Viết đoạn văn cảm nhận về một hình ảnh so sánh có trong đoạn trích từ văn bản "Tôi đi học"
1. Văn bản "Bức tranh của em gái tôi" được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể đó.
2. Viết một đoạn văn từ 10 đến 12 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật "tôi" trong văn bản "Bức tranh của em gái tôi". Trong đoạn văn có sử dụng 1 phó từ, 1 hình ảnh so sánh (gạch chân, chú thích).
Câu 1: Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất. Tác dụng của ngôi kể là: Tạo ra sự gần gũi tâm lí của nhân vật người anh. Giúp cho nhân vật tự soi xét tính cách, hành động của mình.
Câu 2:
Nhân vật anh trai của Kiều Phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Người anh luôn gọi Kiều Phương là Mèo vì mặt lúc nào cũng dính màu vẽ nhọ nhem như một chú mèo. Từ sự quan tâm đó đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em gái mình được trưng bày. Người anh thoạt đầu ngỡ ngàng rồi đến hối hận không nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương, người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phảng phất hình dáng của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia.
Chỉ ra 3 hình ảnh so sánh đặc sắc trong bài " Tôi đi học "
Chọn 1 trong 3 để viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về cái hay , cái đẹp của hình ảnh đó
Khi nhớ về ngày đầu tiên đến trường nhà văn đã so sánh '' những cảm giác trong sáng ấy ... bầu trời quang đãng''. Lúc cùng mẹ trên đường tới trường, Thanh Tịnh lại so sánh '' ý nghĩ ấy thoáng qua..... lướt ngang trên ngọn núi'' và khi đứng trên sân trường tác giả lại so sánh '' Họ như con chim .... ngập ngừng e sợ''.
-"Tôi quên thể nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng".
-"thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi"
-"Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thẩm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ."
Tôi đi học là một văn bản viết lên như hồi tưởng lại ngày đầu tiên đi học của Thanh Tịnh với những cảm xúc , tâm tư hồn nhiên ngây thơ của một đứa trẻ ngày đầu tiên tới trường :"Tôi quên thể nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng".Câu nói như thốt lên cảm xúc thực sự của một cậu bé mới vào lớp một. Tự nhiên thấy lạ lẫm mà cũng tự nhiên thấy vui thấy hạnh phúc.Cái khoảnh khắc ấy đối với mỗi nguời hẳn cũng rất đáng nhớ.Có lẽ nhân vật tôi trong câu chuyện cũng cảm thấy có sự bình yên thanh thản mà hạnh phúc vô cùng.
3 hình ảnh so sánh đặc sắc trong bài " Tôi đi học ":
- Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
- Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp.
- Họ như những con chim con đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, những con ngập ngừng e sợ.
viết đoan văn diễn dịch ( khoảng 10 câu theo mô hình diễn dịch) trình bày cảm nhận của em về nhân vật "tôi" trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng 1 phép so sánh
Tham khảo:
“Tôi đi học” của Thanh Tịnh như một bản tự vấn tâm trạng, cảm xúc của chính tác giả khi mùa thu về, hồi tưởng lại khoảnh khắc ngày xưa ấy. Là ngày đầu tiên cắp sách tới trường với bao nhiêu dòng cảm xúc bâng khuâng, xa lạ. Trong dòng hoài tưởng, “tôi” đã bị lâng lâng bởi khung cảnh của mùa thu “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: "Hôm nay tôi đi học” . Có lẽ ít ai có thể quên đi được giây phút đầu tiên nép sau lưng mẹ đến trường, và nhân vật “tôi” cũng vậy. Cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên và đầy xúc động, gieo vào lòng người đọc những bồi hồi khó quên. Có một sự thay đổi lớn trong chính suy nghĩ và hành động “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa”. Điều này chứng tỏ nhận thức của nhân vật “tôi” đã thực sự trưởng thành và lớn lên nhờ việc: Hôm nay tôi đi học. Thanh Tịnh như một con người chèo lái con thuyền cảm xúc, đưa người đọc trở về với những kí ức của ngày đầu tiên đi học. Lời văn mượt mà, nhẹ nhàng và sâu sắc đã khiến người đọc không thể quên được năm tháng đó.
Câu in đậm so sánh
Viết đoạn văn ngắn từ 10-15 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong văn bản “ Mẹ tôi”, trong đó có sử dụng ít nhất một từ láy, một từ ghép.
THAM KHẢO!
Thông qua bức thư người bố gửi cho En-ri-cô khi cậu bé đã vô tình nói lời thiếu lễ độ với mẹ, ta thấy được tình mẹ thật thiêng liêng và xúc động. Qua lời kể của người cha, mẹ hiện lên qua với bao sự hi sinh vì đứa con của mình. Là những đêm thức trắng trông con ốm, người mẹ ấy sẵn sàng đánh đổi cả năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, có thể đi ăn xin hay hi sinh tính mạng cho con. Tình cảm đó thật thiêng liêng, là tình yêu thương vô hạn mà không có thứ tình cảm nào trên đời có thể so sánh. Người mẹ không quản ngại mọi khó khăn, gian khổ trog cuộc đời để đổi lại được nhìn thấy con hạnh phúc, trưởng thành. Điều khiến chúng ta suy ngẫm nhất là chi tiết người cha nói về ngày “buồn thảm nhất” của cuộc đời mỗi người là “ngày mà con mất mẹ”. Đó là nỗi đau khổ nhất với mỗi đứa con. Chúng ta dù khôn lớn, trưởng thành, mạnh mẽ đến đâu nhưng không thể tìm lại hình dáng mẹ hiền, tìm lại vòng tay yêu thương che chở của mẹ. Lúc đó dù có hối hận, cầu xin cũng vô ích bởi mẹ sẽ rời xa ta mãi mãi. Bức thư là lời nhắc nhở và cũng là lời tâm sự chân thành của người cha, khơi gợi trong con sự yêu thương và trân trọng mẹ từ tận đáy lòng. Đó cũng là lời nhắc nhở cho mỗi chúng ta bởi “tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”.
