1,tìm luận điểm, luận cứ, cách lập luận của bài văn Ích lợi của việc đọc sách
Đọc văn bản Ích lợi của việc đọc sách. Em hãy tìm các luận điểm lớn và luận điểm cụ thể của văn bản đó.
Em tham khảo nhé !!!
1. Tìm hiểu đề:
+ Đề nêu lên vấn đề: Lợi ích của việc đọc sách
+ Đối tượng và phạm vi: việc đọc sách và những lợi ích do sách mang lại
+ Khuynh hướng tư tưởng của đề: khẳng định lợi ích của việc đọc sách
+ Đề này đòi hỏi người viết phải phân tích được những lợi ích của việc đọc sách.
2. Lập ý cho đề văn:
a. Xác lập luận điềm chính:
Vai trò quan trọng của việc đọc sách đối với con người.
Từ luận điểm chính trên, ta có thể tìm được các luận điểm phụ như sau:
+ Sách giúp con người nhận thức thế giới.
+ Sách giúp con người hiểu rõ những việc đã qua để hướng tới tương lai
+ Đọc sách để cảm thông với tâm hồn con người
+ Đọc sách giúp con người giải trí, thư giãn.
+ Cần biết chọn và giữ gìn sách cẩn thận.
b. Tìm luận cứ:
Luận cứ 1: Lí lẽ: Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta. Dẫn chứng: Sách dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh: Sông ngòi, rừng núi, vũ trụ; sách đưa ta vào thế giới cực lớn: Thiên hà; đưa vào thế giới cực nhỏ: hạt vật chất.
Luận cứ 2: Lí lẽ: Sách đưa ta vượt qua thời gian tìm hiểu những biến cố lịch sử, chắp cánh cho ta tưởng tượng tới ngày mai
Luận cứ 3: Lí lẽ: Sách đem lại cho ta thế giới nội tâm phong phú. Dần chứng: Thông cảm với cuộc đời, chia sẻ niềm vui, nỗi đau...
Luận cứ 4: Lí lẽ: Đọc sách giúp con người biết thưởng thức cái đẹp. Dần chứng: Thưởng thức những vẻ đẹp của thế giới, sách cho ta hiểu được vẻ đẹp của thứ ngôn từ, giúp ta biết những ý hay và dùng những lời đẹp..
. Luận cứ 5: Lí lẽ: Sách là báu vật, phải biết chọn sách, trân trọng và nâng niu sách.
c. Lập luận:
- Với một hệ thông các luận điềm và luận cứ như trên, ta có thể lập luận bằng cách: Nêu ra từ đầu các luận điểm. Sách là người bạn lớn của con người rồi phân tích từng luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm.
1/ Xác lập luận điểm-Đề bài thể hiện một tư tưởng, một thái độ đối với việc đọc sách.-Chúng ta khẳng định việc đọc sách là tốt, là cần thiết.2/ Tìm luận cứ-Sách là kết tinh của trí tuệ nhân loại.-Sách là một kho tàng phong phú gần như vô tận, đọc cả đời không hết.-Sách đem lại nhiều lợi ích. Nó bổ sung trí tuệ cho mỗi người.-Nó làm cho cuộc sống của một người nhân lên nhiều lần.-Nó giúp con người học tập,hiểu biết để tham gia vào quá trình sáng tạo.-Sách giúp con người có cách sống cao đẹp, vốn ngôn ngữ giàu có hơn.-Sách giúp con người thấy yêu đời hơn, ham sống hơn.-Sách giúp con người hiểu sâu sắc hơn về xã hội.3/ Xây dựng lập luận-Nêu lên lợi ích của việc đọc sách.-Kết luận mỗi người đều phải cố gắng đọc sách.-Coi sách là một người bạn lớn.
Tìm luận điểm,luận cứ trong bài ích lợi của việc đọc sách trang 23 NGỮ VĂN LỚP 7 TẬP 2
BẠN NÀO LÀM NHANH MÌNH LIKE CHO !
Bài 1:Tìm luận điểm cho đề bài sau
_"em có uy nghĩ j về tính trung thực trong thi cử"
Bài 2: tìm ý cho bài văn "ích lợi của việc đọc sách"
tham khảo
câu 1
dàn ý nha :3:
Đặt vấn đề:
– Trung thực là một đức tính cần phải có, quan trọng đối với tất cả mọi người
– Đối với học sinh thì đó là một đức tính càng quan trọng và phải được đặt lên hàng đầu.
