Những câu hỏi liên quan
•Thúy•
Xem chi tiết
Trần Thy
Xem chi tiết
Trần Gia Linh
Xem chi tiết
Trần Thy
Xem chi tiết
Nguyễn Châm
Xem chi tiết
minh nguyet
24 tháng 10 2021 lúc 22:06

Em tham khảo:

Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau um tùm,rậm rạp(Từ láy).Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương(Từ ghép) gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả. 

Bình luận (0)
Nguyễn Bảo Anh
24 tháng 10 2021 lúc 22:09

Bạn tham khảo nha:

" Qua đèo ngang " là một trong những bài thơ hay của bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ cho thấy cảnh tượng đèo ngang thoáng đãng mà heo hút , thấp thoáng có sự sống con người nhưng cong hoang sơ . Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà , nỗi buồn thầm kín của tác giả . Mở đầu bài thơ là khung cảnh đèo ngang hoang vắng , vô địch chỉ có cây cỏ chen chúc nhau rậm rạp . Mở rộng tầm nhìn ra xa , nhà thơ đã nhìn thấy sự sống nhưng quá ư là thưa thớt : " lác đác " và nhỏ bé : " lom khom " chính vì vậy mà cảnh đèo ngang càng hoang vắng , đìu hiu hơn . Trước khung cảnh ấy , trong lòng tác giả dậy lên nỗi niềm nhớ nước thương nhà , nhớ về một thời đại hoàn kim đã qua , về một thời vàng son đã qua . Bài thơ đã kết thúc bằng cum từ " Ta với ta " diễn tả nỗi buồn , cô đơn đến cực điểm của tác giả . " Ta với ta " tuy hai mà một , một mình bà đối diện với trời , mây , non , nước khiến cho nỗi buồn , nỗi cô đơn và nỗi hoài cổ trở nên sâu thẳm , da diết hơn .

 

Bình luận (0)
Đỗ Quang Quân	26/04/2009
13 tháng 8 2022 lúc 20:39

Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau um tùm,rậm rạp(Từ láy).Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương(Từ ghép) gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả. 

Bình luận (0)
Bình Thanh
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 10 2021 lúc 15:08

Em tham khảo:

     "Sông núi nước Nam" - Lý Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Tác giả khẳng định hùng hồn " Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là điều đơn giản, điều hiển nhiên. Nhưng chân lý dó được đánh đổ bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân(Từ ghép) nước ta. Tác giả còn khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền. Những câu thơ văn lên nhưng là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc độc lập chủ quyền.  Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định ở sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều là làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh mạnh mẽ(Từ láy) cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù. 

Bình luận (0)
Nguyễn An Khang
Xem chi tiết
Nguyễn
10 tháng 11 2021 lúc 8:02

tham khảo

Những năm tháng học đường, em đã được tiếp xúc và khám phá rất nhiều những tác phẩm văn học hay, có ca dao dân ca, có tục ngữ, truyện ngắn và cả thơ, mỗi tác phẩm lại mang đến cho em những bài học sâu sắc. Nhắc đến thơ thì với em, thơ Bác luôn giữ một vị trí đặc biệt, đọc những bài thơ Người viết, em thấy mình yêu thêm quê hương, đất nước, thấy mình cần nhiều hơn nữa những cố gắng để hoàn thiện, để sống thật ý nghĩa hôm nay. Bài thơ "Cảnh khuya" là một trong những bài thơ của Bác Hồ mà em say mê nhất, một bài thơ đầy bình dị với những hình ảnh thân thuộc mà mang giá trị lớn, hàm súc về nội dung ý nghĩa.

 

Cảnh khuya được viết vào năm 1947, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta bước vào giai đoạn quyết liệt. Bác viết bài thơ này khi đang ở chiến khu Việt Bắc.

 

" Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

 

Việt Bắc vốn nổi tiếng với cảnh sắc, tình người, và khi được cảm nhận qua tâm hồn nhạy cảm của người thi sĩ thì cảnh sắc ấy còn đẹp và thơ hơn thế. Xa xa, nghe tiếng suối thì thầm, róc rách, tiếng suối ấy sao nhẹ nhàng, vang vọng như tiếng hát, tiếng ca. Âm thanh du dương của tiếng suối chảy khiến lòng thi nhân say mê, ví như thanh âm của tiếng nhạc mà ai đang ngẫu hứng cất lên đâu đó. Cũng viết về âm thanh tiếng suối, Nguyễn Trãi trong bài Côn Sơn ca cũng từng viết: 

 

"Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"

 

 

Bình luận (0)
Quân Nguyễn
Xem chi tiết
Nezuko Kamado
Xem chi tiết
minh nguyet
14 tháng 12 2021 lúc 20:32

Em tham khảo:

"Công cha như núi ngất trời" là bài ca dao tiêu biểu nhất, hay nhất trong chủ đề ca dao về tình cảm gia đình(Từ ghép). Bài ca dao là lời ru của mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, đồng thời nhắc nhở con công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống tròn đạo hiếu nghĩa. Trước hết, hai câu đầu nói đến công lao sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ vĩ đại của cha mẹ. Lời ca đã lấy hình ảnh "núi ngất trời" và "biển rộng mênh mông" để liên tưởng, ví von với công cha nghĩa mẹ. Cách so sánh thật dễ hiểu. Núi và biển là biểu tượng cho sự lớn lao, vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên nên so sánh với công cha nghĩa mẹ thì thật là hay và phù hợp quá. Không chỉ có thế, tiếp nối đến câu thứ ba, tác giả dân gian đã nhấn lại hình ảnh "núi cao", "biển rộng" khiến núi càng cao, biển càng rộng mênh mông, vĩ đại và công cha càng lớn, nghĩa mẹ càng sâu. Nói cách khác, núi không bao giờ mòn, biển không cao giờ vơi cạn giống công ơn cha mẹ là bất diệt, vô biên không thể đong, đo, đếm và không thể kể hết nổi. Cách nói ẩn dụ, điệp ngữ "núi cao, biển rộng" thật hàm súc, càng tô đậm công cha, nghĩa mẹ. Hơn thế, lời ca đã khéo sử dụng thành ngữ "cù lao chín chữ" để nhắc đến chín chữ khái quát cho công lao cha mẹ nuôi con vất vả(Từ láy) nhiều bề để người đọc thấm nhuần lời dạy hơn. Mặc dù vậy, trong thực tế cuộc sống, để nuôi dạy con nên người thì công lao cha mẹ. 

Bình luận (0)
Nezuko Kamado
14 tháng 12 2021 lúc 20:33

Mn ơi mn ghi xong () chú thích sang bên cạnh giúp mình cũng đc ko cần gạch đâu , camon mn !

Bình luận (0)