Viết một đoạn văn ngắn nêu lên tâm trạng của em trên con đường tới trường trong buổi khai trường vào lớp một (trong đoạn văn có sử dụng các từ láy diễn tả tâm trạng)
Mình là thành viên mới,mong mọi người giúp đỡ
Viết một đoạn văn ngắn từ 5->7 câu tả một người bạn của em,trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 câu trần thuật đơn có từ là. Nêu tác dụng của câu trần thuật đơn có từ là trong đoạn văn.
Tham khảo nha em:
Toàn là người bạn thân của em . Bạn có dáng người cao . Khuôn mặt bạn tròn . Làn da bạn hơi đen do hoạt động ngoài trời nhiều . Đôi mắt bạn đen , tròn , lấp lánh như sao sa . Vầng trán cao , rộng , chứng tỏ bạn là 1 người rất thông minh . Toàn rất vui tính và hiền lành với mọi người . Bạn là 1 thành viên ưu tú của lớp . Em rất yêu quý bạn ấy .
=> Dùng để giới thiệu
Huyền là bạn thân nhất của tôi . Bạn Huyền cùng lớp với tôi từ những ngày ở mầm non . Huyền cao lớn hơn tôi nhiều . Huyền có nước da trắng hồng , khuôn mặt xinh xinh . Năm nào Huyền cũng đạt được danh hiệu học sinh xuất sắc của lớp . Các bạn trong lớp ai cũng quý mến Huyền .
viết một đoạn văn ngắn khoảng 4 câu có sử dụng từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ kể về tâm trạng của em trong ngày khai trường đầu tiên.
Bà ngoại dẫn tôi đi trên con đường làng quen thuộc. Sao mà thân thương đến thế. Ngày khai trường đầu tiên là ngày mà tôi bắt đầu cần những dụng cụ để học tập: bút thước, sách vở... Tôi mặc bộ quần áo đồng phục của nhà trường để đến trường.Ngày khai trường là ngày ý nghĩa nhất trong cuộc đời đi học của tôi. Dù mai này có nhiều ngày khai trường vu hơn nhưng tôi sẽ không quên ngày khai trường đầu tiên này.
mik ko viết đúng đề xory nha!
sáng hôm nay cũng như buổi sáng mọi ngày, khi những chú gà trống cất cao giọng gáy, không khí trong nhà em rôn ràng. tất bật hẳn lên!
bố em lo dắt chiếc xe máy cũ kĩ ra ngoài; mẹ thì lo sửa soạn trang điểm lại đôi chút chuẩn bị đi làm; còn em là người tất bật nhất, vội vàng đánh răng rửa mặt để kịp giờ đi học.
cau :bố em lo dắt chiếc xe máy cũ kĩ ra ngoài; mẹ thì lo sửa soạn trang điểm lại đôi chút chuẩn bị đi làm; còn em là người tất bật nhất, vội vàng đánh răng rửa mặt để kịp giờ đi học
"Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày..."
Ôi! Quê hương tôi đẹp biết bao - Thành phố Huế nó chính là nơi tôi sinh ra và lớn lên. Ở đó, có con sông Hương uốn quanh nép mình dưới chân núi Ngự Bình như cái yên ngựa nổi bật trên dòng sông Hương, cần mẫn mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng. Huế còn nổi tiếng với các món ăn đặc sắc vốn có của mình. Huế còn là thành phố đấu tranh kiên cường, đấu tranh bất khuất. Huế đã đi vào mọi người dân Việt Nam nói riêng và người ngoài nói chung... Huế còn là thành phố anh hùng....
xin lỗi rất nhiều nha! hì hì
1. Viết một đoạn văn từ năm đến bảy câu tả một người bạn của em, trong đoạn văn có ít nhất 1 câu trần thuật có từ là. Nêu tác dụng của câu trần thuật đơn có từ là trong đoạn văn.
2. Viết một đoạn văn từ năm đến bảy câu tả cảnh trường em, trong đó có sử dụng ít nhất là một câu tồn tại.
1. Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) tả về người bạn của em, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu trần thuật đơn. (ghi rõ câu trần thuật đơn)
Nhung là một người bạn thân của tôi, phải nói như thế vì tôi không có nhiều bạn và bạn ấy cũng vậy. Nhung hầu như chỉ chơi thân với tôi bởi có lẽ tôi là người chịu được cái tính ít nói của cô, còn cô bạn ấy thì nhất quyết là người duy nhất chịu được cái tính nói liên hồi của tôi. Thật thú vị là tôi và Nhung không chỉ khác nhau về tính cách mà còn khác nhau cả về hình dáng bên ngoài. Trái với cái vẻ còm nhom như xác ve của tôi là một thân hình béo tròn, đầy đặn trông rất dễ thương của Nhung. Nhung có đôi mắt to và nâu, một màu nâu hạt dẻ xinh đẹp, khuôn mặt tròn trắng trẻo thường hồng lên mỗi khi bị tôi trêu chọc. Cặp lông mày sâu róm khi tức giận lại nhăn lên trông thật ngộ. Đặc biệt, bạn hay mỉm cười khi nghe tôi nói chuyện nên tôi chưa bao giờ có cảm giác mình đang độc thoại cả.
