Nói quá

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Nói quá và tác dụng của nói quá

1. Ví dụ

VD1: Đọc các câu tục ngữ, ca dao sau và trả lời câu hỏi.

  Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

   Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

(Tục ngữ)

Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

(Ca dao)

Câu hỏi:

a. Nói Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày có quá sự thật không? Thực chất, mấy câu này nhằm nói điều gì?

b. Cách nói như vậy có tác dụng gì?

Trả lời: 

a. Nói Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối và Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày là quá sự thật, là phóng đại mức độ và tính chất nội dung nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Hai câu đầu ngụ ý đêm tháng năm rất ngắn, ngày tháng mười rất ngắn. Câu cuối ngụ ý, lao động của người nông dân hết sức vất vả.

b. Nói quá trong các trường hợp trên là một biện pháp tu từ nhằm tăng giá trị biểu cảm.

VD2: Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi

                                                       Bàn tay ta làm nên tất cả

                                                       Có sức mạnh sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)

❔ Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng.

Trả lời: 

- Biện pháp nói quá: Có sức mạnh sỏi đá cũng thành cơm.

- Tác dụng: Nói quá nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống.

2. Ghi nhớ

Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiệ tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

@223378@@223449@

II. Những điều cần lưu ý

1. Tác dụng của biện pháp nói quá

- Có thể tìm thấy rất nhiều biện pháp nói quá trong tục ngữ, ca dao, trong văn thơ châm biếm, hài hước và cả trong văn thơ trữ tình.

VD: [...] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.

(Nam Cao, Chí Phèo)

- Biện pháp nói quá được sử dụng nhiều trong thành ngữ trở thành những khuôn mẫu có định như thét ra lửa, lớn như thổi, mình đồng da sắt, đen như cột nhà cháy,...

2. Biện pháp để nhận thức biện pháp nói quá

 Đối chiếu nội dung lời nói với thực tế. Trong nhận thức về nói quá, điều quan trọng là phải hiểu được cái ý nghĩa hàm ẩn của lời nói. 

VD: "Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" là ngụ ý việc lao động của người nông dân hết sức vất vả.

@223509@@223584@