Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lộc Nguyễn Xuân
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 10 2021 lúc 16:28

Em tham khảo:

Vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều đã được Nguyễn Du khắc họa rõ nét qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Trước hết, tác giả đưa ra giới thiệu cùng nhận định về hai chị em qua ước lệ mai, tuyết để khẳng định vẻ đẹp chung ở họ cũng như vẻ đẹp riêng qua cụm từ "mỗi người một vẻ". Hai người thiếu nữ xinh đẹp được Nguyễn Du vô cùng yêu thương. Về nhan sắc, Vân được nói đến với sự sang trọng, phúc hậu. Đặc tả vẻ đẹp của Vân, nhà thơ chú ý đến gương mặt tròn đầy, nụ cười cùng giọng nói đoan trang, mái tóc mềm mượt, làn da trắng. Tất cả cái đẹp ở Vân đều là kết tinh của thiên nhiên đất trời nên nàng được những hoa, tuyết yêu quý và sẵn sàng đứng sau cái đẹp của nàng với sự ngưỡng vọng. Bút pháp ước lệ đã giúp nhà thơ vẽ lên bức tranh người con gái xinh đẹp độ xuân thì làm xuyến xao cả thiên nhiên và lòng người. Ấy vậy mà nhan sắc ấy vẫn chưa sánh bằng nàng Kiều. Miêu tả tường tận cái đẹp của Vân, nhà thơ dùng thủ pháp đòn bẩy để tôn lên tài sắc ở Kiều. Với những từ như "càng, hơn" ta thấy được cái ưu ái tột cùng mà tác giả nói về Kiều. Đặc biệt, chân dung Kiều chỉ được gợi qua đôi mắt, lông mày nhưng đã đủ khiến ta hiểu về cái đẹp này. Trong thế đối sánh với thiên nhiên, thay vì hài hòa thì Kiều bị đố kí, ghen ghét và hờn giận. Bởi lẽ vẻ đẹp của nàng đã vượt quá quy chuẩn thông thường lại cộng thêm tài năng cầm kì thi họa thì người con gái ấy mấy ai sáng bằng. Ngòi bút ước lệ cùng thành ngữ "nghiêng nước nghiêng thành" giúp ta hiểu được nét đẹp toàn diện ở Kiều. Nhưng bức tranh hai người thiếu nữ đẹp không nhằm ngợi ca hay nói về sự yêu quý khôn cùng của tác giả, đó là bức tranh số phận của hai người con gái. Một bên là những ềm đềm, hạnh phúc vì hài hòa với tự nhiên, còn một bên là những muôn phần đắng cay mà những vần thơ tiếp của nhà thơ sẽ cho ta thấy điều đó.

lê nhuyy
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Linh
Xem chi tiết
Lê Phương Thảo
20 tháng 12 2021 lúc 8:23

Nguyễn Du là kiệt xuất trong nền văn học Việt Nam với tác phẩm nổi tiếng “Truyện Kiều”. Đây là thiên truyện bằng thơ kể về cuộc đời bể dâu, sóng gió của kiếp hồng nhan bạc mệnh. Tác phẩm được xem là công trình nghệ thuật ngôn ngữ đồ sộ. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nằm ở phần đầu của Truyện Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa nhuần nhuyễn và thành công hình ảnh hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân.

Với cách mở đầu giới thiệu giản dị nhưng mang tính khái quát, ông đã dẫn dụ người đọc đi tìm hiểu vẻ đẹp, tính cách của hai tuyệt sắc giai nhân:

Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

Bốn câu thơ khiến người đọc đã có thể hình dung được hình ảnh của hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều. Mai tượng trưng cho sự thanh nhã, cao sang còn tuyết tượng trưng cho vẻ đẹp trong trắng. Nguyễn Du đã khéo léo ví von vẻ đẹp của hai chị em như “mai” và “tuyết” thực sự rất tinh tế và đầy ẩn ý.

Chỉ với 4 câu thơ, 4 nét vẽ nhưng Nguyễn Du đã khiến người đọc phải mê mẩn vì vẻ đẹp hiếm có của Thúy Vân. Sự thanh tao, tròn vẹn của thiếu nữ “đến tuổi cập kê” thật khiến người khác ngưỡng mộ. Nụ cười của nàng tươi như hoa, lông mày hình cánh cung nở nang, viên mãn, làn da trắng như tuyết. Một vẻ đẹp tròn vẹn, nhẹ nhàng của Thúy Vân được lột tả qua biên pháp tu từ nhân hóa cùng sự cảm nhận tinh tế của Nguyễn Du. Sự nhẹ nhàng, duyên dáng của Thúy Vân dự  báo một tương lai bình lặng, êm đềm của cô mai sau.

Vẻ đẹp của Thúy Vân đã khiến người đọc ngỡ ngàng như thế thì chắc chắn vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến người đọc không thể kìm được lòng. Nguyễn Du đã dùng nghệ thuật đòn bẩy từ việc miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân trước rồi mới đến miêu tả vẻ đẹp Thúy Kiều. Sự tài tình của nguyễn Du đã tạo nên một kiệt tâc nghệ thuật:

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Nguyễn Du chưa hề đề câp đến sắc đẹp của Thúy Kiều, ông chỉ nhấn mạnh cái “hơn” của cô chị trên cái nền của cô em.

