc dù biết con vẫn yêu thầm con kia thì lão cũng chỉ biết thương con và đau đớn trong thầm lặng.(4) Kể cả khi con phẫn chí đi đồn điền cao su, lão chới với với nỗi đau mất con cùng 3 đồng bạc nặng trĩu trên tay , lão nghẹo ngào khóc : “ Thẻ nó ng ta dữ, hình nó ng ta chụp, giờ nó là ng của ng ta chứ ko còn là con tôi nữa”.(5) Với tình yêu thương con nên lão luôn dằn vặt, mặc cảm, đau đớn vì ko lo nổi cho con và vì ko làm tròn bổn phận ng cha.(6) Dù con lão đi đồn điền cao su, lão luônđếm tường ngày con xa vắn và trong đầu luôn thườn trực hình ảnh con.(7) Lão khắc khoải mong con trở về và mơ ước một ngyà đc xum họp.(8) Lão quyết giữ mảnh vườn cho con mặc dù khi bị đặt vào tình thế nghiệt ngã nhưung lão vẫn ko ăn phạm và tiền của con mà con chọn cái chết để bảo toàn nó.(9) Từ đó cho ta thấy hình ảnh một ng cha yêu con thật thiêng liêng và đằm thắm của Lão Hạc dành cho con đáng kính biết bao.
đặt 5 câu có chứa dấu ngoặc đơn và nêu công dụng của chúng
1 câu đặt công dụng đánh dấu phần chú thích ,1 câu giải thích,1 câu thuyết minh,1 câu bổ sung thêm,..
MÌNH CẦN GẤP MONG CÁC BẠN GIÚP
Viết đoạn văn ngắn về chủ đề mùa xuân có sử dụng dấu ngoặc đơn,dấu hai chấm.Chỉ rõ tác dụng các dấu câu đó.