Những câu hỏi liên quan
nguyễn văn quỳnh
Xem chi tiết
Le Minh Hieu
Xem chi tiết
Lê Điệp
20 tháng 4 2018 lúc 20:51
 

Từ ngày xưa, ông cha ta đã có câu ca rằng:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con  ”

Đạo hiếu và lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ bởi người xưa quan niệm rằng Hiếu là nền tảng của mọi đạo đức, là đức hạnh mở đầu cho nhân cách mỗi con người.

Cuốn sách được chia làm ba phần:

Phần 1: Gương hiếu thảo của những người con đất Việt

Phần 2: Hai mươi tư gương hiếu thảo của người Trung Quốc xưa.

Phần 3: Gương hiếu thảo trong những câu chuyện kể dân gian

Với 27 câu chuyện góp mặt trong cuốn sách, lời kể của các nhân vật có thật trong đời thường đã được các nhà văn, nhà báo ghi lại, phần nào giúp chúng ta hiểu hơn về họ.

Một Phan Văn Tài 22 tuổi, quê ở thôn Việt Sơn, xã Bình Trị, Thăng Bình, Quảng Nam, bán thận cứu mẹ. Tài đã đăng tin trên internet để bán thận cứu mẹ với nội dung: “Em là con trai một trong nhà. Năm nay em 22 tuổi. Em cần bán một quả thận để chữa bệnh cho mẹ em. Em biết cách này rất là dại nhưng em chấp nhận chứ em không biết làm sao nữa…” Ngay sau đó đã có rất nhiều người đã liên hệ theo số điện thoại của Tài để hỏi mua. Tác giả Bùi Hữu Cường đã kể lại câu chuyện “Gặp chàng trai 22 tuổi rao bán thận cứu mẹ” rất cảm động trong cuốn sách.

“23 năm cuốc bộ tìm mẹ thất lạc giữa triệu người” là câu chuyện của tác giả Loan Nguyễn kể về ông Nguyễn Lâm Thức ở Quỳ Hợp, Nghệ An đã tìm thấy mẹ sau 23 năm trải bao mưa nắng, khổ cực. Câu chuyện đã khiến nhiều người xúc động và cảm phục lòng hiếu thảo của người con luống tuổi đi tìm mẹ giữa chợ người.

Cậu bé Lê Văn Chiến, 12 tuổi ở Thanh Chương, Nghệ An mò cua, bắt ốc nuôi bà nội: “Hàng ngày ngoài một buổi đi học, Chiến lại lội xuống ruộng hay ao hồ mò cua bắt ốc, hoặc đi cuốc rau má bán lấy tiền nuôi bà và nuôi dưỡng ước mơ được đi học. Câu chuyện đã khiến nhiều người rơi nước mắt qua lời kể của tác giả Phương Thảo.

Ngoài ra còn nhiều câu chuyện cảm động khác như: “Nhọc nhằn đời ve chai nuôi mẹ già bệnh tật, Người con dâu hiếu thảo, Chàng sinh viên khiếm thị hiếu thảo, Vượt qua nước mắt, Xúc động trước lòng hiếu thảo của cậu bé không cha… Cuốn sách không chỉ dừng lại ở người thật, việc thật mà còn trính dẫn nhiều câu ca dao, tục ngữ, những bài thơ hay về gia đình, lòng hiếu thảo của con cái với bố mẹ…

-----------------------------

nxb dân trí , đông tây

xuất bản tháng 4 năm 2016

--------

mình chỉ biết vậy thôi

Bình luận (0)
Bùi Tuyết Sinh
Xem chi tiết
thanh nhan nguyen thi
Xem chi tiết
Phương Tử Yêu
Xem chi tiết
Nya arigatou~
27 tháng 10 2016 lúc 20:15

d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.

- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.

Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

Bình luận (0)
Nya arigatou~
27 tháng 10 2016 lúc 20:20

/hoi-dap/question/108228.html

ấn theo link này là có câu trả lời
Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Phương Tử Yêu
Xem chi tiết
Thảo Phương
10 tháng 11 2016 lúc 11:21

Câu 1:Thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

Đặc điểm của thể thơ:

+Số câu:4 câu,mỗi câu 7 chữ,hiệp vần gieo vần câu 1,2,4,ngắt nhịp 4/3,3/4.....

Câu 2:Dù đã đi xa quê cả nửa cuộc đời thế nhưng những thanh âm thuộc về quê hương với những giọng nói của quê hương không hề có sự thay đổi. Những điều đó đi theo ông như luôn gợi nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của người đàn ông đã đi nơi xứ người bao nhiêu năm. Chỉ với hai câu thơ nhưng chúng ta đã cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nói về quê hương của mình và những mong đợi khi tác giả được trở về với quê hương vào nửa cuối cùng của cuộc đời con người.

Câu 3:

Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?
(trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.

Bình luận (0)
Phan Ngọc Cẩm Tú
10 tháng 11 2016 lúc 11:24

link: /hoi-dap/question/122955.html

Chúc bn học tốt

Bình luận (1)
Nguyễn Thị Lan Anh
Xem chi tiết
shouxin
11 tháng 3 2016 lúc 20:49

chịu

Bình luận (0)
Hanh
Xem chi tiết