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

Một vẻ đẹp trên cả tuyệt đối của Thúy Kiều dưới ngòi bút miêu tả xuất chúng của Nguyễn Du. Dường như ông đang vẽ chứ không phải là viết nữa, đây chính là cái tài hiếm có ở Nguyễn Du. Đôi mắt Thúy Kiều trong xanh như làn nước mùa thu, lông mày thanh mảnh như nét núi mùa xuân hiền hòa. Vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến thiên nhiên phải “hờn”, phải “ghen”. Nó hoàn toàn đối lập với vẻ đẹp của Thúy Vân chỉ khiến thiên nhiên nhún nhường.

Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều lại khiến cho cuộc đời sau này của cô không hề yên ổn, gặp nhiều sóng gió. Đây chính là sự dự báo của Nguyễn Du cho cuộc đời nhiều cay đắng và nước mắt của Thúy Kiều.

Nguyễn Du đã nhắc đến tài năng của Thúy Kiều bằng những câu thơ:

Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha mùi thi họa đủ mùi ca ngâm

Cung Thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Nếu như tài năng của Thúy Kiều đứng thứ hai thì không có ai là thứ nhất. Thúy Kiều đa tài, cầm kỳ thi họa đều đủ cả. Nhưng liệu rằng cuộc đời của cô mai sau có yên ổn và sung sướng hay không.

Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” là một đoạn trích đẹp và nội dung và đẹp về ngôn từ. Đó chính là thành công của Nguyễn Du khi khắc họa vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều.

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Kỳ Anh
20 tháng 12 2021 lúc 8:26

chị cũng chịu tại bài này lớp 9 em ạ :)))

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Phương Linh
20 tháng 12 2021 lúc 8:19

Em đánh nhầm bái là bài ạ

Khách vãng lai đã xóa
Phan Anh Thư
Xem chi tiết
Huy Vũ
Xem chi tiết
Trần Thảo
5 tháng 3 2021 lúc 22:44

“Hải Phòng có bến Sáu KhoCó sông Tam Bạc, có lò Xi măng”

Nhắc đến Hải Phòng, ta không thể không nhắc đến quần thể khu du lịch quận Đồ Sơn - miền đất của những huyền thoại, với nhiều nét đẹp phong cảnh hùng vĩ, nên thơ và đầy tráng lệ.

Đồ Sơn là một bán đảo đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển 5 km với hàng chục mỏm đồi cao từ 25 đến 130 m và là một quận thuộc thành phố Hải Phòng cách trung tâm thành phố 22km về phía Đông Nam, được mệnh danh là vùng đất “long chầu hổ phục”, gồm bảy phường: Bàng La, Hợp Đức, Minh Đức, Ngọc Hải, Ngọc Xuyên, Vạn Hương, Vạn Sơn. Nước ở Đồ Sơn có phần đục hơn những nơi khác vì nơi đây phía Bắc và phía Nam tiếp giáp với hai con sông Lạch Tray và Văn Úc thuộc hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển đem theo nhiều phù sa, cộng thêm việc quai đê lấn biển ở Đảo Hòn Dấu để xây dựng khu Resort cao cấp, tuy nhiên nước nơi đây có độ mặn vừa phải, hơi muối bốc lên ít giúp da không bị cháy nắng kể cả khi tắm vào ban trưa. Đồ Sơn xưa kia còn là nơi lui tới nghỉ ngơi, hưởng thụ của vua chúa, quan lại đô hộ, là bãi tắm nổi tiếng dưới thời Nguyễn và Pháp thuộc. Không chỉ vậy Đồ Sơn còn là quê cũ của người Kinh Tam Đảo, vào giữa thế kỉ XVI-XVII, hơn trăm người dân ở Đồ Sơn đã di cư theo đường biển đến lập nghiệp trên ba hòn đảo nhỏ (được gọi chung là Tam Đảo) sau này trở thành các thôn Vạn Vĩ, Vu Đầu và Sơn Tâm ngày nay thuộc thị xã Đông Hưng (Quảng Tây), nằm trong địa phận quản lí của địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc, gần biên giới Trung - Việt, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái khoảng 25 km. Tuy đã trải qua hơn 500 năm hòa nhập với nền văn hóa địa phương nhưng người Kinh Tam Đảo vẫn nói bằng tiếng Việt cổ và duy trì một số tập tính của người Việt.

