Những câu hỏi liên quan
Tiểu Thư Hiền Hòa
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
22 tháng 3 2023 lúc 18:48

Một số ví dụ về vai trò của vi sinh vật trong đời sống hằng ngày:

- Phân giải các chất thải và xác sinh vật thành chất khoáng, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, làm giàu chất dinh dưỡng cho đất.

- Vi sinh vật tự dưỡng tạo ra O2 và chất dinh dưỡng cung cấp cho các sinh vật dị dưỡng.

- Phân giải các chất thải, đặc biệt là các chất thải độc hại như: nhựa, hóa chất nhân tạo, chất phóng xạ giúp làm giảm ô nhiễm môi trường.

- Cộng sinh trong cơ thể người giúp tăng cường miễn dịch, tiêu hóa; tổng hợp một số vitamin, amino acid không thay thế,…

Bình luận (0)
Đỗ Thuỳ Linh
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
17 tháng 10 2016 lúc 22:38

công thức của muối : NaCl , bao gồm Na và Cl . 

tác dụng của muối : chỉ nên ăn từ 6 - 8g muối một ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh...), ko ăn quá nhạt , 

 

Bình luận (0)
AN TRAN DOAN
17 tháng 10 2016 lúc 21:56

Thành phần hóa học của muối ăn gồm Na và Cl

Cách sử dụng muối an hợp lý :

CONG-DUNG-CUA-MUOI-1

Bình luận (0)
Đỗ Thị Bích Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Đỗ Minh Châu
11 tháng 10 2016 lúc 20:43

Động vật:

lợn,gà chó,vịt,hươu, nai,trâu,bò,ngan,ngỗng

vai trò của động vật: có giá trị thực phẩm,an ninh (như chó cảnh sát),làm cảnh(vd cá),cung cấp nguyên liệu(vd lông cừu),hộ trợ con người trong lao động,một số động vật có khả năng lây bệnh

thực vật:cây bạch đàn,cây đinh lăng,hoa hồi,cây xà cừ,...

vai trò: làm cảnh,công cụ sản xuất,thực phẩm,làm cảnh

tick mình nha

 

Bình luận (0)
Quoc Kha
Xem chi tiết
Đàm Thị Hiền Anh
Xem chi tiết
S - Sakura Vietnam
27 tháng 12 2021 lúc 19:41

C2: Vai trò của trang phục đối trong đời sống con người là:

- Trang phục có vai trò che chở, bảo vệ cơ thể con người khỏi một số tác động có hại của thời tiết và môi trường.

- Trang phục góp phần tôn lên vẻ đẹp của người mặc.

- Qua trang phục, thể hiện được những thông tin về người mặc như sở thích, nghề nghiệp.

Có 4 cách phân loại trang phục
− Theo thời tiết: trang phục mùa lạnh, trang phục mùa nóng

− Theo công dụng: trang phục mặc lót, trang phục mặc thường ngày, đồng phục, trang phục bảo hộ lao động, trang phục thể thao . . .
− Theo lứa tuổi: trang phục trẻ em, trang phục người đứng tuổi, trang phục thanh thiếu niên
− Theo giới tính: trang phục nam, nữ
Bình luận (0)
...???
27 tháng 12 2021 lúc 19:49

cái này trong sgk mà!

 

Bình luận (0)
Ngọc Vy
Xem chi tiết

Người phụ nữ xưa có nhan sắc, phẩm hạnh nhưng quả thực đúng như câu nói cho các bậc thi nhân nói về số phận của người phụ nữ "tài hoa bạc mệnh" dù họ đẹp nhưng vẫn phải chịu một cuộc đời trôi nổi đầy sóng gió. Đến khi đi lấy chồng, người phụ nữ còn chịu thêm trăm điều cay cực. Quan niệm "xuất giá tòng phu", "lấy chồng làm ma nhà chồng" đã khiến bao người phụ nữ xưa phải ngậm ngùi nuốt đắng cay, đặc biệt khi lấy chồng xa quê nỗi nhớ khôn nguôi khi đứng ngóng trông về quê mẹ............  

Bình luận (0)
trà thanh tây
15 tháng 12 2020 lúc 18:15

mình giúp bạn nè :)))

Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.

 

phunuvietnamngayxua

 

Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”Họ là những người đẹp về cả ngoại hình  và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Chính Hồ Xuân Hương cũng phải tức giận mà thốt lên rằng:

“Giá đây đổi phận làm trai được

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”Họ là phái yếu, nhưng họ cũng có khả năng làm được những điều mà nam giới làm. Thế nhưng xã hội không cho phép. Có mấy ai dám ngông ngênh nói như Hồ Xuân Hương. Không nói đến văn hay, nhiều người còn quan niệm con gái không cần đi học, không cần biết chữ. Vậy thì họ làm sao có thể làm chủ được số mệnh của mình?Tuy vậy, sống trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng họ vẫn là những người phụ nữ thương chồng, thương con, biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống gia đình. Họ vất vả, tảo tần những không một lời oán thán. Tú Xương – một nhà thơ rất bất mãn với tình cảnh đất nước lúc bấy giờ, cũng như với những gò bó của xã hội phong kiến, đã lên tiếng “bênh vợ”, cũng như bênh cho cả một xã hội phụ nữ không được lên tiếng, không được bảo vệ:

“ Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Xã hội phong kiến bất công, xã hội mà con người trở thành nô lệ của đồng tiền, khiến cho người phụ nữ phải vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Thế nhưng họ coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng. Ta bỗng nhớ đến hình ảnh mẹ cò trong câu ca dao của ông cha ta thuở trước:

“Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”

Họ là những người giàu đức hi sinh. Dù có gian khổ đến mấy nhưng họ không một lời oán trách.

Thế nhưng, có mấy người thương vợ được như Tú Xương. Thuở xưa, chế độ đa thê vô cùng phổ biến. Một người phụ nữ có thể phải chịu làm lẽ cho một gia đình giàu có nào đó. Họ phải chịu sự ghen ghét của người vợ cả và những người vợ lẽ khác. Cuộc sống chung chồng ấy, thật vô cùng cực khổ. Hồ Xuân Hương đã phải thốt lên rằng: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Nhưng bà cũng không tránh khỏi guồng quay của số phận, cũng phải đi làm vợ lẽ người ta, chỉ có thể hưởng một hạnh phúc không trọn vẹn. Sự ngang tàng, bướng bỉnh, vùng lên của bà, cũng chỉ là một hạt cát giữa sa mạc. 

Bình luận (0)
Thu Trang
Xem chi tiết
Đặng Thị Cẩm Tú
12 tháng 10 2016 lúc 12:55

Vai trò của việc trồng trọt:

+ Cung cấp lương thự, thực phẩm nuôi sống con người

+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản cho xuất khẩu.

* Trồng trọt cũng góp phần tạo công ăn việc làm cho con người và tạo môi trường trở nên xanh- sạch- đẹp

Nhiệm vụ của trồng trọt:

Sản xuất nhiều lúa, ngô (bắp), khoai, sắn (củ khoai mì) để bảo đảm đủ ăn, có dự trữ và xuất khẩu.

Trồng cây rau, đậu, vừng (mè), lạc (đậu phộng),… làm thức ăn cho con người.

+ Trồng cây mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường, cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến hoa quả (trái).

Trồng cây lấy gỗ cung cấp nguyên liệu cho xây dựng và công nghiệp làm giấy.

 Trồng cây đặc sản: chè, cà phê, cao su, hồ tiêu để lấy nguyên liệu xuất khẩu.

* Tổng hợp thêm các ý của vai trò trồng trọt

Bình luận (4)
Mo Nguyễn Văn
26 tháng 8 2019 lúc 17:08

Vai trò của việc trồng trọt:

+ Cung cấp lương thự, thực phẩm nuôi sống con người

+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản cho xuất khẩu.

* Trồng trọt cũng góp phần tạo công ăn việc làm cho con người và tạo môi trường trở nên xanh- sạch- đẹp

Nhiệm vụ của trồng trọt:

+ Sản xuất nhiều lúa, ngô (bắp), khoai, sắn (củ khoai mì) để bảo đảm đủ ăn, có dự trữ và xuất khẩu.

+ Trồng cây rau, đậu, vừng (mè), lạc (đậu phộng),… làm thức ăn cho con người.

+ Trồng cây mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường, cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến hoa quả (trái).

+ Trồng cây lấy gỗ cung cấp nguyên liệu cho xây dựng và công nghiệp làm giấy.

+ Trồng cây đặc sản: chè, cà phê, cao su, hồ tiêu để lấy nguyên liệu xuất khẩu.

* Tổng hợp thêm các ý của vai trò trồng trọt

Bình luận (0)
Q.Như
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
28 tháng 11 2021 lúc 13:20

dầm nắng dãi mưa: làm thành ngữ

Bình luận (0)