- Câu trần thuật đơn có từ là:
+ Nhung là một người bạn thân của tôi, phải nói như thế vì tôi không có nhiều bạn và bạn ấy cũng vậy
+ Thật thú vị là tôi và Nhung không chỉ khác nhau về tính cách mà còn khác nhau cả về hình dáng bên ngoài
- Câu trần thuật đơn không có từ là:
+ Trái với cái vẻ còm nhom như xác ve của tôi là một thân hình béo tròn, đầy đặn trông rất dễ thương của Nhung
+ Cặp lông mày sâu róm khi tức giận lại nhăn lên trông thật ngộ
+ Đặc biệt, bạn hay mỉm cười khi nghe tôi nói chuyện nên tôi chưa bao giờ có cảm giác mình đang độc thoại cả.
2 . Trường em là ngôi trường nhỏ nằm trong làng. Nơi đây chính là nơi em đang học, tiếp thu rất nhiều kiến thức từ bạn bè và thầy cô. Xung quanh trường em có rất nhiều cảnh đẹp. Những cây bàng như những cái ô xanh khổng lồ che mát cho chúng em vui chơi. Dưới gốc cây, vàng tươi những hoa lạc nhỏ bé. Thấp thoáng, đỏ rực lửa những chùm hoa phượng đỏ làm sáng rực cả bầu trời. Sân trường là nơi mà chúng em vui chơi sau những giờ học căng thẳng. Nổi bật nhất là màu hồng nhạt dãy phòng học của chúng em. Nơi đây có tiếng dịu dàng, thanh thoát của những thầy cô và tiếng đọc bài của những học sinh. Em rất yêu ngôi trường của em - nơi em đã gắn bó suốt những năm học qua.
viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) có sử dụng câu trần thuật đơn có từ ''là''để nêu cảm nghĩ của em trong khổ thơ sau :
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng .
help me and fast plss, i need that now ! :((
THAM KHẢO
Cháu nằm trên lúa
câu trần thuật đơn có từ là : Ân giữ yên bờ cõi, thì chú Lượm là một thiếu niên anh hùng của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Pháp
Tham khảo nha em:
Đoạn thơ thể hiện tâm trạng xúc động, nỗi đau xót nghẹn ngào của tác giả khi nghe tin Lượm hi sinh.Hình ảnh Lượmn nằm yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương với hương thơm lúa non thanh khiết bao phủ. Hình ảnh Lượm hi sinh mà tay nắm chặt bông gợi cho ta biết bao cảm xúc. Lượm là một cậu bé còn nhỏ tuổi, cánh tay ấy như đang muốn níu kéo sự sống.Cảnh tượng cánh đồng lúa thơm mùi sữa là một cảnh tượng có thật nhưng đem đến cho ta liên tưởng : Lượm như đang nằm trong vành nôi của người mẹ, của vùng đất mẹ thân yêu. Dòng sữa mẹ đã nuôi dưỡng em thành người chiến sĩ nhỏ và đến khi phải lìa xa cuộc sống thì em vẫn muốn là một em bé, muốn trở về cõi vĩnh hằng trong sự ngọt ngào của mùi hương sữa mẹ.Nếu như ở trên tác giả gọi Lượm là “ đồng chí”thì ở đây tác giả lại gọi là : “ cháu”.Sự thay đổi cách xưng hô cho thấy sự thay đổi về mặt tình cảm. Tác giả lại trở về với tình cảm chú cháu thân thiết và đó cũng là cách để trả Lượm về với tuổi thơ của mình.Nếu cánh đồng là sự hưũ hình thì “ hồn bay” lại là sự vô hình bất tử. Điều này làm cho cái chết của Lượm trở thành bất tử. Linh hồn trong sáng bé bỏng của em đã hoá thân với thiên nhiên, với đất trời.Câu thơ kết thúc bằng dấu ba chấm biểu hiện những điều, những cảm xúc thiêng liêng không thể nói hết được.
Câu tt đơn có từ là: in đậm nghiêngViết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về cảnh sinh hoạt của người dân trên đảo Cô Tô.Trong đoạn văn có sử dụng câu trần thuật đơn.
Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.
Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.
Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.
Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô
Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.
Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.
Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.
Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô
Viết một đoạn văn ngắn tả một người bạn em, trong đoạn văn có ít nhất một câu trần thuật đơn có từ là. Nêu tác dụng của câu trần đơn có từ là trong đoạn văn.
