Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Đọc đoạn trích sau:
Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha:
- Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không?
Chị Dậu khéc gạt nước mắt:
- Không đau con ạ!
- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
❔ Câu hỏi
a) Trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn? Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
b) Câu nghi vấn trong đoạn trích trên dùng để làm gì?
Trả lời:
a) Các câu nghi vấn trong đoạn văn trên là: câu "Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không?"; "Thế làm sao u cứ khóc mãi không ăn khoai?"; "Hay là u thương chúng con đói quá?". Đặc điểm hình thức để có thể nhận dạng các câu trên là câu nghi vấn, đó là: khi nói, ta nhấn giọng ở những từ dùng để hỏi (không, thế sao, hay là,…). Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
b) Các câu nghi vấn trên dùng để hỏi.
Đọc các câu sau:
a) Mình đọc hay tôi đọc?
(Nam Cao, Đôi mắt)
b) Hay tại sự sung sưỡng bống được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thưở còn sung túc?
( Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
❔ Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên là câu nghi vấn? Có thể thay từ hay bằng từ hoặc được không? Vì sao?
Trả lời:
Các câu này đều là câu nghi vấn vì đều có chứa từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). Từ hay khi xuất hiện trong các kiểu câu khác thì có thể được thay thế bằng từ hoặc. Nhưng ở trong các trường hợp này nói riêng và trong câu nghi vấn nói chung, nếu ta thay từ hay bằng từ hoặc thì câu sẽ bị sai về ngữ pháp, bị biến thành kiểu câu khác (câu trần thuật) hoặc câu sẽ thay đổi về ý nghĩa.
1. Câu nghi vấn là câu:
- Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)..không, (đã)...chưa,... hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).
- Có chức năng chính là dùng để hỏi.
2. Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng những dấu chấm hỏi.