Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu phân tích tục ngữ"Cha muốn con hay,thầy muốn cho trò khá",trong đó có sử dụng câu rút gọn (gạch chân câu rút gọn)
mn giúp em với ạ
hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 câu phân tích câu tục ngữ :" cha muốn con hay, thầy muốn trò khá". trong đó có câu rút gọn
(gạch chân câu rút gọn)
"Cha muốn con hay, thầy muốn cho trò khá" là một câu tục ngữ rất hay của người Việt. Ý nghĩa cả hai vế của câu tục ngữ đều được thể hiện theo nghĩa đen chứ không phải ẩn giấu trong nghĩa bóng như nhiều câu tục ngữ khác, đã cho thấy cách nhận rất thẳng thắn, tự nhiên của người xưa về cái lẽ thường tình trong mối quan hệ cha - con, thầy - trò. Đúng như vậy, đã là cha, ai cũng muốn con của mình lĩnh hội được nhiều kiến thức, đỗ đạt thành tài. Mai sau cống hiến cho đất nước. Và như thế, câu tục ngữ này khuyên nhủ những bậc làm cha mẹ, những người thầy, cô giáo hãy luôn nhớ đến trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con trẻ.
**Câu rút gọn: Mai sau cống hiến cho đất nước.**
#tham khảo
Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu phân tích câu tục ngữ: Cha muốn con hay,thầy muốn cho trò khá. Trong đó có sử dụng câu rút gọn.
"Cha muốn con hay, thầy muốn cho trò khá" là một câu tục ngữ rất hay của người Việt. Ý nghĩa cả hai vế của câu tục ngữ đều được thể hiện theo nghĩa đen chứ không phải ẩn giấu trong nghĩa bóng như nhiều câu tục ngữ khác, đã cho thấy cách nhận rất thẳng thắn, tự nhiên của người xưa về cái lẽ thường tình trong mối quan hệ cha - con, thầy - trò. Đúng như vậy, đã là cha, ai cũng muốn con của mình lĩnh hội được nhiều kiến thức, đỗ đạt thành tài. Mai sau cống hiến cho đất nước. Và như thế, câu tục ngữ này khuyên nhủ những bậc làm cha mẹ, những người thầy, cô giáo hãy luôn nhớ đến trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con trẻ.
hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu phân tích câu tục ngữ học ăn học nói học gói học mở trong đó có sử dụng một câu rút gọn gạch chân dưới câu rút gọn đó
Dân gian xưa đã để lại cho đời sau những câu nói thật hay, thật đẹp: “Học ăn, học nói,học gói, học mở”. Đây là lời răn dạy của cha mẹ đối với con cái trong gia đình, dòng tộc.
Ăn thế nào cho có văn hoá? Nói thế nào cho lễ phép, lịch thiệp? Gói, mở thế nào cho nó đẹp về hình thức, có ý nghĩa về nội dung? Đó chính là vấn đề nề nếp gia phong của gia đình, dòng tộc, có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Nói một cách khác là con người phải có hiểu biết, có văn hoá, có nhận thức thì giải quyết vấn đề “Học ăn, học nói, học gói, học mở” sẽ có hiệu quả vì nó là một vấn đề rất tế nhị của đời sống xã hội. Cuộc sống rất phong phú, cái gì muốn biết ta cũng phải học, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ không biết đến biết... đó chính là kinh nghiệm sống của dân gian truyền lại cho con cháu, một bài học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ví dụ: Khi ta đóng một cái đinh lên tường để treo một cái ảnh, tuy đơn giản, song cũng phải học đóng cho thẳng thì ảnh treo mới cân và đẹp.
