nêu cấu tạo, nơi sống, dinh dưỡng, sinh sản của các đại diện của động vật nguyên sinh
- Nêu tác hại của 1 số Động vật nguyên sinh sống kí sinh và biện pháp phòng tránh
- Nêu đặc điểm hình dạng, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của các đại diện ngành Ruột khoang
- Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
- Nêu đặc điểm về nơi sống, lối sống, cấu tạo ngoài, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của các đại diện ngành Giun dẹp, ngành Giun tròn
-Nêu tác hại của các đại diện ngành Giun dẹp, ngành Giun tròn
-Nêu biện pháp phòng tránh bệnh về giun, sán
Giúp em với ạ, mai em thi rồi :((
Cho biết nơi sống ,cấu tạo,dinh dưỡng và sinh sản của một số động vật nguyên sinh:
1,Trùng roi xanh
2,Trùng đế giày
3,Trùng kiết lị
4,trùng sốt rét
(làm nhanh giúp mình với cảm ơn:(((((( )
I.Trùng roi xanh:
1)Dinh dưỡng:-Vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng.-Hô hấp qua màng cơ thể.-Bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp. 2)Sinh sản:-Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi.-Nhân nằm ở phía sau cơ thể sinh sản, nhân phân đôi trước, tiếp theo là chất nguyên sinh và các bào quan. Cơ thể phân đôi theo chiều dọc.trùng sốt rét: ko di chyển.kí sinh ở trong máu người và thành ruột,chúng sinh sản bằng cách nuốt dinh dưỡng trong hồng cầu->sản sinh->tiếp tục hủy hoại hồng cầu khác
trùng biến hình: gồm nhân, chất nguyên sinh, chân giả, ko bào co bóp, ko bào tiêu hóa.di chuyển bằng chân giả.dinh dưỡng tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ.sinh sản theo cach phân đôi.
trùng đế giày: gồm lông bơi, miệng, ko bào tiêu hóa, lỗ thoát thải bã, ko bào co bóp, nhân lớn, nhân nhỏ. di chuyển nhờ lông bơi. dinh dưỡng vụn hữu cơ, vi khuẩn.sinh sản tiếp hợp.
tất cả trùng trên đều dinh dưỡng dị dưỡng
Mình cần gấp vì mai thi rồi ạ!!!
Câu 1: Nêu hình thức sinh sản của các động vật nguyên sinh(trùng roi, trùng biến hình, trùng kiết lị, trùng sốt rét)
Câu 2: Nêu đặc điểm cấu tạo và dinh dưỡng trùng roi.
Câu 3: Nêu đặc điểm dinh dưỡng và vòng đời của trùng sốt rét. Đề ra các biện pháp phòng trừ sốt rét.
Câu 4: Nêu vai trò của ruột khoang đối với thiên nhiên và đối với đời sống con người? Lấy ví dụ minh họa cho mỗi vai trò.
trình bày đặc điểm cấu tạo ,cách dinh dưỡng và sinh sản của nghành động vật nguyên sinh
Tham khảo
Động vật nguyên sinh (Protozoa-tiếng Hy Lạp proto=đầu tiên và zoa=động vật) là một thuật ngữ cổ gồm những sinh vật đơn bào (nguyên sinh vật-Protista)[1] thuật ngữ này hiện không còn được dùng trong phân loại sinh vật. Động vật nguyên sinh có khả năng chuyển động và dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng. Chúng có phân bố ở khắp nơi: đất, nước ngọt, nước mặn, trong cơ thể sinh vật khác. Đây là khác biệt chính so với thực vật nguyên sinh (protophyta), được coi là những sinh vật đơn bào không có khả năng chuyển động và thực hiện trao đổi chất qua quá trình quang hợp. Động vật nguyên sinh có khoảng 40.000 loài, trong đó một số cũng có cả khả năng quang hợp như trùng roi xanh. Động vật nguyên sinh là một dạng sống đơn giản, mặc dù cơ thể chỉ có một tế bào, nhưng có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống như một cơ thể đa bào hoàn chỉnh, chúng có thể thu lấy thức ăn, tiêu hóa, tổng hợp, hô hấp, bài tiết, điều hòa ion và điều hòa áp suất thẩm thấu, di chuyển và sinh sản. Sở dĩ chúng có thể thực hiện được các hoạt động sống đó là vì trong cơ thể cũng có những cấu tử giống với các cấu tử ở tế bào của cơ thể đa bào như nhân, ty thể, mạng nội chất, hệ Golgi, không bào co bóp và không bào tiêu hóa. Một số nguyên sinh động vật còn có bào hầu nối liền bào khẩu với túi tiêu hóa, tiêm mao hoặc chiên mao hoạt động được nhờ thể gốc. Động vật nguyên sinh thường có kích thước 0.01 - 0.05mm và không phải là động vật thực sự.
NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
I. Đặc điểm chung
- Cơ thể có kích thước hiển vi
- Chì là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống
- Phần lớn dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi, roi bơi hoặc tiêu giảm
- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi
II. Vai trò
1. Lợi ích
- Là thức ăn của nhiều động vật lớn hơn trong nước
- Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước
2. Tác hại
- Gây bệnh ở động vật
Ví dụ: trùng bào tử, trùng elimeria,...
- Gây bệnh ở người
Ví dụ: trùng kiết lị, trùng sốt rét,...
nêu các đại diện, cấu tạo, hình dạng ngoài, cơ quan và cách di chuyển, lối sống, dinh dưỡng và sinh sản của NGÀNH GIUN DẸP, NGÀNH GIUN TRÒN VÀ NGÀNH GIUN ĐỐT
giúp mik với!
Câu 13. Các biện pháp phòng chống giun sán kí sinh.
Câu 14. Môi trường sống, hình dạng cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của giun đất.
Câu 15 năm. Các đại diện của giun đốt, lối sống, vai trò của giun đốt.
Câu 16 . Đặc điểm cấu tạo của đỉa và rươi.
mong người giúp em với ạ ^^
13, Các biện pháp phòng chống giun sán kí sinh:
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất
- Ăn chín, uống sôi
14, - Giun đất thường sống ở những khu vực đất ẩm ướt, ruộng đồng, nương rẫy, đất hoang sơ,... nơi có nhiều mùn hữu cơ và chúng ăn mùn hữu cơ.
- Hình dạng ngoài: Cơ thể dài, gồm nhiều đốt. Phần đầu có miệng, thành cơ thể phát triển và đai sinh dục chiếm 3 đốt. Hậu môn ở phía đuôi.
Cấu tạo ngoài: Ở phần đầu cơ thể gồm: Vòng tơ xung quanh mỗi đốt, lỗ sinh dục cái ở mặt bụng đai sinh dục, lỗ sinh dục đực ở dưới lỗ sinh dục cái.
- Giun đất di chuyển bằng cách bò trên mặt đất
Các bước di chuyển gồm 4 bước:
B1: Giun chuẩn bị bò
B2: Giun thu mình làm phồng nơi đầu giun, thu lại đuôi
B3: Giun thu mình lại và sử dụng vòng tơ làm chỗ dựa
B4: Giun thu mình làm phồng nơi đầu giun, thu lại đuôi
- Dinh dưỡng: Giun đất ăn vụn thực vật và mùn đất. Hệ tiêu hóa chia làm nhiều phần, thức ăn lấy từ miệng, chứa ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, được tiêu hóa nhờ enzim tiết ra từ ruột tịt và hấp thụ qua thành ruột. Sự trao đôi khí (hô hấp) được thực hiện qua da
- Sinh sản : Chúng sử dụng bộ phận bao sinh dục trong quá trình giao phối. Sau khi giao phối thành công, bao này sẽ chứa đầy trứng đã thụ tinh và sẽ được giun "tháo" ra, từ đó nở ra thế hệ giun tiếp theo.
15, - Các đại diện của ngành giun đốt: giun đất, đỉa, rươi, vắt, giun đỏ,...
- lối sống của 1 số đại diện giun đốt:
+) giun đất: sống ẩm ướt,chui rúc
+) đỉa:sống kí sinh
+) giun đỏ:định cư
+) vắt:kí sinh ngoài
+) rươi:sống nước lợ,lối sống tự do
- Vai trò :
+) Giun đất cày xới đất làm cho đất tơi xốp, có vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên. Chúng còn là thức ăn tốt cho các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).
