Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
11 tháng 3 2020 lúc 15:58

Sự tự trọng là một trong những khía cạnh rất quan trọng mà con người đặc biệt là người Việt Nam cũng luôn luôn quan tâm. Có lẽ chính vì thế dân gian ta mới có nhiều câu tục ngữ khuyên ngăn đồng thời như cũng răn dạy chúng ta rằng mỗi chúng ta nên có cách sống đúng đắn, đồng thời cũng nên tạo thật nhiều giá trị cho bản thân và đó chính là câu “ Chết trong còn hơn sống đục”.

Câu tục ngữ “ Chết trong còn hơn sống đục” được hiểu như thế nào cho đúng? Ta hiểu theo nghĩa hàm ngôn của câu nói thì câu nói dường như cũng đã và đang mang ý nghĩa to lớn trong cuộc sống xưa và nay. “ Chết trong còn hơn sống đục” – câu tục ngữ này thực sự như đã mang ý nghĩa to lớn khuyên ngăn con người nên sống đúng đắn hơn trong cuộc sống. Nó như khuyên chúng ta cũng nên sống vinh còn hơn sống nhục, đồng thời như khuyên chúng ta rằng, mỗi người chúng ta cũng hãy làm sao để mà sống luôn phải ngẩng cao đầu trong cuộc sống không phải luồn cúi ai cả. Mỗi người hãy phải ý thức được những việc của mình làm có gây ra những ảnh hưởng cho những ai và tránh những điều không tốt ra. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng dường như cũng đã luôn luôn đúng đắn, như răn dạy con người ta cũng phải biết được và sống đúng với những chuẩn mực đạo đức, sống cần phải biết được chuẩn mực để có thể hành xử đúng đắn trong cuộc sống.



 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Auretha Mildred
11 tháng 3 2020 lúc 15:59

Sự tự trọng là một trong những khía cạnh rất quan trọng mà con người đặc biệt là người Việt Nam cũng luôn luôn quan tâm. Có lẽ chính vì thế dân gian ta mới có nhiều câu tục ngữ khuyên ngăn đồng thời như cũng răn dạy chúng ta rằng mỗi chúng ta nên có cách sống đúng đắn, đồng thời cũng nên tạo thật nhiều giá trị cho bản thân và đó chính là câu “ Chết trong còn hơn sống đục”.Câu tục ngữ “ Chết trong còn hơn sống đục” được hiểu như thế nào cho đúng? Ta hiểu theo nghĩa hàm ngôn của câu nói thì câu nói dường như cũng đã và đang mang ý nghĩa to lớn trong cuộc sống xưa và nay. “ Chết trong còn hơn sống đục” – câu tục ngữ này thực sự như đã mang ý nghĩa to lớn khuyên ngăn con người nên sống đúng đắn hơn trong cuộc sống. Nó như khuyên chúng ta cũng nên sống vinh còn hơn sống nhục, đồng thời như khuyên chúng ta rằng, mỗi người chúng ta cũng hãy làm sao để mà sống luôn phải ngẩng cao đầu trong cuộc sống không phải luồn cúi ai cả. Mỗi người hãy phải ý thức được những việc của mình làm có gây ra những ảnh hưởng cho những ai và tránh những điều không tốt ra. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng dường như cũng đã luôn luôn đúng đắn, như răn dạy con người ta cũng phải biết được và sống đúng với những chuẩn mực đạo đức, sống cần phải biết được chuẩn mực để có thể hành xử đúng đắn trong cuộc sống.



Nguồn: https://vanmau.m

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
thanh
11 tháng 3 2020 lúc 16:04

Trong cuộc sống lòng tự trọng là một trong những khía cạnh mà con người đặc biệt quan tâm, chính vì thế dân gian ta mới có nhiều câu tục ngữ khuyên ngăn mỗi chúng ta nên có cách sống đúng đắn, tạo nên nhiều giá trị cho bản thân ví như: “ Chết trong còn hơn sống đục”.

