Ở đây có nhiều bài này Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông thôn nghèo khổ này.? - Tìm với Google
I.Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu nhân vật bà cụ Tứ
II. Thân bài:
1. Tâm trạng bà cụ Tứ
- Bà ngỡ ngàng, ngạc nhiên khi thấy người đàn bà lạ mặt trong nhà mình lại gọi mình bằng U.
- Khi biết con trai mình có vợ, bà vô cùng ngạc nhiên, đặt ra nhiều câu hỏi:
+ Tâm trạng ngổn ngang, phức tạp, đầy mâu thuẫn: mừng, lo, buồn, tủi
+ Bà khóc vì thương con trai và con dâu. Tủi cho con của bà, tủi cho phận mình.
- Buổi sáng hôm sau:
+ Hạnh phúc của con trai bà làm bà tươi tỉnh, nhẹ nhõm “cái mặt bủng beo u ám bỗng rạng rỡ hắn lên”
+ Bà cố tạo niềm vui cho con trai và con dâu, cho dù niềm vui thật mong manh và tội nghiệp.
- Bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng sau này. Động viên con bằng triết lí dân gian “ai giàu ba họ ai khó ba đời”
- Bữa cơm đón nàng dâu mới bằng nồi chè khoán thực ra là nồi cháo cám đắng chát.
2. Qua diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật này:
- Người mẹ nghèo khổ rất mực thương con
- Một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha
- Bà cụ Tứ là người rất lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng. Hình ảnh bà cụ Tứ cũng là hình ảnh tiêu biểu cho người mẹ nghèo Việt Nam.
3. Đánh giá
- Phân tích tâm lí nhân vật sâu sắc
- Ngôn ngữ mộc mạc giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi, cách dựng đoạn đối thoại ấn tượng, hấp dẫn, nhà văn khắc hoạ thành công tâm trạng bà cụ Tứ một cách chân thực, tinh tế.
- Qua nhân vật bà cụ Tứ, nhà văn muốn thể hiện tư tưởng: dù kề bên cái đói, cái chết, người ta vẫn yêu thương đùm bọc lẫn nhau, vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống.
Nhân vật bà cụ Tứ tuy mãi đến cuối tác phẩm mới xuất hiện nhưng đã làm cho câu chuyện về người “ vơ nhặt” có chiều sâu của tính nhân văn và tính trữ tình. Xây dựng nhân vật này, dường như nhà văn có chủ ý hướng người đọc đến sự nhìn nhận và suy ngẫm về chuyện lấy vợ của Tràng từ cảm nhận của người mẹ nghèo khổ đối với việc đại sự trong đời của con trai mình.
Khi miêu tả và thể hiện tính cách của bà cụ Tứ, ngòi bút Kim Lân chân thật trong từng hình ảnh và từng chi tiết. Tác giả khéo léo dẫn dắt để người đọc cùng suy nghĩ, cùng nói cười với bà cụ. Nỗi khổ đau, tủi nhục suốt đời đè nặng lên thân phận đã tạo nên tính cách của bà. Chân dung nhân vật này được tác giả giới thiệu dần dần. Bắt đầu là tiếng người húng hắng ho rồi một bà lão với cái dáng lọng không từ đầu ngõ vừa đi vừa lẩm bẩm tỉnh toán gì trong miệng. Tính từ lọng khọng rất dân dã và giàu chất tạo hình giúp người đọc hình dung ra cái dáng gầy gò, xiêu vẹo của bà mạ già bởi gánh nặng cuộc đời. Bà lão lấy làm ngạc nhiên khi thấy Tràng reo lên như một đứa trẻ và lật đật chạy ra đón mình. Bà nhấp nháy hai con mắt nhìn Tràng, chậm chạp hỏi: Cô việc gì thế vậy ? Rồi phấp phỏng bước theo con vào trong nhà.
Tác giả đã dùng ngôn ngữ độc thoại nội tâm để diễn tả tâm trạng băn khoăn, thắc mắc của bà cụ Tứ lúc này. Hàng loạt câu hỏi đặt ra trong đầu óc già nua của bà : Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia ? Sao lại chào mình bằng u ? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ ?
Những người mẹ luôn là người đem lại tình thương yêu lớn nhất, tình yêu bao la ấy có thể vượt qua những khó khăn, những thiếu thốn vật chất để mang lại một cuộc sống an lành hạnh phúc cho nhau. Trong nền văn học Việt nam biết bao nhiêu nhà văn xây dựng được hình tượng người mẹ như thế. nếu như Nguyễn Minh Châu xây dựng người mẹ đầy đức hi sinh là người đàn bà hàng chài thì Kim lân lại xây dựng thành công nhân vật Bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ Nhặt. ngoài những phẩm chất của bà thì nhà văn đi vào miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật này. Để từ đó chúng ta càng thấy được những hi sinh, những nỗi niềm thương con vô bờ bến của bà.
Cụ Tứ là một người đã có tuổi, chồng thì đã mất con gái tên Đục thì đã đi lấy chồng bà sống với con trai tên là Tràng. Hai mẹ con bà xuất hiện trong nền cảnh của nạn đói năm 1945. Có thể nói chính hoàn cảnh khó khăn ấy càng làm nổi bật lên diễn biến tâm lý và phẩm chất của bà. Bà vẫn còn phải ra ngoài kiếm đồng rau cái muối, vẫn biết bao nhiêu nắng mưa, gánh nặng đổ lên đầu và trong buổi chiều hôm ấy bà bất ngờ trước hành động của con trai mình. Diễn biến tâm lý cũng bất đầu từ đó.