Nam là cậu bạn thân nhất của tôi thời cấp ba. Cậu bạn thường xuyên tập luyện thể thao nên chân tay luôn săn chắc, dáng người khỏe mạnh. Đôi mắt luôn sáng lấp lánh toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh. Mái tóc cắt gọn gàng ôm lấy gương mặt hơi bầu bĩnh của bạn. Trong học tập bạn được mệnh danh là “thần đồng Toán học” vì bạn học rất giỏi môn này và thường xuyên giúp các bạn trong lớp. Ngoài việc học Nam thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể. Bạn là chân sút cừ trong đội bóng của trường. Em rất vui và hãnh diện vì có người bạn tốt như Nam.
Viết một đoạn văn khoảng 4 câu có sử dụng từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ kể về tâm trạng của em trong ngày khai trường đầu tiên. Liệt kê theo từng những từ ghép đã sử dụng
" Đêm nay mẹ ko ngủ đc. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con." Có người nhận xét: Sự liên kết giữa hai câu trên hình như ko chặt chẽ, vậy mà chúng vẫn đc đặt cạnh nhau trong văn bản Cổng trường mở ra. Em hãy giải thích tại sao
Câu 1:
Ngày mai là ngày khai trường đầu tiên của tôi. Tôi rất háo hức và chuẩn bị rất nhiều thứ cho ngày mai: nào là sách vở, viết chì, gôm, thước kẻ..v.v và cứ ngó qua ngó lại xem dụng cụ học tập cho ngày mai đã đủ chưa. Đêm hôm ấy, tôi đâu ngủ được, cứ háo hức vì ngày mai mà. Không biết mình đã đem đủ dụng cụ chưa ta? Mai phải dậy sớm, nếu không trễ giờ thì không hay đâu.
In đậm là từ ghép đẳng lậpIn nghiêng là từ ghép chính phụ.______________________________________________
Câu 2:
Thực ra, không hẳn là hai câu văn trên không có mối liên hệ nào với nhau dù một câu nói về mẹ, một câu nói về con. Đứng cạnh nhau, chúng đã có thể gợi ra: câu sau là nguyên nhân của của câu trước. Nhưng để có thể hiểu về mối quan hệ giữa hai câu một cách rõ ràng, chúng phải được đặt trong sự liên kết với câu tiếp theo: "Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng,...".
Câu 2:
Hai câu đó nếu tách rời ra khỏi các câu khác trong văn bản thì có vẻ như rời rạc (câu 1 nói về mẹ câu 2 nói về con) nhưng đoạn văn không chỉ có 2 câu đấy mà còn có cả câu thứ 3 đứng tiếp sau, kết nối 2 câu trên thành 1 thể thống nhất làm cho toàn đoạn văn liên kết chặn chẽ với nhau
Câu 1:
Ngày khai trường bước vào lớp một là ngày để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong em. Hôm đó là một ngày trời thu trong xanh, em mặc quần áo mới, tay cầm lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Trên khuôn mặt của bạn nào cũng rạng rỡ nụ cười và không dấu nổi sự hồi hộp có chút lo lắng và nhút nhát khi bắt đầu đến trường. Ngày khai trường đầu tiên với bao nhiêu cảm xúc và kỉ niệm đẹp. Em vẫn luôn luôn nhớ ngày hôm đó.
Từ ghép: khai trường, dấu ấn, sâu đậm, trong xanh, quần áo, cờ đỏ sao vàng, phấp phới, khuôn mặt, rạng rỡ, nụ cười, hồi hộp, nhút nhát, lo lắng, cảm xúc, kỉ niệm
1,Viết một đoạn văn khoảng 4 câu có sử dụng từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ kể về tâm trạng của em trong ngày khai trường đầu tiên. Liệt kê theo từng những từ ghép đã sử dụng
2," Đêm nay mẹ ko ngủ đc. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con." Có người nhận xét: Sự liên kết giữa hai câu trên hình như ko chặt chẽ, vậy mà chúng vẫn đc đặt cạnh nhau trong văn bản Cổng trường mở ra. Em hãy giải thích tại sao
1.
Câu hỏi của Nguyễn Thu Ngà - Văn Sử Địa lớp 7 | Học trực tuyến
Mình làm ở đây đó.
2.
Hai câu văn này không có mối liên hệ nào với nhau nhưng chúng đc đặt cạnh nhau vì chúng đã có thể gợi ra câu sau là nguyên nhân của câu trước.
câu 1 là tùy cách làm của mỗi người.
2/tuy hai câu trên có sự liên kết ko chặc chẽ cho lắm như bạn đã nói,câu đầu tiên nói về mẹ,câu thứ hai nói về con không có gì dính dán, nhưng khi đọc tiếp ta có câu'mẹ đưa con đến trường,cầm tay con dắt qua cánh cổng...'câu này có vẻ đều liên quan đến hai mẹ con, mấu chốt là đây câu thứ ba chính là cầu nốii về nội dung của hai câu trước đó vì vậy tuy hai câu đã cho không có liên kết với nhau nhưng vẫn được đặt gần nhau.