Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Bùi Thị Minh Thư
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 0:14

Những kĩ năng viết để tăng sức thuyết phục cho bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống

Mở bài

Nêu vấn đề cần bàn luận

Nêu ý kiến đồng tình hay phản đối

 

 

 

Thân bài

Giải thích được từ ngữ quan trọng và ý nghĩa của ý kiến cần bàn luận

Trình bày vấn đề cần bàn luận

Trình bày ý kiến đồng tình hay phản đối về vấn đề cần bàn luận

Nêu được ít nhất hai lí lẽ một cách thuyết phục để làm rõ luận điểm

Nêu được bằng chứng đa dạng, cụ thể, phù hợp với luận điểm

Sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lí

Kết bài

Khẳng định lại vấn đề

Đề xuất giải pháp hoặc nêu bài học rút ra từ vấn đề bàn luận

Trình bày, diễn đạt

Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

Diễn đạt chặt chẽ, thuyết phục

datcoder
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
15 tháng 9 2023 lúc 10:39

Nhắc đến Tết cổ truyền, ngoài hoa đào, hoa mai, cây quất thì bánh chưng cũng được coi là linh hồn của ngày Tết. Trên ban thờ ngày Tết có thiếu gì nhưng chắc chắn không bao giờ thiếu bánh chưng.

Xuất hiện từ thời vua Hùng, bánh chưng Việt Nam đã trở thành một món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết nguyên đán.

Thông thường, để làm ra một chiếc bánh chưng cần phải có đủ các nguyên liệu bao gồm lá dong, gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ béo ngậy, lạt buộc bánh, khuôn bánh.

Nguyên liệu thì đơn giản là vậy nhưng để làm ra một chiếc bánh chưng hoàn chỉnh, đẹp mắt, ngon miệng thì chính là sự kỳ công khéo léo và tỉ mẩn của người làm.

Lá dong phải to bản, xanh tươi, nếu là lá dong bánh tẻ thì càng tốt vì khi gói bánh sẽ đẹp hơn.

Gạo nếp phải được ngâm qua đêm, đem xả rồi xóc cho ráo nước, đậu xanh đãi vỏ, thịt lợn thái vừa rồi ướp muối, tiêu. Lá dong bày lên nong, qua đôi bàn tay khéo léo của các mẹ, các bà, những chiếc bánh chưng được gói gọn gàng, vuông vắn, buộc bằng những sợi lạt mềm và dẻo dai, đã được chẻ sẵn từ trước.

Nhiều nhà chuẩn bị sẵn một nồi nước to đã đun sôi lửa, thả bánh chưng vào đó, rồi người trong nhà ngồi quây quần xung quanh hoặc thay phiên nhau ngồi canh nước cho nồi bánh chưng. Cảm giác được nhìn chiếc bánh chưng từ khâu chuẩn bị đến công đoạn cuối cùng mới thực sự thích thú. Những chiếc bánh chưng xanh vẫn bình dị như thuở sơ khai của nó, và nó thực sự tạo nên không khí đầm ấm thiêng liêng trong ngày Tết.

Nguyễn Hồng Nhung
Xem chi tiết
datcoder
Xem chi tiết
Tuấn Lại
15 tháng 9 2023 lúc 0:01

Tham khảo:

Lợn cưới, áo mới là một trong những truyện cười đặc sắc của kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam. Truyện chế giễu những người có tính hay khoe của. Tính xấu ấy thường biến người khoe của thành trò cười cho thiên hạ. Truyện ngắn gọn như một màn hài kịch nhỏ, kể lại cuộc tranh tài thú vị, bất ngờ giữa hai anh có tính hay khoe, mà của đem khoe chẳng đáng là bao. Một anh khoe con lợn cưới bị sổng chuồng và một anh khoe chiếc áo mới may. Anh đi tìm lợn khoe của trong một hoàn cảnh thật đặc biệt. Đó là lúc nhà anh ta có việc lớn (đám cưới), lợn để làm cỗ cưới lại bị sổng mất, nghĩa là trong lúc việc nhà đang bận bịu và bối rối, một tình huống tưởng như người trong cuộc không còn tâm trí nào để khoe khoang.

Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 9 2023 lúc 12:35

Đoạn văn tham khảo

Thông qua truyện cười “Treo biển” tác giả dân gian đã nhằm phê phán những người không có chính kiến trong xã hội. Những người này sẽ khó có được thành công trong cuộc sống. Bất kỳ ai sinh ra cũng có những điểm mạnh nhất định của mình mà chính bản thân ta phải tự mình tìm lấy nó. Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người tự ti vào bản thân, không tin tưởng bản thân mình, luôn chỉ nhìn thấy nhược điểm của mình và sống trong sự chìm đắm, ao ước được như người khác,… những người này nếu không xem xét lại cách sống của bản thân thì sớm trở nên vô định. Tuy nhiên, đừng bị nhầm lẫn có chính kiến riêng với lối sống “bảo thủ”, không chịu nghe ý kiến từ người khác, lúc nào cũng coi ý kiến của mình đưa ra là đúng, là hay nhất. Bởi đôi khi, ta phải biết lắng nghe, biết nhìn nhận để thấy được quan điểm của mình có thật sự đúng đắn. Chính vì vậy, dù ta đang đi học, đi làm hay ở bất cứ vị trí nào trong xã hội thì bản thân mỗi người đều phải có lập trường vững vàng, và hãy biết tiếp thu những ý kiến của người khác một cách thông minh, sử dụng trí tuệ để phân biệt rõ đúng sai mà điều chỉnh cho phù hợp.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 12 2023 lúc 16:27

Một số tác phẩm viết về những văn hóa truyền thống ở vùng miền trên đất nước Việt Nam:

- Mùi của kí ức, Nguyễn Quang Thiều

- Nửa vòng trái đất uống một ly trà, Di Li

- Miếng ngon Hà Nội, Vũ Bằng.

- Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

La Minh Anh HY
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Hà My
30 tháng 1 2018 lúc 8:28

- Viết một bài văn tả một loại cây ăn quả .

Mỗi nhà có những cây cối khác nhau và nha em thì cũng thế. Trong khu vườn xinh đẹp nhà em có rất nhiều loại cây cối, nào cây rau mẹ trồng, cây cải đang ra hoa, cây chanh nho nhỏ, năm vừa rồi nó cung cấp chanh cho cả mùa rau muống nhà em. Nhưng em thích nhất cây xoài, vì nó to nhất tỏa bóng mát lớn là chỗ để cho em có thể vui chơi mỗi khi nắng hè đến. Đồng thời nó còn mang đến những quả xoài cát vàng ngọt lịm.

Cây xoài nhà em cao khoảng tầm mười mét, vì nó là cây xoài lùn nên nó thấp hơn so với những cây xoài bình thường và nó còn tỏa bóng lá rộng hơn nữa. thân nó chia ra làm nhiều cành nhánh nhỏ chứ không dựng đứng một cành như cây xoài nhà hàng xóm. Cây nhà em rất dễ chèo vì thế nên em hay chèo lên đấy mỗi buổi chiều ngồi ăn một thứ gì đó và hát vu vơ, nhiều lúc gió buổi hoàng hôn đến mát mẻ khẽ đùa giỡn trên mái tóc em. Em thấy thích lắm và em hát to hơn và hay hơn. Lúc ấy những cành xoài cũng đung đưa như lắc lư theo điệu nhạc em hát. Cây xoài gắn với tuổi thơ của em vì khi còn rất nhỏ em đã chơi ở đó rồi. Chẳng biết từ bao giừ nhưng khi em có mặt trên cuộc đời này thì cây xoài đã đứng ở đó, tỏa bóng xum xuê mát rượi.Cây xoài ấy có rất nhiều cành con nên cũng rất nhiều lá. Những chiếc lá màu xanh đậm ở dưới còn những chiếc lá non màu xanh nhạt ở trên. Lá non mỏng và dễ rách hơn lá già. Em thích ngắm nó lắm, làm gì dù chơi hay làm em cũng mang ra ngồi ở gốc cây với cái bóng mát đó. Đến mùa hoa xoài nở, những bông hoa nhỏ li ti thành chùm trông đẹp lắm. Đến khi những quả con mọc ra nhìn chúng nhỏ nhắn dáng yêu lắm. có lúc em còn ngặt chúng ăn thử, mẹ em toàn mắng xoài mới nhú mà vặt ăn rồi. nhưng mà mùi vị của nó thật lạ, chan chát, chua chua. Đến khi những quả sai to ra sai lắc sai lư ra trông như những cái tú dẹt lúc lắc trên cây vậy. thường thì những quả ở dưới sẽ bị em vặt ăn xanh, vì xoài ngọt nên ăn xanh nó cũng rất ngọt. Và thế nên những quả để được chín thường là ở bên trên. Khi chín màu nó vàng mọng vỏ ngoài căng ra mềm mềm chỉ cần lấy móc tay lột vỏ là cũng có thể ăn được mà không cần đến dao.