+) Một số loài giun đốt biển (giun nhiều tơ, rọm, sá sùng...) là thức ăn cho một số động vật nước như cá.
+) Giun đỏ là thức ăn của cá cảnh.
+) Tuy nhiên, có một số loài như đỉa, vắt là vật kí sinh gây hại cho động vật
16,
-Đỉa môi trường sống ở nươc ngọt.Đỉa kí sinh bên ngoài. Có nhiều ruột tịt để hút và chứa máu. Bơi kiểu lượn sóng
- Rươi sống ơ môi trường nước lợ. Cơ thể phân đốt , chi bên có tơ phát triển.Đâuf có mắt và khứu gác và xúc giác.Có lối sống tự do
Cho biết nơi sống ,cấu tạo,dinh dưỡng và sinh sản của trùng đế giày
Cấu tạo:
_ Gồm 1 tế bào: nhân nhỏ - lớn, miệng, hầu, không bào tiêu hóa, lỗ thoát, không bào co bóp.
Dinh dưỡng:
_ Thức ăn - miệng - hầu - không bào tiêu hóa - biến đổi nhờ en-zim. Chất thải đc đưa đến không bào co bóp - lỗ thoát ra ngoài.
Sinh sản:
_ Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang
_ Hữu tính bằng cách tiếp hợp
Nơi sống:
_ Trùng giày sống ở những váng cống rãnh hoặc những váng nước đục.
Cho biết nơi sống ,cấu tạo,dinh dưỡng và sinh sản của trùng kiết lị
* Trùng kiết lị :
Trùng kiết lị kí sinh ở thành ruột
+ Cấu tạo : cơ thể đơn bào, gồm 1 khối chất nguyên sinh lỏng và nhân , chân giả rất ngắn
+ Dinh dưỡng :
• Dùng chất dinh dưỡng của vật chủ, nuốt hồng cầu để tiêu hóa
• Bào xác trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa gây bệnh kiết lị
- Nơi sống và cấu tạo:
+ Sống kí sinh ở thành ruột người.
+ Cơ thể có chân giả ngắn hơn so với trùng giày.
+ Không có không bào.
- Dinh dưỡng: nuốt hồng cầu hoặc thẩm thấu qua màng tế bào.
- Phát triển: ngoài môi trường, trùng kiết lị có hiện tượng kết bào xác nằm trong lớp màng bao bọc.
- Con đường truyền bệnh:
+ Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống →\rightarrow→ ống tiêu hóa người →\rightarrow→ ruột →\rightarrow→ trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác →\rightarrow→ các vết lở loét ở niêm mạc ruột →\rightarrow→ nuốt hồng cầu ở đó rồi tiêu hóa chúng và sinh sản rất nhanh.
+ Triệu chứng: làm cho bệnh nhân bị đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhầy như nước mũi →\rightarrow→ bệnh kiết lị.
trùng kiết lị : sinh sản nhân đôi liên tiếp
nêu nơi sống, cấu tạo cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của dương xỉ?
Cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ :
- Thân rễ
- Lá đa dạng, lá non thường cuộn tròn ở đầu như vòi voi.
- Có mạch dẫn
Cơ quan sinh sản:
- Sinh sản bằng bào tử.
- Túi bào tử họp thành ổ túi nằm ỏ mặt dưới lá.
- Bào tử được hình thành trước khi thụ tinh.
- Bào tử phát triển thành nguyên tán
* Nơi sống: chỗ đất ẩm, ven đường đi, bờ ruộng, khe tường, dưới tán cây trong rừng, …
* Cơ quan sinh dưỡng
- Rễ: rễ chùm, gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, thường mọc tủa ra từ gốc thân thành một chùm.
- Thân: có màu nâu, có phủ những lông nhỏ.
- Lá: ở mặt dưới là có những màu xanh đến màu nâu đậm. Lá non đầu là cuộn tròn lại.
* Cơ quan sinh sản của dương xỉ là túi bào tử nằm ở mặt dưới của lá có màu xanh khi lá non và màu nâu khi lá già.