Những câu hỏi liên quan
Thang Vu
Xem chi tiết
Trịnh Long
14 tháng 2 2021 lúc 8:45

Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn thể hiện kinh nghiệm của dân gian về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội trong đó có lao động sản xuất. Những kinh nghiệm đó xuất phát từ thực tế việc quan sát công cuộc lao động để sản xuất ra của cải vật chất của dân gian.

 

Câu tục ngữ sau là một trong số đó: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. Người xưa muốn nói điều gì qua câu tục ngữ ấy và nói như thế có lí hay không? Câu tục ngữ trên sử dụng một số yếu tố Hán Việt. Nhất, nhị, tam có nghĩa là thứ nhất, thứ hai, thứ ba. “Canh” nghĩa là làm (canh tác). “Trì” là ao, “viên” là vườn, “điền” là ruộng. Như vậy, bám sát câu chữ để giải nghĩa thì câu tục ngữ đó có nghĩa là: Thứ nhất là làm ao, thứ hai làm vườn thứ ba làm ruộng. Nhưng cơ sở của việc xếp thứ tự trong câu tục ngữ là gì vậy?

 

Trước hết, có thể hiểu câu tục ngữ đề cập đến giá trị kinh tế của các mô hình lao động của nhà nông. Theo đó, làm ao mang lại giá trị kinh tế lớn nhất, tiếp đến là làm vườn rồi mới đến làm ruộng. Hiểu theo nghĩa đó không phải là không có lí. Nếu làm ao, người nông dân có thể sử dụng diện tích mặt nước để nuôi các loại cá: cá mè, cá trắm,... Đó đều là những loại thực phẩm thiết yếu của đời sống và có giá trị kinh tế cao, Hơn nữa, thức ăn lại dễ dàng, có thể nuôi cá bằng các loại cỏ, lá rau, phân gia súc, gia cầm. . Không chỉ vậy, người làm ao còn có thể tận dụng mặt nước để trồng lúa hoặc các rau như rau cần. Làm vườn thì có thể trồng các loại cây ăn quả: bưởi, táo, xoài,... So với cá thì các loại quả có giá trị kinh tế thấp hơn và giá cả thường biến động thất thường hơn. Nhưng trong ba mô hình canh tác ấy thì làm ruộng vẫn mang lại giá trị kinh tế thấp hơn cả. Ruộng phổ biến ở nhiều nơi. Ruộng thường chỉ trồng lúa và các loại rau màu theo thời vụ. Do sự phổ biên đó mà giá cả của lúa và các loại rau màu rẻ nhất trong ba loại sản phẩm của ba mô hình canh tác kể trên.

 

Tuy nhiên, cũng có thể hiếu câu tục ngữ theo một cách khác. Tiêu chí so sánh ba mô hình canh tác đó còn có thể là công sức đầu tư, sự vất vả và độ khó của kĩ thuật canh tác. Làm ao phải đầu tư nhiều để đào ao, nạo vét, xây đắp bờ, mua giống, học hỏi kĩ thuật nuôi, thức ăn, chăm sóc, phòng bệnh. Có thể nói, trong ba loại sản phẩm: cá, quả, rau lúa thì kĩ thuật nuôi và chăm sóc cá phức tạp nhất, nếu bất cẩn có thể dẫn đến thiệt hại nặng nề về kinh tế. Không chỉ vậy, việc chăm sóc, thu hoạch cá đều phải tiếp xúc với nước nên mất nhiều công sức. Việc trồng cây ăn quả không đòi hỏi nhiều về vốn, giống... như nuôi cá nhưng cũng phải đầu tư để chọn được giống cho quả ngon, sai; học kĩ thuật chăm sóc cây để bón phân, phòng bệnh, thu hoạch,... Việc trồng lúa và hoa màu đơn giản hơn cả. Có điều đó do giống rẻ, kĩ thuật canh tác truyền thống nên rất phổ biến, không mất công sức học hỏi nhiều.

 

Những nhận định trên của nhân dân đều xuất phát từ cơ sở thực tiễn là những trải nghiệm thực tế trong đời sống lao động sản xuất. Kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện giúp người nông dân lựa chọn được mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện và khai thác tốt điều kiện tự nhiên ấy từ đó làm ra nhiều của cải vật chất.Nó hoàn toàn đúng.

