Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Vi Vui Vẻ
Xem chi tiết
LINH ĐAN SO KUTE
29 tháng 1 2017 lúc 20:40

e ơi !

cái này lên 24h nhé e !

trên đây chỉ giải toán thuj nha !

chúc e có 1 bài văn hoàn chỉnh !

Thiên Sứ Mặt Trăng
29 tháng 1 2017 lúc 20:46

chúc cậu có bài văn hoàn chỉnh

Phan Thùy Linh #$%
Xem chi tiết
Violet_Star
4 tháng 2 2019 lúc 8:46

Bố em đi xem pháo hoa .

Mẹ em đi làm .

Anh em đi học thêm

Chị em đi chăm em bé nhà ngta

Còn em ở nhà.....................!

Linh
4 tháng 2 2019 lúc 10:01

tối nay là giao thừa . bố và em trai em đi xem pháo hoa. mẹ thì ngồi xem táo quân . em cùng chị bày bánh kẹo , sắp xếp mâm ngũ quả . tuy bận rộn nhung ai cũng vui.

Hồ Triệu Đô
Xem chi tiết

Bài làm

Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, dù đi làm ăn xa mấy cũng cố gắng về sum họp với gia đình mấy ngày Tết. Và đêm giao thừa là một trong những giờ phút quan trọng mà mỗi thành viên trong gia đình mong chờ. Cũng chính bởi lý do đó, trước giao thừa, mọi người thường chuẩn bị đón Tết rất kỹ để có được một cái Tết thật vui vẻ và đầm ấm. Khoảng 20 tháng chạp, các gia đình đã đi xem đào, quất, nhà nào cũng rất cẩn thận để chọn cho được một cây đào, một cây quất thật đẹp, có nhiều lộc hay một bình hoa thuỷ tiên mang về nhà chơi mấy ngày Tết. Điều quan trọng nhất đối với mỗi gia đình là phải có một mâm cỗ cúng đêm giao thừa thật đầy đủ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Và bánh chưng là một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng. Bởi thế ngay từ 23 tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị mua lá dong, lạt về gói bánh chưng. Và tới khoảng 25, 26 Tết bắt đầu tiến hành gói bánh. Cảm xúc được cùng cả nhà chuẩn bị gói bánh chưng đối với mỗi người cũng thật khác nhau, có người nhớ cảm giác khi còn nhỏ được tự gói riêng cho mình một cái bánh chưng bé, có người lại nhớ cảm giác được cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh, chờ tới khi bánh chín, vớt ra, nhìn những chiếc bánh vuông vức với màu xanh mướt của lá thật thú vị … Có nhà ngoài nấu bánh chưng, vẫn quen nếp xưa: mua thịt lợn về gói giò. Và trong mâm cỗ cúng trời đất ngoài gà (nhà ai không cúng gà thì thay bằng chân giò lợn), rượu, bánh chưng, xôi gấc, còn có gạo, muối. Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả. Chiều 30 Tết cả nhà thường quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Đây là một phong tục tốt đẹp từ xưa đến nay của người Việt. Các thành viên trong nhà, dù đi làm xa cũng cố gắng có mặt trong bữa cơm tất niên bởi đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong một năm. Cũng bởi thế mà có người đã từng chia sẻ cảm xúc về bữa cơm tất niên như thế này: “Tết đến, được trở về ngôi nhà thân yêu, cùng ăn bữa cơm chiều 30 với cả nhà, tôi cảm thấy sung sướng vô bờ… sung sướng nào hơn được sống giữa tình thương yêu, đùm bọc của những người mà mình hằng yêu quí”. Quả thực