– Tuy nhiên, ngày nay một bộ phận học sinh đang mất đi đức tính này trong học tập và thi cử.
– Sự trung thực trong học tập và thi cử của học sinh ngày nay là một vấn đề cần được bàn luận và nhìn nhận một cách nghiêm túc.
Giải quyết vấn đề:
– Trung thực trong học tập và thi cử mới có thể để học sinh nhìn nhận đúng năng lực, phản ánh đúng kết quả học tập của mình và có hướng phấn đấu thích hợp.
– Cùng với xu thế hội nhập và hiện đại hóa, học sinh ngày nay trở nên năng động, tự tin và có kiến thức rộng hơn, có điều kiện học tập tốt hơn.
– Tuy nhiên, mặt trái của nó, một số bộ phận học sinh, do thiếu sự quan tâm đúng mức của gia đình, do sự lôi cuốn của xã hội hiện đại đã trở nên xao lãng việc học tập và để đối phó với kiến thức hạn hẹp của mình ở nhà trường, họ phải gian lận trong học tập và thi cử.
– Gian lận trong học tập và thi cử là một việc làm không thể chấp nhận được, vấn đề sẽ như thế nào nếu một học sinh rời ghế nhà trường với một kiến thức hạn hẹp nhưng một kết quả cũng không đến nỗi tệ?
Kết thúc vấn đề
– Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận.
– Xã hội và đặc biệt là ngành giáo dục cần có những biện pháp nghiêm túc hơn trong học tập và thi cử của học sinh, đánh giá đúng, chính xác năng lực của từng học sinh, luôn lấy câu “bác sĩ chữa sai thì chết một người, nhưng thầy cô giáo chữa sai thì chết một thế hệ” de giao duc hoc sinh.
Hoặc em có thể lấy thêm dẫn chứng thêm như sau”
Thi cử vốn là một khâu quan trọng trong giáo dục để đánh giá kiến thức cũng như năng lực của học sinh,tránh những trường hợp không hề hiếm trong xã hội ngày nay :”Ngồi nhầm lớp “,”bằng cấp giả”,…
Gian lận trong thi cử xảy ra ở không ít bộ phận học sinh ,dù cho đó là những học sinh xuất sắc .Hậu quả đó là do tác động từ đâu mà có?Có thể là do bản tính ,cũng có thể là do những tác động từ bên ngoài –>mục đích là kiếm được điểm số cao,điểm phẩy tốt,…cũng có thể do áp lực nào khác…
Tình trạng học sinh giỏi “ảo ” có lẽ cũng xuất phát từ căn bệnh quá cũ của XH:”bệnh thành tích”.
“Xã hội ta nói chung lên án, phê phán tỷ lệ tốt nghiệp THPT là không đúng với thực chất trình độ học sinh. Song, mâu thuẫn lại nảy sinh chính ở yếu tố này. Mỗi gia đình đều mong muốn con em họ thi đỗ tốt nghiệp với số điểm cao nhất. Mỗi đơn vị trường học, ngành giáo dục – đào tạo cho đến cấp tỉnh hy vọng thí sinh trường mình, tỉnh mình đỗ tốt nghiệp với tỷ lệ cao nhất. ”
Trước hết, ta hãy xét đến ở một phòng thi. Về phía thí sinh, việc học sinh đi thi mang theo và sử dụng tài liệu hiện nay trở nên khá phổ biến. Những năm gần đây, nếu ai có dịp đi ngang qua các phòng thi sau các giờ thi, chắc hẳn bắt gặp rất nhiều những mảnh phô tô tài liệu thu nhỏ nằm trắng xóa ở các phòng thi hay các dãy hành lang. Học sinh đi thi mang theo chúng khắp cả người và điều đó đã trở thành một phong trào. Giám thị bắt được bộ này thì lại có một bộ khác. Nhiều học sinh nữ còn táo tợn giấu tài liệu vào trong cơ thể để các thầy giáo coi thi không dám khám xét vì sợ “vi phạm thân thể”. Nhiều học sinh, thậm chí là học sinh giỏi dù đã thuộc bài nhưng cũng thủ sẵn tài liệu bên mình để cho chắc ăn hơn. Vì vậy, mới có những trường hợp những học sinh trung thực lại trở nên khó chịu vì mình bị “thiệt thòi” so với những bạn học sinh có học lực yếu hơn. Bài học trung thực ở trường thi đã mất đi tác dụng.