Vậy thế nào là “Học”? Học là học hỏi, tìm tòi sáng tạo để mang về cho mình những kiến thức cần thiết. Còn “học ăn” là thế nào? là vấn đề thuộc phạm trù văn hoá mà người xưa đã dạy: “Ăn trông nồi...”. Học ăn là thể hiện nét văn hoá đẹp, khi ngồi trong mâm cơm có đầy đủ mọi người như: ông bà, cha mẹ, anh chị, khách... ta phải ăn thế nào để mọi người khỏi chê cười là người “tham ăn, tục uống”, tránh ăn theo kiểu thô tục, chọn miếng ngon ăn trước, không để ý những người xung quanh, trên còn có ông bà, sau đến cha mẹ, khách khứa... đó chính là nghệ thuật mang nét văn hoá, văn minh, lịch sự trong sinh hoạt, nó còn thể hiện lối sống có phép tắc, tư cách đạo đức của con người hiểu biết hay không. Trong cuộc sống, ta giao tiếp với nhiều lớp người khác nhau: công nhân, thầy cô giáo ...vì thế ta nên sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng, từng con người cụ thể. Muốn vậy ta phải “Học nói”. Vậy thế nào là học nói? Từ xa xưa cha ông ta đã nói: “Dạy con từ thuở còn thơ...” Dạy con phải dạy từ nhỏ, biết cách nói năng với bố mẹ cho lễ phép, câu nói phải có chủ ngữ, kính trên nhường dưới. Mặt khác, bố mẹ uốn nắn cho con những cái sai, dạy cho con những điều hay lẽ phải,nghĩa là dạy cho con đạo lý làm người. Người vợ khi mới về nhà chồng còn“lạ nước, lạ cái”, tiếp xúc với chồng hoặc cha mẹ chồng phải nói năng cẩn thận để khỏi mất lòng, cân nhắc từng lời ăn tiếng nói, để tránh những điều tiếng trong cuộc sống hàng ngày. Học nói là một nghệ thuật trong giao tiếp sao cho khéo léo, được lòng mọi người, thể hiện mình là người có văn hoá, có tri thức. Bên cạnh vấn đề học nói là học gói, học mở. Gói như thế nào cho thích mắt mọi người, cho đẹp không phải là chuyện dễ dàng. Vì thực tế cho thấy có những người rất khéo tay, nhưng lại có những người rất vụng về.
Bởi vậy học gói, học mở tuy đơn giản song đòi hỏi con người phải học tập, quan sát khéo léo, có con mắt nghệ thuật mới tạo ra được những sản phẩm đẹp, ưng ý mọi người. Vấn đề ở đây không phải là học gói, học mở mà là ý nghĩa chung của công việc hàng ngày, phải ngăn nắp, cẩn thận, chu đáo, sắp xếp đâu ra đấy, có nề nếp, có khuôn phép trong gia đình. Mở rộng ra với xã hội là luật lệ, quy định ta phải tuân theo kiểu như “Sống, làm việc theo pháp luật”.
1. Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" trong đó có sử dụng 1 câu rút gọn
2. Viết 1 đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ và một câu rút gọn
3. Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu giải thích câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" trong đó có sử dụng 1 câu rút gọn và 1 câu đặc biệt, gạch chân dưới các câu đó
1. Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn. Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.
2. Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
3. Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh này cũng phải sống lương thiện, sống tốt đẹp, tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.
=> Câu đặc biệt: Thật vậy, hãy là người...
viết một đoạn văn ngắn khoảng (7- 10 câu) giải thích câu tục ngữ "đói cho sạch, rách cho thơm" trong đó có sử dụng một câu rút gọn và một câu đặc biệt, gạch chân dưới các câu đó.
tham khảo
câu rút gọn:Trong những trường hợp như vậy.
Sống trên đời, ai chẳng muốn cuộc sống của mình được trọn vẹn cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng đôi khi, hoàn cảnh lại không cho phép ta có được những gì mà mình mong muốn. Trong những trường hợp như vậy, con người ta dù lâm vào hoàn cảnh nào đi chăng nữa cũng cần biết giữ gìn, bảo vệ chính tâm hồn mình, giống như ông cha ta đã có câu “Đói cho sạch rách cho thơm”.Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.
=> Câu đặc biệt: Thật vậy, hãy là người...
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 10 câu) giải thích câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” trong đó có sử dụng một câu rút gọn và một câu đặc biệt, gạch chân dưới các câu đó
Tham khảo gợi ý sau:
- Nghĩa đen: đói vẫn phải ăn miếng ăn sạch sẽ, rách cũng nên giữ cho quần áo thơm tho.
- Nghĩa bóng: Dù trong nghịch cảnh nào cũng phải giữ vững phẩm chất, kiên định, tinh thần trong sạch. Đói và rách tượng trưng cho cuộc sống nghèo nàn. Trong hoàn cảnh ấy, nhân cách con người dễ bị tha hóa. Bởi vậy con người càng phải giữ vững phẩm giá, bản chất lương thiện.