Nét đẹp độc đáo của Đồ Sơn phải kể đến sự kết hợp vô cùng hài hòa giữa tiếng sóng vỗ rì rào trên biển nước mênh với bờ cát trắng và sự tĩnh lặng của những dãy núi, đồi thông, phi lao,… sừng sững, hùng vĩ, nên thơ. Bãi biển Đồ Sơn được chia làm ba khu vực gồm khu một, khu hai và khu ba được nối với nhau bằng tuyến đường nhựa trải dài. Khu một có khá nhiều quán ăn, nhà hàng, khách sạn, nằm phía đầu của Đồ Sơn, nhưng nơi đây lại rất ít người tắm vì sóng ở khu một rất lớn, địa hình nhiều bãi đá, hàu sắc nhọn, bù lại ở đây lại là địa điểm ngắm cảnh biển bình minh rất lí tưởng và còn gần với khu di tích chùa Hang Cốc Tự, giúp cho du khách có thể thăm thú cảnh chùa chiền. Khu hai là bãi tắm chính, nước ở đây tuy đục nhất trong ba khu nhưng lại thu hút nhiều du khách đến tắm và vui chơi nhất, đồng thời khu hai gần với biệt thự Bảo Đại cùng di tích Bến Nghiêng. Khu cuối cùng là khu ba với hàng trăm công trình kiến trúc đẹp mắt mà tiêu biểu là khu du lịch Hòn Dấu. Đến với khu du lịch Đảo Dáu, du khách được bơi lội trong bể nước nhân tạo lớn nhất Châu Á cùng với một số loại hình giải trí khác như: vườn thú, khu vui chơi giải trí, các khách sạn đẳng cấp 3 đến 5 sao và đặc biệt là ngọn hải đăng cổ kính hơn trăm năm tuổi hay khu “Đà Lạt thu nhỏ” mới được xây dựng thêm vào năm. Không chỉ vậy, nơi đây còn có di tích bến tàu không số, nằm ở chân đồi Nghĩa Phong, tìm hiểu về con đường Hồ Chí Minh trên biển đầy gian khổ hay sòng Bạc Do Son Casino thu hút nhiều du khách quốc tế đếm chơi, đặc biệt là du khách Trung Quốc, tuy nhiên sòng bạc không cho người dân nội địa tới chơi. Từ Đồ Sơn, du khách có thể đi du thuyền đến tham quan đảo Cát Bà, vịnh Hạ Long, Tuần Châu. Ngoài ra nơi đây còn có những nét đẹp văn hóa riêng biệt, cứ đến dịp lễ Tết, du khách tứ phương cùng với người dân bản địa sẽ đến viếng thăm đền Bà Đế, cầu phúc cho mưa thuận gió hòa. Ngoài ra nơi đây còn có lễ hội Đảo Dấu thắp hương, dâng lễ để cầu cho một năm buôn bán bội thu, làm ăn thuận lơi và đặc biệt không thể không kể đến là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn diễn ra hằng năm với hai vòng: vòng sơ loại tổ chức vào mùng 8 tháng 6 âm lịch, vòng chung kết tổ chức vào 9 tháng 8 âm lịch. Những con trâu chiến thắng sẽ được thịt và bán với ý nghĩa cầu thịnh vượng, hạnh phúc.

Ngoài những nét đẹp về cảnh sắc thiên nhiên, hữu tình và nên thơ, Đồ Sơn còn được vinh dự là nơi có hòn đảo nhân tạo đầu tiên của Việt Nam – đảo Hoa Phượng, lưu giữ nhiều dấu ấn của lịch sử với những biệt thự, lăng tẩm mang đậm phong cách thời Nguyễn và còn có giá trị văn hóa độc đáo. Chính vì vậy Đồ Sơn cần được duy trì và bảo tồn nét đẹp thiên nhiên để nơi đây không bị mất đi những giá trị tốt đẹp, mãi trường tồn với thời gian.

minh nguyet
5 tháng 3 2021 lúc 23:17

Tham khảo nha em:

Chương trình du lịch đồng quê Hải Phòng đang trở thành một sản phẩm du lịch đặc thù với điểm nhấn hấp dẫn là khu di tích Ðền Trạng, thờ Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585), vị Trạng nguyên lỗi lạc, mt danh nhân văn hóa lớn của đất nước. Không chỉ được biết đến là một nhà thơ, nhà triết học, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là ông Trạng của dân gian qua 300 câu sấm Trạng lưu truyền đời này sang đời khác. Không sa vào mê tín, thần bí, nhưng việc khôi phục sự hấp dẫn về văn hóa tâm linh, cắt nghĩa một cách có cơ sở triết học, suy tôn một danh nhân văn hóa dân tộc là cần thiết để hướng dẫn du khách khi đến nơi đây thành kính thắp nén hương tưởng nhớ, tìm hiểu và nghe bình sấm Trạng, lôi cuốn du khách với mục đích hướng thiện. Ðã nghe và từng đọc về Trạng Trình, chắc chắn nhiều du khách mong muốn hơn một lần được đến tận nơi để mắt thấy, tai nghe và có những giây phút thư thái: cày mây, cuốc nguyệt, gánh yên hà để đắm mình vào không gian lịch sử mà sinh thời Trạng từng trải.Ðền Trạng được xây dựng từ khoảng năm 1586, sau đó đã được trùng tu qua các đời và đã được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp quốc gia từ năm 1991. Cuối năm 2000, kỷ niệm 415 năm Ngày mất của Trạng Trình, UBND Thành Ph Hải Phòng đã phê duyệt kế hoạch nâng cấp quần thể di tích danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm với các hạng mục công trình: Quán Trung Tân, mộ phần cụ Nguyễn Văn Ðịnh (thân phụ Nguyễn Bỉnh Khiêm), khu vực tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm, chùa Song Mai, nơi phu nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tu hành. Ðường đi được làm lại, khuôn viên, vườn cây lưu niệm được quy hoạch với cảnh quan đẹp và khang trang. Việc quy hoạch, trùng tu, xây dựng khu di tích Ðền Trạng thể hiện cao nhất tính lịch sử, giá trị văn hóa, đồng thời nắm bắt được những nhu cầu hàng đầu của du khách khi về thăm Ðền Trạng. Tham quan các di tích, du khách có thể hiểu phần nào về một nhà nho ưu thời, mẫn thế, lấy chí trung là chí thiện Chí thiện tư vi cực, để cắt nghĩa về một đời tài hoa, xuất xử linh hoạt đến kỳ lạ, ở ẩn trước khi làm quan: Thánh 40 tuổi chẳng còn ngờ/ Ta tuổi 40 vẫn líu lô/ Ðảo lý nẻo xa đen như mực/ Văn chương nghề cũ xác như vờ. Và "hưu tại chức, quan tại nhà", 45 tuổi mới đi thi, làm quan vào hàng đầu triều tám năm lại rũ áo ra về ở ẩn, về mà: "Xa vua đâu phải đã nguôi lòng", vẫn "Phù trì xã tắc ngửa nghiêng, Ruổi rong há chịu ngồi yên phận già", đến "Quá bảy mươi tư mới Mừng được về nhà, thăm chốn xưa". Ðây còn là nơi đã tạo nguồn cảm hứng của 1.000 bài thơ Hán, Nôm, nói lên sự thanh bạch, trong sáng của lòng trung, nơi đã từng đào tạo hàng trăm nhân tài cho đất nước. Dân làng Trung Am đã khéo chọn hoành phi "An nam Lý Học", và đôi câu thơ treo dọc chính giữa Ðền như hai câu đối: Cổ lai quốc dĩ dân vi bản/ Ðắc Quốc ưng tri tại đắc dân (Xưa nay nước lấy dân làm gốc, được nước nên biết bởi được dân)... Thăm khu di tích, nghe về thơ văn, thân thế sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, du khách còn được thưởng thức cả hương vị ẩm thực của quê hương Trạng. Người dân Vĩnh Bảo khéo tay, hay làm, chế biến nhiều món ăn đồ uống địa phương đa dạng, sẽ làm hài lòng du khách. Phác họa đôi nét như vậy để thấy được sức hấp dẫn của chương trình du lịch thăm khu Ðền Trạng. Chương trình được nghiên cứu với một hàm lượng văn hóa cao, trên cơ sở tôn trọng lịch sử, lôi cuốn du khách qua những di tích, di sản còn lại, đặc biệt là qua thơ văn, bia, sấm Trạng và nội dung hướng dẫn, thuyết minh về thân thế, sự nghiệp, tài thơ văn, tài tiên tri, phong cách, lối sống, đạo đức, tấm lòng đau nước thương dân của danh nhân văn hóa Trạng Trình, đúng với "tiếng tăm lừng lẫy như sấm rền, năng lực như cột trụ chống trời, tài năng kiệt xuất, dung mạo rực rỡ như tiên nơi trần thế" của Trạng Nguyên Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khu di tích Ðền Trạng được giữ gìn, trùng tu, xây dựng và khai thác trong phát triển du lịch, đã và đang là trọng tâm của tuyến du lịch du khảo đồng quê Hải Phòng với các điểm du lịch phụ cận phong phú như xem rối cạn Bảo Hà, rối nước Nhân Hòa, thăm Ðình Nhân Mục, làng nghề tạc tượng Ðồng Minh ở Vĩnh Bảo và kéo dài tuyến ra Núi voi Kiến An, Ðồ Sơn, Cát Bà, làm nên nét đặc sắc không đâu có ngoài Hải Phòng. Sau khi dự án đường 10 hoàn chỉnh, tuyến du lịch từ quốc lộ 1 nối sang quốc lộ 10, liên kết những điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình, Nam Ðịnh, Thái Bình, sang Cát Bà, Ðồ Sơn (Hải Phòng), Hạ Long, Móng Cái (Quảng Ninh) hoặc qua Ninh Giang (Hải Dương) về Hà Nội. Ðiều này góp phần đưa di tích Ðền Trạng trở thành tâm điểm của tuyến du lịch quốc gia và đang được nhiều hãng lữ hành quốc tế quan tâm đưa vào chương trình du lịch. Rượu Trạng Trình, cơm niêu, mái rạ, đàn bầu quê Trạng cùng những lời thơ, bia ký, Sấm truyền của Trạng và mở rộng hơn là những giá trị văn hóa tốt đẹp của vùng nông thôn duyên hải đang theo chân du khách đi khắp mọi miền đất nước, đến với bầu bạn năm châu, làm rạng danh quê hương, con người đất Trạng, góp phần phát triển du lịch Hải Phòng.  
Buddy
5 tháng 3 2021 lúc 22:44