Câu tục ngữ trên mang ý nghĩa to lớn trong cuộc sống, chết trong còn hơn sống đục, câu tục ngữ này mang ý nghĩa to lớn khuyên ngăn con người nên sống đúng đắn hơn trong cuộc sống, sống vinh còn hơn sống nhục, sống luôn phải ngẩng cao đầu trong cuộc sống, luôn phải sống đúng đắn, đúng chuẩn mực đạo đức, sống cần phải biết được chuẩn mực và biết cách đối nhân xử thế trong cuộc sống, sống luôn phải đúng quy chuẩn mà xã hội đề ra.

Câu tục ngữ trên đã xuất hiện từ xưa đến nay, nó được xem như quy chuẩn sống của rất nhiều con người, nó là kim chỉ nan cho con người cố gắng phấn đấu và sống đúng đắn hơn trong cuộc sống của mình. Cuộc sống con người luôn phải trải nghiệm và vượt qua nhiều điều có giá trị cho cuộc sống, con người cần phải vượt qua nhiều vật cản để đạt được giá trị, mục đích của mình trong cuộc sống.
Câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng đắn, nó để lại cho con người nhiều suy ngẫm trước những vấn đề của cuộc sống, mỗi chúng ta đều phải tự nhìn nhận lại chính mình trong các mối quan hệ xã hội, sống trong ở đây được hiểu là sống đúng đắn, sống đúng với quy tắc chuẩn mực mà xã hội đề ra, biết sống đúng với chuẩn mực giá trị của cuộc sống.

Câu tục ngữ trên để lại cho con người nhiều giá trị to lớn cho cuộc sống, nó là kim chỉ nan khuyên ngăn con người cần sống đúng đắn hơn trong cuộc sống của mình, luôn sống và đi đôi với những trải nghiệm từ thực tế, có như vậy cuộc sống của chúng ta mới thực sự có ý nghĩa, đem đến nhiều bài học có giá trị, luôn nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải biết cách sống đúng tiêu chuẩn mà xã hội quy định.

Cuộc sống của mỗi chúng ta luôn đi liền với biết bao nhiêu giá trị ý nghĩa mà cuộc sống đề ra, sống trong sạch, thiên lương trong sáng, đúng đắn với mọi người, luôn thể hiện được bản chất của mình với cuộc sống, sống đúng đắn đó là những điều đem đến cho con người nhiều bài học có giá trị, ý nghĩa to lớn nhất trong cuộc sống của mình.

Mỗi con người chúng ta cần phải luôn cố gắng học hỏi, tu dưỡng và rèn luyện bản thân của mình, không nên vì lợi ích cá nhân mà bán rẻ lương tâm của mình, đúng như dân gian ta đã có rất nhiều câu tục ngữ hay nói về vấn đề này như: “ chết vinh còn hơn sống nhục. Như chúng ta đều thấy anh hùng Võ Thị Sáu, dám hy sinh cuộc đời của mình, thà chết chứ không chịu bán đứng đất nước, trước sự tra tấn dã man của kẻ thù nhưng chị vẫn ngẩng cao đầu mình trước lý tưởng của cách mạng, luôn thể hiện đúng đắn được giá trị của cuộc sống, đúng đắn thể hiện mọi lý tưởng, kiên định trên con đường tương lai của mình.

Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường mỗi chúng ta cần phải tự ý thức rèn luyện cho mình những phẩm chất đáng quý, luôn sống đúng đắn, không chỉ rèn luyện về trí tuệ mà chúng ta cần phải trau dồi và rèn luyện về mặt đạo đức, thà sống chết trong vinh quang, còn hơn sống trong những nỗi tủi nhục, khổ cực.