- Từ 2 hình ảnh này, câu tục ngữ đưa ra lời khuyên: Dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào, con người cũng phải giữ cho tinh thần mình được trong sạch, khẳng định một nhân cách cao đẹp, đáng quý.
- Là sự tự khẳng định và đề cao phẩm gía người lao động.
- HS sử dụng câu đặc biệt và câu rút gọn (1.5đ)
- HS gạch chân dưới câu đặc biệt và câu rút gọn đó (0.5đ)
Để đề cao vai trò và giá trị của con người, ông cha ta có câu "Một mặt người bằng mười mặt của". Đây là câu tục ngữ giàu hình ảnh và cũng giàu ý nghĩa. Một là số đếm, chỉ đơn vị ít ỏi, mười lại là đơn vị số đếm chỉ số nhiều. Bằng cách nói đối lập ấy, câu tục ngữ đã khẳng định một chân lí: nên đề cao vai trò, giá trị và tính mạng con người lên trên mọi thứ của cải vật chất dẫu những vật hất ấy có quý báu đến như thế nào.Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người. Điều này đã được lí giải và chứng minh qua thực tế từ hàng ngàn năm nay. Bởi nếu của cải bị mất nhưng còn con người thì vào 1 ngày không xa, những thứ của cải ấy sẽ lại được tạo ra do bàn tay con người. Trái lại, nếu không có con người, của cải vật chất tuy còn đó nhưng cũng chẳng có tác dụng gì, chẳng thể tự sinh sôi nảy nở thêm vào. Vì vậy nên mọi thứ vật chất dẫu có quý giá, dẫu có xa hoa cũng chẳng thể nào bằng được con người ,khuyên con người không nên quá ham mê vật chất, chạy theo đồng tiền mà quên đi những giá trị tốt đẹp của con người.Ôi! Thật là một câu tục ngữ mang lại giá trị nhân văn cao đẹp để cho con cháu sau này noi theo.
Tham khảo!
Để đề cao vai trò và giá trị của con người, ông cha ta có câu "Một mặt người bằng mười mặt của". Đây là câu tục ngữ giàu hình ảnh và cũng giàu ý nghĩa. Một là số đếm, chỉ đơn vị ít ỏi, mười lại là đơn vị số đếm chỉ số nhiều. Bằng cách nói đối lập ấy, câu tục ngữ đã khẳng định một chân lí: nên đề cao vai trò, giá trị và tính mạng con người lên trên mọi thứ của cải vật chất dẫu những vật hất ấy có quý báu đến như thế nào.Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người. Điều này đã được lí giải và chứng minh qua thực tế từ hàng ngàn năm nay. Bởi nếu của cải bị mất nhưng còn con người thì vào 1 ngày không xa, những thứ của cải ấy sẽ lại được tạo ra do bàn tay con người. Trái lại, nếu không có con người, của cải vật chất tuy còn đó nhưng cũng chẳng có tác dụng gì, chẳng thể tự sinh sôi nảy nở thêm vào. Vì vậy nên mọi thứ vật chất dẫu có quý giá, dẫu có xa hoa cũng chẳng thể nào bằng được con người. Câu tục ngữ cũng kkhuyên con người không nên quá ham mê vật chất, chạy theo đồng tiền mà quên đi những giá trị tốt đẹp của con người.Ôi! Thật là một câu tục ngữ mang lại giá trị nhân văn cao đẹp để cho con cháu sau này noi theo.
- Trạng ngữ: Bằng cách nói đối lập ấy
- Câu đặc biêt: Ôi!
Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu phân tích tục ngữ"Cha muốn con hay,thầy muốn cho trò khá",trong đó có sử dụng câu rút gọn (gạch chân câu rút gọn)
mn giúp em với ạ
Bài 5: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 câu) tả cảnh thiên nhiên quê em, trong đó có sử dụng một câu đặc biệt, một câu rút gọn. gạch chân các câu đó.
Bài 6: Viết đoạn văn ngắn ( 7 đến 10 câu) nói về tinh thần yêu nước của nhân dân ta có sử dụng câu rút gọn. Gạch chân và cho biết câu rút gọn thành phần nào?