Những câu hỏi liên quan
thu phuong nguyen
Xem chi tiết
Thái Vĩnh Tính Tường
Xem chi tiết
Nga Nguyễn
14 tháng 12 2021 lúc 15:42

Câu 2: Nội dung chính: Khắc họa hình ảnh người thầy và tấm lòng trân trọng, ngợi ca người thầy

Bình luận (0)
thao vũ
Xem chi tiết
Khang Diệp Lục
1 tháng 3 2021 lúc 9:47

Có thể thấy xã hội thời bấy giờ bất công sâu sắc đối với những người nông dân, tình cảnh bi thảm của người nông dân nghèo là đề tài vô tình phổ biến. Các tác giả đã nói lên được nỗi khổ của người nông dân thông qua những chi tiết trong truyện, phim. Đồng thời phê phán kịch liệt chính quyền thời đó.

Bình luận (0)
mikusanpai(՞•ﻌ•՞)
1 tháng 3 2021 lúc 9:26

tham khảo

Sau bộ phim Chị Dậu (1980) và tiếp tục mạch đề tài về sự cùng quẫn, bế tắc của người nông dân Việt Nam trước năm 1945 với chất liệu được chuyển thể từ các tác phẩm văn học đặc sắc, đạo diễn - NSND Phạm Văn Khoa lại cống hiến cho điện ảnh Việt Nam một bộ phim kinh điển khác: Làng Vũ Đại ngày ấy.

Bình luận (1)
Minh Lệ
Xem chi tiết
datcoder
26 tháng 10 2023 lúc 12:03

Cảm nhận của em sau khi nghe bài hát "Hãy đến với con người Việt Nam tôi": tự hào, hào hùng, hứng khởi.

Bình luận (0)
♥✪BCS★Mây❀ ♥
Xem chi tiết
ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
9 tháng 2 2019 lúc 19:53

