Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Dương Nguyệt Hạ
Xem chi tiết
Tang Thai
Xem chi tiết
Hquynh
11 tháng 5 2021 lúc 14:21

2, Trong giới học sinh ngày nay không thể tránh khỏi việc học tủ, học vẹt. Nhưng cách học này không đem đến lợi ích cho chĩnh bản thân các bạn mà còn gây hại cho xã hội, vậy học tủ là gì học vẹt là gì? Học vẹt là nói đi nói lại như một con vẹt mà trong đầu không hiểu gì cả.Học tủ là học những câu ngắn, câu tủ, học chỗng đối không có hiệu quả. Vậy tại sao ta phải tránh học tủ học vẹt. Học tủ học vẹt có thể khiến chúng ta không hiểu bài đi thi khoong làm được và ảnh hưởng đến cuộc sống về sau. Là học sinh em cần tránh học tủ học vẹt và tìm cho mình một cách học hiệu quả nhất

Hquynh
11 tháng 5 2021 lúc 14:40

Trong bài * Bàn Luận về phép học của La sơn Phu tử Nguyễn Thiếp có viết ^ Học rộng rồi tóm gọn theo điều học mà làm ^ đã thể hiện rõ mối quan hệ giữa học và hành, Vậy học và hành có mối quan hệ ntn chúng ta cùng đi tìm hiểu. trước tiên ta phải hiểu học là gì hành là gì. Học là những  lý thuyết đc học ở trên lớp. Hành là vận dụng để thực hành. Học và hành có mỗi quan hệ là. Nếu học mà không hành thì mau quên không thể áp dụng vào cuộc sống. Nếu hành mà không học thì hành ko trôi trảy không hiểu gì cả Vì vậy học và hành phải đi đôi với nhau. Là học sinh em cần phải biết kết hợp giữa học hành

Nhẫn Nguyễn
30 tháng 12 2023 lúc 22:17

mìh đến từ tươg lai

 

Thảo Lê
Xem chi tiết
minh nguyet
27 tháng 7 2021 lúc 20:28

Em tham khảo:

Tính tự lập có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người.(Câu chủ đề) Vậy tính tự lập là gì? Tính tự lập là sự tự ý thức của con người khi làm một việc gì đó mà không cần sự nhắc nhớ, đôn đốc hay dựa dẫm và người khác. Người có tính tự lập luôn luôn là người đạt nhiều thành công trong cuộc sống.(Luận cứ) Thực tế cho chúng ta thấy có rất nhiều người có tính tự lập. Như Jack Ma, nhờ có tính tự lập mà ông đã trở thành tỉ phú.(Luận điểm). Thử hỏi xem nếu không có tính tự lập thì chúng ta sẽ làm được gì? Sẽ đạt được thành công, sẽ bước trên con đường trải đầy hoa hay không? Tính tự lập giúp chúng ta có động lực để làm việc. Có tự lập, chúng ta mới biết được ngoài kia có biết bao sóng gió, thử thách. Nếu không có tự lập, bạn sẽ chẳng bao giờ làm được việc gì thậm chí hình thành thói ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Hiện nay, có rất nhiều các bậc phụ huynh rất nuông chiều con, không cho con sống tự lập để rồi gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng tự lập. Đôi lúc chúng ta vẫn phải hỏi ý kiến của người lớn, những người thân trong gia đình để có hướng đi tốt nhất cho chính bản thân mình. Thật vậy, mỗi người hãy rèn cho mình tính tự lập bới tự lập không phải tự có, xuất hiện trong chúng ta, nó chỉ có khi chúng ta biết trau dồi, biết rèn luyện mà thôi! 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 6 2018 lúc 16:28

Chọn đáp án: A

Dieu Ngo
Xem chi tiết
Bồ Công Anh
10 tháng 8 2016 lúc 20:43

Hệ thống luận điểm:

- Tại sao chúng ta cần phải rèn luyện thể thao?

- Thực tế cho thấy, rèn luyện thể dục thể thao giúp con người ta khỏe mạnh, phát triển hơn.

- Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều người nhác rèn luyện thể thao.

- Liên hệ bản thân em.

hihi Học vui vẻ nhé!