người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa nên khoảnh khắc trước và sau giao thừa đối với mỗi người thật quan trọng và khó quên. Bữa cơm tất niên còn là thời gian tất cả mỗi thành viên trong gia đình ngồi ôn lại những gì đã và chưa làm được trong một năm. Những điều tốt sẽ được tiếp tục phát huy, còn những điều chưa tốt sẽ đựợc khắc phục trong năm tới. Tới khoảng 10 giờ tối, mâm cỗ cúng bắt đầu được sửa soạn để đúng đến thời khắc 12 giờ đêm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một thành viên trong gia đình, thường là đàn ông – người trụ cột của gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên, trời đất cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho cả gia đình một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, con cái trong nhà học hành giỏi giang, nghe lời ông bà cha mẹ. Chờ cho tới khi hết hương cũng là lúc những giây phút đầu tiên của năm mới tới, cả nhà cùng nâng chén rượu, dù có ai không uống được rượu nhưng cũng cố gắng nhấp môi để cùng chúc các thành viên trong gia đình một năm mới tràng đầy hạnh phúc và may mắn. Một nét đẹp nữa của người Việt sau thời khắc giao thừa là cả nhà cùng quây quần bên nhau để nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước. Thông thường nhà nào có ba thế hệ cùng chung sống thì con cháu thường chúc ông bà sống lâu trăm tuổi. Ông bà, cha mẹ lì xì cho các con, các cháu, mong các con hay ăn chống lớn và sống có ích cho xã hội. Thời xưa, trẻ con thường được lì xì bằng tiền màu đỏ cho may mắn. Thời nay, người lớn thường để tiền lì xì cho trẻ con vào những phong bao màu đỏ in nhiều hình rất ngộ nghĩnh. Người Việt có thói quen lên chùa xin lộc, cầu may sau những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Những cành lộc khi đêm về thường được cho vào lọ cắm để trên bàn thờ, mong cho mọi may mắn sẽ tới với gia đình trong một năm. Bên cạnh đó mọi người còn có tục lệ xin chữ của ông đồ về treo trong nhà, thường mọi người thường hay xin chữ: Phúc , Lộc , Thọ… mong cho may mắn sẽ tới với gia đình trong năm mới. Những người hàng xóm thường qua nhà nhau chúc Tết ngay sau giao thừa, mọi người cùng chúc nhau đón một năm mới với tất cả sự may mắn và hạnh phúc. Xưa, khi Tết đến nhà nhà được đốt pháo, giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua tiếng pháo nổ đì đùng, thời nay giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua những chùm pháo hoa sáng trên bầu trời với đủ màu sắc. Với những người ngoại quốc, được đón Tết ở Việt Nam là cả một niềm hạnh phúc và thú vị, đặc biệt hơn khi họ đón giao thừa, được cảm nhận hương vị ấm cúng của Tết Việt. Bởi không phải ở đâu giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới lại được đón nhận trong không khí ấm áp và nồng nhiệt như ở Việt Nam. Có những người ngoại quốc dù chỉ đón giao thừa một lần ở Việt Nam thì cảm xúc đêm giao thừa dường như vẫn còn nguyên vẹn trong họ: đầm ấm và hạnh phúc khó tả.

