Những câu hỏi liên quan
Hương Nguyễn
Xem chi tiết
Tún Phạm
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
28 tháng 2 2021 lúc 16:34

- Thơ :

"Mùa xuân ta xin hát

Khúc Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế"

* Trong những năm tháng cuối đời đối chọi với bệnh tật, nhà thơ đã cất cao tiếng hát những làn điệu dân ca quen thuộc của quê hương. Khúc nhạc "Nam ai" da diết, buồn thương gợi nhớ về những năm tháng bốn nghìn năm "vất vả và gian lao" quyện hòa cùng giai điệu "Nam bình" dịu ngọt, êm ái gợi cuộc sống ấm no, bình yên hiện tại của đất nước. Khúc hát ngân vang đã thể hiện tình yêu đối với quê hương, đất nước của nhà thơ. Giai điệu dịu ngọt đó hòa cùng "nhịp phách tiền" tươi vui, giòn giã khép lại bài thơ nhưng vẫn để lại những dư âm về cuộc sống mới và sức sống mới của dân tộc bởi sự kết hợp với điệp khúc: "Nước non ngàn dặm mình - Nước non ngàn dặm tình".

Phương Thảo
Xem chi tiết
Lê An Bình
Xem chi tiết
Đinh Tuấn Việt
8 tháng 6 2016 lúc 15:19

Ở đây có nhiều bài này Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông thôn nghèo khổ này.? - Tìm với Google

Vũ Ngọc Minh Châu
8 tháng 6 2016 lúc 15:19

I.Mở bài:

 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm

 - Giới thiệu nhân vật bà cụ Tứ

II. Thân bài:

1.     Tâm trạng bà cụ Tứ

    - Bà ngỡ ngàng, ngạc nhiên khi thấy người đàn bà lạ mặt trong nhà mình lại gọi mình bằng U.

    - Khi biết con trai mình có vợ, bà vô cùng ngạc nhiên, đặt ra nhiều câu hỏi:

+ Tâm trạng ngổn ngang, phức tạp, đầy mâu thuẫn: mừng, lo, buồn, tủi

+ Bà khóc vì thương con trai và con dâu. Tủi cho con của bà, tủi cho phận mình.

    - Buổi sáng hôm sau:

+ Hạnh phúc của con trai bà làm bà tươi tỉnh, nhẹ nhõm “cái mặt bủng beo u ám bỗng rạng rỡ hắn lên”

+ Bà cố tạo niềm vui cho con trai và con dâu, cho dù niềm vui thật mong manh và tội nghiệp.

    - Bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng sau này. Động viên con bằng triết lí dân gian “ai giàu ba họ ai khó ba đời”

    - Bữa cơm đón nàng dâu mới bằng nồi chè khoán thực ra là nồi cháo cám đắng chát.

2. Qua diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật này:

    - Người mẹ nghèo khổ rất mực thương con

    - Một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha

    - Bà cụ Tứ là người rất lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng. Hình ảnh bà cụ Tứ cũng là hình ảnh tiêu biểu cho người mẹ nghèo Việt Nam.

      3. Đánh giá

    - Phân tích tâm lí nhân vật sâu sắc

    - Ngôn ngữ mộc mạc giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi, cách dựng đoạn đối thoại ấn tượng, hấp dẫn, nhà văn khắc hoạ thành công tâm trạng bà cụ Tứ một cách chân thực, tinh tế.

    - Qua nhân vật bà cụ Tứ, nhà văn muốn thể hiện tư tưởng: dù kề bên cái đói, cái chết, người ta vẫn yêu thương đùm bọc lẫn nhau, vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống.

 

Đỗ Nguyễn Như Bình
8 tháng 6 2016 lúc 15:21
Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân viết về cuộc sống ngột ngạt, bức bối của dân ta năm 1945 dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhật, với nạn đói khủng khiếp đã làm chết hơn hai triệu người. Đó là hậu quả đường lối đô hộ tàn bạo của thực dân Pháp mấy mươi năm cùng chủ trương độc ác nhổ lúa trồng đay của phát xít Nhật. Kim Lân không mô tả kĩ hiện thực tàn khốc của nạn đói lúc bấy giờ mà tập trung thể hiện vẻ đẹp tinh thần ẩn giấu sau cái bề ngoài xác xơ. vì đói khát của những người nghèo khổ. Trong cái cuộc sống không đáng gọi là sống ấy, họ vẫn nhen nhóm niềm tin và hi vọng vào sự đổi đời, vào tương lai tốt đẹp. Trong ba nhân vật của truyện thì bà cụ Tứ – mẹ anh Tràng gây được nhiều thiện cảm đối với người đọc hơn cả bởi tấm lòng nhân hậu rất đáng trân, trọng. Giá trị nhân văn của tác phẩm sẽ giảm đi rất nhiều nếu thiếu vắng nhân vật này. Tác giả đã đặt bà cụ Tứ vào tình huống hoàn tòan bất ngờ : Giữa những ngày đói kém khủng khiếp, đứa con trai của bà cụ bỗng dưng nhặt được vợ và dẫn về nhà. Sự kiện đột ngột đó là đầu mối dẫn dắt câu chuyện và làm nổi bật tâm trạng nhân vật cùng chủ để tác phẩm. 