Những ngày mưa đến, cây xoài như được tắm gội sạch sẽ, những hạt bụi mờ lá đã được những giọt nước mưa cuốn đi. Thân cây chuyển sang màu nâu ướt trong nổi hơn thường ngày. Những chiếc lá sạch bụi xanh tươi đẹp đẽ làm sao. Không kể những hạt mưa còn sót lại trên lá bắt đầu nhỏ từng giọt xuống thật thích thú. Những hạt nước trên lá chảy từ từ ra đầu lá ngưng đọng một lúc ở phần đầu lá nhọn nhọn đó rồi như muốn níu kéo, như chưa muốn rơi mình xuống đất mà như lôi lôi kéo kéo được vài giây thì thấm xuống đất.

Em thích cây xoài nhất vì nó không những mang đến bóng mát cho tuổi thơ em vui đùa mà nó còn mang đến những quả xoài căng mọng ngọt ngào nữa.

Nguyễn Hồng Hà My
30 tháng 1 2018 lúc 8:25

-viết một đoạn văn tả về người bạn thân của em 

Lớp 5C của em có ba mươi hai bạn, bạn nào cùng dễ thương và đáng yêu, nhưng em thích nhất là bạn Diệu Hà.

   Diệu Hà năm nay vừa tròn mười tuổi, cùng tuổi với em. Bạn có thân hình cân đối, khỏe mạnh. Dáng đi nhanh nhẹn, mỗi khi có công việc gì cần thiết bạn đi một lát là xong ngay. Khuôn mặt tròn tròn bầu bĩnh đáng yêu, sống mũi không cao lắm nhưng rất hợp với khuôn mặt. Nước da trắng hồng làm cho gương mặt bạn thêm phần rạng rỡ, vầng trán cao, biểu lộ sự thông minh. Đôi mắt của bạn một mí rất sáng và đen, biểu lộ sự chân thật và ngay thẳng. Hằng ngày đến lớp Diệu Hà thường mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh, rất sạch sẽ. Chiếc khăn quàng đỏ luôn nổi bật trên cổ áo trắng, trông xinh xinh như cánh bướm.

   Diệu Hà luôn vui vẻ, hoà nhã với bạn bè, bạn luôn giúp đỡ những bạn học yếu trong lớp. Diệu Hà rất chăm học, ở trường cũng như ở nhà. Bạn giỏi đều các môn, xuất sắc nhất là môn Toán. Trong lớp, Diệu Hà luôn chăm chỉ nghe cô giáo giảng bài, chỗ nào chưa hiểu bạn xin cô giảng lại. Bạn làm tất cả các bài tập hôm nay và các bài tập chuẩn bị cho tiết học hôm sau. Vì thế trong lớp, Hà hay giơ tay phát biểu ý kiến. Diệu Hà được phân công làm lớp trưởng. Bạn tỏ ra rất gương mẫu, đi đầu về mọi mặt để làm gương cho các bạn trong lớp noi theo. Mỗi buổi có 15 phút truy bài đầu giờ, Hà đều theo dõi nhắc nhở các bạn. Hà muốn rằng trong lớp ai cũng học giỏi cả. Hà không những là người trò giỏi mà còn là người con ngoan vì ở nhà Hà thường giúp mẹ nấu cơm, rửa chén, quét nhà, giặt quần áo.

   Người bạn thân thương của em làm cho em nhớ mãi những năm tháng tuồi học trò thời thơ ấu. Hình ảnh của Hà đã để lại trong em nhiều ấn tượng khó quên. Diệu Hà là tấm gương tốt để em và các bạn noi theo. Em sẽ gắng học thật tốt để xứng đáng là bạn thân của Diệu Hà.


 

La Minh Anh HY
30 tháng 1 2018 lúc 8:26

thank you nhưng đó ko phải bài mình cần .