Nói đến ý thức là tôi liền nghĩ đến người Nhật.
Người Nhật có ý thức cộng đồng đạt đến đẳng cấp văn minh, nó được hiện diễn khắp mọi nơi.Từ những người nhỏ tuổi đến người già, từ những người công nhân làm đường, người phục vụ, người bán hàng cho đến những người làm việc văn phòng...tất cả đều toát lên vẻ tao nhã, trang trọng. Bởi vậy, người Nhật làm mê hoặc lòng người bằng sự thanh lịch mà họ rất có ý thức tạo ra. Cách họ làm việc, đi đứng, ăn mặc, chào hỏi, đối đãi lẫn nhau, tất cả đều tuân theo những nghi thức nhất định đã được học từ lúc lọt lòng. Và những quy tắc này theo họ suốt cuộc đời.
Người Nhật rất cẩn trọng và có chừng mực trong ăn nói, đối đãi với người khác. Luôn lịch sự có thể nói là nguyên tắc số một trong giao tiếp mang tính xã hội ở Nhật. Thói quen xếp hàng, thói quen nhường nhịn lẫn nhau, tôn trọng tập thể, thói quen đúng giờ, giữ uy tín ...tất cả là nền tảng cần thiết để tạo nên một xã hội văn minh và an toàn.
Những đều này không chỉ đọc qua sách, báo chí hay tin tức. Mà thực sự tôi đã có cảm nhận thực tế khi tôi đặt chân đến đất nước Nhật.
Trên mọi nẻo đường, không hề có rác thải bừa bãi. Nói đến vấn đề này, người Nhật cũng có những quy định riêng. Rác đốt được và rác tài nguyên thì thu gom 2 lần/ 1 tuần, rác không đốt được thì thu gom 1 lần/ 1 tuần. Các gia đình phải tự đem rác đến nơi bỏ theo đúng quy định.
Và khi đi trên đường, điều thứ hai tôi thấy là không hề có cảnh sát giao thông. Nhưng qua những ngã rẽ, ngã ba, ngã tư thì các phương tiện trên đường luôn thận trọng và nhường đường cho nhau. Những nơi có người đi bộ, muốn đi ngang qua đường thì các phương tiện trên đường đi thật chậm hoặc ngừng lại cho người đi bộ đi qua trước. Điều này có thể nói là văn minh, văn hóa giao thông.
Đất nước Nhật cũng là một trong những nước đất chật người đông, nhưng ngoài đường không hề thấy có cảnh ồn ào, lộn xộn. Khi ngồi trên xe điện hay xe bus cũng vậy không hề nghe tiếng nói chuyện ồn ào. Mà luôn có ý thức tôn trọng người ngồi bên cạnh và người xung quanh, luôn giữ im lặng.
.........
Điều này cho thấy người Nhật luôn có cách sống tốt nhất là tuân thủ tuyệt đối theo những nguyên tắc mà xã hội đặt ra. Không tùy tiện, không xáo trộn, không tùy ý thay đổi hay phản kháng. Tính cách con người trong một cộng đồng quyết định bộ mặt và cách ứng xử trong cộng đồng ấy. Xã hội Nhật Bản có nhiều điều đáng để chúng ta nhìn vào và học tập.
Ngoài ra, trong môi trường sản xuất và học tập, Nhật Bản còn có những nguyên tắc đáng để chúng ta học tập.
Là một nước rất nghèo về tài nguyên, động đất nhiều nhất thế giới, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ sau Thế Chiến thứ II. Bằng cách nào mà Nhật Bản nhanh chóng phục hồi và tăng trưởng thần kỳ, trở thành nước có tiềm năng lớn thứ hai trên thế giới về kinh tế, khoa học kĩ thuật và tài chính. Một phần không thể phủ nhận chính nhờ những bí quyết có một không hai, giúp người Nhật có được năng suất lao động cao bậc nhất thế giới.
Trong quản lý sản xuất, có phương pháp 5S; trong công việc có Horenso.
Vậy 5S là gì?
Theo từ gốc tiếng Nhật, 5 chữ S trong mô hình 5S là viết tắt của Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu, Shisuke.
Seiri (Sàng lọc): là tổng vệ sinh, sàng lọc và phân loại; Seiton (Sắp xếp): là sắp xếp bố trí lại các khu vực; Seiso (Sạch sẽ): là thường xuyên vệ sinh và kiểm tra; Seiketsu (Săn sóc): là duy trì tiêu chuẩn về sự sạch sẽ, ngăn nắp; Shitsuke (Sẵn sàng): là hình thành thói quen và thực hành.
Chính vì sử dụng phương pháp này mà các sản phẩm của Nhật tạo ra đều rất tốt, luôn được người dân và các nước khác ưu chuộng. Hàng hóa của Nhật luôn chú trọng về sức khỏe con người và chất lượng. 
Còn Horenso?
Horenso không đơn giản là cái tên của một loại rau, rau chân vịt. Mà nó là đối với người Nhật, Horenso còn là một phương pháp truyền thông liên lạc nội bộ khi làm việc nhóm và là một nét văn hóa đặc trưng của quốc gia.
HoRenSo là từ viết tắt của ba chữ gồm: Hokoku: Nghĩa là báo cáo; Renraku: Trao đổi và Sodan: Hỏi ý kiến.
Trong công việc, phải báo cáo định kỳ cho cấp trên. Thường xuyên trao đổi, bàn bạc với đồng nghiệp và cấp dưới.Cuối cùng là phải hỏi ý kiến cấp trên trước khi quyết định làm gì đó. HoRenSo nghĩa là chủ động trong công việc. Bất cứ tổ chức nào của Nhật cũng tuân thủ thực hiện phương pháp Horenso. Họ chỉ ra rằng chính Horenso là phương pháp ngăn ngừa rủi ro một cách hệ thống nhất và hiệu quả nhất. Với Horenso, tốt nhất là bạn nên tìm cách giải quyết nhanh nhất nếu có thể các yêu cầu của khách hàng. Trong trường hợp cần thiết, hãy chuyển yêu cầu cho cấp trên hoặc người có trách nhiệm giải quyết trực tiếp.
Nếu có cơ hội được tiếp xúc với phong cách làm việc của Nhật Bản, ai cũng biết đến quy tắc Horenso trong làm việc nhóm. Chính nhờ bí quyết này mà các công ty Nhật Bản luôn có phong cách làm việc nhóm cực kì chuyên nghiệp. Bản thân khi tiếp xúc với người Nhật cũng sẽ thấy đều là những người có tinh thần tập thể cao.
Đó là những cảm nhận của tôi về Nhật Bản mà tôi muốn chia sẻ với mọi người