(Từ ghép chắc bạn tự tìm được nhỉ?)
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về hình ảnh so sánh :
" Tôi quên thế nào đc cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng "
( Tôi đi học - Thanh Tịnh )
Truyện ngắn ” tôi đi học” có thể coi là một tác phẩm rất hay giàu chất thơ và chất trữ tình của tác giả Thanh Tịnh, trong đó, có một hình ảnh rất đẹp: ” Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”.
Tác giả đã rất thành công trong việc ví “những cảm giác trong sáng” với những cánh hoa tươi mỉm cười. ” hoa tươi” là một hình ảnh thơ mộng, tượng trưng cho vẻ đẹp, cái tinh túy của đất trời, cái đáng yêu mà tạo hóa đã ban cho con người. Qua đó, ta thấy được những cảm xúc rất đẹp, đáng trân trọng, đáng nâng niu và cái đẹp ấy mãi sống trong tiềm thức và ký ức của tác giả cũng như bao bạn đọc. Đồng thời, trong câu sử dụng nghệ thuật nhân hóa giàu sức gợi hình, gợi cảm ” mỉm cười” để diễn tả niềm vui, niềm sung sướng, hạnh phúc, tràn ngập rạo rực, tưng bừng của những đứa trẻ lần đầu tiên đến trường. Và những kỉ niệm trong sáng ấy như còn sống mãi trong lòng với một niềm hi vọng, ước mơ, hoài bão lớn lao để hướng tới tương lai tốt đẹp, đang phơi phới trào đầy niềm vui
Quâ câu văn ngắn gọn, tác giả đã rất thành công trong việc thể hiện tâm trạng của mình, với những rung động đầu tiên đối với mái trường, tưởng chừng như rất đơn giản nhưng vô cùng sâu sắc và thiêng liêng.
Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ …Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm
bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. […] Đôi cánh tôi trước
kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã trở thành chiếc áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi
tôi vũ lên, đã nghe thấy tiếng phành phạch giòn giã. […] Hai răng đen nhánh lúc nào
cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc…”
(Ngữ văn 6, tập 2)
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản này là ai?
b) Xác định các phó từ có trong đoạn trích và cho biết chúng thuộc loại phó từ nào?
c) Chỉ ra 1 phép so sánh trong đoạn văn trên và phân tích theo mô hình của phép so sánh.
Nêu tác dụng của phép so sánh vừa tìm được.
d) Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật được viết trong đoạn trích
trên. Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh (chú ý gạch chân dưới câu văn sử
dụng biện pháp so sánh).
Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ …Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm
bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. […] Đôi cánh tôi trước
kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã trở thành chiếc áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi
tôi vũ lên, đã nghe thấy tiếng phành phạch giòn giã. […] Hai răng đen nhánh lúc nào
cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc…”
(Ngữ văn 6, tập 2)
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản này là ai?
b) Xác định các phó từ có trong đoạn trích và cho biết chúng thuộc loại phó từ nào?
c) Chỉ ra 1 phép so sánh trong đoạn văn trên và phân tích theo mô hình của phép so sánh.
Nêu tác dụng của phép so sánh vừa tìm được.
d) Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật được viết trong đoạn trích
trên. Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh (chú ý gạch chân dưới câu văn sử
dụng biện pháp so sánh).
em hãy viết đoạn văn khoảng 6-8 câu , trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong văn bản "mẹ tôi".trong đoạn sử dụng câu trần thuật đơn có từ "là"
em hãy viết đoạn văn khoảng 6-8 câu , trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong văn bản "mẹ tôi".trong đoạn sử dụng câu trần thuật đơn có từ "là
Tham khảo:
Câu trần thuật đơn có từ là: in đậm.
Thông qua bức thư người bố gửi cho En-ri-cô khi cậu bé đã vô tình nói lời thiếu lễ độ với mẹ, ta thấy được tình mẹ thật thiêng liêng và xúc động. Qua lời kể của người cha, mẹ hiện lên qua với bao sự hi sinh vì đứa con của mình. Là những đêm thức trắng trông con ốm, người mẹ ấy sẵn sàng đánh đổi cả năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, có thể đi ăn xin hay hi sinh tính mạng cho con. Tình cảm đó thật thiêng liêng, là tình yêu thương vô hạn mà không có thứ tình cảm nào trên đời có thể so sánh. Người mẹ không quản ngại mọi khó khăn, gian khổ trog cuộc đời để đổi lại được nhìn thấy con hạnh phúc, trưởng thành. Điều khiến chúng ta suy ngẫm nhất là chi tiết người cha nói về ngày “buồn thảm nhất” của cuộc đời mỗi người là “ngày mà con mất mẹ”. Đó là nỗi đau khổ nhất với mỗi đứa con. Chúng ta dù khôn lớn, trưởng thành, mạnh mẽ đến đâu nhưng không thể tìm lại hình dáng mẹ hiền, tìm lại vòng tay yêu thương che chở của mẹ. Lúc đó dù có hối hận, cầu xin cũng vô ích bởi mẹ sẽ rời xa ta mãi mãi. Bức thư là lời nhắc nhở và cũng là lời tâm sự chân thành của người cha, khơi gợi trong con sự yêu thương và trân trọng mẹ từ tận đáy lòng. Đó cũng là lời nhắc nhở cho mỗi chúng ta bởi “tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”.