Cụ về đến đầu cổng cái ho thúng thắng của tuổi già cất lên, cụ thấy bất ngờ khi Tràng tỏ ra vui mừng đến thế. Sau câu nói cất lên “U đã về rồi đấy à” cùng với tâm trạng và hành động của Tràng linh cảm của một bà mẹ như giúp bà nhận ra rằng có một điều gì đó bất bình thường. Chính vì thế cụ Tứ lo lắng lắm và cứ thế tâm lý của cụ càng ngày càng diễn biến đến tầm cao hơn. Từ lo lắng bất thường cụ ngạc nhiên khi thấy sao lại có người đàn bà nào ngồi đầu giường thằng con trai mình thế kia. Những câu hỏi liên tiếp được cất lên cho thấy tâm trạng bối rối của người mẹ. bà chưa biết là ai nhưng linh cảm cho bà thấy một điều bất thường và cuối cùng thì nó đã đến.
Bước chân của cụ Tứ bước vào đến nhà cũng là tâm lý đạt tới đỉnh điểm. Từ chỗ ngạc nhiên khi người đàn bà ấy lại gọi bà bằng “u” đến chỗ Tràng nói “kìa nhà con nó chào u đấy”. Đọc đến đây ta như cảm tưởng được cụ Tứ đang mắt tròn mắt dẹt nhìn người đàn bà rồi lại nhìn con mình mà không hiểu. Và tai bà dường như không nghe thấy gì nữa. Một cảm giác khó tả diễn ra trong người phụ nữ ấy. Thế rồi bà như vỡ lẽ ra mọi chuyện khi Tràng nói thêm về tình cảnh này. Bà buồn bà dấu những giọt nước mắt của mình mà chấp nhận. Tại sao vậy đáng ra nhà có hỉ thì phải vui mới đúng chứ thế mà ở đây bà lại khóc. Không phải bà không thích có con dâu nhưng trong hoàn cảnh miếng ăn còn chưa lo được thì lấy nhau về lại chỉ khổ thêm. Vì thế bà buồn bà thương con trai mình rồi nhìn người đàn bà vân vê tà áo đã rách bợt cũng thấy thương cô ấy. Vậy nên bà nhắm mắt mà chấp nhận “Thôi các con đã phải duyên phải kiếp với nhau thì u cũng mừng lòng”. Có thể nói sau cái gật đầu kia là cả một nỗi lòng người mẹ, lo lắng cho con với cuộc sống sau nay. Bà thì thế nào cũng được nhưng bà không muốn con của bà thì bà muốn nó được sống cho qua cái tao đoạn này. Những cảnh tượng khói mờ mịt bên ngoài như nói thay cho tâm hồn của người mẹ ấy.
Khi bà đã vơi đi nỗi lòng ấy bà với trách nhiệm của người mẹ bà như khơi sáng cho con mình những ý nghĩ tốt đẹp cho tương lai. Bà nói rằng không ai giàu ba họ không ai khó ba đời cả vì thế chỉ cần qua cái tao đoạn này thì chính họ yên bề gia thất. Bà lấp đi trong chính mình cái thực tại đen tối để rồi cùng con cái mình nghĩ về những chuyện tương lai.
Buổi sáng hôm sau với bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới. bà dạy sớm cùng con dâu sửa soạn lại căn nhà quét dọn sạch sẽ mong chờ những điều tốt đẹp sẽ đến. Và ta cũng cảm thấy được những nét tâm trạng vui vẻ của bà khi thấy con mình hạnh phúc. Bữa cơm ấy bà là người nói nhiều nhất dường như bà không thể nào dấu đi niềm vui trong lòng mình. bà nói với Tràng về việc chỗ kia sẽ làm một cái chuồng gà nuôi hai con gà để mỗi ngày nó đẻ trứng ra ăn. Niêu cháo đơn sơ ấy chỉ vẻn vẹn có nồi cháo hoa lỏng thế nhưng mọi người ăn rất ngon cũng như bà đang rất vui. Hết cháo bà quyết định mang nồi “chè khoản” lên đãi các con. Thật ra thì đó là cám thế nhưng bà không muốn các con đói và bà cũng muốn níu giữ cái không khí vui vẻ hạnh phúc ấy. Biết rằng Tràng và vợ thấy chát ở trong lòng nên bà an ủi rằng nhiều người còn không có cám mà ăn. Vậy là người mẹ ấy với những phẩm chất của mình đã đem đến cho các con những niềm yêu thương niềm tin vào tương lai.
Như vậy có thể nói bà cụ Tứ đã diễn ra những cung bậc cảm xúc từ cao đến thấp từ buồn đến hạnh phúc vui tươi. Cuộc sống dẫu có vất vả đói nghèo cái chết tử thần thì lúc nào cũng cận kề thế nhưng bà vẫn cưu mang lấy người đàn bà kia, yêu thương con trai và hướng cho họ cái nhìn về một tương lai tốt đẹp hơn.