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
15 tháng 9 2023 lúc 0:19

Gợi ý:

MB: Đoạn trích “Đổi tên cho xã” của tác giả Lưu Quang Vũ đã cho người đọc thấy được tác hại của bệnh sĩ diện và ảnh hưởng của nó đến cộng đồng, xã hội chỉ thông qua sự việc đổi tên của xã Hùng Tâm.

TB:

Tình huống của đoạn trích là gì? Có những nhân vật nào?

+ Xã Hùng Tâm mở cuộc họp thông báo những đổi mới của xã Hùng Tâm từ tên xã đến chức vụ của một số người.

+ Nhân vật: Ông Nha, Văn Sửu, ông Độp, bà Độp, ông Thìn.

- Các nhân vật có đặc điểm gì, đại diện cho kiểu người nào?

+ Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người thích sống giả dối trong xã hội. Ông Nha là một người sống giả dối và tham vọng một cách mù quáng. Ông mong ước xây dựng và phát triển một xã khoa học để ông vẻ vang với các xã khác và với cấp trên. Ông tìm hiểu những nơi khác nhưng chỉ tìm hiểu một cách hời hợt, chưa có sự phân tích tình hình thực tế của xã mình đã vội vàng đổi mới. Ông muốn phát triển kinh tế nhưng lại vứt bỏ những thứ vốn là cần câu cơm của người dân nơi đây. Ông nói những từ ngữ khoa chương, lố bịch như " Bây giờ làm ăn mới rồi, quy mô khoa học....Đâu muốn hoạn phải mang lợn đến tận trụ sở". Ông nói rất cao siêu nhưng thực tế thì phũ phàng bởi những lời ông nói chỉ là sáo rỗng, ông phong chức một cách tràn lan nhưng thực tế thì chẳng ra đâu vào đâu, chính những người giữ chức đó còn chẳng hiểu mình sẽ làm gì.

+ ...

- Hành động và lời thoại của các nhân vật được khắc họa ra sao?

+ Nhân vật trong đoạn trích có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động khiến việc làm trở nên lố bịch hài hước. Ví dụ: Ông Đốp một tên hoạn lợn lại được phong cho làm chức Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản gia súc xã Hùng Tâm; Ông Thình vốn là đội trưởng đội làm những nghề phụ của xã lại được phong làm Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ...

- Có những chi tiết vô lí, gây cười nào thể hiện tính hài kịch của đoạn trích?

+ Ngôn ngữ của ông không phù hợp với một cuộc họp mang tính chất trang nghiêm. Lời nói có nhiều từ ngữ không rõ nghĩa như: ta bung ra, ta bung ra pháo. Điều buồn cười nữa là ở chỗ ông muốn phát triển kinh tế nhưng những công việc vốn là lợi thế ở xã lại triệt để vứt bỏ, chuyển sang sản xuất pháo, thứ mà chính những người nhận nhiệm vụ quản lí cũng không hiểu rõ. Ông Nha càng cố nói những từ khoa học, thì càng lộ ra nhiều sự thiếu hiểu biết của mình như Trung tâm Công nghệ mà chỉ sản xuất có pháo.

+ ....

- Có những xung đột nào trong đoạn trích? Kết quả giải quyết là gì?

+ Văn bản có sự mâu thuẫn giữa cái xấu và cái tốt. Ông Nha vẽ ra một viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển, giàu mạnh nhưng thực tế thì những gì ông làm đều chỉ đẩy người dân vào cái nghèo đói. Đó là sự tương phản giữa áo tưởng và thực tế.

+ Kết quả là một loạt các chức danh mới được tạo ra nhưng không khoa học và rối loạn.

KB:

+ Văn bản Đổi tên cho xã đã nêu lên và phê phán một hiện tượng nhức nhối trong xã hội Việt Nam, đó là thích sĩ diện.

+ Đoạn trích cũng sử dụng thủ pháp trào phúng, phóng đại. Ví dụ: Ông Nha vẽ lên những viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển khoa học, giàu mạnh những thực tế nhưng thực tế chỉ là những lời nói sáo rỗng, giả dối, lố bịch.

hương hoàng
Xem chi tiết
Kanna
30 tháng 12 2021 lúc 19:31

tham khảo ở link: https://lazi.vn/edu/exercise/971958/viet-bai-van-cam-nghi-cua-em-ve-mot-nguoi-co-hanh-dong-dep-trong-cuoc-song