Em có nhận xét gì về các thủ đoạn xâm lược VN của thực dân Pháp (1858-1884)
Qua bảng tóm tắt quá trình xâm lược của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống Pháp 1858-1884 , các em hãy rút ra nhận xét về thời gian, lực lượng tham gia, thành phần lãnh đạo, cách đánh, kết quả và ý nghĩa của quá trình chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta?
Tham Khảo
một bộ phận nhỏ quân Pháp theo gót quân Anh vào miền Nam nhưng dựa vào gần 2 vạn lính Pháp còn lại tại Đông Dương và sự tiếp tay của quân Anh, ngày 23/9/1945, quân Pháp gây hấn đánh chiếm Nam Bộ, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta bắt đầu.
Từ ngày 23/9/1945 đến năm 1946, cuộc kháng chiến diễn ra trên chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Mặc dù lực lượng vũ trang của ta ở đây rất nhỏ và yếu nhưng có những đoàn quân Nam tiến từ miền Bắc, miền Trung vào, những đoàn quân của Việt kiều từ Lào, từ Campuchia, từ Thái Lan về, nhất là nhân dân đứng lên tổ chức đánh địch nên đã từng bước ngăn chặn quân địch, làm phá sản chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
Tuy nhiên vào thời điểm này, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ đang đứng trước muôn vàn khó khăn, không thể tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô cả nước với thực dân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chủ trương hoà hoãn nhân nhượng, cố gắng giải quyết cuộc xung đột Pháp-Việt bằng con đường hoà bình, chí ít cũng trì hoãn cuộc chiến tranh chậm nổ ra để ta có thời gian chuẩn bị lực lượng. Các cuộc hoà đàm Việt-Pháp diễn ra, Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt-Pháp (15/9/1946) được ký kết. Chiến tranh bị đẩy lùi một bước.
Không từ bỏ ý đồ xâm lược, thực dân Pháp ngày càng lấn tới đòi nhân dân ta hạ vũ khí đầu hàng. Khả năng hoà hoãn không còn, với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mấy nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, đêm 19/12/1946, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, cả nước đứng lên kháng chiến. Cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu.
Đường lối kháng chiến của Đảng ta xác định ngay từ đầu cuộc chiến tranh là: Toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
Từ ngày 19/12/1946 đến chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947, quân dân ta đã chặn đánh tiêu hao lực lượng địch, bảo toàn lực lượng rút khỏi thành phố, phát triển lực lượng, phản công diệt địch trong Chiến dịch Việt Bắc. Sau khi mở rộng được địa bàn chiếm đóng trên cả nước, Thu Đông năm 1947, Pháp tập trung trên 2 vạn quân mở cuộc tiến công lớn hiệp đồng quân binh chủng từ nhiều hướng bao vây căn cứ Việt Bắc, tìm diệt quân chủ lực và đầu não kháng chiến của ta.
Ngày 7/10/1947, địch bắt đầu tiến công. Quân địch theo đường bộ số 3, số 4 và đường thuỷ sông Lô, sông Gấm hình thành thế bao vây Việt Bắc. Đồng thời, địch cho quân nhảy dù xuống thị xã Bắc Kạn, chợ Mới, chợ Đồn định diệt các cơ quan đầu não kháng chiến.
Trung ương Đảng và Bộ Tổng chỉ huy ta đã phán đoán âm mưu của địch nhưng việc nhảy dù xuống địa điểm cụ thể thì chưa lường hết nên lúc đầu có lúng túng. Sau khi nắm được kế hoạch của địch, ta đã điều chỉnh kế hoạch tác chiến.
Lực lượng ta dùng trong chiến dịch là 10 trung đoàn và 7 tiểu đoàn bộ binh cùng dân quân du kích tại chổ. Các chiến trường toàn quốc cũng đẩy mạnh tiến công phối hợp.
Trên hướng tiến công đường số 3, số 4 của địch, quân ta đánh phục kích, tập kích liên tục nhiều trận tiêu hao lực lượng địch. Bị thiệt hại nặng, địch phải quay lại.
Mục tiêu chiến dịch không đạt được, lại bị thiệt hại nặng và có nguy cơ bị bao vây tiêu diệt nên địch phải rút lui. Ngày 22/11, quân Pháp bắt đầu rút khỏi Việt Bắc. Dọc đường bị quân ta phục kích một số trận. Ngày 22/12/1947, chiến dịch kết thúc.
Chiến dịch Việt Bắc kết thúc giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược. Quân ta loại khỏi vòng chiến đấu 6.000 địch, đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của địch, làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của chúng, bảo vệ cơ quan lãnh đạo, chuyển kháng chiến sang giai đoạn mới.
Từ năm 1948 đến chiến dịch Biên Giới (1950), phát triển chiến tranh du kích, đẩy mạnh vận động chiến tranh, chiến thắng Biên Giới.
