Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
cuong>_< !_!
Xem chi tiết
Linh ???
Xem chi tiết
Sad boy
8 tháng 7 2021 lúc 17:17

THAM KHẢO

 

Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn.

 

"Thương người như thể thương thân" là đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình thương là lẽ sống tốt đẹp của triệu triệu con người Việt Nam. Truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, ngày một phát triển mạnh mẽ và sâu sắc. Tình thương, lòng nhân ái là một biểu hiện rõ nét về đạo đức của mỗi người. Tình thương, lòng nhân ái được biểu hiện một cách cụ thể qua thái độ và hành động, đó là đồng cảm và sẻ chia.

Có thương người mới biết đồng cảm và sẻ chia. Nhìn thấy người bất hạnh, tàn tật, ốm đau. đói khổ, hoạn nạn, ta động lòng thương, ta rơi nước mắt, đó là đồng cảm "Một miếng khi đói bằng một gói khi no", đó là san sẻ. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bác Hồ kêu gọi toàn dân "diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm". Bác Hồ cũng như hàng triệu gia đình đã giảm bớt khẩu phần hàng ngày, dành gạo để cứu đói. Chiến thắng được giặc đói lúc bấy giờ là một thành tích to lớn của cách mạng, là do sức mạnh lòng nhân ái của nhân dân ta.

Sau ba mươi năm chiến tranh, nước ta hiện có hàng chục vạn nạn nhân chất độc da cam. Hàng triệu đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn sống trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn, khó khăn. Lũ lụt, bão tố xảy ra triền miên, gây ra cảnh người chết, cảnh màn trời chiếu đất cho nhiều gia đình. Nhiều học sinh đến trường bị nước lũ cuốn trôi; nhiều ngư dân ra khơi đánh cá bị sóng gió cuốn mất tích. Trước những cảnh đau lòng đó, ai mà chẳng động lòng thương, ai mà chẳng rơi nước mắt?

Các phong trào quyên góp do Mặt trận Tổ quốc phát động để cứu giúp, để ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam, các bệnh nhân nhiễm HIV AIDS đã được đồng bào ta hướng ứng nhiệt liệt. Nhiều Việt kiều đã gửi về hàng trăm triệu đồng đóng góp vào quỹ từ thiện được báo chí ngợi ca. Phong trào giúp học sinh nghèo, học sinh khó khăn được đông đảo thầy cô giáo và các bạn trẻ tham gia nhiệt liệt. Tất cả các phong trào đó đã nói lên một cách cảm động sức mạnh đoàn kết, truyền thống nhân ái vô cùng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.

 

Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn.

Nói đến đồng cảm và sẻ chia trong xã hội ta ngày nay, tôi không bao giờ quên câu ca mà bà nội tôi vẫn nhắc các con, các cháu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

ひまわり(In my personal...
8 tháng 7 2021 lúc 17:23

Tham khảo ! 

Dù đang phát triển nhưng "đất nước ta vẫn đang còn nghèo, dân ta còn đói khổ, đồng bào ta không phải ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Bên cạnh những tòa cao ốc, những ngôi biệt thự đẹp đẽ với đầy đủ tiện nghi thì những ngôi nhà ổ chuột, lụp xụp với những tấm áo vá rách. Hay những bữa cơm đạm bạc, với những đứa trẻ nghèo mới năm, bảy tuổi đã phải nghỉ học để đi làm kiếm miếng ăn, vẫn còn đó đây trên đường phố. Cuộc sống của không ít đồng bào ta đang còn chìm ngập trong cảnh bần hàn, đang cần đến những con tim biết yêu thương, biết đồng cảm và sẻ chia.Vậy đồng cảm và sẻ chia là gì? Nếu muốn nói cho rõ, cho rạch ròi thì rất khó bởi nó xuất phát từ trái tim con người. Nhưng làm sao có thể hiểu được nhịp đập của từng trái tim, cho nên mọi cách hiểu về nó chỉ mang tính khái quát mà thôi. Ở một khía cạnh nào đó có thể hiểu đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời họ và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình. Đồng cảm đi từ con tim đến mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia, sẻ chia là cùng người khác san sẻ niềm vui, nỗi buồn; sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không tỏ thái độ vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kỵ, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ.

Tuoi Nguyen
Xem chi tiết
minh nguyet
8 tháng 11 2021 lúc 8:11

Em tham khảo nhé:

     Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trờ thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn. "Thương người như thể thương thân" là đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình thương là lẽ sống tốt đẹp của triệu triệu con người Việt Nam. Truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, ngày một phát triển mạnh mẽ và sâu sắc. Tình thương, lòng nhân ái là một biểu hiện rõ nét về đạo đức của mỗi người. Tình thương, lòng nhân ái được biểu hiện một cách cụ thể qua thái độ và hành động, đó là đồng cảm và sẻ chia. Đồng cảm và sẻ chia giúp cho chúng ta thành công, giúp cho chúng ta hạnh phúc, đúng như Erich fromm đã từng nói: "Bạn đạt được hạnh phúc và thành công của mình chỉ khi bạn sẵn sàng hào phóng chia sẻ chúng". Đồng cảm, chia sẻ có khi là lòng thương người, hiểu thấu nỗi lòng và đồng cảm, chia sẻ với họ, hay họ chia sẻ với mình... Đó là tình thương, lòng quan tâm, tình đồng cảm, "chúng ta vốn là những thiên thần, chúng ta phải biết đồng cảm , yêu thương lẫn nhau để mọc cánh bay lên" - Willam arthur Ward. Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần học cách đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất: gửi lời chào tới bố mẹ trước khi đi học, chúc người bạn cùng bàn một ngày tốt lành khi tới lớp… Như vậy, chắc chắn cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều. Bởi đúng như một nhà văn Nga từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương của con người”.

bé23
Xem chi tiết
Tâm Hy
Xem chi tiết
Phong Thần
30 tháng 9 2021 lúc 12:23

Tham khảo

Sự yêu thương và sẻ chia là điều cần thiết để gắn kết những trái tim lại với nhau.Sự sẻ chia là gì? Đó là một dạng tình cảm được trao đi xuất phát từ trái tim, đồng cảm, thương yêu, san sẻ cùng với những người xung quanh cuộc sống của mình. Sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Khi chúng ta san sẻ yêu thương, san sẻ niềm vui hay cùng đồng cảm với nhau trong những nỗi buồn, giúp nhau vượt qua khó khăn thì chúng ta sẽ nhận lại được rất nhiều thứ. Dù nó không phải là những thứ hiển hiện nhưng ít nhất bản thân mình sẽ cảm thấy an yên và vui vẻ hơn. Sự sẻ chia không phải là một khái niệm quá xa lạ trong cuộc sống này. Bởi nó luôn tồn tại và hiển diện trong chính lời nói và hành động của chúng ta với những người xung quanh. Một trong những điều nho nhỏ, bình dị mà bạn có thể nhận ra sự san sẻ chính là sự chia sẻ công việc của bố mẹ trong nhà. San sẻ từ công việc đến tình cảm dành cho con cái. Đó là một sự chia sẻ hiện hữu, rất dễ dàng nhận biết. Đối với một xã hội, sự sẻ chia yêu thương là điều vô cùng cần thiết. Nó chính là sợi dây nối liền tình cảm giữa người với người. Nó khiến cho chúng ta cảm thấy cho đi yêu thương không bao giờ là điều lãng phí. Lãng phí nhất là chúng ta để thừa yêu thương trong lòng mà không biết gửi gắm nơi đâu. Khi trao đi yêu thương với người khác, bản thân mình sẽ nhận lại được yêu thương từ ánh mắt ấm áp, từ nụ cười chân thành và lời cảm ơn nặng nghĩa tình. Chỉ như vậy thôi chúng ta cũng đã thấy được rằng sẻ chia chưa bao giờ “lỗ” với trái tim mình.

Kim Huyền
Xem chi tiết
minh nguyet
10 tháng 12 2021 lúc 19:59

Em tham khảo:

Để thành công trong cuộc sống thì phải có sự nỗ lực, kiên quyết và bất khuất nhưng ngoài ra còn một yếu tố quan trọng đó chính là giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin trong cuộc sống. Niềm tin là một điều rất quan trọng trong tâm hồn lẫn thể xác. Niềm tin là một bí quyết, là động lực và là chìa khoá dẫn đến thành công. Nếu không kó niềm tin chúng ta như con người vô cảm, giả tạo. Nhờ niềm tin chúng ta quen biết lẫn nhau , tin tưởng và tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp. Trong gia đình làng xóm trường lớp cũng vậy, mọi người cần niềm tin lẫn nhau thì mới tạo nên tập thể. Trong công cuộc đấu tranh mọi người cần có niềm tin vững chắc để có nguồn động lực chiến đấu . Vì vậy, luôn giữ trong lòng niềm tin là vô cùng quan trọng, nó chính là trọng điểm trong nước đường xây dựng thành công của chúng ta.

Nguyễn Diệu Anh
Xem chi tiết
Hal Hal
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Hà
Xem chi tiết