# Chúc bạn học tốt #

Ú
11 tháng 2 2019 lúc 21:45

Khi những nụ hoa đào chớm nở và vườn quất nặng trĩu qủa cũng là lúc báo hiệu một mùa xuân tới. Xuân về, trăm hoa khoe sắc, cảnh vật, con người dường như cũng hoà vào sức xuân, tất cả đều bừng lên một sức sống mãnh liệt. Và thời khắc giao thừa – tiễn một năm cũ, đón chào một năm mới bao giờ cũng đem lại cho mỗi người những cảm xúc thật khó tả.

Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, dù đi làm ăn xa mấy cũng cố gắng về sum họp với gia đình mấy ngày

Tết. Và đêm giao thừa là một trong những giờ phút quan trọng mà mỗi thành viên trong gia đình mong chờ. Cũng chính bởi lý do đó, trước giao thừa, mọi người thường chuẩn bị đón Tết rất kỹ để có được một cái Tết thật vui vẻ và đầm ấm.

Khoảng 20 tháng chạp, các gia đình đã đi xem đào, quất, nhà nào cũng rất cẩn thận để chọn cho được một cây đào, một cây quất thật đẹp, có nhiều lộc hay một bình hoa thuỷ tiên mang về nhà chơi mấy ngày Tết.

Điều quan trọng nhất đối với mỗi gia đình là phải có một mâm cỗ cúng đêm giao thừa thật đầy đủ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Và bánh chưng là một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.

Bởi thế ngay từ 23 tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị mua lá dong, lạt về gói bánh chưng. Và tới khoảng 25, 26 Tết bắt đầu tiến hành gói bánh. Cảm xúc được cùng cả nhà chuẩn bị gói bánh chưng đối với mỗi người cũng thật khác nhau, có người nhớ cảm giác khi còn nhỏ được tự gói riêng cho mình một cái bánh chưng bé, có người lại nhớ cảm giác được cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh, chờ tới khi bánh chín, vớt ra, nhìn những chiếc bánh vuông vức với màu xanh mướt của lá thật thú vị … Có nhà ngoài nấu bánh chưng, vẫn quen nếp xưa: mua thịt lợn về gói giò. Và trong mâm cỗ cúng trời đất ngoài gà (nhà ai không cúng gà thì thay bằng chân giò lợn), rượu, bánh chưng, xôi gấc, còn có gạo, muối.

Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả. Chiều 30 Tết cả nhà thường quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Đây là một phong tục tốt đẹp từ xưa đến nay của người Việt.

Các thành viên trong nhà, dù đi làm xa cũng cố gắng có mặt trong bữa cơm tất niên bởi đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong một năm. Cũng bởi thế mà có người đã từng chia sẻ cảm xúc về bữa cơm tất niên như thế này: “Tết đến, được trở về ngôi nhà thân yêu, cùng ăn bữa cơm chiều 30 với cả nhà, tôi cảm thấy sung sướng vô bờ… sung sướng nào hơn được sống giữa tình thương yêu, đùm bọc của những người mà mình hằng yêu quí”.

Quả thực người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa nên khoảnh khắc trước và sau giao thừa đối với mỗi người thật quan trọng và khó quên. Bữa cơm tất niên còn là thời gian tất cả mỗi thành viên trong gia đình ngồi ôn lại những gì đã và chưa làm được trong một năm. Những điều tốt sẽ được tiếp tục phát huy, còn những điều chưa tốt sẽ đựợc khắc phục trong năm tới.

Tới khoảng 10 giờ tối, mâm cỗ cúng bắt đầu được sửa soạn để đúng đến thời khắc 12 giờ đêm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một thành viên trong gia đình, thường là đàn ông – người trụ cột của gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên, trời đất cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho cả gia đình một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, con cái trong nhà học hành giỏi giang, nghe lời ông bà cha mẹ. Chờ cho tới khi hết hương cũng là lúc những giây phút đầu tiên của năm mới tới, cả nhà cùng nâng chén rượu, dù có ai không uống được rượu nhưng cũng cố gắng nhấp môi để cùng chúc các thành viên trong gia đình một năm mới tràng đầy hạnh phúc và may mắn.

Một nét đẹp nữa của người Việt sau thời khắc giao thừa là cả nhà cùng quây quần bên nhau để nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước.

Thông thường nhà nào có ba thế hệ cùng chung sống thì con cháu thường chúc ông bà sống lâu trăm tuổi.

Ông bà, cha mẹ lì xì cho các con, các cháu, mong các con hay ăn chống lớn và sống có ích cho xã hội.

Thời xưa, trẻ con thường được lì xì bằng tiền màu đỏ cho may mắn. Thời nay, người lớn thường để tiền lì xì cho trẻ con vào những phong bao màu đỏ in nhiều hình rất ngộ nghĩnh.

Người Việt có thói quen lên chùa xin lộc, cầu may sau những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Những cành lộc khi đêm về thường được cho vào lọ cắm để trên bàn thờ, mong cho mọi may mắn sẽ tới với gia đình trong một năm. Bên cạnh đó mọi người còn có tục lệ xin chữ của ông đồ về treo trong nhà, thường mọi người thường hay xin chữ: Phúc , Lộc , Thọ… mong cho may mắn sẽ tới với gia đình trong năm mới.