Bình luận (0)
ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
9 tháng 2 2019 lúc 19:54

Máu của Crow (cách điệu như MÁU CỦA CROW ) [1] là một Nhật Bản kinh dị truyền hình trực tuyến phim [2] miniseries [8] với một khái niệm câu chuyện ban đầu được viết bởi Yasushi Akimoto và điều hành sản xuất bởi Darren Lynn Bousman . [3]

Phim có sự tham gia của Mayu Watanabe (lúc đó là thành viên của AKB48 ), Sakura Miyawaki (lúc đó là thành viên của HKT48 ), Takahiro Miura và Tetsuya Bessho , [3] cùng với nhiều thành viên khác của Tập đoàn AKB48 trong vai trò hỗ trợ, [ 1] và bộ truyện được đạo diễn bởi Ryo Nishimura và được viết bởi Clint Sears [4] và hợp tác kịch bản bổ sung của Satoshi Oshio. [5] Các tập phim cũng có sự xuất hiện của các diễn viên trong đó có Lily Franky và Shota Somethingani .[10] [11] [12] Nó được bán ở Nhật Bản với khẩu hiệu "Yasushi Akimoto × Hollywood × AKB48", phản ánh sự hợp tác giữa Akimoto (được ghi nhận là cả một nhà văn kinh dị [13] và người sáng lập Tập đoàn AKB48), lãnh đạo nhân viên được rút ra từ ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình Hoa Kỳ và các thành viên của Tập đoàn AKB48. [1]

Tập đầu tiên được công chiếu trên Nippon TV vào ngày 23 tháng 7 năm 2016, trong khi tất cả sáu tập [8] đã được phát hành để phát trực tuyến trên Hulu ở Nhật Bản cùng ngày. [1] [14] [15] [16]

Vào tháng 12 năm 2016, Miramax đã mua bản quyền bán hàng trên toàn thế giới cho bộ truyện, ngoại trừ Nhật Bản. [17] [18] Bộ phim đã ra mắt bằng tiếng Anh tại Hoa Kỳ trên Mạng El Rey , phát sóng tất cả sáu tập vào ngày 28 tháng 10 năm 2017. [19] [20]

Tại Vương quốc Anh, sê-ri đã được Tập đoàn Truyền hình Channel Four cấp phép Tập đầu tiên được phát trên Film4 vào thứ Tư ngày 31 tháng 10 năm 2018 và tất cả sáu tập đã được phát hành để phát trực tuyến hỗ trợ quảng cáo trên cả 4 cùng ngày. Không giống như ở Hoa Kỳ, trong cả hai trường hợp, các tập phim chỉ được cung cấp bằng tiếng Nhật với phụ đề tiếng Anh.

Bình luận (0)
Bảo An Đặng
Xem chi tiết
꧁༺ǤᎥᗩᑎǤ༻꧂
28 tháng 10 2021 lúc 14:15

Bài hát "Em yêu giờ học hát" có giai điệu vô cùng vui tươi. Lời bài hát thì hồn nhiên và tươi sáng. Sau khi nghe bài hát em thấy bạn nhỏ trong giờ học hát rất yêu thích môn học này.

Bình luận (2)
Dương Gia Huy
18 tháng 12 2021 lúc 20:11

TL:

Sau khi nghe xong bài " Tháng năm học trò" của NGUYỄN ĐỨC TRUNG tôi cảm thấy vui vẻ, hào hứng nhưng lại xen lẫn một chút buồn bã nào đó. Nghe những lời hát mà tôi lại nhớ về những ngày đi học đầu tiên của mình, ngày đi học mà đầy nước mắt nhưng nó lại ghi lại 1 kỉ niệm khó quên. Những kỉ niệm khó quên ấy đã được tác giả cẩn thận, chau trút thành 1 bài nhạc. Thật cảm ơn tác giả!

