Những câu hỏi liên quan
Trần Phươnganh
Xem chi tiết
Trần Phươnganh
Xem chi tiết
nguyễn thị mỹ hảo
Xem chi tiết
Phương Thảo
22 tháng 12 2016 lúc 15:11

1. Người Việt xưng hô theo phương châm “xưng khiêm, hô tốn”, nghĩa là khi xưng thì khiêm nhường (thường dùng từ thể hiện mình ở tuổi ít hơn hoặc vị trí xã hội thấp hơn người đối thoại), khi hô (gọi) thì tôn kính (thường dùng từ gọi đặt người đôi thoại ở vị trí cao hơn mình, lớn tuổi hơn mình).

Vì những từ ngữ xưng hô của tiếng Việt không mang tính trung hòa như từ ngữ xưng hô các nước khác. Nó hết sức phong phú và giàu sắc thái biểu cảm. Nếu không sử dụng đúng tình huống, đúng quan hệ, đúng sắc thái biểu cảm sẽ làm tổn hại đến hiệu quả giao tiếp.

- Thời xưa, xưng: hàn sĩ, học trò, bần tăng, thảo dân,...; gọi: đại nhân, đại huynh, tiên sinh, bệ hạ,...

- Thời nay, cũng còn khá phổ biến cách xưng theo vai dưới (thường hạ một bậc) và gọi người đối thoại bằng vai trên (thường cao hơn một bậc).

Hai người đối thoại bằng vai nhưng khi xưng thì xưng là em, khi gọi thì gọi là bác.

Những người phụ nữ thường xưng cháu, nhà cháu với người ngang hàng hoặc dưới hàng (đây là cách xưng gọi thay vai).

Trong tình huống xã giao lịch sự, trang trọng, người nói thường gọi người đối thoại là quý ông, quý bà, quý cô,...

 

 

Bình luận (0)
Hoàng Trang Anh
Xem chi tiết

1/'Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ''

2/'' Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền''

3/Dưới trăng quyên đã gọi hè


Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.

4/Áo nâu liền với áo xanh 

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên 

5/Bàn tay ta làm nên tất cả 

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm 

6/Tôi ghét cái mũi cà chua của mình.

7/Đất trời trở mình sang mùa, đã thấy cái lành lạnh của gió

8/Ông T vẫn ngồi đó. Ông đang nhớ về cái đêm tối tăm nhất của đời ông.

9/Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”

10/Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

Bình luận (0)
Ahwi
21 tháng 3 2018 lúc 22:12

#ẩn dụ: 
-Thuyền về có nhớ bến chăng 
Bến thì 1 dạ khăng khăng đợi thuyền 
thuyền:người con trai 
bến:người con gái 
#hoán dụ :
-Bàn tay ta làm nên tất cả 
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm 
bàn tay là 1 bộ phận để chỉ cái toàn thể là con người 
-Áo nâu liền với áo xanh 
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên 
câu 1:bộ phận để chỉ toàn thể"áo nâu-nông dân,áo xanh-công nhân" 
câu 2:cái chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng"nông thôn chỉ nông dân,thị thành chỉ công nhân"

hok tốt nhé

Bình luận (0)
HEAVY.ASMOBILE
Xem chi tiết
hoàng thị thanh hoa
22 tháng 12 2021 lúc 20:27

VD : người là cha là bác là anh 

ẩn dụ từ người tức bác hồ

 

Bình luận (0)
hami
22 tháng 12 2021 lúc 20:31

Anh đội viên nhìn Bác 

Càng nhìn lại càng thương 

/Người cha/ mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm 

Bình luận (0)
HEAVY.ASMOBILE
Xem chi tiết
Loan Do
22 tháng 12 2021 lúc 21:12

vd về phép tu từ hoán dụ là:

+áo dài đi với áo xanh

+nông tôn cùng với thành thị đứng lên

chúc bn học tốt:)

Bình luận (0)
qlamm
22 tháng 12 2021 lúc 21:13

TK

- Áo nâu liền với áo xanh

- Nông thôn cùng với thành thị đứng lên. 

Bình luận (0)
HEAVY.ASMOBILE
22 tháng 12 2021 lúc 21:24

thanks LOAN DO

Bình luận (1)
Trần thuỳ trang
Xem chi tiết
Tuyền Ngọc
Xem chi tiết
❄Jewish Hải❄
18 tháng 1 2022 lúc 13:26

Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,... giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.

Ví dụ: Và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về...

Bình luận (0)
❄Jewish Hải❄
18 tháng 1 2022 lúc 13:32

Từ đồng nghĩa được hiểu là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 

Từ trái nghĩa là những từ, cặp từ có ý nghĩa trái ngược nhau, tuy nhiên lại có liên hệ tương liên nào đó.  

Từ đồng âm là loại từ có cách phát âm và cấu tạo âm thanh giống nhau. Một số từ có thể trùng nhau về hình thức viết, cách nói, cách đọc, tuy nhiên lại mang ý nghĩa lại hoàn toàn khác biệt. 

Bình luận (0)
Phan Vĩnh Hà Nam
18 tháng 1 2022 lúc 19:50

Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu trong đoạn văn nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: Và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về...

Bình luận (0)
Ngọc Bị Bủh
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
12 tháng 7 2021 lúc 20:04

THAM KHẢO NHA EM:

- Cách sử dụng thành ngữ:

+ Thành ngữ có cấu tạo từ một loại đơn vị là “từ”.

+ Thành ngữ là những tổ hợp từ cố định, kết hợp với nhau theo một cấu trúc chặt chẽ, có thể có vần điệu và đối xứng (về số lượng tiếng).

+ Thành ngữ là một cụm từ cố định (cho nên không viết hoa từ đầu cụm), nêu ra một khái niệm một cách có hình ảnh, chẳng hạn: “đẹp như tiên”, “mẹ tròn con vuông”, “trăm năm hạnh phúc” ...

- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, … làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

VD: 

"Không răng đi nữa cũng không răng,
Chỉ có thua ngừơi một miếng ăn.
Miễn đựơc nguyên hàm nhai tóp tép,
Không răng đi nữa cũng không răng."

                                 (Tôn Thất Mỹ)

- Các lối chơi chữ thường gặp:

+ Dùng từ ngữ đồng âm (như bài thơ trên của Tôn Thất Mỹ)

+ Dùng lối nói trại âm (gần âm):

"Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương."

                                          (Tú Mỡ)

+ Dùng cách điệp âm:

" Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

 Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ."

                                         (Tú Mỡ)

+ Dùng lối nói lái:

"Con cá đối bỏ trong cối đá,

Con mèo cái nằm trên mái kè

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em."

                                                            (Ca dao)

+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa:

* Trái nghĩa:

"Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà."

                                              (Phạm Hổ)

* Đồng nghĩa:

"Chuồng gà kê sát chuồng vịt"

(kê, yếu tố Hán Việt, có nghĩa là “gà”)

* Gần nghĩa (cùng trường nghĩa):

 "Chàng Cóc ơi ! Chàng Cóc ơi !

Thiếp bén duyên chàng có thế thôi

Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé

Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi."

 

                                      (Hồ Xuân Hương)

(Các từ dùng trong bài đều là họ nhà cóc: nhái bén, chẫu chàng, nòng nọc, chẫu chuộc).

Bình luận (0)