Những người hàng xóm thường qua nhà nhau chúc Tết ngay sau giao thừa, mọi người cùng chúc nhau đón một năm mới với tất cả sự may mắn và hạnh phúc. Xưa, khi Tết đến nhà nhà được đốt pháo, giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua tiếng pháo nổ đì đùng, thời nay giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua những chùm pháo hoa sáng trên bầu trời với đủ màu sắc. Với những người ngoại quốc, được đón Tết ở Việt Nam là cả một niềm hạnh phúc và thú vị, đặc biệt hơn khi họ đón giao thừa, được cảm nhận hương vị ấm cúng của Tết Việt.

 

Bởi không phải ở đâu giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới lại được đón nhận trong không khí ấm áp và nồng nhiệt như ở Việt Nam. Có những người ngoại quốc dù chỉ đón giao thừa một lần ở Việt Nam thì cảm xúc đêm giao thừa dường như vẫn còn nguyên vẹn trong họ: đầm ấm và hạnh phúc khó tả.

Dù là ai, làm gì, ở đâu, vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người cũng mong được có mặt ở nhà để được cùng nâng chén rượu chúc sức khoẻ ông bà, cha mẹ, được nhận từ ông bà cha mẹ tiền lì xì đầu năm cùng lời chúc mừng năm mới – một năm tràng đầy hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

Phan Thùy Linh #$%
Xem chi tiết
✿ℑøɣçɛ︵❣
2 tháng 2 2019 lúc 21:51

Giao thừa chính là giây phút kỳ diệu, thời khắc quan trọng nhất của một năm. Nó chính là giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.Chính vì vậy, mọi người luôn coi giao thừa là một khoảnh khắc vô cùng trọng đại những giờ mà người thân yêu trong gia đình sum vầy quây quần bên nhau chúc cho nhau một năm mới mạnh khỏe, an lành, hạnh phúc.

Khi tiếng chuông nhà thờ điểm 12 giờ báo hiệu năm cũ đã hết và những phút giây đầu tiên của năm mới đang gõ cửa tiếng pháo hoa nổ lên ở những nóc nhà xung quanh, tiếng vỗ tay hò reo của trẻ con hàng xóm.

Trong tiết trời mưa xuân lất phất bay, ông nội em thì lẩm nhẩm xít xoa cúng tổ tiên, còn ba mẹ em thì đang xúng xinh chuẩn bị bao lì xì để lát nữa đây khi gia đình quây quần bên mâm cơm gia đình ba mẹ sẽ đem ra mừng tuổi ông bà và lì xì cho tụi em nữa.

Sau màn bắn pháo hoa là những lời chúc tết của chủ tịch nước, rồi những bài hát mừng đảng mừng xuân thi nhau vang lên thông qua hệ thống phát thanh của xã. Gia đình em quây quần bên nhau. Mẹ em hạ mâm cỗ cúng gia tiên trong đó có mâm xôi đỗ và con gà trống còn nguyên miệng ngậm hoa hồng đỏ xuống, rồi dùng kéo cắt chia nhỏ thành từng miếng vừa miệng.

Cả gia đình em sum vầy bên nhau mỗi người ăn nắm xôi nhỏ và miếng thịt gà để lấy lộc. Ba em bắt đầu giây phút mà em mong chờ nhất đó chính là mừng tuổi. Trước tiên ba mừng tuổi ông bà nội mong cho ông bà sang năm mạnh khỏe, sống lâu cùng con cháu, cùng cả gia đình đón thêm nhiều giao thừa nữa. Rồi tới lượt anh em em, ban chúc chúng em học giỏi, mạnh khỏe, giúp đỡ bố mẹ nhiều việc nhà hơn.

Em cầm bao lì xì của ba lòng tràn đầy phấn khởi, tò mò không biết năm nay ba lì xì cho mình bao nhiêu.