toàn chỗ nổi tiếng mà ko đc tả chì cũng chịu luôn 

Alone
Xem chi tiết
Quỳnh Hương Trần
2 tháng 2 2019 lúc 18:59

Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được xem là một đại kiệt tác trong nền văn học trung đại Việt Nam, tác phẩm đã vượt ra ngoài được biên giới quốc gia để đến được với bạn đọc thế giới, cũng vì vậy mà truyện Kiều là một trong những tác phẩm văn học lớn mang lại niềm tự hào vẻ vang cho nền văn học Việt Nam. Truyện Kiều hay còn được biết đến với cái tên “Đoạn trường tân thanh” xoay quanh cuộc đời của người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh Vương Thúy Kiều, cuộc đời của Thúy Kiều được nhà văn Nguyễn Du khắc họa từ khi còn sống trong cảnh “êm đềm chướng rủ màn che” đến khi phải đối mặt với nỗi biến cố lớn nhất của cuộc đời của mình là bán thân cứu cha. Cuộc đời lưu lạc của Thúy Kiều trong suốt mười lăm năm khiến cho độc xúc động trước bao bao nỗi niềm của người con gái bạc mệnh. Nói đến thành công của kiệt tác của Truyện Kiều ngoài ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc thì tác phẩm còn thành công bởi ngòi bút miêu tả bậc thầy của Nguyễn Du, điều này được thể hiện rõ trích đoạn “Chị em Thúy Kiều”.

Vương Thúy Kiều và Vương Thúy Vân là hai chị em của một viên ngoại họ Vương, gia đình thuộc dạng phong lưu, khá giả, vì vậy mà ngay từ khi mới lọt lòng thì hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân đã sống trong cảnh đài các như những vị tiểu thư con nhà quý tộc đương thời. Gia đình họ Vương sinh ra được hai người con gái, chị là Thúy Kiều, em là Thúy Vân, điều đáng nói ở đây là cả hai nàng Kiều đều mang một vẻ đẹp “hoa nhường nguyệt thẹn”, là những bậc quốc sắc giai nhân hiếm có trong thiên hạ. Vẻ đẹp của hai nàng có thể nói là một chín một mười, khó phân cao thấp. Nhưng ở hai chị em vẫn có những nét đặc trưng riêng biệt mà người ngoài có thể dễ dàng cảm nhận và đánh giá.

Trước hết, đó là người em gái Vương Thúy Vân, nàng là một cô gái vô cùng xinh đẹp, dáng vẻ đài các khó có thể nhầm lẫn được với các bậc giai nhân tài sắc khác. Diện mạo đoan trang, dáng vẻ duyên dáng, dịu dàng lại mang khí chất quyền quý hơn người, với khuôn mặt trắng tròn hiền hậu như ánh trăng đêm rằm, đôi mắt ngài sáng trong hiện lên rõ nét thông minh, lại có phần trong sáng ở cô gái này. Dáng vẻ đoan trang có lẽ cũng phần nào phản ánh được tính cách cũng như con người của Vương Thúy Vân, mọi thần thái, điệu bộ của nàng đều toát lên một vẻ dịu dàng, hiền hậu dễ đi vào lòng người. Có thể thấy rõ nhất ở Thúy Vân, đó chính là đôi môi tươi tắn, nụ cười như hoa lời nói thì dịu dàng, đoan trang như chính tính cách và con người của nàng vậy.

Vẻ bề ngoài của Thúy Vân có thể nói là tuyệt sắc, là một giai nhân khó có thể kiếm tìm trong thiên hạ, chỉ cần nhìn qua diện mạo, dáng vẻ đoan trang bên ngoài thôi cũng khó có ai có thể vượt qua nàng. Nhưng, không chỉ có diện mạo, thần thái đài các, đoan trang mà vẻ đẹp của Thúy Vân còn có thể sánh ngang với thiên nhiên, tạo hóa, những vẻ đẹp rực rỡ, tinh khiết nhất của thiên nhiên cũng phải lùi bước trước nhan sắc kiều diễm, dịu dàng của nàng. Vương Thúy Vân có một suối tóc dài, đen nhánh mềm mượt tựa làn mây, nhưng không, ở đây trong cảm nhận của nhà văn Nguyễn Du thì ngay cả làn mây mềm mại kia cũng không thể sánh nổi với mái tóc bồng bềnh, duyên dáng của nàng.

Mái tóc của nàng khiến cho mây cũng phải thua, còn về nước da của nàng, không cần mô tả nhiều, chỉ cần bốn câu thôi cũng có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp ấy “tuyết nhường màu da”, qua đó ta có thể cảm nhận được một người con gái diện mạo bất phàm với làn da trắng tinh khôi tựa như những bông tuyết đầu mùa, nhưng tuyết cũng đâu có thể sánh được với làn da mịn màng, tinh khiết của nàng, ở đây, biểu tượng về vẻ đẹp tinh khôi, sáng trong của thiên nhiên là tuyết cũng phải nhún nhường trước làn da của nàng. Vẻ đẹp của Vương Thúy Vân tuy không cần miêu tả quá chi tiết nhưng qua những biểu tượng gởi tả, qua những phép so sánh với tự nhiên ta cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp quý phái, đoan trang lại có phần dịu dàng, trong sáng ở người con gái này.