Sau Chiến dịch Việt Bắc, thực dân Pháp phải chuyển hướng chiến lược chiến tranh. Từ chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh” phải chuyển sang đánh lâu dài, thực hiện chính sách “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”. Từ mở rộng vùng chiếm đóng chuyển sang củng cố vùng chiếm đóng, từ những cuộc hành quân lớn nhằm tiêu diệt quân chủ lực của ta chuyển sang nhiều cuộc hành quân nhỏ đánh vào cơ sở kinh tế, chính trị và diệt từng bộ phận lực lượng vũ trang ta. Chúng ra sức củng cố nguỵ quyền, phát triển nguỵ quân, tranh thủ viện trợ Mỹ.
Về phía ta, sau chiến thắng Việt Bắc, lực lượng vũ trang ta trưởng thành một bước quan trọng. Ngày 28/8/1949, sư đoàn chủ lực đầu tiên - đại đoàn 308 ra đời, tiếp đó đầu năm 1950 đại đoàn 304 được thành lập. Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở vùng sau lưng địch cả ở Bắc-Trung Bộ và Nam Bộ; đồng thời, ta chủ trương “Phải từng bước đẩy vận động chiến tiến tới”.
Tháng 6/1950, Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên Giới nhằm: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông biên giới Việt - Trung, gắn liền với phe xã hội chủ nghĩa, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Ngày 16/9, quân ta nổ súng đánh Đông Khê (Lạng Sơn) mở màn chiến dịch, sau đó đón đánh diệt 2 binh đoàn quân Pháp đến tăng cường cho Thất Khê sợ bị tiêu diệt, quân Pháp phải rút chạy khỏi các cứ điểm từ Thất Khê đến Lạng Sơn, quân ta truy kích diệt thêm một số quân Pháp.
Ở các địa phương, quân dân ta đẩy mạnh hoạt động tiến công phối hợp với chiến dịch Biên Giới. Ngày 14/10/1950, ta kết thúc chiến dịch. Chiến dịch Biên Giới, ta đã diệt được trên 8.000 quân địch, thu nhiều vũ khí trang bị, giải phóng vùng biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập (Lạng Sơn), mở rộng giao lưu quốc tế, làm thay đổi cục diện chiến tranh, giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường.
Từ năm 1951 đến chiến dịch Điện Biên Phủ, giữ vững quyền chủ động chiến lược đẩy mạnh tiến công và phản công, giành thắng lợi quyết định, kết thúc chiến tranh. Sau thất bại ở chiến trường biến giới, thực dân Pháp còn cố giành lại quyền chủ động chiến lược bằng cách tăng quân, thay tướng, xin thêm viện trợ Mỹ, De Latre de Tassigny, viên tướng được coi là tài giỏi nhất của nước Pháp lúc đó, được cử sang Việt Nam với kế hoạch: phát triển quân số, xây dựng hệ thống cứ điểm vững chắc, tập trung giữ chiến trường chính là Bắc Bộ, đồng thời tăng cường càng quét “bình định” Trung Bộ và Nam Bộ, kết hợp với đánh phá, bao vay kinh tế, chiến tranh tâm lý với vùng căn cứ kháng chiến.
Về phía ta, chủ trương chung là tiếp tục giữ khí thế chủ động tiến công liên tục tiêu diệt sinh lực địch, tiến tới giải phóng đồng bằng Bắc Bộ. Các đại đoàn 312, 316, 320, 351, 325 được thành lập. Nhiều chiến dịch lớn được mở như Chiến dịch Trần Hưng Đạo (tháng 12/1950-2/1951) ở Bắc Giang, Việt Trì; Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (tháng 4/1951) dọc đường 18; Chiến dịch Quang Trung (tháng 5-6/1951) ở Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình; Chiến dịch Lý Thường Kiệt (tháng 9-10/1951) ở Nghĩa Lộ; Chiến dịch Hoà Bình (tháng 12/1951-2/1952); Chiến dịch Tây Bắc (tháng 10/1951-2/1952); đồng thời, đẩy mạnh chiến tranh du kích.
Thực dân Pháp đã sử dụng thủ đoạn chủ yếu nào trong quá trình xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến 1884
A. Quân sự kết hợp kinh tế
B. Quân sự kết hợp chính trị
C. Chính trị kết hợp kinh tế
D. Kinh tế kết hợp ngoại giao
Trong quá trình xâm lược Việt Nam cuối thế kỉ XIX (1858 – 1884), thực dân Pháp đã:
- Dùng thủ đoạn tấn công quân sự: Tấn công Đà Nẵng (1858) - > Gia Định (1859) -> Đông Nam Kì -> Tây Nam Kì -> Bắc Kì lần 1 (1873) -> Bắc Kì lần 2 (1882) -> Cửa biển Thuận An (1883).
- Kết hợp với thủ đoạn chính trị: buộc triều Nguyễn kí với Pháp các hiệp ước đầu hàng, chinh phục từng bước Việt Nam: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) -> Giáp Tuất (1874) -> Hácmăng (1883) -> Patơnốt (1884)
Đáp án cần chọn là: B
Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858 – 1884) có đặc điểm gì?
A. Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh ngoại giao.
B. Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.
C. Là các cuộc đấu tranh theo khuynh hướng dân tộc, dân chủ.
D. Hình thành một mặt trận thống nhất do các văn thân, sĩ phu tiến bộ lãnh đạo.
Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858 – 1884) có đặc điểm gì?
A. Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng
B. Lan rộng từ Bắc vào Nam theo sự mở rộng địa bàn xâm lược của thực dân Pháp
C. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và ngoại giao
D. Kết hợp các hình thức đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp
Đáp án A
Khi thực dân Pháp mới đặt chân đến Việt Nam, triều đình đã cùng nhân dân kháng chiến chống Pháp, gây cho chúng nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đến năm 1862 triều đình Huế lại kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, dâng ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp. Điều này cũng chúng tỏ, tư tưởng chủ hòa đã xuất hiện trong nội bộ triều đình làm li tán lòng người. Ngay sau đó nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì, tiêu biểu là các sĩ phu yêu nước vẫn bám đất, bám dân, cỗ vũ các đội nghĩa binh đánh Pháp và chống phong kiến đầu hàng. Đến giai đoạn sau đó, mặc dù có một số nhân vật tiêu biểu của triều đình có lãnh đạo nhân dân chống giặc nhưng chủ đạo vẫn là tinh thần thiếu kiên quyết đánh giặc. Trong khi phong trào kháng chiến của nhân dân ngày càng mạnh mẽ.
=> Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858 – 1884) có đặc điểm: từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.
Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884) có đặc điểm gì?
A. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và ngoại giao.
B. Lan rộng từ Bắc vào Nam theo sự mở rộng địa bàn xâm lược của thực dân Pháp.
C. Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.
D. Hình thành một mặt trận thống nhất do các văn thân, sĩ phu tiến bộ lãnh đạo.
Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858 – 1884) có đặc điểm gì?
A. Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng
B. Lan rộng từ Bắc vào Nam theo sự mở rộng địa bàn xâm lược của thực dân Pháp
C. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và ngoại giao
D. Kết hợp các hình thức đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp
Chọn đáp án A.
Khi thực dân Pháp mới đặt chân đến Việt Nam, triều đình đã cùng nhân dân kháng chiến chống Pháp, gây cho chúng nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đến năm 1862 triều đình Huế lại kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, dâng ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp. Điều này cũng chúng tỏ, tư tưởng chủ hòa đã xuất hiện trong nội bộ triều đình làm li tán lòng người. Ngay sau đó nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì, tiêu biểu là các sĩ phu yêu nước vẫn bám đất, bám dân, cỗ vũ các đội nghĩa binh đánh Pháp và chống phong kiến đầu hàng. Đến giai đoạn sau đó, mặc dù có một số nhân vật tiêu biểu của triều đình có lãnh đạo nhân dân chống giặc nhưng chủ đạo vẫn là tinh thần thiếu kiên quyết đánh giặc. Trong khi phong trào kháng chiến của nhân dân ngày càng mạnh mẽ.
=> Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858 – 1884) có đặc điểm: từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.
.“Cuối thế kỷ XIX, Việt Nam bị xâm lược là tất yếu lịch sử”. Nhận định này có đúng không, tại sao? Đánh giá về thái độ của triều đình chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858-1884?
Nhận định này là đúng.
Thái độ của triều đình:
- Có nhiều cuộc khởi nghĩa nổi lên nhưng triều đình nhà Nguyễn lại nhu nhược, tự dập tắt các cuộc khởi nghĩa đồng nghĩa với việc bán nước cho thực dân Pháp
- Có ý muốn thương lượng với TD Pháp
=> Nguyên nhân tất yếu khiến nước ta rơi vào tay thực dân Pháp
Trình bày khái quát cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858- 1884? Anh(chị) hãy rút ra nhận xét về thời gian, lực lượng tham gia, lãnh đạo, kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến đó?
Giai đoạn | Diễn biến chính | Tên nhân vật tiêu biểu |
1858 - 1862 | - Pháp tấn công Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân đã phối hợp cùng triều đình chống giặc, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. - Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch. | Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương,… |
1863 - trước 1873 | - Sau Hiệp ước 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,…. | Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm,… |
1873 - 1884 | - Pháp hai lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh chống giặc. - Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy. | Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị,… |
* Ý nghĩa :
- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc; kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc của cha ông.
- Cảnh báo kẻ thù về sức mạnh và tinh thấn đấu tranh quật khởi của nhân tộc ta.
- Làm thất bại kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp.
- Cổ vũ tinh thần yêu nước và để lại nhiều bài học kinh nghệm cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta sau này.
Em có nhận xét gì về tinh thần chống pháp của nhà nguyễn giai đoạn 1858-1884? Theo em ,nhà nguyễn đã có công gì đối với lịch sử dân tộc?
Em hãy kể tên các hiệp ước mà triều đình nhà Nguyễn đã ký với pháp (1858-1884) từ đó Em có nhận xét gì về Thái độ nhà Nguyễn đối với thực dân pháp
Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)
- Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874)
- Hiệp ước Hácmăng (Qúy Mùi) (25/8/1883)
- Hiệp ước Patơnôt (6/6/1884)
=> Cho thấy thái độ nhu nhược , bán nước hại dân chỉ lo cho bản thân mình của nhà Nguyễn