Sau đó, cả gia đình em rủ nhau lên chùa để mừng tuổi sư thầy, chả là bà nội em rất thích đi chùa nên năm nào sau khi cả gia đình quây quần chúc tết bên nhau bà đều động viên cả nhà lên chùa hái lộc cầu may. Nghe lời bà nội nên cả nhà em cùng nhau đi bộ lên chùa vì chùa cũng không xa nhà em lắm.

Em để ý năm nào cũng vậy, cứ giao thừa xong là thời tiết đều có mưa xuân nho nhỏ, bay lất phất trong không trung làm cho không khí mùa xuân vô cùng đặc biệt. Trên những cành cây những chiếc lá non mơn mởn đang phơi phới trong gió xuân thể hiện sức sống vô cùng mãnh liệt của mình.

Những nụ đào trong vườn nhà cũng nở bung mình trong không khí mùa xuân lộng lẫy, kiêu sa. Trên thân cây đào những chùm đèn nháy đủ màu sắc được quấn quanh cành cây làm tăng thêm sự tươi vui đẹp mắt.

Mẹ em thường bảo rằng, giao thừa là vô cùng quan trọng trong một năm khi cả gia đình được ở bên nhau trong thời khắc này thì cả năm mới sẽ luôn vui vẻ, sum vầy không bao giờ lìa xa.

Giao thừa chính là những giờ phút tuyệt vời thiêng liêng nhất trong năm, do đó những người thân thương dành khoảnh khắc này để ở bên cạnh gia đình của mình cùng nhau chia sẻ giây phút lịch sử quan trọng của mùa xuân của đất trời giao thoa làm một.

Bn rút gọn nhé

Rồi tự lm phần b

Mk buồn ngủ quá nên off ko lm đc

Mong bn thông cảm

nguyễn thị khánh huyền
3 tháng 2 2019 lúc 7:15

Chỉ còn vài ngày nữa là đến tết rồi . Tết thì nhà nào chẳng có hoa đào ,mai và quất.  Như hoa đào có màu giống như một bông hồng nhung.Hoa mai vàng rực rỡ như đang tỏa ánh nắng cho nhà em. Qủa quất thì to chỉ bằng nắm tay của em. Màu của quất như màu của quả cam. Đi ra đường em thấy có rất nhiều hoa đào , mai và quất rất dẹp

                    k cho mình nha ,cảm ơn .

chúc gia đình bạn tết vui vẻ hạnh phúc nhiều tiên mừng tuổi

Phan Thùy Linh #$%
3 tháng 2 2019 lúc 19:07

cá bạn nhớ làm cả phần a và phần b 

nguyễn tiến thành
Xem chi tiết
Lihnn_xj
7 tháng 2 2022 lúc 10:11

Bạn tham khảo bài này:

Nguồn: Hoidap247

Vào ngày nghỉ cuối tuần, gia đình em mỗi người đều có những hoạt động thú vị. Sau một tuần làm việc và học tập vất cả, cả em và bố mẹ đều háo hức chờ ngày cuối tuần. Sáng sớm, bố mẹ đã thức dậy ăn sáng và tập thể dục. EM từ chăn ấm chui ra đã thấy bố mẹ cùng đánh cầu lông. Còn em thì mau chóng ăn sáng và xin phép bố mẹ đến công viên cắm trại với các bạn mình. Cuộc đi chơi vui vẻ vô cùng. Đến chiều em về nhà, thì thấy bố đang tỉa cây cảnh còn mẹ thì đang chuẩn bị thức ăn chiều. Mấy cây xanh được bố tỉa tót từng chút nên cây nào cây ấy xanh ngắt một màu. Tỉa cây xong, bố lại cùng vào bếp với mẹ. Bố và mẹ trò chuyện về tuần qua, về những dự định tương lai. Còn em, em mau chóng đi quét sân, sân sạch sẽ, em tắm rửa, lấy sách đọc và chờ món lẩu thơm ngon của bố mẹ. Khi chuẩn bị lẩu xong, gia đình em quây quần bên nhau, hơi ấm từ nồi lẩu làm xua tan cái lạnh ngày đông và ngày cuối tuần thật ý nghĩa, hạnh phúc! 