Về phía giám thị, một tâm lý chung được hình thành “các em đã cất công học tập 12 năm đèn sách, không nỡ làm khó dễ các em làm gì, cuối cùng rồi cũng sẽ đậu hết đó mà”. Thế là nảy sinh tình trạng coi thi dễ dãi, cho qua việc thí sinh mang vào và thậm chí sử dụng tài liệu. Có một số trường hợp, giám thị canh chừng thanh tra để cho thí sinh chép tài liệu, thậm chí còn giải giúp bài thi cho thí sinh.
Nói đi cũng phải nói lại ,về phía các bậc giáo dục con em mình dường như chưa quan tâm đúng mức đến “gian lận” trong thi cử và nhiều khi là “nới tay” bỏ quá cho những hành vi thiếu trung thực khiến tình trạng trên ngày càng diễn ra phổ biến hơn,tinh vi hơn.
“Những giáo viên nghiêm túc thì nhiều khi cũng phải chùn tay trước áp lực xã hội, của địa phương, của ngành hay nể nang cả lãnh đạo Hội đồng; đồng thời giáo viên cũng phải lo đến bảo toàn cuộc sống của mình. Đã có giáo viên có trận đòn nhớ đời vì đã coi thi quá nghiêm túc!Mà nếu như có nghiêm túc thì giám thị cũng chẳng được gì, nhiều khi bị đồng nghiệp nhìn với một con mắt e ngại, dè bỉu. Vậy thì, giám thị không lý do gì mà không chọn một giải pháp an toàn?!”
⇒ Cái vòng luẩn quẩn của tình trạng thi cử thiếu nghiêm túc cứ thế tiếp diễn hàng năm mà không có lối thoát.
câu 2:(dàn ý)
Mở bài
- Vai trò của tri thức đối với loài người
- Một trong những phương pháp để con người có tri thức là chăm chỉ đọc sách bởi sách là tài sản quý giá, người bạn tốt của con người.
Thân bài
- Giải thích: Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt. Bởi sách là nơi lưu trữ toàn bộ sản phẩm tri thức của con người, giúp ích cho con người về mọi mặt trong đời sống xã hội.
- Chứng minh tác dụng của sách:
+ Sách giúp ta có thêm tri thức, mở rộng hiểu biết, thu thập thông tin một cách nhanh nhất (nêu dẫn chứng).
+ Sách bồi dưỡng tinh thần, tình cảm cho chúng ta, để chúng ta trở thành người tốt (dẫn chứng)
+ Sách là người bạn động viên,chia sẻ làm vơi đi nỗi buồn (dẫn chứng)
+ Tác hại khi không đọc sách: Hạn hẹp về tầm hiểu biết, tâm hồn cằn cỗi.
- Phương pháp đọc sách:
+ Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc
+ Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm suy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích.
+ Thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào cuộc sống hàng ngày.
Kết bài
- Khẳng định sách là người bạn tốt
- Lời khuyên phải chăm chỉ đọc sách.