Nguyễn Hữu Thế
10 tháng 8 2016 lúc 19:52

Các nhà kinh điển chủ nghĩ Mác cho rằng: con người phát triển toàn diện là con người được phát triển về trí lực, thể lực, đạo đức, thẩm mĩ và kỹ năng lao động. Con người với trí thức, sức khỏe và kĩ năng lao động là nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Như nhà danh y lớn của Việt Nam thế kỷ 18 - Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã viết rằng: "Thể chất và tinh thần luôn luôn khang kiện, mà tận hưởng hết tuổi thọ, ngoài trăm tuổi mới có thể chết". Tư tưởng đó của ông thể hiện cách xem xét sức khoẻ của con người trong mối quan hệ hữu cơ giữa thể chất và tinh thần. Cơ thể khoẻ mạnh thì tinh thần mạnh mẽ. Cả thể chất và tinh thần khoẻ mạnh thì tuổi thọ của con người cũng sẽ dài lâu.

Y học ngày nay cũng khẳng định sức khoẻ của con người phải là sức khoẻ của cả thể xác và tinh thần. Chỉ khi nào cơ thể của con người lành mạnh, tâm hồn thoải mái thì khi đó con người mới có sức khoẻ.

Sức khoẻ không chỉ là không bệnh tật, mà còn là trạng thái thoải mái về tâm hồn, về thể xác, về xã hội, Sức khoẻ là khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Khí huyết lưu thông giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, không có bệnh tật, không ốm đau; tinh thần đầy đủ sẽ giúp cho con người năng động, hăng hái, có ý chí, có nghị lực để hoàn thành tốt công việc. Người coi sức khoẻ của con người là sự thống nhất giữa thể chất và tinh thần. Thể chất lành mạnh thì tinh thần sung mãn; tinh thần hăng hái, năng động thể hiện thể chất tốt, lành mạnh. Cơ thể tốt, tinh thần tốt có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và thống nhất biện chứng với nhau.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức khoẻ có vai trò to lớn trong cuộc sống của mỗi con người, của mỗi dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và trong việc xây dựng con người mới xã hội mới. Người nhận định: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công". Sức khoẻ của con người là nhân tố cơ bản góp phần làm nên sức mạnh tổng hợp về thể lực trong cách mạng, đưa đến những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta.

 Việc rèn luyện thân thể có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh rất tích cực, lấy lại sự cân bằng âm dương của cơ thể con người. Nếu con người không vận động, không rèn luyện thì khả năng thích nghi kém, tuổi thọ không thể kéo dài. Vận động và rèn luyện là để ngày càng hoàn thiện về thể chất, nâng cao thể lực, tinh thần thoải mái, rèn luyện thân thể kết hợp với giữ gìn vệ sinh càng có tác dụng trong việc phòng bệnh và nâng cao sức khoẻ con người. Khi cơ thể con người khoẻ mạnh thì sẽ vượt qua và đẩy lùi được bệnh tật, chống trả được vi trùng xâm nhập vào cơ thể; khi cơ thể lành mạnh, tinh thần sung mãn thì con người sẽ thích ứng được với những điều kiện thời tiết thay đổi. Cơ thể tốt, thần kinh tốt, tinh thần tốt thì tránh được mọi bệnh tật.

Ngoài việc tăng cường sức đề kháng và năng lực thích ứng của cơ thể con người, thể dục thể thao có vai trò to lớn trong việc nâng cao sức khoẻ toàn diện cho con người. Sức khoẻ toàn diện là sự phát triển đầy đủ các tố chất thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền bỉ dẻo dai và sự khéo léo. Những yếu tố này chỉ có thể đạt được nhờ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Khi con người có sức khoẻ toàn diện thì sẽ nâng cao được năng lực thể chất. Năng lực thể chất có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống, trong lao động, trong công tác và trong học tập. Có năng lực thể chất tốt sẽ giúp cho con người vượt qua được mọi khó khăn, hoàn thành tốt được mọi công việc. Muốn có năng lực thể chất tốt đòi hỏi con người phải có lòng kiên trì, phải có quyết tâm cao trong việc rèn luyện thân thể. Bản thân Người, có những lúc bị yếu mệt, nhưng Người vẫn cố gắng dậy vận động thân thể, tập một số động tác thể dục nhẹ nhàng, hoặc đi bộ, tập leo núi...

Chính vì tập luyện thể dục thể thao có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khoẻ con người, nên tôi kêu gọi toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên, HSSV trường Đại học Hà Tĩnh phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, để nâng cao sức khỏe  phục vụ tốt cho quá trình  giảng dạy và học tập, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN, đúng như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể, người khoẻ mạnh thì mới đủ sức tham gia mọi công tác cách mạng. Người nói: "Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ". Điều đó có ý nghĩa sâu sắc không chỉ về sức khoẻ của nhân dân, mà cả về vật chất và tinh thần của dân tộc.

Ttruc
Xem chi tiết
min
Xem chi tiết
Huyền Thanh
Xem chi tiết
Trung Pham
24 tháng 3 2020 lúc 16:11

…………………./´¯/)
………………..,/¯../
………………./…./
…………./´¯/’…’/´¯¯`·¸
………./’/…/…./……./¨¯\
……..(‘(…´…´…. ¯~/’…’)
………\……………..’…../
……….”…\………. _.·´
…………\…………..(
…………..\………….\…

Khách vãng lai đã xóa
Cô Nguyễn Vân
25 tháng 3 2020 lúc 7:46

1. ·        Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ lập luận. Trong một bài văn có thể có luận điểm chính và các luận điểm phụ.

·        Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.

·        Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.

·        Lập luận là cách nêu luận cứ để dần đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.

2. 

* Trong đời sống, người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin.

* Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.

* Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.

* Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa.

* Dàn bài:

- Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.

- Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

- Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.

* Giữa các phẩn và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.

3. 

Nội dung

- Giản dị là đức tính nổi bật của Bác Hồ.

 Nghệ thuật

- Luận điểm rõ ràng, rành mạch.

- Dẫn chứng toàn diện, phong phú, xác thực; kết hợp dẫn chứng với giải thích, bình luận.

Khách vãng lai đã xóa
Napkin ( Fire Smoke Team...
25 tháng 3 2020 lúc 19:50

1. Khái niệm:

Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

2. Đặc điểm của văn nghị luận:

- Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.

- Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.

Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?

By Wiki :v

Khách vãng lai đã xóa
Phương Thảo
Xem chi tiết
Dang Khoa ~xh
20 tháng 3 2021 lúc 11:51

Cuối những năm 2019, dịch bệnh virus corona bùng nổ ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) sau đó lan rộng ra toàn cầu trong đó có Việt Nam. Để đối phó với đại dịch, các nước đã cùng nhau chung tay, đoàn kết để tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất tiêu biểu như: rửa tay thường xuyên với dung dịch sát khuẩn, hạn chế tiếp xúc nơi đông người,... Nhờ những giải pháp đó mà covid 19 từng bước được đẩy lùi. Thật vậy, diễn biến của dịch bệnh ngày càng phức tạp. Bởi lẽ đó mà mọi người hãy đoàn kết. Hãy đồng lòng, đồng tâm để đánh bại con virus quái ác kia.

minh nguyet
20 tháng 3 2021 lúc 13:10

Tham khảo nha em:

Mùa xuân là mùa mà em yêu thích nhất trong năm. Em yêu thích mùa xuân bởi rất nhiều lý do. Thứ nhất, mùa xuân là mùa của thiên nhiên tươi tốt. Khắp mọi nơi, cây cối đâm chồi nảy lộc dưới bầu trời trong xanh, khí hậu mát lành. Màu cỏ cây xanh tràn ngập sức sống xuất hiện đều là nhờ khí hậu tươi đẹp mà mùa xuân mang lại. Thứ hai, em yêu thích mùa xuân vì màu xuân là mùa của Tết. Năm nào cũng vậy, cứ tết đến xuân về là em được quây quần bên gia đình gói bánh chưng, nhận những lời chúc tốt đẹp từ mọi người và cả những phong bao lì xì đỏ thắm nữa. Tết tượng trưng cho một sự khởi đầu mới tốt đẹp, cho những chuyện cũ được bỏ qua và hướng đến những điều tốt đẹp an lành trong cuộc sống. Thứ ba, em yêu thích mùa xuân là bởi vì em được tham gia những hoạt động ngoài trời như cắm trại, đi chơi. Đi chúc tết, đi chùa, đi xin chữ đầu năm,... Thời tiết đẹp của mùa xuân làm cho chuyến đi trở nên đáng nhớ hơn rất nhiều. Tóm lại, mùa xuân là mùa mà em yêu thích nhất vì nhờ mùa xuân mà em có thật nhiều niềm vui.

Câu rút gọn: Đi chúc tết, đi chùa, đi xin chữ đầu năm,...