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ.

Bình luận (0)
lê trần minh quân
Xem chi tiết
Cố Tử Thần
25 tháng 1 2019 lúc 22:33

bài yume to shakura chị thấy hay nhất

đến từ nc nhật à

Bình luận (0)
Người
25 tháng 1 2019 lúc 22:49

Ngày đầu tiên đi học, em ngã xuống bùn lầy ,em vừa đi vừa khóc  mẹ bắt đầu "lai trim"

Ngày đầu tiên đi học ,em mắt ướt nhạt nhòa, mẹ tiếp tục "lai trím",chao ôi sao thiết tha

Ngày đầu tiên thế đó,cô giáo hay dìm hàng ,em bây giờ cứ ngỡ, cô giáo là dân chơi 

Em bây giờ khôn lớn, bỗng nhớ về ngày xưa, ngày đầu tiên đi học, mẹ cô cùng dìm hàng 

Bình luận (0)
Người
25 tháng 1 2019 lúc 22:50

Tôi tự chế đó

Hay ko

Cho xin 1 tk

Bình luận (0)
Đức Huy
Xem chi tiết
Lương Gia Phúc
11 tháng 6 2018 lúc 20:48

  Với chiều cao và cân nặng giống nhau: cùng có số đo 129,3 (nặng 129,3 kg: cao 129,3 cm), trôngDoraemon khá ngộ nghĩnh, đáng yêu. 
Hình ảnh hoàn hảo nhất củaDoraemon xuất hiện vào tập 11, với đầy đủ cấu tạo bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên, chú mèo máy lại bị coi là một sản phẩm lỗi của nhà máy sản xuất rô-bốt chứ không được hoàn thiện như cô em Dorami. Chính vì thế, nhiều tình huống, ta bắt gặp chú mèo máy lúng túng với việc tìm bảo bối. 

Trước đây, Doraemon từng có nước da màu vàng và đôi tai mèo. Tuy nhiên, trong một buổi ngủ trưa, chú đã bị chuột gặm mất đôi tai. Điều đó dẫn đến nỗi sợ chuột và nước da xanh. (do nhìn thấy hình ảnh của mình trong gương). Tuy nhiên, trong tập 2112: Đôrêmon ra đời, màu vàng của Doraemon là nước sơn, và chúng bị tróc hết ra khi cậu khóc nhiều, đồng thời, đôi tai cụt là do bị một chú chuột máy gặm. 
Bài nữa đây; 
Chú mèo máy của thế kỉ 22, sinh ngày thứ bảy, 3 tháng 9 năm 2112, cao 129,3 cm, cân nặng 129,3 kg, vòng bụng 129,3 cm, khi nhảy cao ( gặp chuột ) 129,3 cm.Trước bụng Doraemon có một cái túi không gian bốn chiều đựng rất nhiều bảo bối thần kỳ và các vật linh tinh khác trong đó như chén,đũa,... Doraemon thích ăn bánh rán (dorayaki) và rất sợ chuột. Doraemon là một chú mèo máy thông minh, tốt bụng. Với cái túi thần kì chứa các bảo bối của thế kỉ 22 và nhất là lòng dũng cảm, quý mến bạn bè, Doraemon vẫn là vị cứu tinh cho Nobita cùng nhóm bạn, thậm chí cho cả nhân loại lúc hiểm nguy, và có ý nghĩa khuyến khích độc giả nhỏ tuổi biết ước mơ và thích ước mơ. Hình thể của Doraemon ở những tập đầu hơi mập mạp một chút. Ở những tập sau, hình thể của Doraemon đã được sửa lại cho cân đối hơn.

Bình luận (0)
khanh cuong
11 tháng 6 2018 lúc 20:58

Ai cũng biết Tây Du Ký mô tả câu chuyện nhà sư Đường Huyền Trang lên đường sang Ấn Độ thỉnh kinh có thật trong lịch sử Trung Hoa. 

Trong khi đó, Tôn Ngộ Không - đại đệ tử của Đường Tăng lại là một nhân vật hư cấu với tài năng vượt trội. Và sẽ chẳng ai mảy may nghi ngờ nếu ta khẳng định, Tôn Ngộ Không chỉ là nhân vật hư cấu tưởng tượng của nhà văn Ngô Thừa Ân.

