Những câu hỏi liên quan
Van luong
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Trâm
15 tháng 1 2017 lúc 10:33

Trong điều kiện chụp dưới ánh sáng thiên về màu nào thì ảnh thường bị ám màu đó (ví dụ ảnh chụp dưới ánh đèn tròn thì bị ám vàng, vì dây tóc bóng đèn làm bằng tunsten (wolfram) có nhiệt độ khi cháy sáng là 3200K). Vì lí do này, người ta dùng khái niệm nhiệt độ màu để chỉ bức xạ (ánh sáng) mạnh nhất được phát ra trong một điều kiện chiếu sáng nào đó. Chúng ta cần lưu ý rằng những vật có nhiệt độ cao thường phát ra bức xạ mạnh nhất ở màu xanh (trong nhiếp ảnh gọi là màu lạnh) ngược lại những vật có nhiệt độ thấp hơn lại phát ra bức xạ thiên về vàng hoặc cam (trong nhiếp ảnh gọi là màu nóng).

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Ngô Quang Sinh
1 tháng 8 2018 lúc 13:54

Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và đa số chúng có công thức chung là Cn(H2O)m

Ví dụ: tinh bột (C6H10O5)n

Có nhiều nhóm cacbohiđrat, quan trọng nhất là ba loại sau đây:

Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không thể thủy phân được, như : glucozơ và fructozơ.

Đisaccarit là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân mỗi phần tử sinh ra hai phân tử monosaccarit, như : mantozơ.

Polisaccarit là nhóm cacbohiđrat phức tạp nhất, khi thủy phân đến cùng mỗi phân tử sinh ra nhiều phân tử monosaccarit, như : tinh bột, ...

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
13 tháng 4 2017 lúc 22:19

-Cacbohidrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công htuwcs chung là Cn(H2O)m

Cacsbohidrat được chia làm 3 nhóm chính: monasaccarit( glucozo,fructozo); ddissaccarit (sacccarozo, mantozo) và polisaccarit( tinh bột, xenlulozo)

+ Monosaccarit: glucozơ, fructozơ có CTPT là C6H12O6.

+ Đisaccarit: saccarozơ và mantozơ có CTPT là C12H22O11.

+ Polisaccarit: xenlulozơ và tinh bột có CTPT là (C6H10O5)n.

Khi đốt cháy gluxit chú ý:

+ nO2 = nCO2

+ Dựa vào tỷ lệ số mol CO2/số mol H2O để tìm loại saccarit.


Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
14 tháng 3 2017 lúc 8:53

   Tùy theo các căn cứ khác nhau, người ta chia cạnh tranh thành các loại:

- Cạnh tranh giữa người bán với nhau: thường xuất hiện khi trên thị trường nhiều người có cùng loại hàng hóa đem bán, nhưng có ít người mua hàng hóa đó.

   + Ví dụ: Trên cùng một khu phố có nhiều người cùng mở hiệu cắt tóc, giữa họ tất yếu có sự cạnh tranh để giành khách hàng, theo đó giành nhiều lợi nhuận hơn người khác. Muốn vậy họ phải nâng cao tay nghề, thái độ phục vụ tố, địa điểm thuận lợi, giá thấp để được khách lựa chọn.

- Cạnh tranh giữa người mua với nhau: thường xuất hiện khi trên thị trường hàng hóa đem bán ra ít nhưng người mua hàng hóa đó quá nhiều.

   + Ví dụ: Dịp tết đến, mọi người rất chú ý đến những loại hoa quả độc đáo như dưa hấu, bưởi, dừa hình thỏi vàng, hình ông tiên,… nhưng những loại hoa quả tạo hình như thế có rất ít mà người muốn mua lại rất đông, tất yếu giữa họ phải có cạnh tranh bằng cách đưa ra mức giá cao hơn.

- Cạnh tranh giữa các ngành: là sự ganh đua về kinh tế giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau.