Diện mạo của Thúy Vân có phần hài hòa, tuy có vượt trội đấy nhưng nó vẫn nằm trong giới hạn của thiên nhiên, của đất trời. Một vẻ đẹp mà được hoa “nhường”, nguyệt “thẹn”, mây “thua”, tuyết “nhường”, sự hài hòa trong diện mạo, nhan sắc của Vương Thúy Vân cũng chính là những dấu hiệu dự báo về một cuộc đời phẳng lặng, an bình. Bởi trong diện mạo của nàng luôn nhận được sự công nhận, chúc phúc của đất trời, hài hòa trong khuôn khổ, vì vậy mà cuộc đời của nàng sẽ có phần hạnh phúc, êm đềm hơn so với người chị gái Vương Thúy Kiều của mình.

Nếu như miêu tả Thúy Vân có phần tỉnh lược, ít chi tiết thì vẻ đẹp của Thúy Kiều càng được giản lược một cách tối đa. Những vẻ đẹp, chuẩn mực cái đẹp trong nhan sắc của Vương Thúy Vân khiến cho chúng ta ngỡ như khó ai có thể vượt qua, nhưng chỉ cần một nét phác thảo thôi cũng khiến cho bức tranh chân dung của Thúy Kiều trở nên nổi bật, kiều diễm gấp bội “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Một câu so sánh thôi nhưng làm vẻ đẹp của Thúy Kiều dường như vượt trội hơn Thúy Vân gấp nhiều lần. Nếu như ở Thúy Vân ta cảm nhận được một vẻ dịu dàng, đoan trang đằm thắm thì ở người chị Thúy Kiều lại mang một vẻ đẹp hoàn toàn đối lập, đó là vẻ sắc sảo, mặn mà.

Nhan sắc của Thúy Vân dường như chỉ là bước đệm để làm tôn lên vẻ đẹp xuất chúng, hơn người của Thúy Kiều, vẻ đằm thắm sắc sảo khiến cho Thúy Kiều có phần nổi trội hơn người em rất nhiều. Để làm tăng thêm tính thuyết phục của nhan sắc Thúy Kiều, Nguyễn Du không chỉ tôn lên vẻ đẹp nhan sắc, diện mạo bề ngoài mà còn nhấn mạnh đến tài năng hơn người ở Vương Thúy Kiều, bởi đó không chỉ là một cô gái có sắc mà còn là một cô gái có tài, hơn nữa, xét về tài năng lại có phần xuất chúng hơn cả nhan sắc. Nếu như ở trên, ta thấy Thúy Vân như một bức tượng đài về vẻ đẹp khó ai có thể vượt qua, thì đến đây, thấy được vẻ đẹp của Thúy Kiều ta lại thấy nàng Vân có phần nhạt nhòa hơn hẳn.

Vẻ diện mạo của Thúy Kiều không mang vẻ đài các như Thúy Vân là có cái gì đó xuất chúng bởi những vẻ đẹp mà ta không thể tìm thấy ở con người, đằm thắm như làn thu thủy, diện mạo, khí chất tựa như núi rừng mùa xuân. Vẻ đẹp này ở Thúy Kiều khiến cho hoa phải ghen hờn vì thua thắm, liễu phải hờn tủi vì kém xanh. Hoa và liễu vốn là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, nhưng vẻ đẹp của Thúy Kiều dường như đã vượt qua giới hạn có thể có của tự nhiên, vẻ đẹp đối nghịch với tự nhiên, khiến cho hoa và liễu phải hờn, phải tủi. Một vẻ đẹp ngay từ ban đầu đã ẩn chứa những đối nghịch, báo hiệu một cuộc đời nhiều biến cố, sóng gió của Thúy Kiều.

Thúy Kiều là một người con gái tài sắc toàn tài, nếu sắc là một thì tài lên đến mười, trời thiên phú cho nàng một trí tuệ sáng suốt, thông minh, lại thêm việc thành thạo thi họa khiến cho hình ảnh của người con gái này tròn trịa hơn trong mắt của người đối diện.Tuy đa tài nhưng nổi trội hơn cả có thể kể đến tài năng âm nhạc, cung thương làu bậc ngũ âm, những bản nhạc đều được bàn tay tài hoa của nàng đánh lên thành thạo, cảm mến mà dễ đi vào lòng người, tài năng này còn thể hiện ở sản phẩm nghệ thuật của nàng, đó là thiên Bạc mệnh não nề bi ai.