Mỗi chúng ta cần phải có ý thức nhìn nhận lại chính mình trong cuộc đời của mình, luôn tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, phẩm chất của mình trước những vấn đề của cuộc sống, luôn kiên định trên con đường tri thức của mình. Không ngừng cải thiện bản thân, tu dưỡng và phát triển bản thân mình mỗi ngày, không ngừng học hỏi, rèn luyện phẩm chất đạo đức, thà chết vinh còn hơn sống nhục. Câu nói trên đã khuyên ngăn mỗi chúng ta nên sống đúng đắn hơn trong cuộc đời của mình.

nhớ k đúng cho mk nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Shizumakuo
Xem chi tiết
Laville Venom
7 tháng 5 2021 lúc 14:57

tác dụng tăng sức gợi hình gợi cảm làm cho sự diễn đạt sinh động hơn

có ý nghĩa : chết trong vinh quang còn hơn sống trong nhục nhã

Bình luận (0)
van thu
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Lan
6 tháng 3 2022 lúc 21:23

1. - Chết trong còn hơn sống đục => BPTT so sánh

- Đói cho sạch, rách cho thơm => BPTT điệp ngữ

- Thương người như thể thương thân => BPTT so sánh

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây => BPTT ẩn dụ

2. Ý nghĩa: dù có nghèo khó cũng cần giữ gìn nhân cách, phẩm chất đạo đức, những giá trị tốt đẹp của con người.

3. Câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự: giấy rách phải giữ lấy lề

Bình luận (0)
hiền nguyễn
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
14 tháng 2 2019 lúc 14:18

a. + b

- Uống nước nhớ nguồn: Nghĩa là uống nước thì phải biết về cội nguồn, nguồn gốc của nó. Cũng như con người, sống trên đời phải biết nhớ, biết ơn ông bà tổ tiên. 

=> Câu tương tự: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà đào,...

- Cái nết đánh chết cái đẹp: Người có tính cách tốt thì được đánh giá cao hơn người chỉ có sắc đẹp bên ngoài mà rỗng tuếch, không biết cách ứng xử, tính cách ngang ngạnh.

=> Câu tương tự: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

- Chết trong còn hơn sống đục: Thà chết một cách hiên ngang, trong sạch còn hơn sống mà chui lủi, sống mang tội lỗi, chấp nhận cái xấu cái ác để được sống, mưu cầu mạng sống.

=> Câu tương tự: Chết vinh còn hơn sống nhục. 

Bình luận (0)
Kiệt Nguyễn
14 tháng 2 2019 lúc 21:01

.“Uống nước nhớ nguồn” nêu lên bài học về lòng biết ơn sống có tình nghĩa. Uống nước thì phải biết nước ở đâu ra. “Nguồn” là nguồn nước, nguồn gốc, cội nguồn. Quên nguồn, quên gốc là vong ân bội nghĩa. Lấy chuyện uống nước nhớ nguồn, mội cách nói ẩn dụ gợi cảm dể nhắc nhở người đời biết nhớ đến tổ tiên, ồng bà, gia tiên với tất cả lòng thành kính, biết ơn. Tục ngữ có câu tương tự:

                                                       “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

                                               Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng".

“Cái nết đánh chết cái đẹp”.Trong cuộc sống, nhân dân ta ngày xưa thích ‘’ăn chắc, mặc bền” thậm chí còn ưa “chém to, kho mặn”. Ngày nay, đời sống kinh tế và tinh thần phong phú hơn, khấm khá hơn nên việc ăn ngon, mặc đẹp đã trở thành nếp sinh hoạt của nhiều người, nhiều gia đình, nhất là ở các thành thị. Tuy thế, câu tục ngữ: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” vẫn còn nhiều ý nghĩa. Đồ gỗ như bàn, ghế, tủ,… dù có lớp sơn hào nhoáng bên ngoài mà bên trong đã bị mối mọt thì dù có đẹp mã cũng chẳng có mấy giá trị. Câu tục ngữ này có nghĩa bóng rất hay, nói lên mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, nội dung quyết định hình thức. Trong cuộc sống, nhân dân ta rất coi trọng bản chất của sự vật. Tục ngữ có câu tương tự:

                                           " Tốt gỗ , xấu nước sơn.

Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống đục” nêu lên một quan niệm sống rất đẹp. “Chết trong” là chết mà vẫn giữ được thanh danh, giữ được sự trong sáng của tâm hổn, giữ trọn được khí tiết. “Sống đục” là sống nhục nhã, hèn hạ, phản bội, đầu hàng, bán rẻ lương tâm cho ‘quỷ dữ’, làm điều ô uế, để lại tiếng nhơ, bị người đời khinh bỉ. Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống dục” cùng với câu: “Chết vinh còn hơn sống nhục” mãi mãi là bài học làm người vô giá. Các chiến sĩ yêu nước, các anh hùng liệt sĩ xưa nay đều nêu cao khí tiết hiên ngang, bất khuất trước quân thù: “uy vũ bất năng khuất”.Tục ngữ có câu tương tự:

                                  “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

Bình luận (0)
hiền nguyễn
Xem chi tiết
Hồ Bảo Ngọc
15 tháng 1 2022 lúc 18:40
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Chết đứng còn hơn sống quỳ Chết vinh còn hơn sống nhục
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
hiền nguyễn
Xem chi tiết
Hoshimya Ichigo
8 tháng 4 2020 lúc 8:59

Từ thuở xa xưa, ông bà ta đã có những nhân thức nhất định về mối liên hệ giữa phẩm chất bên trong và vẻ đẹp bên ngoài của con người, điều ấy được đúc kết trong câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp". Trong xã hội hiện tại, khi cái đẹp dần trở nên quan trọng hơn tất cả liệu câu tục ngữ ấy có còn phù hợp và còn đúng nữa không, chúng ta hãy cùng bàn luận một chút về vấn đề này.

Với cách nhân hóa rất đỗi khéo léo và dân dã, câu tục ngữ đã nhấn mạnh về tầm quan trọng và sức nặng của "cái nết" so với "cái đẹp". Ở đây, ta cần làm rõ hai khái niệm này, thứ nhất "cái nết" là từ để chỉ chung những phẩm chất, tính cách, và đạo đức của một con người, đó là những thứ thuộc về phần bên trong tâm hồn mỗi con người, là giá trị do học tập và giáo dục mà có được đó là phần cốt lõi. Còn "cái đẹp" thì trước hết là do trời sinh tự nhiên đã có, sau đó là do sự nỗ lực cải thiện của con người khiến cho vẻ bề ngoài của mình được ưa nhìn, nhưng dù thế nào nó cũng chỉ là phần bên ngoài là phần vỏ trang trí, là bình đựng những thứ bên trong tâm hồn con người.

Câu tục ngữ "Cái nết đánh chết cái đẹp" có ý nghĩa rất sâu sắc, tương tự như câu "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Đây là lời khẳng định một chân lý vững bền rằng, dù thế nào cái nội hàm bên trong mỗi con người mới là quan trọng hơn cả, dù cái vỏ ngoài có đẹp đẽ, bắt mắt đến đâu thì cũng chẳng thể che giấu được cái nội tâm xấu xa, bẩn thỉu của một con người, và ngược lại nếu bạn không có một vẻ ngoài đẹp đẽ nhưng bạn có tâm hồn đẹp thì hơn tất cả, cái vỏ ngoài kia dù có xấu xí cũng không hề làm bạn mất đi những giá trị tốt đẹp. Câu tục ngữ cũng khuyên con người ta nên đầu tư cho thế giới nội tâm của mình, nuôi dưỡng và làm đẹp chúng, đừng chỉ cố gắng chăm chút vẻ bề ngoài. Hãy nhớ rằng con người tựa như một cái cột nhà vậy, phần lõi thép có cứng có vững chãi thì mới có thể chống đỡ cả căn nhà, còn phần vỏ dù có sơn son thiếp vàng đi chăng nữa mà thiếu đi phần cốt thép thì cũng chỉ là thứ vô dụng mà thôi.