Tuy nhiên, sự thật có lẽ không hoàn toàn như vậy. Không ít những dấu vết lịch sử lại chỉ ra điều ngược lại, rằng Tôn Ngộ Không có thật ngoài đời và những gì được hư cấu chỉ là tài năng hay phép thuật của Tề Thiên Đại Thánh mà thôi.

Cụ thể, các nhà khảo cổ Trung Quốc từng phát hiện ra dấu tích khác lạ về nguồn gốc của Tôn Ngộ Không từ những bức bích họa có niên đại hơn 1.000 năm tuổi trong động Thiên Phật (cách Tây An, Cam Túc khoảng 90km). 

Trong các bức hình, người ta thấy cảnh một vị hòa thượng và “hầu hình nhân” (một sinh vật có hình hài giống khỉ) đang nghiêm trang chắp tay hành lễ, hướng mặt về phía Phật Bà Quan Âm. Bốn bức hình khác khắc họa chi tiết về chuyến thỉnh kinh của 2 thầy trò hòa thượng, khá giống với truyện Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân.

Dân gian xưa còn đồn thổi về một người đàn ông tên Thạch Bàn Đà (quê ở Tiên Dương, Trung Quốc). Vì có hình thù xấu xí, thô kệch, kỳ quái nên Thạch Bàn Đà có biệt danh là “hầu hình nhân”. 

Thạch Bàn Đà có võ nghệ cao cường, thông minh nhanh nhẹn và hay giúp đỡ người xung quanh, diệt trừ thú dữ. Năm 629, khi Huyền Trang đi thỉnh kinh ngang qua Tiên Dương, Thạch Bàn Đà được cảm hóa, nguyện theo tháp tùng Đường Tăng tới Tây Thiên lấy kinh. 

Với những dữ kiện này, phải chăng khỉ "đá" Tôn Ngộ Không võ nghệ cao cường thực ra đã được Ngô Thừa Ân xây dựng trên nhân vật họ Thạch kia? Câu trả lời có lẽ sẽ còn là một ẩn số không lời đáp.

2. Sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không là ai?

Bên cạnh Tôn Ngộ Không, một trong những nhân vật gây nên nhiều bí ẩn nhất trong tác phẩm của Ngô Thừa Ân, đó là danh tính vị Bồ Đề Tổ Sư - thầy truyền thụ 72 phép biến hóa thần thông cho khỉ đá trong những hồi đầu của truyện. 

Tung tích, xuất thân của nhân vật này là ai, có lẽ chúng ta không thể biết nếu chỉ dừng ở mức đọc hoặc xem Tây Du Ký. Danh xưng Bồ Đề Tổ Sư thực ra cũng chỉ mang nghĩa là một vị thầy tịnh tu đắc đạo dưới gốc cây bồ đề mà thôi.

Có lẽ từ đây mà nhiều người nảy sinh hoài nghi và đưa ra một giả thuyết, thầy dạy Tôn Ngộ Không ban đầu chính là Thông Thiên Giáo chủ, một sư đệ của Thái Thượng Lão Quân. 

Giả thuyết này dựa trên sự kết hợp giữa Tây Du Ký với một tác phẩm khác là Phong thần diễn nghĩa. Theo đó, cả Thông Thiên Giáo chủ và Thái Thượng Lão Quân đều là đệ tử của Hồng Quân Lão Tổ. 

Hai người này pháp lực vô biên, theo hai phái khác nhau của Đạo giáo là Triệt giáo (Thông Thiên Giáo chủ) và Xiển giáo (Thái Thượng Lão Quân), giữa họ luôn tồn tại sự đối kháng và mâu thuẫn lẫn nhau.Vì thế, phải chăng Thông Thiên Giáo chủ đã thu nhận Tôn Ngộ Không về dạy dỗ, chỉ cho 72 phép thần thông - cảnh giới cao nhất về phép thuật song lại chẳng mấy chú tâm tới việc dạy nhân cách cho khỉ đá. Để rồi sau này, Ngộ Không tự xưng Tề Thiên Đại Thánh, đại náo thiên cung làm long trời lở đất.