Thúy Kiều và Thúy Vân đều là những bậc giai nhân tuyệt sắc nghiêng nước nghiêng thành trong tác phẩm truyện Kiều, và ở giai đoạn này cuộc sống của hai nàng khá yên bình, có thể nói là êm đềm nhất trong cuộc đời, đặc biệt là với Thúy Kiều, khi ấy nàng được sống với tuổi trẻ, với khát khao hạnh phúc, khát khao tình yêu nóng bỏng đầy hồn nhiên, chân thực.

Minh tâm 8E Trần
Xem chi tiết
Rykels
13 tháng 12 2021 lúc 21:16

Ngôi trường” hai tiếng gần gũi giản dị, thiêng liêng, chứa đựng bao kỉ niệm gắn bó về một thời áo trắng, hồn nhiên thơ ngây. Ngôi trường như là ngôi nhà thứ hai của em.

Thật tự hào khi ngôi trường em mang tên một anh hùng dân tộc lịch sử. Trường THPT Yên Định 1 được thành lập năm 1908. Sau hòa bình lập lại, trường được tách riêng vào năm 1956. Từ năm đó đến nay, có những thời kỳ gián đoạn do chiến tranh phá hoại, do nhiệm vụ chính trị, xã hội của đất nước, trường ổn định từ năm 1964 đến nay.

 

Ngôi trường nằm trên con đường quốc lộ với nhiều phương tiện xe cộ đi lại. Hai bên cổng trường là cây cối um tùm, cành lá xum xuê nên những bạn học sinh khi đến trường có thể nghỉ ngơi, nghỉ giải lao dưới bóng mát mà không sợ nắng. Cổng trường được sơn màu xanh, với bảng hiệu ghi tên trường, luôn mở rộng chào đón các bạn học sinh, đưa các bạn trở về với thế giới của những tri thức. Hai bên cánh cổng còn được lát gạch đỏ trông rất sang trọng. Bước vào sân trường được đổ bê tông phẳng lì, cây cối to, cao che bóng mát cho cả một khoảng trời trong sân trường. Vào mỗi giờ ra chơi, các bạn thường ra gốc cây tham gia những trò chơi, ngồi nghỉ giải lao, hóng mát sau những giờ học căng thẳng. Trên cành cây những chú chim ca hót líu lo tạo nên những bản nhạc không lời nghe thật vui tai. Ngôi trường với những dãy nhà cao to, khang trang, cao đẹp được sơn màu vàng. Mỗi khi có ánh nắng chiếu vào, ngôi trường càng trở nên lung linh, kì diệu hơn. Trường có rất cả 30 phòng học với những phòng học bộ môn như Vật lý, Hóa học,… với những máy móc, đồ thí nghiệm để học sinh được học tập khoa học. Các lớp học đều được lát nền đá hoa, mùa hè đi vào mát rượi. Mỗi phòng học rộng khoảng 40 mét vuông, được nhà trường trang bị đầy đủ những thiết bị cần thiết phục vụ cho việc dạy và học. Trong mỗi lớp học các bạn học sinh còn khéo léo trồng những cây xanh đem đến không khí trong lành, thoải mái, dễ chịu. Bên cạnh đó, nhà trường còn xây dựng nhà đa năng để học sinh tham gia những hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ.

Được học tập dưới mái trường, chúng em luôn cảm nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô bạn bè. Đội ngũ giáo viên với chuyên môn cao, có kinh nghiệm cao trong nghề. Đặc biệt các giáo viên luôn tâm huyết với nghề, luôn yêu thương học sinh. Truyền thống ấy còn được viết lên bằng những cái tên ưu tú, những nhà giáo, những thế hệ học trò. Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, giám đốc sở giáo dục đào tạo, vụ trưởng, phó giáo sư tiến sĩ…Học sinh có truyền thống chăm ngoan, học giỏi, luôn không ngừng tu dưỡng đạo đức. Ở đây ta bắt gặp những tình thầy trò thật đẹp. Chúng em luôn tôn trọng những thầy cô giáo, những người đã tiếp thêm cho chúng em sức mạnh và niềm tin, như những người lái đò chèo lái cho bao thế hệ học sinh sang sông một cách an toàn. Mai này bài giảng của thầy cô giúp chúng em trở thành những người có ích cho gia đình, xã hội. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức cho học sinh nhiều buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp như tiếng anh, hội chợ,… giúp học sinh phát triển năng lực toàn diện trở nên năng động hơn. Những hoạt động ngoại giờ của nhà trường giúp học sinh có thêm những phút giây thoải mái cũng như những kinh nghiệm thực tế quý báu. Trường có bề dày lịch sử cao về truyền thống học tập, với tỉ lệ đỗ vào các trường cấp ba đứng đầu Tỉnh, cùng với học sinh giỏi chiếm tỉ lệ cao.

Ngôi trường gắn bó biết bao nhiêu kỉ niệm, ngôi trường gắn bó biết bao kỉ niệm về tuổi học trò về thời áo trắng, chắp cánh cho biết bao thế hệ học sinh bay cao, bay xa. Dù có đi đâu xa thì ngôi trường vẫn luôn in đậm trong tâm trí bao thế hệ học sinh: “ Thời gian trôi qua nhanh chỉ còn lại những kỉ niệm”.