Nhân vật bà cụ Tứ tuy mãi đến cuối tác phẩm mới xuất hiện nhưng đã làm cho câu chuyện về người “ vơ nhặt” có chiều sâu của tính nhân văn và tính trữ tình. Xây dựng nhân vật này, dường như nhà văn có chủ ý hướng người đọc đến sự nhìn nhận và suy ngẫm về chuyện lấy vợ của Tràng từ cảm nhận của người mẹ nghèo khổ đối với việc đại sự trong đời của con trai mình.

phan tich tam trang nhan vat ba cu tu

Khi miêu tả và thể hiện tính cách của bà cụ Tứ, ngòi bút Kim Lân chân thật trong từng hình ảnh và từng chi tiết. Tác giả khéo léo dẫn dắt để người đọc cùng suy nghĩ, cùng nói cười với bà cụ. Nỗi khổ đau, tủi nhục suốt đời đè nặng lên thân phận đã tạo nên tính cách của bà. Chân dung nhân vật này được tác giả giới thiệu dần dần. Bắt đầu là tiếng người húng hắng ho rồi một bà lão với cái dáng lọng không từ đầu ngõ vừa đi vừa lẩm bẩm tỉnh toán gì trong miệng. Tính từ lọng khọng rất dân dã và giàu chất tạo hình giúp người đọc hình dung ra cái dáng gầy gò, xiêu vẹo của bà mạ già bởi gánh nặng cuộc đời. Bà lão lấy làm ngạc nhiên khi thấy Tràng reo lên như một đứa trẻ và lật đật chạy ra đón mình. Bà nhấp nháy hai con mắt nhìn Tràng, chậm chạp hỏi: Cô việc gì thế vậy ? Rồi phấp phỏng bước theo con vào trong nhà.

 

 

Tác giả đã dùng ngôn ngữ độc thoại nội tâm để diễn tả tâm trạng băn khoăn, thắc mắc của bà cụ Tứ lúc này. Hàng loạt câu hỏi đặt ra trong đầu óc già nua của bà : Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia ? Sao lại chào mình bằng u ? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ ?

LUU MINH TRANG
Xem chi tiết
ngô boitran
2 tháng 7 2019 lúc 19:35

Nội dung : nói về lời ru

LUU MINH TRANG
3 tháng 7 2019 lúc 9:24

Cảm ơn bạn

Bảo Anh
23 tháng 5 2021 lúc 20:25

mik ko biet

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 10 2019 lúc 13:12

1- b, 2 – a,3 - d, 4 - c

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 11 2017 lúc 8:37

b, Liên kết câu: văn nghệ - văn nghệ (phép lặp)

- Liên kết đoạn: lặp từ sự sống, văn nghệ (lặp)

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 8 2018 lúc 7:44

Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu được thể hiện qua:

    + Khi suồng chưa cập bến nhưng đã vội nhảy lên bờ, nóng lòng muốn gặp con

    + Khi bé Thu còn chưa nhận ra ông Sáu “khổ tâm đến không khóc được” nhưng ông Sáu kiên nhẫn chờ đợi.

    + Nỗi day dứt, ân hận vì đã đánh con

    + Ông như được gỡ rối phần nào tâm trạng của bản thân khi làm cho con chiếc lược ngà

→ Những chi tiết trên không chỉ nói lên tình cảm cha con sâu nặng, cảm động mà còn gợi ra khung cảnh chiến tranh đau thương, mất mát, khiến con người rơi vào cảnh éo le.

Nguyễn Minh Ngọc
Xem chi tiết
Cua hoàng đế
25 tháng 10 2021 lúc 9:00

Lỗi chủ vị.

Bỏ từ "Qua" ở đầu

@Cỏ

#Forever

Khách vãng lai đã xóa