   + Giả sử trong xã hội có ba ngành sản xuất A, B, C cùng canh tranh với nhau nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận, muốn vậy họ phải di chuyển các yếu tố của sản xuất từ ngành có lợi nhuận thấp sang ngành có lợi nhuận cao. Nhưng việc di chuyển này chỉ có thể thực hiện khi có những điều kiện như giao thông vận tải phải phát triển; việc cho vay vốn của ngân hàng được đảm bảo và việc cung ứng máy móc, thiết bị kĩ thuật công nghệ cho ngành mới phải sẵn sàng. Để tối đa hóa lợi nhuận, các ngành A, B, C tất yếu phải cạnh tranh với nhau. Thực chất cuộc cạnh tranh này là cạnh tranh giành giật các điều kiện sản xuất, kinh doanh có lợi nói trên giữa các ngành A, B, C với nhau.

- Cạnh tranh trong nước với nước ngoài: Loại cạnh tranh này xuất hiện khi thị trường vượt khỏi phạm vi trong nước để vươn ra thị trường khu vực và thế giới, gắn với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

   + Ví dụ: Nhờ đổi mới mô hình kinh tế, việc sản xuất lương thực nước ta không chỉ đủ cho nhân dân ta tiêu dùng, dự trữ dồi dào, mà còn tham gia xuất khẩu lương thực (gạo) trên thị trường thế giới. Và tất yếu chúng ta phải tham gia cạnh tranh với một số chủ thể kinh tế khác cùng xuất khẩu lương thực như nước ta như: Thái Lan, Mỹ, Ấn Độ,…

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
qwerty
1 tháng 4 2017 lúc 9:11

Tùy theo các căn cứ khác nhau, người ta chia cạnh tranh thành các loại:

- Cạnh tranh giữa người bán với nhau: thường xuất hiện khi trên thị trường nhiều người có cùng loại hàng hóa đem bán, nhưng có ít người mua hàng hóa đó.

+ Ví dụ: Trên cùng một khu phố có nhiều người cùng mở hiệu cắt tóc, giữa họ tất yếu có sự cạnh tranh để giành khách hàng, theo đó giành nhiều lợi nhuận hơn người khác. Muốn vậy họ phải nâng cao tay nghề, thái độ phục vụ tố, địa điểm thuận lợi, giá thấp để được khách lựa chọn.

- Cạnh tranh giữa người mua với nhau: thường xuất hiện khi trên thị trường hàng hóa đem bán ra ít nhưng người mua hàng hóa đó quá nhiều.

+ Ví dụ: Dịp tết đến, mọi người rất chú ý đến những loại hoa quả độc đáo như dưa hấu, bưởi, dừa hình thỏi vàng, hình ông tiên,… nhưng những loại hoa quả tạo hình như thế có rất ít mà người muốn mua lại rất đông, tất yếu giữa họ phải có cạnh tranh bằng cách đưa ra mức giá cao hơn.

- Cạnh tranh giữa các ngành: là sự ganh đua về kinh tế giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau.

+ Giả sử trong xã hội có ba ngành sản xuất A, B, C cùng canh tranh với nhau nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận, muốn vậy họ phải di chuyển các yếu tố của sản xuất từ ngành có lợi nhuận thấp sang ngành có lợi nhuận cao. Nhưng việc di chuyển này chỉ có thể thực hiện khi có những điều kiện như giao thông vận tải phải phát triển; việc cho vay vốn của ngân hàng được đảm bảo và việc cung ứng máy móc, thiết bị kĩ thuật công nghệ cho ngành mới phải sẵn sàng. Để tối đa hóa lợi nhuận, các ngành A, B, C tất yếu phải cạnh tranh với nhau. Thực chất cuộc cạnh tranh này là cạnh tranh giành giật các điều kiện sản xuất, kinh doanh có lợi nói trên giữa các ngành A, B, C với nhau.