 

Tham khảo bạn nhé!

 

 

Bình luận (0)
Thuu Quỳnhh
14 tháng 2 2021 lúc 9:01

*Nhận xét và kinh nghiệm về hiệu quả của các hình thức chăn nuôi, trồng trọt: 

           NHẤT CANH TRÌ, NHỊ CANH VIÊN, TAM CANH ĐIỀN.

*Chuyển câu tục ngữ này từ tiếng Hán Việt sang tiếng Việt thì nó có nghĩa là: thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng. Thứ tự nhất, nhị, tam cũng là thứ tự lợi ích của các nghề nuôi cá, làm vườn, trồng lúa mang lại cho người nông dân.

*Trong các nghề kể trên, đem lại nhiều lợi ích nhất là nuôi cá(canh trì), tiếp theo là nghề làm vườn(canh viên), sau đó là làm ruộng(canh điền).

*Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là: Muốn làm giàu, cần phải phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong thực tế,bài học này đã được áp dụng triệt để. Nghề nuôi tôm, cá ở nước ta ngày càng được đầu tư và phát triển thu lợi nhuận lớn gấp nhiều lần trồng lúa.

*Nhưng không phải thứ tự tròng câu tục ngữ áp dụng nơi nào cũng đúng mà chúng phụ thuộc vào đặc điểm địa lý tự nhiên của từng vùng. Ở vùng nào có đặc điểm địa lý phòng phú thì cách sắp sếp theo trật tự đó là hợp lý nhưng đối với những nơi chỉ thuận lợi cho 1 nghề phát triển, chẳng hạn nghề làm vườn hay làm ruộng, thì vấn đè lại không như vậy. Nói tóm lại, con người phải linh hoạt, sáng tạo trong công việc để tạo ra nhiều của cải vật chất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Pham Anhv
26 tháng 2 2023 lúc 21:40

 Ý nghĩa câu tục ngữ Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền là gì?

A, Khẳng định làm ao là có hiệu quả nhất, sau đó là làm vườn và làm ruộng

B. Khẳng định tầm quan trọng của các cách sản xuất ở nông thôn xưa 

C. Khẳng định việc sản xuất ở nông thôn xưa có ba cách chính

D. Khẳng định làm ruộng là có hiệu quả nhất, sau mới đến làm ao và vườn 

Bình luận (0)
Nhan Vo
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
15 tháng 3 2022 lúc 16:11

`-` Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất : 

`+` Nhất canh trì nhị canh viên tam canh điền

`+` Rán mỡ gà có nhà thì giữ

`-` Tục ngữ về con người và xã hội:

`+` Cái răng cái tóc là góc con người

`+` Một mặt người bằng 10 mặt của 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Kim Phương
Xem chi tiết
dragon ender
17 tháng 5 2018 lúc 19:29

Ta đã nhiều lần từng nghe câu tục ngữ: “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận chợ” là câu tục ngữ đạo đức kết kinh nghiệm về cách chọn nơi ở và ta gặp lại cấu trúc quen thuộc này trong câu tục ngữ: “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền” là kinh nghiệm của cha ông về cách chọn nghề.

Câu tục ngữ sử dụng từ Hán Việt để chỉ kinh nghiệm trong việc chọn công việc của ông cha ta.
Nhất canh trì ở đây có nghĩa nhất là nghề nuôi cá, “trì” ở đây có nghĩa là ao, muốn nói đến ao thả cá. Mảnh đất hình chữ S của chúng ta nằm hiền hòa cạnh biển Đông, có bờ biển kéo dài từ Bắc xuống Nam, không chỉ là một vị trí chiến lượng quan trọng mà còn là là nơi có vị trí địa lí thuận lợi cho việc chăn nuôi thủy hải sản. Với một lượng thủy hải sản lớn, dồi dào trong vùng biển của ta, ngư dân ta có một kho báu để khai thác và phát triển. Cá là loài dễ được chú ý nhất vì dễ bắt, dễ nuôi, mau lớn lại có nhu cầu tiêu thụ cao. Vậy nên nghề được ưu tiên hàng đầu chính là nghề nuôi cá, không quá vất vả lại có thể có thu nhập cao.

Sau nghề nuôi cá là “Nhị canh viên” là đang nói tới nghề làm vườn. Sở dĩ nghề làm vườn được xếp thứ hai sau nghề nuôi cá bởi làm vườn cần quá trình dài và không hề nhanh thu hoạch như là nghề nuôi cá, nhu cầu thị trường cũng không quá cao bởi người dân có thể tự trồng lấy và cung cấp cho gia đình. Nhưng xét về khí hậu Việt Nam nhiệt đới thuận lợi cho sự phát triển của những loại cây ăn quả và hoa trái nên nghề làm vườn cũng được coi là một nghề dễ phát triển. Đó là lí do những nhà ở làng quê rộng rãi luôn để dư mảnh đất lớn sau nhà để làm vườn. Tuy nhiên ở mỗi vùng miền, mỗi thời điểm nên chọn cho mảnh vườn của mình loại cây trái thích hợp để sự lao động của bản thân có được kết quả xứng đáng.

Và nghề thứ ba được nhắc tới chính là nghề làm ruộng- nghề nghiệp không thể thiếu của một nước nông nghiệp lâu đời như nước ta. Nghề nuôi cá về nghề làm vườn được xếp ưu tiên hơn so với nghề làm ruộng là bởi những làm ruộng là nghề vất vả nhất, quanh năm chỉ có một mùa thu hoạch mà lại rất phụ thuộc vào thời tiết. Đối với một nước có nhiều bão lũ như nước ta thì trồng lúa quả không phải là một công việc dễ dàng. Vì vậy trong năm có thời gian nông nhàn, những người nông dân đều tranh thủ làm vườn hoặc lên thành phố kiếm thêm việc làm.

Đó là cách cha ông ta khuyên giải con cháu trong cách chọn nghề nhưng dù thế nào cũng không nên áp dụng quá cứng nhắc, máy móc mà cần kết hợp với điều kiện, hoàn cảnh nơi mình đang sống để chọn cho bản thân lựa chọn đúng đắn nhất. Ví dụ như nếu đang sống ở mảnh đất màu mỡ phù hợp với việc trồng lúa thì không nên mạo hiểm làm vườn trên mảnh đất đó, không chỉ vụt mất cơ hội có những đợt thu hoạch lúa tốt mà còn có thể làm hỏng cả mảnh vườn.
Những kinh nghiệm mà cha ông đúc kết đã bao đời nay nhưng đến nay vẫn y nguyên giá trị, nuôi cá đến nay vẫn là một ngành nghề mang lại thu nhập cao cho người làm nghề. Còn đối với nghề làm vườn và nghề làm ruộng những năm gần đây, sản lượng hoa trái xuất khẩu sang nước ngoài và sản lượng lúa gạo trong nước tăng nhanh với số lượng lớn đã khiến ta ghi nhận sự đóng góp của hai ngành này trong sự phát triển kinh tế ở Việt Nam.

Qua câu tục ngữ, bài học lớn nhất mà ta nhận được đó là cần biết, hiểu, nắm vững kiến thức về tự nhiên quê hương mình để khai thác hợp lí trong kinh tế, góp phần đưa đất nước ngày một đi lên.

Bình luận (0)
Vũ Trọng Phú
17 tháng 5 2018 lúc 19:27

Hướng làm bài tập làm văn dẫn giải thích câu tục ngữ nhất canh trì nhị canh viên tam canh điền hay nhất. Cha ông ta từ xưa đã đúc kết nên rất nhiều những câu thành ngữ tục ngữ bằng vốn sống và kinh nghiệm từng trải của mình để thế hệ sau nhìn vào đó mà noi gương. Những câu tục ngữ thành ngữ ấy tuy không phải chứng minh bằng khoa học hiện đại nhưng vẫn đúng đắn từ xưa đến nay và có giá trị như những kho báu linh hồn của dân tộc, mà trong đó có câu tục ngữ: “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền”. Đây là một câu tục ngữ rất quen thuộc nhưng không hẳn là tất cả mọi người đều có thể hiểu hết ý nghĩa mà cha ông muốn gửi gắm vào nó. Trong chương trình ngữ văn lớp 7, chúng ta sẽ bắt gặp đề bài giải thích câu tục ngữ “nhất canh trì nhị canh viên tam canh điền”. Dưới đây là dàn ý và bài làm cụ thể cho đề bài này mang tính chất tham khảo. Để làm bài này, chúng ta sẽ giới thiệu câu tục ngữ, giải thích những từ hán việt trong câu, giải thích cơ sở của những khẳng định và rút ra bài học áp dụng.

Bình luận (0)
Kotarou Tora
17 tháng 5 2018 lúc 19:28

Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích đã cho thấy óc quan sát và những chiêm nghiệm sâu sắc của cha ông về thứ tự vai trò các nghề nghiệp đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân. “Trì” là ao, canh trì nghĩa là đào ao thả cá, “viên” là vườn, canh viên là nghề làm vườn, canh điền nghĩa là làm ruộng. Như vậy trong tương quan sắp xếp và từ kinh nghiệm làm nông của cha ông, họ thấy rằng trong các nghề nghiệp thì nghề nuôi tôm cá mang lại nguồn lợi nhanh và nhiều nhất. Thứ đến là nghề làm vườn, nghề trồng cây ăn quả, trồng rau màu, trồng hoa cảnh cũng là 1 nghề đem lại nguồn lợi nhuận khá cao. Sau cùng là nghề làm ruộng, nghề ổn định, lâu bền và có ý nghĩa lâu dài.

Bình luận (0)
Hưng Enti
Xem chi tiết
︵✰Ah
11 tháng 2 2022 lúc 21:11

Là câu rút gọn vì (dựa vào định nghĩa của câu rút gọn) :

-  Câu đã được bỏ bớt một số thành phần như chủ ngữ, vị ngữ 

Bình luận (0)
Mai Vĩnh Nam Lê
11 tháng 2 2022 lúc 21:12

thực ra là 7 câu luôn nhé =))

Bình luận (0)
Huyen Mai
Xem chi tiết
Nge  ỤwỤ
10 tháng 1 2021 lúc 19:47

đúc kết từ những kinh nghiệm thực tiễn mà ông cha ta muốn truyền lại cho con cháu đời sau. Một trong những kinh nghiệm quý báu mà người xưa để lại cho chúng ta, đó là kinh nghiệm về lao động sản xuất, trong đó có câu:

Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

Câu tục ngữ sử dụng từ Hán Việt để chỉ kinh nghiệm nuôi trồng của ông cha ta. Theo người đi trước, muốn làm giàu, đầu tiên phải kể đến "nhất canh trì" tức là nghề nuôi cá. Tại sao nghê nuôi cá lại được ưu tiên hàng đầu? Trước tiên ta có thể thấy Việt Nam ta từ xưa tới nay vẫn là đất nước sống chủ yếu là nhờ vào nông nghiệp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là đất nước ta có bờ biển kéo dài từ Bắc đến Nam. Đây là một vị trí địa lý hiếm hoi không phải nước nào cũng có được. Do đó, nó thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản. Thực tế cho thấy, ngành nuôi trồng thủy sản đã đem lại giá trị kinh tế to lớn cho xã hội. Ngày nay, khắp nơi ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là ở các tỉnh miền trung, nghề đánh bắt cá đã phát triển từ rất lâu đời. Người dân vùng biển đã biết đóng những chiếc tàu to hàng chục tấn để đánh bắt cá. Ở những vùng sông nước miền Tây, nhiều hộ dân cũng phát triển mạnh mẽ nghề nuôi tôm, nuôi cá basa...Rất nhiều gia đình đã trở thành triệu phú, tỉ phú từ nghề này.Sau "nhất canh trì" là "nhị canh nông" tức nghề làm vườn. Nghề làm vườn ở đây muốn nói đến việc trồng rau hay trồng các loại cây ăn trái. Việt Nam ta là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rất thích hợp cho việc trồng cây hoa màu, cây ăn trái. Ngày nay, chúng ta có thể tự cung tự cấp lương thực thực phẩm. Với tiến bộ khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ đem đến cho nông dân những giống cây cho năng suất cao, giúp con người trồng trọt ngày càng hiệu quả.Cuối cùng phải kể đến đó là nghề làm ruộng (tam canh điền). Làm ruộng là nghề lâu đời nhất, có từ khi cha ông ta mới khai sinh lập địa. Nhưng vì nghề làm ruộng phải bỏ ra nhiều công sức mà kết quả thu được chẳng là bao nên nó không phải là nghề được ưu tiên hàng đầu. Nó được xếp vị trí thứ ba, sau nghề nuôi cá và nghề làm vườn.Có thể thấy ông cha ta thật có lí khi phân hạng nghề nghiệp. Tuy nhiên, ta không nên áp dụng lời dạy ấy một cách máy móc mà phải biết linh hoạt, sáng tạo. Thứ tự ưu tiên không luôn luôn đúng với mọi nơi, mọi vùng. Có những nơi chỉ phát triển được nghề làm vườn mà không thể nuôi trồng thủy sản. Hoặc có những nơi chỉ thích hợp cho nghề làm ruộng mà không phải nghề làm vườn hay nuôi cá...Với tiến bộ khoa học kĩ thuật ngày nay, con người có thể sản xuất hiệu quả ở mọi ngành nghề. Tuy nhiên, nếu địa hình địa lí thuận lợi và phong phú, ta vẫn nên áp dụng câu "Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền" để đạt hiệu quả sản xuất cao nhất.Lời khuyên của ông cha ta dù đã có từ lâu đời nhưng vẫn còn có giá trị đến ngày nay. Ngành thủy sản đã mang lại giá trị to lớn cho nhân dân và xã hội. Việt Nam đã tự cung cấp được lương thực thực phẩm không những nuôi sống được xã hội mà còn có thể xuất khẩu sang các nước khác. Có được thành quả ấy là nhờ ta biết áp dụng một cách linh hoạt và sáng tạo lời dạy bảo của người xưa.

chúc bn học tốt

Bình luận (0)
ha nhu minh
Xem chi tiết
hỏi đáp
11 tháng 1 2020 lúc 9:22

em đồng ý với ý kiến trên vì: ở những nơi điều kiện tự nhiên chỉ có thể thuận lợi cho nghề làm vườn (canh viên) hay nghề làm ruộng (canh điền) phát triển thì không phải nghề nuôi cá (canh trì) đem lại nhiều lợi ích kinh tế nhất.

Hơn nữa câu tục ngữ này còn không đúng cả với ở thởi điểm hiện tại nữa vì bây giờ thời đại kinh tế đa phát triển rồi, thì nghề kinh doanh sẽ phải là nghề đứng đầu chứ không phải là nghề nuôi cá ( canh trì).

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Peashooter
Xem chi tiết
๖ۣۜN.๖ۣۜÝ
6 tháng 6 2019 lúc 14:16

Bài làm :

Ta đã nhiều lần từng nghe câu tục ngữ: “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận chợ” là câu tục ngữ đức kết kinh nghiệm về cách chọn nơi ở và ta gặp lại cấu trúc quen thuộc này trong câu tục ngữ: “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền” là kinh nghiệm của cha ông về cách chọn nghề.

Câu tục ngữ sử dụng từ Hán Việt để chỉ kinh nghiệm trong việc chọn công việc của ông cha ta.
Nhất canh trì ở đây có nghĩa nhất là nghề nuôi cá, “trì” ở đây có nghĩa là ao, muốn nói đến ao thả cá. Mảnh đất hình chữ S của chúng ta nằm hiền hòa cạnh biển Đông, có bờ biển kéo dài từ Bắc xuống Nam, không chỉ là một vị trí chiến lượng quan trọng mà còn là là nơi có vị trí địa lí thuận lợi cho việc chăn nuôi thuỷ hải sản. Với một lượng thủy hải sản lớn, dồi dào trong vùng biển của ta, ngư dân ta có một kho báu để khai thác và phát triển. Cá là loài dễ được chú ý nhất vì dễ bắt, dễ nuôi, mau lớn lại có nhu cầu tiêu thụ cao. Vậy nên nghề được ưu tiên hàng đầu chính là nghề nuôi cá, không quá vất vả lại có thể có thu nhập cao.

Sau nghề nuôi cá là “Nhị canh viên” là đang nói tới nghề làm vườn. Sở dĩ nghề làm vườn được xếp thứ hai sau nghề nuôi cá bởi làm vườn cần quá trình dài và không hề nhanh thu hoạch như là nghề nuôi cá, nhu cầu thị trường cũng không quá cao bởi người dân có thể tự trồng lấy và cung cấp cho gia đình. Nhưng xét về khí hậu Việt Nam nhiệt đới thuận lợi cho sự phát triển của những loại cây ăn quả và hoa trái nên nghề làm vườn cũng được coi là một nghề dễ phát triển. Đó là lí do những nhà ở làng quê rộng rãi luôn để dư mảnh đất lớn sau nhà để làm vườn. Tuy nhiên ở mỗi vùng miền, mỗi thời điểm nên chọn cho mảnh vườn của mình loại cây trái thích hợp để sự lao đọng của bản thân có được kết quả xứng đáng.

Và nghề thứ ba được nhắc tới chính là nghề làm ruộng- nghề nghiệp không thể thiếu của một nước nông nghiệp lâu đời như nước ta. Nghề nuôi cá về nghề làm vườn được xếp ưu tiên hơn so với nghề làm ruộng là bởi những làm ruộng là nghề vất vả nhất, quanh năm chỉ có một mùa thu hoạch mà lại rất phụ thuộc vào thời tiết. Đối với một nước có nhiều bão lũ như nước ta thì trồng lúa quả không phải là một công việc dễ dàng. Vì vậy trong năm có thời gian nông nhàn, những người nông dân đều tranh thủ làm vườn hoặc lên thành phố kiếm thêm việc làm.

Đó là cách cha ông ta khuyên giải con cháu trong cách chọn nghề nhưng dù thế nào cũng không nên áp dụng quá cứng nhắc, máy móc mà cần kết hợp với điều kiện, hoàn cảnh nơi mình đang sống để chọn cho bản thân lựa chọn đúng đắn nhất. Ví dụ như nếu đang sống ở mảnh đất màu mỡ phù hợp với việc trồng lúa thì không nên mạo hiểm làm vườn trên mảnh đất đó, không chỉ vụt mất cơ hội có những đợt thu hoạch lúa tốt mà còn có thể làm hỏng cả mảnh vườn.
Những kinh nghiệm mà cha ông đúc kết đã bao đời nay nhưng đến nay vẫn y nguyên giá trị, nuôi cá đến nay vẫn là một ngành nghề mang lại thu nhập cao cho người làm nghề. Còn đối với nghề làm vườn và nghề làm ruộng những năm gần đây, sản lượng hoa trái xuất khẩu sang nước ngoài và sản lượng lúa gạo trong nước tăng nhanh với số lượng lớn đã khiến ta ghi nhận sự đóng góp của hai ngành này trong sự phát triển kinh tế ở Việt Nam.

Qua câu tục ngữ, bài học lớn nhất mà ta nhận được đó là cần biết, hiểu, nắm vững kiến thức về tự nhiên quê hương mình để khai thác hợp lí trong kinh tế, góp phần đưa đất nước ngày một đi lên.

Bình luận (0)
Linh Linh
6 tháng 6 2019 lúc 13:44


Bài làm :
Câu tục ngữ sử dụng từ Hán Việt để chỉ kinh nghiệm trong việc chọn công việc của ông cha ta.
Nhất canh trì ở đây có nghĩa nhất là nghề nuôi cá, “trì” ở đây có nghĩa là ao, muốn nói đến ao thả cá. Mảnh đất hình chữ S của chúng ta nằm hiền hòa cạnh biển Đông, có bờ biển kéo dài từ Bắc xuống Nam, không chỉ là một vị trí chiến lượng quan trọng mà còn là là nơi có vị trí địa lí thuận lợi cho việc chăn nuôi thuỷ hải sản. Với một lượng thủy hải sản lớn, dồi dào trong vùng biển của ta, ngư dân ta có một kho báu để khai thác và phát triển. Cá là loài dễ được chú ý nhất vì dễ bắt, dễ nuôi, mau lớn lại có nhu cầu tiêu thụ cao. Vậy nên nghề được ưu tiên hàng đầu chính là nghề nuôi cá, không quá vất vả lại có thể có thu nhập cao.

Sau nghề nuôi cá là “Nhị canh viên” là đang nói tới nghề làm vườn. Sở dĩ nghề làm vườn được xếp thứ hai sau nghề nuôi cá bởi làm vườn cần quá trình dài và không hề nhanh thu hoạch như là nghề nuôi cá, nhu cầu thị trường cũng không quá cao bởi người dân có thể tự trồng lấy và cung cấp cho gia đình. Nhưng xét về khí hậu Việt Nam nhiệt đới thuận lợi cho sự phát triển của những loại cây ăn quả và hoa trái nên nghề làm vườn cũng được coi là một nghề dễ phát triển. Đó là lí do những nhà ở làng quê rộng rãi luôn để dư mảnh đất lớn sau nhà để làm vườn. Tuy nhiên ở mỗi vùng miền, mỗi thời điểm nên chọn cho mảnh vườn của mình loại cây trái thích hợp để sự lao đọng của bản thân có được kết quả xứng đáng.

Và nghề thứ ba được nhắc tới chính là nghề làm ruộng- nghề nghiệp không thể thiếu của một nước nông nghiệp lâu đời như nước ta. Nghề nuôi cá về nghề làm vườn được xếp ưu tiên hơn so với nghề làm ruộng là bởi những làm ruộng là nghề vất vả nhất, quanh năm chỉ có một mùa thu hoạch mà lại rất phụ thuộc vào thời tiết. Đối với một nước có nhiều bão lũ như nước ta thì trồng lúa quả không phải là một công việc dễ dàng. Vì vậy trong năm có thời gian nông nhàn, những người nông dân đều tranh thủ làm vườn hoặc lên thành phố kiếm thêm việc làm.

Đó là cách cha ông ta khuyên giải con cháu trong cách chọn nghề nhưng dù thế nào cũng không nên áp dụng quá cứng nhắc, máy móc mà cần kết hợp với điều kiện, hoàn cảnh nơi mình đang sống để chọn cho bản thân lựa chọn đúng đắn nhất. Ví dụ như nếu đang sống ở mảnh đất màu mỡ phù hợp với việc trồng lúa thì không nên mạo hiểm làm vườn trên mảnh đất đó, không chỉ vụt mất cơ hội có những đợt thu hoạch lúa tốt mà còn có thể làm hỏng cả mảnh vườn.
Những kinh nghiệm mà cha ông đúc kết đã bao đời nay nhưng đến nay vẫn y nguyên giá trị, nuôi cá đến nay vẫn là một ngành nghề mang lại thu nhập cao cho người làm nghề. Còn đối với nghề làm vườn và nghề làm ruộng những năm gần đây, sản lượng hoa trái xuất khẩu sang nước ngoài và sản lượng lúa gạo trong nước tăng nhanh với số lượng lớn đã khiến ta ghi nhận sự đóng góp của hai ngành này trong sự phát triển kinh tế ở Việt Nam.

Bình luận (0)
Hn . never die !
6 tháng 6 2019 lúc 13:45
 Bài làm :

 Nhân dân ta đã bao đời găn bó với nền nông nghiệp vì thế mà người nhà quê có nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc phát triển các nghề như: làm ruộng, làm vườn, chăn nuôi, thả cá... Những nghề ấy thực sự đã trở thành "kế sinh nhai" cho đồng bào ta ở nông thôn. Câu tục ngữ "Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền" là 1 bài học trong những phương cách làm ăn ấy. 

Nội dung chủ đạo của câu tục ngữ nêu trên là nói về thứ tự vai trò các nghề nghiệp đem lại lợi ích kinh tế cho các hộ nông dân. "Nhất canh trì", trì là ao, canh trì nghĩa là đào ao thả cá. "Nhị canh viên" viên là vườn, canh viên là nghề làm vườn. Và cạm điền là 1 từ quen thuộc nghĩa là làm ruộng. Như vậy khi sắp xếp thứ tự vai trò các nghề thì nghề nuôi tôm cá mang lại nguồn lợi nhanh và nhiều nhất. Thứ đến là nghề làm vườn, nghề trồng cây ăn quả, trồng rau màu, trồng hoa cảnh cũng là 1 nghề đem lại nguồn lợi nhuận khá cao. Sau cùng là nghề làm ruộng, nghề ổn định, lâu bền và có ý nghĩa lâu dài. 
Câu tục ngữ trên khá đúng và cũng là 1 kinh nghiệm quý bởi đào ao thả cá và làm vườn xét cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan thì độ chắc chắn về lợi ích kinh tế đều lớn hơn làm ruộng. Tuy nhiên kinh nghiệm này k0 phải lúc nào cũng đúng vi hoàn cảnh địa lý ở các vùng k0 phải chỗ nào cũng giống nhau. Ví như sống ở núi cao thì chắc chắn k0 thể chọn "canh trì" là phương án sinh nhai số 1 được. Nói như vậy nghĩa là câu tục ngữ còn 1 bài học khác. Bài học lớn ấy là phải biết khai thác, biết tận dụng tốt các điều kiện tự nhiên để làm kinh tế, có như vậy hiệu quả lao động mới cao. 
Ngày nay khi khoa học kỹ thuật đã có nhiều đóng góp quan trọng và cuộc sống tì dường như câu nói của dân gian ta lại càng đúng đắn hơn. Nhìn vào nền kinh tế và bộ mặt của nông thôn trong những năm qua, chắc chắn chúng ta phải ghi nhận vai trò quan trọng của nghề làm vườn và nghề cá. Tất nhiên sản lượng lúa gạo vẫn tăng lên dần dần theo các năm cũng đã nói lên được rất nhiều điều. Sự phát triển mạnh mẽ của 3 nghề ấy quả thực đã khẳng định được những thế mạnh chủ đaọc trong việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp nông thôn trên khắp các vùng miền của đất nước chúng ta, 1 đất nước gắn bó lâu đời với các nghề nông nghiệp.

Bình luận (0)
Trần Minh Anh
Xem chi tiết
phuc le
3 tháng 1 2017 lúc 20:25

mik biết nhưng máy hỏng ko làm đc xl.

Bình luận (2)
Linh Lắm Chuyện
3 tháng 1 2017 lúc 20:54

Dân tộc ta vốn có nghề trồng lúa nước lầu đời. Nghề nông là nghề căn bản của hàng triệu con người Việt Nam. Đồng ruộng, đất đai, vườn tược… gắn liền cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà. Đã có biết bao câu ca, bài hát nói về giá trị cũ, đất đai, ruộng vườn… nhưng gắn gọn và sâu sắc nhất là câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng”.

Bình luận (1)
Trần Ngọc Định
4 tháng 1 2017 lúc 14:41
Tấc đất tấc vàng – Đất được coi quý ngang vàng. – Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu). – Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn. – Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả). Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. – Câu này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi đó. Ruộng thì phổ biến, chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Ao thả cá, thả rau muống,... Kĩ thuật canh tác rất khác nhau. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế, cũng có thể kèm theo đó là độ khó của kĩ thuật. – Áp dụng câu tục ngữ để khai thác tốt điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. – Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước) của nhân dân ta. – Yếu tố nước phải là yếu tố quan trọng hàng đầu, nếu bị úng, hay bị hạn, mùa vụ có thể bị thất thu hoàn toàn. Sau đó là vai trò quan trọng của phân bón. Yếu tố cần cù, tích cực chỉ đóng vai trò thứ ba. Giống đóng vai trò thứ tư. Tuy nhiên, nếu ba yếu tố trên ngang nhau, ai có giống tốt, giống mới thì người đó sẽ thu hoạch được nhiều hơn. – Câu tục ngữ nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn lan, nhất là khi khả năng đầu tư có hạn. Nhất thì, nhì thục. – Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa. Nếu sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm. – Câu tục ngữ nhắc nhở vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác.
Bình luận (5)