Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Tom
Xem chi tiết
~Mưa_Rain~
9 tháng 9 2020 lúc 19:50

Hình ảnh của người lính trong kháng chiến luôn là chủ đề của rất nhiều nhà văn, nhà thơ với những hình ảnh khác nhau về người lính. Và trong tác phẩm “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” ta thấy rõ về hình ảnh của những người lính lái xe ở Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu thông qua hình ảnh của những chiếc xe không kính.

#Chúc bạn học tốt~

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Paper43
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
1 tháng 9 2021 lúc 22:48

Em tham khảo các ý :

* Khổ 5: Vẻ đẹp của người lính được thể hiện qua cái nhìn lạc quan, yêu đời trước hiện thực cuộc chiến đấu còn nhiều gian khổ.

- "Những chiếc xe... kính vỡ rồi"

+ Nghệ thuật: Những câu thơ ghi nhận một cách chân thực khắc nghiệt mà các anh phải chịu đựng khi bom đạn kẻ thù đã giật, rung, tàn phá tấm kính chắn xe. Hơi thở nhẹ nhàng như lời nói chuyện, mà là chuyện vui, chuyện thường ngày vẫn xảy ra với các anh, không hề khiến các anh phải bận tâm. Nhịp thơ mạnh,, dứt khoát. Các cụm từ "chưa cần rửa", "chưa cần thay" không chỉ đem đến cảm giác về sức trẻ dồi dào mà còn hé mở một điều đáng nể phục ở người lính: với các anh nhiệm vụ là trên hết còn những thứ khác không đáng bận tâm.

+ Liên hệ: bài "Nhớ"

=> Những con người như vậy tất nhiên càng không chỉ vì cái chuyện cái mặt hay lắm mà làm chậm cuộc hành trình "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả vì miền Nam ruột thịt".

* Khổ 6: Tình đồng chí, đồng đội

- "Bếp Hoàng Cầm... trời xanh thêm"

+ Nghệ thuật: hình ảnh giàu sức gợi, nhịp thơ 2/2/3

+ Nội dung: Niềm vui sum họp được mở ra sau chặng đường chạy dưới mưa bom đạn của kẻ thù.

* Khổ cuối: Tình yêu quê hương, đất nước

- "Không có kính... một trái tim"

+ Nghệ thuật: điệp từ "không"

+ Nội dung: Vẻ đẹp của người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ: trẻ trung, lạc quan, dù hiểm nguy vẫn chắc tay lái đương đầu ra tiền tuyến.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 1 2017 lúc 11:50

Triển khai đề tài 2: Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe (theo các ý sau)

- Tư thế hiên ngang, bình tĩnh (khi xe mất đi những hệ số an toàn)

- Thái độ bất chấp gian khổ, hiểm nguy, đón nhận gian khổ khó khăn rất đàng hoàng, chủ động.

- Lạc quan, vui vẻ, trẻ trung

- Tinh thần quyết chiến, quyết thắng, vượt lên mọi thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy, tất cả vì Miền Nam phía trước.

Bình luận (0)
Ngọc :))
Xem chi tiết
︵✰Ah
27 tháng 1 2022 lúc 8:09

Tham Khảo 

Khổ thơ cuối Bài thơ về tiểu đội xe khong kính là một ý chí, một quyết tâm cao độ chiến đấu vì quê hương, bảo vệ tổ quốc. Khổ thơ đầu sử dụng biện pháp liệt kê, điệp ngữ “không có” nhấn mạnh sự trần trụi, biến dạng của những chiếc xe bị bom đạn chiến trường, những khó khăn trên các nẻo đường làm hư hại. Càng vào sâu trong chiến trường, chiếc xe càng trở nên méo mó, biến dạng. Một lần nữa, thông qua hình ảnh những chiếc xe, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã gián tiếp miêu tả sự ác liệt của chiến trường. Điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không đèn, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Ở đây có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và khả năng của chiếc xe, giữa điều kiện vật chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe. Để cân bằng ba cái không có ở trên chỉ cần một cái có đó trái tim người lính. đến đây, ta càng thấy được sự ngang tàng, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc trong thơ Phạm Tiến Duật . Sau khi đọc xong , chắc hẳn ai cũng thốt lên " Ôi , sao mà họ dũng cảm thế !". Những chiếc xe dường như không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà thật độc đáo khi có một trái tim cầm lái, Trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ nhưng đồng thời cũng là hình ản ẩn dụ, nó hội tụ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu tổ quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đáu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 6 2019 lúc 18:23

Đề tài:

- Bài thơ phản ánh được cái khốc liệt, gian khổ của chiến tranh qua hình ảnh những chiếc xe không kính.

- Bài thơ là khú hát ngợi ca vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Khánh Linh
Xem chi tiết
Phí Thị Khánh Uyên
Xem chi tiết
SURIN :)))
Xem chi tiết
minh nguyet
27 tháng 10 2021 lúc 20:35

Em tham khảo:

Hai câu thơ đầu đã sử dụng biện pháp nghệ thuật lặp từ "Không" vô cùng độc đáo để khẳng định sự thiếu thốn và hoàn cảnh khó khăn trong chiến đấu của những người chiến sĩ Trường Sơn. Đồng thời, đây cũng là biện pháp liệt kê những sự thiếu thốn của hoàn cảnh chiến đấu: xe không có kính, xe không có đèn, xe không có mui và thùng xe có xước. Ta có thể thấy được sự khẳng định về sự thiếu thốn trong hoàn cảnh chiến đấu của những người lính. Trong hành trình chiến đấu và lái những chiếc xe xẻ dọc Trường Sơn của mình, những người lính phải đối mặt với vô vàn những sự khó khăn và thiếu thốn và những thử thách đối với ý chí và tinh thần chiến đấu của họ. Thế nhưng, câu thơ thứ ba khẳng định những chiếc xe vẫn tiếp tục chạy trên hành trình giải phóng miền Nam vẫn còn nhiều khó khăn ở trước mặt. Hình ảnh cuối cùng của bài thơ là hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp "một trái tim". Chao ôi hình ảnh trái tim đó chính là tình yêu dành cho đất nước, là tinh thần chiến đấu, là tinh thần lạc quan và tinh thần chiến đấu mạnh mẽ của người lính! Nhà thơ Tố Hữu từng có câu thơ rằng: "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai"(Lời dẫn trực tiếp). Đây chính là hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mỹ có tinh thần tuổi trẻ, dũng cảm, không ngần ngại khó khăn, gian khổ. Khổ thơ có âm điệu hào hùng, chan chứa tình cảm, tha thiết tình cảm của những người lính dành cho đất nước của mình, dành cho miền Nam vẫn chưa được giải phóng. 

Bình luận (1)
Bình Trần
Xem chi tiết