Phải khẳng định rằng câu tục ngữ trên dù có là xưa hay nay thì đều còn nguyên vẹn những ý nghĩa kể trên. Tuy ngày nay xã hội phát triển, con người không còn quá chật vật về cái ăn, ở thì người ta bắt đầu quan tâm đến cái mặc, cái dáng vẻ bên ngoài sao cho chỉn chu, đẹp đẽ. Không phủ định rằng, phong cách ăn mặc, dáng vẻ bên ngoài cũng góp phần không nhỏ làm nên giá trị của con người, tuy nhiên đó chỉ là bề nổi. Bởi nếu bạn có đẹp đẽ sang trọng đến đâu, nhưng cách hành xử thô lỗ, thiếu văn hóa, đạo đức, nhân cách xấu xa thì thực sự cái dáng vẻ đẹp đẽ của bạn chỉ khiến người ta thêm khinh ghét và mỉa mai mà thôi. Còn ngược lại, một người có thể không có được một ngoại hình xinh đẹp, vì cha sinh mẹ đẻ đã như vậy, nhưng họ biết cố gắng chăm chút nuôi dưỡng tâm hồn, khiến tâm hồn họ tựa một bông hoa có mùi hương đằm thắm dịu dàng, nhân phẩm của họ tốt đẹp, họ sống chan hòa, thì mọi người xung quanh sẽ sớm thấu hiểu và nhìn nhận vẻ đẹp tâm hồn của họ hơn là kỳ thị ngoại hình. Chắc chắn rằng một người có đạo đức, phẩm cách và tâm hồn đẹp thì sẽ được mọi người kính trọng và yêu quý hơn cả.

Tuy vậy, đến ngày hôm nay chúng ta cũng cần có những nhìn nhận rõ hơn về vấn đề "cái nết" và "cái đẹp", thực tế "cái đẹp" trong thời hiện đại không chỉ đơn thuần là vẻ bề ngoài mà nó là từ bao hàm cả hai vẻ đẹp đó là vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp ngoại hình. Chúng ta cần cố gắng chăm chút và dung hòa cả hai vẻ đẹp ấy, đừng nhất bên trọng, nhất bên khinh, bởi lẽ dù là vẻ đẹp nào cũng đều giúp ích cho cuộc sống của chúng ta rất nhiều. Con người phải luôn biết nỗ lực phấn đấu thay đổi bản thân, vẻ đẹp tâm hồn thì cải thiện bằng việc học tập, giáo dục, nhận thức về đúng sai phải trái. Còn vẻ đẹp ngoại hình chúng ta cũng có thể cải thiện bằng nhiều cách khác nhau, chớ nên đổ lỗi cho số phận, mà phải tìm cách khắc phục nhược điểm của bản thân để trở nên đẹp hơn, hoàn thiện cả về chất lẫn lượng. Bạn có một ngoại hình không cần xuất sắc, nhưng chỉn chu thì đã ghi điểm và tạo thiện cảm hơn là một người lôi thôi, ì ạch không chịu chăm chút cho bản thân, bởi đó chính là biểu hiện cho một tâm hồn lười biếng, lười vận động và thay đổi, đó chính là cái xấu đang tồn tại trong tâm hồn của họ. Thay đổi để tốt hơn, luôn là một quan niệm đúng đắn dù bạn ở thời đại nào.

Đối với lứa tuổi học sinh, đẹp nết, đẹp người biểu hiện ở việc các bạn chăm lo học hành, tư dưỡng đạo đức, đối xử chân thành với thầy cô, bạn bè, hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Tác phong nhanh nhẹn, đồng phục ngay ngắn khi đến trường, hành trang đi học tươm tất gọn gàng, khuôn mặt lúc nào cũng sáng láng, tỉnh táo luôn vui vẻ, hòa đồng. Đẹp cả về tâm hồn lẫn ngoại hình là một cái đẹp hoàn mỹ và tuyệt vời mà mỗi con người đều có thể phấn đấu và đạt được nếu thực sự nghiêm túc và cố gắng.