- Cạnh tranh trong nước với nước ngoài: Loại cạnh tranh này xuất hiện khi thị trường vượt khỏi phạm vi trong nước để vươn ra thị trường khu vực và thế giới, gắn với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Ví dụ: Nhờ đổi mới mô hình kinh tế, việc sản xuất lương thực nước ta không chỉ đủ cho nhân dân ta tiêu dùng, dự trữ dồi dào, mà còn tham gia xuất khẩu lương thực (gạo) trên thị trường thế giới. Và tất yếu chúng ta phải tham gia cạnh tranh với một số chủ thể kinh tế khác cùng xuất khẩu lương thực như nước ta như: Thái Lan, Mỹ, Ấn Độ,…

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
4 tháng 2 2018 lúc 10:39

Ví dụ về miễn dịch của cơ thể:

   - Miễn dịch không đặc hiệu: da không bị tổn thương, niêm mạc không bị tổn thương: ngăn cản virut xâm nhập cơ thể; lông, phản ứng viêm tấy (tiết các chất), thực bào, interfêron ...: ngăn cản sự nhân lên của virut.

   - Miễn dịch đặc hiệu:

    (1) Miễn dịch thể dịch: cơ thể hình thành các kháng thể để phản ứng làm trung hòa kháng nguyên; các kháng thể ở trong huyết tương, dịch tế bào.

    (2) Miễn dịch tế bào: có đại thực bào, bạch cầu trung tính: thực bào tế bào lạ...tế bào T độc: tiêm chất độc để giết chết tế bào bị nhiễm vi sinh vật.

Bình luận (0)
Toge Inumaki
Xem chi tiết
Thu Hồng
25 tháng 9 2021 lúc 23:06

Thì quá khứ đơn (Past simple tense) dùng để diễn tả một hành động, sự việc diễn ra và kết thúc trong quá khứ.

Ví dụ: 

She was nice to me in the past. (Cô ấy đã từng rất tốt với tôi hồi trước.)They were nice to me in my last holiday.I was not obedient when I was a child. (Tôi đã không vâng lời khi tôi còn là một đứa trẻ.)We were very obedient children when we were young.Were they invited to your party last Sunday? (Họ có được mời đến bữa tiệc của bạn vào Chủ nhật tuần trước không?)Was Peter an interesting person? (Peter có phải là một người thú vị không?)We went fishing yesterday. (Ngày hôm qua chúng tôi đã đi câu cá.)She didn’t come to school last week. (Tuần trước bạn nữ ấy không đến trường.)Did they enjoy the film? (Họ có thích bộ phim không?)
Bình luận (0)
uyên nguyễn
Xem chi tiết
Sky SơnTùng
26 tháng 4 2016 lúc 20:18

1/Có 3 loại ma sát:

-Ma sát trượt 

   +Kéo lê tấm ván thẳng băng trên con đường ...

-Ma sát lăn

  +Bánh xe lăn trên đường...

-Ma sát nghỉ

  +Nhờ có lực ma sát nghỉ ta mới cầm được bút trên tay....

2/  Có 6 loại máy cơ đơn giản:

-Đòn bẩy:

  +Bập bênh... 

-Ròng rọc:

 +Dùng ở đầu trụ cờ...

-Mặt phẳng nghiêng:

 + Ví dụ dắt xe đạp từ sân vào nhà bằng 1 tấm gỗ kê bên dưới

 + Băng chuyền ở các nhà máy...

-Con nêm

-Đinh ốc

-Bánh xe và trục

Bình luận (0)
Tài Nguyễn Tuấn
26 tháng 4 2016 lúc 20:07

Chào bạn, bạn hãy theo dõi câu trả lời của mình nhé!

1. Các loại lực ma sát là : ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ. 

VD : ma sát trượt : kéo tấm ván thẳng băng trên đường

ma sát lăn : bánh xe của xe ô tô lăn trên đường

ma sát nghỉ : cầm cây bút trên tay

2. Các loại máy cơ đơn giản là : mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy. 

Ví dụ : để đẩy một chiếc thùng lên xe tải thì cần phải có một tấm ván nghiêng để đẩy. 

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)