Linh Khánh
Xem chi tiết
Nguyên Khôi
13 tháng 11 2021 lúc 19:25

đây nha https://luyenthinhanh.com/toan-lop-5-tom-tat-kien-thuc-hinh-hoc/

Anh Kiệt
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
31 tháng 3 2022 lúc 11:46

Tham khảo
1. Những lời chúc, những tấm thiệp chúc Tết đã quá quen thuộc với chúng ta mỗ khi Tết đến, xuân về, giúp mọi người chúc mừng năm mới, mong muốn người nhận có một năm vui vẻ, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn. Do đó, bên cạnh những lời chúc Tết thì những tấm thiệp chúc mừng năm mới cũng được nhiều người sáng tạo mang đậm màu sắc của ngày Tết nhằm gửi đến cho người thân yêu.

    Thiệp chúc tết là những món quà ý nghĩa đầu năm với mong muốn mang lại sự bình yên, vui tui, sung túc của người tặng cho người được nhận. Vì vậy thiệp chúc tết là một điều không thể thiếu trong mỗi con người mỗi dịp xuân đến thu về. Những tấm thiệp độc đáo sẽ được trang trí thật đẹp và độc đáo. Những tấm thiêọ được gửi cho nhua như một lời trao đi yêu thương, xóa tan mọi khoảng cách, gắn kết tất cả yêuu thương. Tấm thiệp tuy không có giá trị vật chất cao nhưng lại mang một giá trị tinh thần lớn. Tấm thiệp đã trở thành một nét văn hóa đẹp trong giao tiếp của văn hóa người Việt. 

     Ai ai cũng thấy chẳng thích nhận lời chúc may mắn nhân dịp đầu năm, việc gửi tặng những tấm thiệp đó để lại cho mỗi người một ấn tượng khó phai.
2. Việt Nam ta từ lâu được biết đến là quốc gia có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc mang đậm bản chất văn hóa dân tộc. Một trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến chính là trò chơi dân gian kéo co.

Không ai biết chính xác thời gian trò chơi này được hình thành từ bao giờ chỉ biết rằng trò chơi này được tìm thấy từ những vết tích cổ đại chạm trỗ trên các ngôi mộ ở Ai Cập. Điều đó chứng tỏ con người đã nghĩ ra trò chơi này từ rất sớm, khoảng 2500 TCN. Quốc gia phong kiến cổ đại Trung Hoa cũng ưa chuộng trò chơi này đặc biệt ở thời nhà Đường và thời Tống. Quốc gia nổi tiếng thế vận hội - Hi Lạp cũng chọn môn kéo co là môn thi đấu từ 500 TCN. Kéo co bằng da cừu, da dê là hình thức mà các thuyền trưởng người Tây Âu nghỉ đến để rèn luyện sức khỏe và giải trí cho các thủy thủ của mình từ 1000 năm sau Công nguyên. Và chính trò chơi kéo co từ lâu cũng đã phổ biến trong văn hóa của người Việt Nam ta.

Kéo co có hai đội cân xứng. Dụng cụ kéo co thường là dây thừng, sợi dây dài ở giữa buộc một khăn màu, vị trí khăn nằm ngay vạch kẻ. Sau khi nhận được còi báo hiệu từ trọng tài, hai đội ra sức níu dây thừng và kéo, nếu khăn màu lệch về hướng nào thì đội bên đó thắng. Có một số nơi thay thế khăn đỏ bằng một cột tre cắm giữa sân. Nếu không có dây thừng, người chơi có thể kéo trực tiếp bằng tay. Hai người đứng trước nhất chéo tay vào nhau chắc chắn, những người sau ôm bụng người trước cứ thế đến người cuối cùng. Khi vào thế sẵn sàng, đội bên nào bị đứt đoạn là bên đó thua. Để phân thắng bại, trò chơi thường phải đấu 3 vòng, thời gian mỗi vòng tùy thuộc vào sức kéo của hai đội.

Trò chơi dân gian kéo co được ưa chuộng trên cả nước, nó được tổ chức thường xuyên ở mức độ nhỏ như trường, lớp, địa phương đến các cuộc thi kéo co hàng năm. Kéo co từng là một môn thể thao trong thế vận hội thế giới. Hiện nay trò chơi này còn nằm trong hiệp hội kéo co quốc tế ở các nước châu Âu như Hà Lan, Anh, Thụy Điển. Đây là trò chơi và cũng là là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, sức bền và tinh thần đoàn kết của người chơi. Bên cạnh đó, môn thể thao này còn vui nhộn bởi tinh thần cổ vũ cho hai đội và những pha té ngã hài hước.

 

Sinh hoạt văn hóa đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn cũng như mang lại niềm vui, giá trị tinh thần cho con người Việt Nam ta. Chúng ta hãy giữ gìn và phát huy nét đẹp của trò chơi kéo co nói riêng và các trò chơi dân gian khác nói chung để đất nước Việt Nam không chỉ phát triển hội nhập mà vẫn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc

nguyễn thị kim huyền
Xem chi tiết