https://thuthuat.taimienphi.vn/binh-luan-cau-tuc-ngu-cai-net-danh-chet-cai-dep-46168n.aspx
"Cái nết đánh chết cái đẹp" là một câu tục ngữ có ý nghĩa sâu sắc, phản ánh mối quan hệ ràng buộc, biện chứng giữa vẻ đẹp nội tâm và ngoại hình của một con người. Trên tất cả thì cuối cùng nội tâm vẫn đóng vai trò cốt lõi quyết định và làm nên vẻ đẹp ngoại hình, cần chăm chút và chú ý đến nội tâm hơn cả, tuy nhiên cũng phải cố gắng hoàn thiện cả ngoại hình để trở thành một bông hoa vừa thơm vừa đẹp.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoshimya Ichigo
8 tháng 4 2020 lúc 9:00

đây là giải thích câu cái nết đánh chết cái đẹp

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Toản Naiive
Xem chi tiết
Duong Thi Nhuong
20 tháng 12 2016 lúc 22:18

1. Câu tục ngữ khuyên con người ta dù phải rơi vào thiếu thốn đến cùng cực thì hãy luôn giữ tấm lòng mình được thanh sạch, không bị những thứ xấu dụ dỗ, không bị những điều không nên lôi kéo vào. Bởi rằng nó sẽ tạo thành thói quen, thành một con đường không tốt về sau mà mọi người cứ mặc định bước vào.

Khi chúng ta giữ được sự trong sáng của tâm hồn thì cuộc sống thiếu thốn vật chất nhưng niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn vẫn luôn hiện hiển trong đôi mắt thánh thiện ấy.

2. Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống nhục” nêu lên một quan niệm sống rất đẹp. “Chết trong” là chết mà vẫn giữ được thanh danh, giữ được sự trong sáng của tâm hổn, giữ trọn được khí tiết. “Sống nhục” là sống nhục nhã, hèn hạ, phản bội, đầu hàng, bán rẻ lương tâm cho ‘quỷ dữ’, làm điều ô uế, để lại tiếng nhơ, bị người đời khinh bỉ. Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống nhục” mãi mãi là bài học làm người vô giá. Các chiến sĩ yêu nước, các anh hùng liệt sĩ xưa nay đều nêu cao khí tiết hiên ngang, bất khuất trước quân thù: “uy vũ bất năng khuất”.

Bình luận (0)
Đời về cơ bản là buồn......
25 tháng 9 2017 lúc 17:54

Trong cuộc sống hiện tại cũng như thời xưa, vẻ đẹp bên ngoài là vốn quý, là niềm tự hào của mỗi con người. Song phẩm chất bên trong còn quý giá hơn nhiều. Trong kho tàng tục ngữ, cao dao Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện điều đó. Và một tiêu biểu, điển hình, phổ biến nhất đó chính là câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu tục ngữ có hai vế, đối rất chỉnh. tác giả dân gian đã mượn những thứ gần gũi, thiết thực với đời thường để biểu lộ những tư tưởng, quan điểm của những người dân lao động. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “đói” và “rét” để nói lên hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn của cuộc sống bấy giờ. “Sạch” và “thơm” là cách sống trung thực, không tham lam, biết giữ gìn phẩm chất trong sạch, không sa vào tội lỗi. Hai chữ “cho” có nghĩa là giữ lấy. Hai động từ đó là hai động từ quan trọng nhất trong bài, thể hiện hành động, thói quen, những biểu lộ của người dân lao động. Phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách đó chính là bài học của câu tục ngữ trên. Đó cũng chính là quan điểm sống của người dân lao động hoàn toàn trái nghịch với cách sống của giai cấp thống trị.
Thời phong kiến xưa, xã hội đầy rẫy những bất công, rối ren, giai cấp thống trị nghiệt ngã, bóc lột nhân dân ta dưới nhiều hình thức, coi thường, khinh rẻ những người dân lao động. Theo bản năng của con người, “con giun xéo lắm cũng quằn”, đến mức đường cùng thì tự nhiên phải biết chống lại bằng bất cứ hành động nào, có mấy ai nghĩ đến việc giữ gìn phẩm chất, thanh danh. Ấy vậy mà những người dân lao động, đối với họ điều đó là quan trọng nhất, là mục tiêu để hướng tới, là động lực thúc đẩy để sống. Dù có bần cùng, đói khổ đến đâu thì ý chí kiên cường của họ vẫn luôn chiến thắng, niềm tin của họ vẫn không bao giờ tàn lui. Từ xa xưa, nước ta vốn dĩ là một nước gắn liền với đồng ruộng, nhân dân ta lam lũ cùng nắng mưa, giai cấp thống thị vẫn vắt kiệt sức của họ bởi những sưu thuế nặng nề, chính sách áp bức đến tận xương tuỷ. Trong hoàn cảnh như vậy, con người mà không có lập trường thì rất dễ bị nhơ bẩn về đạo đức. Những người dân lao động chỉ biết dựa vào nhau, thốt nên lời những kinh nghiệm của cuộc sống để khuyên nhủ nhau sống sao cho khỏi hổ thẹn với trời đất, sao cho khỏi cắn rứt lương tâm, danh dự, ám ảnh bới những tội lỗi xấu xa mà mình đã gây ra.
Nói kết lại, đối với người lao động thời xưa, vật chất không có gì, họ chỉ biết sống dựa vào ý chí, niềm tin, sự nỗ lực, phấn đấu. Nhờ vào những yếu tố đó mà họ đã vượt lên được số phận, biết sống vui vẻ, lạc quan, yêu đời, không một sự bóc lột nào có thể tước đi được tinh thần, lý trí của họ. Điều đó đã được đúc kết qua quá trình lao động sản xuất, cô đọng được qua từng suy nghĩ của mỗi con người. Quan niệm sống ấy thật cao đẹp, nó không chỉ là kinh nghiệm mà nó còn là lời dạy dỗ, khuyên răn, chỉ bảo, áp dụng cho tất cả mọi người.