Câu kể Ai làm gì: Còn em, em mau chóng đi quét sân, sân sạch sẽ, em tắm rửa, lấy sách đọc và chờ món lẩu thơm ngon của bố mẹ. 

CN1: Em

VN1: mau chóng đi quét sân, sân sạch sẽ

CN2: Em

VN2: 

tắm rửa, lấy sách đọc và chờ món lẩu thơm ngon của bố mẹ. 

Hoặc có thể là câu:

Sáng sớm, bố mẹ đã thức dậy ăn sáng và tập thể dục

CN: Bố mẹ

VN: đã thức dậy ăn sáng và tập thể dục

Có nhiều câu kể Ai làm gì nhé!!

Phạm Trọng Đạt
25 tháng 12 2022 lúc 22:03

Bạn tham khảo bài này: Nguồn: Hoidap247 Vào ngày nghỉ cuối tuần, gia đình em mỗi người đều có những hoạt động thú vị. Sau một tuần làm việc và học tập vất cả, cả em và bố mẹ đều háo hức chờ ngày cuối tuần. Sáng sớm, bố mẹ đã thức dậy ăn sáng và tập thể dục. EM từ chăn ấm chui ra đã thấy bố mẹ cùng đánh cầu lông. Còn em thì mau chóng ăn sáng và xin phép bố mẹ đến công viên cắm trại với các bạn mình. Cuộc đi chơi vui vẻ vô cùng. Đến chiều em về nhà, thì thấy bố đang tỉa cây cảnh còn mẹ thì đang chuẩn bị thức ăn chiều. Mấy cây xanh được bố tỉa tót từng chút nên cây nào cây ấy xanh ngắt một màu. Tỉa cây xong, bố lại cùng vào bếp với mẹ. Bố và mẹ trò chuyện về tuần qua, về những dự định tương lai. Còn em, em mau chóng đi quét sân, sân sạch sẽ, em tắm rửa, lấy sách đọc và chờ món lẩu thơm ngon của bố mẹ. Khi chuẩn bị lẩu xong, gia đình em quây quần bên nhau, hơi ấm từ nồi lẩu làm xua tan cái lạnh ngày đông và ngày cuối tuần thật ý nghĩa, hạnh phúc! Câu kể Ai làm gì: Còn em, em mau chóng đi quét sân, sân sạch sẽ, em tắm rửa, lấy sách đọc và chờ món lẩu thơm ngon của bố mẹ. CN1: Em VN1: mau chóng đi quét sân, sân sạch sẽ CN2: Em VN2: tắm rửa, lấy sách đọc và chờ món lẩu thơm ngon của bố mẹ. Hoặc có thể là câu: Sáng sớm, bố mẹ đã thức dậy ăn sáng và tập thể dục CN: Bố mẹ VN: đã thức dậy ăn sáng và tập thể dục Có nhiều câu kể Ai làm gì nhé!!

nguyễn tiến thành
Xem chi tiết
Ánh Nhật
7 tháng 2 2022 lúc 10:09

Vào mỗi ngày chủ nhật, gia đình em đều ở nhà và quây quần bên nhau. Mẹ em dậy từ sáng sớm và chuẩn bị bữa sáng cho gia đình.Bố em thì đọc báo và nghe đài. Em thì học bài và phụ giúp mẹ làm việc nhà.Vì một tuần chỉ có một ngày chủ nhật nên em rất quý trọng nó.

Mẫn Nhi
7 tháng 2 2022 lúc 10:12

Tham khảo :

icon

Vào ngày nghỉ cuối tuần, gia đình em mỗi người đều có những hoạt động thú vị. Sau một tuần làm việc và học tập vất cả, cả em và bố mẹ đều háo hức chờ ngày cuối tuần. Sáng sớm, bố mẹ đã thức dậy ăn sáng và tập thể dục. EM từ chăn ấm chui ra đã thấy bố mẹ cùng đánh cầu lông. Còn em thì mau chóng ăn sáng và xin phép bố mẹ đến công viên cắm trại với các bạn mình. Cuộc đi chơi vui vẻ vô cùng. Đến chiều em về nhà, thì thấy bố đang tỉa cây cảnh còn mẹ thì đang chuẩn bị thức ăn chiều. Mấy cây xanh được bố tỉa tót từng chút nên cây nào cây ấy xanh ngắt một màu. Tỉa cây xong, bố lại cùng vào bếp với mẹ. Bố và mẹ trò chuyện về tuần qua, về những dự định tương lai. Còn em, em mau chóng đi quét sân, sân sạch sẽ, em tắm rửa, lấy sách đọc và chờ món lẩu thơm ngon của bố mẹ. Khi chuẩn bị lẩu xong, gia đình em quây quần bên nhau, hơi ấm từ nồi lẩu làm xua tan cái lạnh ngày đông và ngày cuối tuần thật ý nghĩa, hạnh phúc! 

Nguyễn Ngọc Hà My
7 tháng 2 2022 lúc 10:49

Vào ngày nghỉ cuối tuần, gia đình em mỗi người đều có những hoạt động thú vị. Sau một tuần làm việc và học tập vất cả, cả em và bố mẹ đều háo hức chờ ngày cuối tuần. Sáng sớm, bố mẹ đã thức dậy ăn sáng và tập thể dục. Em của em từ chăn ấm chui ra đã thấy bố mẹ cùng đánh cầu lông. Còn em thì mau chóng ăn sáng và xin phép bố mẹ đến công viên cắm trại với các bạn mình. Cuộc đi chơi vui vẻ vô cùng.  Bố và mẹ trò chuyện về tuần qua, về những dự định tương lai. Mẹ em còn nấu 1 nồi lẩu to đùng để cả nhà thưởng thức.  Khi chuẩn bị lẩu xong, gia đình em quây quần bên nhau, hơi ấm từ nồi lẩu làm xua tan cái lạnh ngày đông và ngày cuối tuần thật ý nghĩa, hạnh phúc! 

  
Nguyễn Tạ Thiên Kim
Xem chi tiết
王一博
6 tháng 4 2020 lúc 15:00

Trong xã hội, mỗi công dân đều phải có ý thức trách nhiệm với bản thân mình, với gia đình và xã hội, vì thế bản thân mỗi người cần phải suy nghĩ và hành động có trách nhiệm trong mọi tình huống đúng với các qui định của gia đình và xã hội đề ra. Học sinh thấy được trách nhiệm của thanh niên học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước là tích cực học tập, rèn luyện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người công dân. Thực hiện nghiêm túc các nội qui của trường, lớp và những chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xác định trách nhiệm của mình trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội, tích cực đấu tranh với các biểu hiện sai trái có thể dẫn đến tệ nạn xã hội trong học sinh. Ý thức trách nhiệm là yếu tố không thể thiếu để xây dựng nên một gia đình hạnh phúc, một xã hội dân chủ và văn minh, phát triển bền vững. Một xã hội muốn phát triển đi lên thì mỗi người phải có nghĩa vụ thực hiện và phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm của bản thân.

Học tốt!!!

#Bo

Khách vãng lai đã xóa
Kim Anh
Xem chi tiết
Trần Thị Như Quỳnh 6/4
22 tháng 1 2022 lúc 14:54

TK

Tet, also known as Lunar new year festival, is the biggest traditional festival in Viet Nam. Tet is usually from the end of January to early February. Before Tet, Vietnamese prepare many things for the three main days. They clean their house and decorate with flowers such as kumquat tree or peach blossom. A huge amount of food will be bought before Tet for making traditional dishes. Banh Chung, Banh Tet, Gio cha, Xoi and Mut, and candies are the foods that must have on Tet holidays. During Tet, people visit their relatives’ homes and give wishes. However, the Vietnamese believe that the first visitor a family receives in the year determines their fortune for the entire year, people never enter any house on the first day without being invited first. Another custom is giving lucky money, which is put into a red envelope as a symbol of luck and wish for a new age. Traditionally, elders will give lucky money to children and the oldest people in the family. However, nowadays, people can give it to anyone including friends, parents, neighbors. Besides, Vietnamese usually go to pagodas or temples to pray for health, wealth, success. To Vietnamese, Tet is the happiest time of all year around, members in a family can gather together, which is a meaningful messages of Lunar New year festival. All in all, Tet is all about back to origins, be good to others, enjoy the precious moment, and wish for the best to come.

Chanh Xanh
22 tháng 1 2022 lúc 14:54

TK

Traditional Tet is one of the most important festivals of Vietnam. Just like in Western countries that follow Christianity, Christmas is a sacred and important holiday, so is the traditional New Year's Day. Traditional New Year's Day is called Lunar New Year or Lunar New Year, and is considered the most important moment of a year. The time starts on the 1st day of the 1st lunar month of the new year. The Lunar New Year usually falls between the end of January and the middle of February of a calendar year. Normally in Vietnam, every occasion to prepare for the Lunar New Year, everyone, whether working or going to school, has a holiday schedule. Normally, the time off is from one working week or more (for employees) and two to three days before December 30. To prepare for the important Tet holiday of this year, every family often buys a lot of new things, cleans the house, prepares a tray of rice to worship ancestors. And yet, on the traditional New Year's Day, there is also a custom to visit the elderly, family members, friends and neighbors every time Tet comes. At that time, homeowners or adults will give lucky money to children and elders with wishes at the beginning of the new year of peace, prosperity, and everything as desired. This is not only a custom but also a cultural beauty of the Vietnamese people, to show concern and hope for a full and peaceful life for everyone.

zero
22 tháng 1 2022 lúc 14:59

tham khảo

Tet is a national and family festival. It is an occasion for every Vietnamese to have a good time while thinking about the last year and the next year. At Tet, spring fairs are organized, streets and public buildings are brightly decorated and almost all shops are crowded with people shopping for Tet. At home, every is tidied, special food is cooked, offerings of food, fresh water, flowers and betel are made on the family altar with burning joss- sticks scenting the air. First-footing is made when the lucky visitor comes and children are given lucky money wrapped in a red tiny envelope. Tet is also a time for peace and love. During Tet, children often behave well and friends, relatives and neighbors give each other best wishes for the new year.

Nguyễn Tạ Thiên Kim
Xem chi tiết
Phạm Thị Hồng Hạnh
8 tháng 4 2020 lúc 11:09

Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi công dân, cần giúp đỡ những người đang trong hoàn cảnh hiểm nguy, khó khăn.

Đó là một hành động và nghĩa cử cao đẹp của người thương binh. Từ đó, gợi cho em suy nghĩ về cách sống đẹp: không so đo tính toán thiệt hơn quyền lợi với người mình vừa giúp đỡ. Sống hòa thuận, đoàn kết như anh em một nhà với mọi người xung quanh

Khách vãng lai đã xóa
-..-
10 tháng 4 2020 lúc 9:15

bạn tham khảo bài trên của bạn kia nha

hok tốt

Khách vãng lai đã xóa
văn dũng
11 tháng 4 2020 lúc 16:59

Trong xã hội, mỗi công dân đều phải có ý thức trách nhiệm với bản thân mình, với gia đình và xã hội, vì thế bản thân mỗi người cần phải suy nghĩ và hành động có trách nhiệm trong mọi tình huống đúng với các qui định của gia đình và xã hội đề ra. Học sinh thấy được trách nhiệm của thanh niên học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước là tích cực học tập, rèn luyện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người công dân. Thực hiện nghiêm túc các nội qui của trường, lớp và những chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xác định trách nhiệm của mình trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội, tích cực đấu tranh với các biểu hiện sai trái có thể dẫn đến tệ nạn xã hội trong học sinh. Ý thức trách nhiệm là yếu tố không thể thiếu để xây dựng nên một gia đình hạnh phúc, một xã hội dân chủ và văn minh, phát triển bền vững. Một xã hội muốn phát triển đi lên thì mỗi người phải có nghĩa vụ thực hiện và phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm của bản thân.

Khách vãng lai đã xóa