Một chi tiết khác cũng rất đáng lưu ý, đó là việc khả năng thật sự của Tôn Ngộ Không gây rất nhiều tranh cãi. Trong nguyên tác, khi đi lấy kinh, thầy trò Đường Tăng gặp rất nhiều yêu quái và Tôn Ngộ Không thường xuyên phải nhờ tới các chư phật thần linh giúp đỡ. Trong số đó, có cả thú cưỡi của Thái Thượng Lão Quân. 

Như vậy, rõ ràng phép thuật của Thái Thượng Lão Quân phải vượt trội hoàn toàn so với khỉ đá.Vậy tại sao khi Ngộ Không đại náo thiên cung, Thái Thượng Lão Quân không hề có phản ứng, thậm chí kinh sợ trước phép thuật của vua khỉ?

3. Tôn Ngộ Không đã chết trong trận chiến phân tranh thật - giả?

Một trong những tình tiết ly kỳ nhất trong Tây Du Ký, đó là hồi truyện về hai Tôn Ngộ Không thật - giả lẫn lộn. Trong nguyên tác của Ngô Thừa Ân, từ sư phụ Đường Tăng cho tới ngay cả nhiều thần, Phật cũng không tài nào phân biệt được đâu là Ngộ Không thật, đâu là Ngộ Không giả. 

Cuối cùng, sau khi đi khắp đất trời, chỉ có Như Lai Phật Tổ là nhìn ra được yêu quái giả dạng Tôn Ngộ Không. Đó là con Lục Nhĩ Hầu hóa thân mà ra. 

Như Lai Phật Tổ giải thích, đây là con khỉ có sáu tai, nghe thông tường hết mọi chuyện trên trời đất, pháp lực ngang ngửa Ngộ Không, do vậy không ai có thể nhận ra. Kết thúc hồi, Ngộ Không thật đã dùng gậy như ý tiêu diệt Lục Nhĩ Hầu.

Tuy nhiên, không ít người hoài nghi về tính chính xác của phần truyện này. Một giả thuyết kì lạ đã được đưa ra khiến nhiều người vô cùng tò mò. Theo đó, người bị đánh chết phải chăng chính là Tôn Ngộ Không thật, còn Tôn Ngộ Không giả mới là người tiếp tục đi lấy chân kinh?

Giả thuyết này thoạt nghe thật vô lý, tuy nhiên nếu dựa vào các tình tiết truyện thì không phải không có căn cứ. Thứ nhất, Lục Nhĩ Hầu và Tôn Ngộ Không giống nhau y như đúc, pháp lực tương đương nên khả năng có sự nhầm lẫn khi phân định là rất lớn. Vậy nên nếu Lục Nhĩ Hầu nhân cơ hội đánh chết Ngộ Không thật thì cũng không có ai đối chứng. 

Thứ hai, khi cả hai đến gặp Đế Thính nhờ phân định thật giả, Đế Thính dùng tai nghe ra thật giả nhưng lại phán “Ta xem ra được, nhưng không dám nói”. Liệu phải chăng Đế Thính sợ Tôn Ngộ Không giả làm loạn, sợ một thế lực nào khác đằng sau Lục Nhĩ Hầu?Thứ ba, trong Tây Du Ký, Lục Nhĩ Hầu có năng lực biết tương lai, hiểu rõ quá khứ vạn vật xung quanh. Nếu con khỉ này lợi hại như vậy, biết trước cả tương lai, tại sao không biết được mình sẽ bị thu phục mà dám cùng Ngộ Không đến gặp Như Lai Phật Tổ.

Thứ tư, nếu so sánh trước và sau hồi truyện này, bạn sẽ thấy trước đây Tôn Ngộ Không không hoàn toàn nghe Đường Tăng. Hai người thường xuyên có mâu thuẫn và tranh cãi. Vậy mà sau đó, Ngộ Không lại rất vâng lời sư phụ của mình. Điều này làm dấy lên nghi ngờ phải chăng Tôn Ngộ Không đã bị đánh tráo ở đây và người đi lấy kinh thực tế chính là Lục Nhĩ Hầu kia.

Ba giả thuyết trên có thể đúng, có thể sai nhưng dẫu sao, chúng không làm giảm đi tình cảm mà chúng ta dành cho Tây Du Ký - một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng và vô cùng thân thuộc với tuổi thơ nhiều thế hệ từ hàng chục năm nay.

K MK NHA 

Bình luận (0)
khanh cuong
11 tháng 6 2018 lúc 21:02

MK GỬI RUI NHƯNG ĐANG CHỜ DUYỆT

Bình luận (0)
Vu Ngoc Minh
Xem chi tiết
Tae Jong Soo
4 tháng 5 2018 lúc 8:43

Có lẽ ai đã đọc truyện đều nhớ đến cây đàn và niêu cơm đất thần kì. Nó đã trở thành biểu tượng gắn với hình ảnh Thạch Sanh. Mỗi lần đọc xong truyện “Thạch Sanh”, gấp sách lại, em có cảm giác như nhân vật đang bước ra từ câu chuyện, gần gũi và chân thật. Đó là một chú Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Thân hình cân đối, cường tráng càng làm tăng thêm vẻ đẹp. Thạch Sanh đóng một cái khố, trên đầu quấn một chiếc khăn nâu, vai đeo cung tên... đi từ trong rừng ra với những bó củi to trông như lực sĩ của rừng xanh.

Chú Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Thạch Sanh không phải là con người bình thường mà là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của một đôi vợ chồng già ở Cao Bình. Nguồn gốc cao quí và khác thường ấy như điềm báo cho ta biết cuộc đời Thạch Sanh sẽ không phẳng lặng mà gặp nhiều thử thách, chông gai. Thạch Sanh là một chàng trai tốt bụng, chăm chỉ và tài giỏi. Thạch Sanh thật thà lắm nên bao lần bị Lí Thông lừa mà không hề hay biết. Ở cạnh Lí Thông gian xảo, chú đã sống chân thật hết mình, giúp hắn biết bao việc. Không chỉ có vậy, lúc nào chú cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, chẳng từ nan. Thạch Sanh đã giết được chằng tinh không chỉ cứu được mẹ con Lí Thông mà còn giúp được dân làng thoát khỏi nanh vuốt độc ác của đại bàng khổng lồ … và hơn cả, Thạch Sanh đã đánh thắng được quân mười tám nước chư hầu bằng trí thông minh của mình mà không tốn một hòn tên mũi đạn. Những chiến công oai hùng đó của chú Thạch Sanh thật đáng ngưỡng mộ.

Trải qua nhiều khó khăn, Thạch Sanh càng thể hiện được bản lĩnh, tài năng của mình. Chấp nhận đi canh miếu thờ, rồi gặp chằn tinh chú sẵn sàng chiến đấu mà không hề run sợ, thấy đại bàng bắt công chúa, Thạch Sanh dũng cảm lẫn theo dấu vết rồi xin xuống hang đánh đại bàng giải cứu. Khi bị vu oan tội ăn cắp của cải nhà vua và bị bắt vào ngục tối, Thạch Sanh mang cây đàn ra đánh, tiếng đàn đã đến được với công chúa, chú tự giải cứu được chính mình. Thử thách mười tám nước chư hầu đã thể hiện roc nhất tài năng cũng như tấm lòng nhân ái của chàng dũng sĩ. Niêu cơm thần kì đã giúp Thạch Sanh làm cho các binh lính tâm phục khẩu phục mà rút về. Trong niềm vui hân hoan chiến thắng ta càng thấy Thạch Sanh đẹp hơn bao giờ hết, vẻ đẹp hài hoà giữa ngoại hình với tâm hồn và tài năng.

Anh hùng Thạch Sanh mãi là người dùng sĩ của các bạn nhỏ các thế hệ từ xưa cho đốn mãi về sau. Dù đọc bao câu chuyện cô tích khác nhưng hình ảnh chú Thạch Sanh vẫn mãi đọng lại trong tâm trí mọi người.

Bình luận (0)