Bình luận (0)
Phuong Truc
Xem chi tiết
Đỗ Việt Trung
9 tháng 11 2016 lúc 22:15

Nghĩa là:Thà chết một cách đoàng hoàng ,hiên ngang còn hơn sống nhục nhã đớn hèn (phải quỳ gối trước mặt người khác).

Bình luận (2)
Dương Thu Hiền
10 tháng 11 2016 lúc 11:00

Câu thành ngữ ' Chết đứng còn hơn sống quỳ ' nhằm nói nếu sống trong một cuộc đời vô vị, bị bắt quỳ gối hầu hạ cho bọn giặc thì thà chết trong vinh dự, trong hiên ngang mà không xấu hổ

Bình luận (0)
Nguyễn Mai Phương
10 tháng 11 2016 lúc 12:59

thà chết còn hơn là phải sống trong một cuộc sống đau khổ mak ko có tự do

Bình luận (0)
Ma Gặp Phải Chào
Xem chi tiết
Trần Quang Hưng
21 tháng 12 2016 lúc 19:53

có nghĩa là chết trong sự trọn vẹn về tinh thần,nhân phẩm,địa vị vẫn còn hơn việc cứ sống dai,sống bám,...cái nhục-->chết còn tránh đi dc những sự mất mát về danh dự

Bình luận (0)
Hoàng Hà Trang
21 tháng 12 2016 lúc 19:55

âu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống đục” nêu lên một quan niệm sống rất đẹp. “Chết trong” là chết mà vẫn giữ được thanh danh, giữ được sự trong sáng của tâm hổn, giữ trọn được khí tiết. “Sống đục” là sống nhục nhã, hèn hạ, phản bội, đầu hàng, bán rẻ lương tâm cho ‘quỷ dữ’, làm điều ô uế, để lại tiếng nhơ, bị người đời khinh bỉ. Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống dục” cùng với câu: “Chết vinh còn hơn sống nhục” mãi mãi là bài học làm người vô giá. Các chiến sĩ yêu nước, các anh hùng liệt sĩ xưa nay đều nêu cao khí tiết hiên ngang, bất khuất trước quân thù: “uy vũ bất năng khuất”.

Học tốt !Ma Gặp Phải Chào

Bình luận (5)