Đọc văn bản Ích lợi của việc đọc sách (SGK 7 trang 23)
a CHia đoạn văn bản ,sau đó tìm luận điểm lớn và luận điểm cụ thể
b.Dựa vào các tác phẩm văn thơ đã học ,hãy viết một doạn văn nghị luận trình bày cụ thể hơn cho luận cứ: Sách văn học đưa ta vào thế giới của những tâm hồn người đủ các thời đại để ta thông cảm với những cuộc đời,chia sẻ niềm vui,nỗi đau dân tộc và nhân loại
Các bạn làm bài chu đáo nhé
Viết bài văn nghị luận về ích lợi của việc đọc sách, giữ gìn vệ sinh chung và lợi ích việc trồng cây ( không chép mạng , biết gì viết đấy )
- đọc sách giúp ta yêu đời hơn, thêm yêu cuộc ống này hơn
- sách giáo dục cho mỗi chúng ta rất nhiều điều hay và bổ ích
- sách mở mang trí tuệ cho chúng ta
+ trồng cây để chống xói mòn đất, bảo vệ môi trường, thanh lọc không khí
+ bảo vệ tầng odezon, là nơi cứ ngụ của các loài động vật
viết 1 đoạn văn trình bày luận điểm '' đọc sách là công việc vô cùng bổ ích , vì nó giúp chúng ta giúp chúng ta hiểu biết về cuộc sống ''
nêu cách trình bày và phương pháp lập luận của đoạn văn vừa viết
TK
Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống. Mỗi cuốn sách đều ẩn chứa những kho tàng kiến thức vô cùng quý giá. Bởi nó được viết ra từ sự chắt lọc và trải nghiệm của các cây bút sau bao tích lũy. Qua trang sách, ta học được bao điều mới mẻ , sách như mở ra trước mắt ta một chân trời mới. Đọc sách vô cùng bổ ích: sách văn học dạy ta biết yêu thương và rung cảm trước cái đẹp trong cuộc sống, sách khoa học cung cấp nhiều kiến thức được các nhà nghiên cứu tìm tòi và biên soạn…Không những vậy, đọc sách giúp ta hiểu thêm về đời sống vô cùng phong phú và sinh động, với nhiều cách nhìn và cách khám phá của các tác giả. Sách cho chúng ta những khoảng lặng để suy ngẫm mà các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính không thể có. Sách thực sự là người bạn, người thầy của mỗi chúng ta trong cuộc đời.
Đọc lại bài “Ích lợi của việc đọc sách” và tìm luận điểm,
luận cứ, cách lập luận của bài văn.
GIÚP MK VỚI
C) Hoạt động luyện tập
1.
a) Đọc gợi ý...ở dưới
Lập luận là đưa ra luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe ( người đọc) đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận, mà kết luận đó là tư tưởng (quan điểm, ý định) của người nói (người viết).
(1) Xác định luận cứ, kết luận trong các câu sau đây:
- Hôm nay trời mưa, chúng ta ko đi chơi công viên nữa.
- Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học đc nhiều điều.
- Trời nóng quá, đi ăn kem thôi.
(2) Xác định mối quan hệ giữa luận cứ và két luận.
(3) Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?
b) So sánh kết luận của các lập luận trong những câu ở mục a) với các kết luận dưới đây và nhận xét về đặc điểm của luận điểm trong bản nghị luận.
- Chống nạn thất học.
- Dân ta có một lòng nồng nàng yêu nước.
- Sách là người bn lớn của con người.
(Gợi ý: Do luận điểm có vai trò quan trọng ... sắp xếp chặt chẽ.) c) Đọc văn bản sau và tra lời các câu hỏi bên dưới.
(1) Văn bản nêu lên tư tưởng gì? Tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm nào? Tìm những câu mang luận điểm.
(2) Văn bản có bố cục mấy phần? Hãy cho biết cách lập luận đc sử dụng trong bài.
Mình giúp bạn một ít thôi nhé, dài quá à ^^
(1) Xác định luận cứ, kết luận trong các câu sau đây:
- Hôm nay trời mưa, chúng ta ko đi chơi công viên nữa.
- Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học đc nhiều điều.
- Trời nóng quá, đi ăn kem thôi.
Chú ý: Những câu mình in đậm ở bên trên là luận cứ
(2) Xác định mối quan hệ giữa luận cứ và két luận.
Mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận là một mối quan hệ vô cùng chặt chẽ. không có luận cứ thì không có kết luận, Luận cứ hay nói cách khác là nguyên nhân còn kết luận là hậu quả, kết quả
(3) Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?
Có (bạn có thể xem qua những VD tương tự ở mục (1))
Còn câu cuối mình có làm nhưng không biết có đúng hay không nên bạn tham khảo trước các câu kia nhé ^^
Mấy bn giúp mik từ c) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới nha
Đọc văn bản (tr.43 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi:
a) Bài văn nêu lên luận điểm gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó.
b) Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không?
c) Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài Đừng sợ vấp ngã?
a. Nhan đề Không sợ sai lầm chính là luận điểm chính của bài văn.
- Những câu văn mang luận điểm chính của bài văn trên.
- Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
- Thất bại là mẹ của thành công.
- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.
b. Trong bài văn trên, để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã đưa ra những luận cứ:
- Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!
- Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.
- Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.
c. Để lập luận chứng minh, trong bài Đừng sợ vấp ngã, người viết đã sử dụng lí lẽ và nhân chứng, còn ở bài Không sợ sai lầm người viết sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ.