Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
trịnh minh anh
Xem chi tiết
Giang Hương
26 tháng 8 2021 lúc 9:49

-Tác giả xây dựng nhân vật "cô bé bán diêm" có đặc điểm : số phận, hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp , có ước mơ về một mái ấm .

-Giá trị nhân đạo của tác phẩm qua hình tượng của cô bé : phê phán sự vô tâm lạnh nhạt của người qua đường và sự bốc lột hành hạ của người cha 

Sa sa
Xem chi tiết
MinMin
6 tháng 10 2021 lúc 6:41

Tham khảo:

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

Hương Giang
Xem chi tiết
Linh Phương
14 tháng 10 2016 lúc 20:04

Chúng ta càng trân trọng những ước mơ đó của em bao nhiêu lại càng đau đớn bấy nhiêu trước cái chết vô cùng thương tâm của em. Dẫu tác giả có tả em bé chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng, đôi môi đang mỉm cười, thì nỗi đau trong ta vẫn không thuyên giảm, mà thậm chí cứ nhắm mắt lại thì hình ảnh ấy lại càng day dứt ta hơn.

Hình ảnh cô bé bán diêm mãi mãi để lại trong lòng bao người đọc trên khắp thế gian này, niềm đau thương vô hạn, như luôn nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Và đó cũng chính là tấm lòng nhân hậu tràn đầy của An-đec-xen.

 

Thảo Phương
14 tháng 10 2016 lúc 20:44

A.    MỞ BÀI

Giới thiệu truyện Cô bé bán diêm và cảm nghĩ chung của em về cảnh ngộ và cái chết của cô bé.

(Gợi ý: Có thể nêu các cảm nghĩ:

-    Thương cảm, xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, trước cái chết của cô bé.

-    Suy nghĩ về tình cảm giữa những lớp người, giữa những cá nhân với các số phận khác nhau trong xã hội: cần có sự thương cảm, có hành vi giúp đỡ, quan tâm đến nhau).

B.    THÂN BÀI

- Thương cảm, ái ngại trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé và sự phẫn nộ trước thái độ thờ ơ của mọi người trong truyện.

-  Lược thuật ngắn gọn cái chết của em (chú ý các chi tiết quan trọng: em chết nhưng đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, em chết giữa những bao diêm, ở xó tường, bên ngoài là tuyết phủ mặt đất…)

-    Nêu và phân tích tình cảm của em trước cái chết đó: xót xa, nghẹn ngào vì em bé đã chết. Xúc động, thương em bé có những ước mơ bình thường mà không đạt được.

-    Từ cái chết của em bé bán diêm nghĩ đến cuộc sông của biết bao em bé nghèo khổ, bao gia đình không đu miếng ăn, không có quần áo mặc. Từ đó nghĩ đến trách nhiệm của mọi người đối với những người nghèo khổ khác.

C. KẾT BÀI

-    Khẳng định một lần nữa tình cảm nhân vật mà truyện gợi lên trong lòng người đọc.

-    Nêu rõ trách nhiệm và tình thương của mọi người đối với số phận và cuộc đời những em bé bán diêm, bán báo, nhặt vỏ chai… thời nay.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 5 2018 lúc 14:40

Chọn đáp án: D

18_ Võ Nhân Trí Minh
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 10 2021 lúc 11:03

Em tham khảo:

    Nhân vật cô bé bán diêm trong truyện cổ tích "Cô bé bán diêm" của An-đéc-xen  là một cô bé để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Cô là một cô bé có tuổi thơ đầy bất hạnh. Từ nhỏ cô đã mồ côi mẹ và bà, phải sống trong sự ghẻ lạnh của cha. Cha chưa bao giờ yêu thương, quan tâm, chăm sóc cô cả. Hai cha con cô phải sống trên căn gác xép tồi tàn. cửa sổ hỏng hết phải nhét giẻ vào nhưng vẫn không bớt đi cái lạnh. Mặc dù chỉ là một cô bé nhỏ nhắn nhưng cô lại không được đi học mà phải đi bán diêm kiếm tiền phụ cha. Đêm 30 tết  cô không dám trở về nhà vì không bán được bao diêm nào nên sợ cha đánh mắng. Vì quá rét buốt nên cô đã đốt những que diêm lên để sưởi ấm. Qua những lần đốt diêm ta thấy những ảo ảnh hiện ra. Phải chăng đó chính là những gì à cô bé đang khát khao muốn có được. Lần đốt diêm thứ 4 cô bé đã gặp lại người bà kính yêu. Vì muốn đi theo bà lên thiên đàng nên cô bé đã quẹt que diêm lần thứ 5. Vâng, đúng như ước muốn của cô, bà cũng xuất hiện và mang cô bé đi theo bà. Sáng sớm hôm sau người ta thấy cô bé chết cóng trên đường bên cạnh những que diêm. Chao ôi! Thế là cô gái ấy đã từ giã cõi trần gian đau khổ mà đến với một thế giới tốt đẹp hơn. Có lẽ đó chính là một cái kết có hậu dành cho cô bé tội nghiệp. 

LIÊN
Xem chi tiết
Lục Hà Vy
26 tháng 9 2016 lúc 20:10

giọng của cô bé bán diêm ấm áp, nhẹ nhàng nhưng toát lên được vẻ đau khổ. Nên nhập tâm vào lời ns của nhân vật này. Ns lên khát khao ước mơ của cô bé bán diêm

mk k piết đúng k nữa ?

chúc bạn học tốt hihilimdim

Nguyễn Trần Thành Đạt
25 tháng 9 2016 lúc 10:11

Giọng đọc âm áp, toát lên sự nhẹ nhàng theo văn bản.

Linh Phương
26 tháng 9 2016 lúc 17:55

Đọc với giọng chậm, cảm thông 

Chúc bạn học tốt!

ánh nguyễn
Xem chi tiết
lạc lạc
15 tháng 10 2021 lúc 21:02

tham khảo

Các mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm (thấy lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) lần lượt diễn ra thật hợp lý, hợp với những điều khát khao của em: được sưởi ấm, được ăn ngon, được đi chơi, được thương yêu, chấm dứt mọi lo lắng buồn khổ.

Trang chủ Văn Mẫu Lớp 8

PHÂN TÍCH TRUYỆN NGẮN CÔ BÉ BÁN DIÊM

Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm để thấy rõ cách tác giả phê phán cái xã hội thờ ơ, thiếu tình người ra sao.

Đề bài: Phân tích truyện ngắn "Cô bé bán diêm" của An-đéc-xen.

Để làm được đề tài này thì Đọc tài liệu xin lưu ý với các em một số vấn đề sau:

NỘI DUNG CẦN LƯU Ý KHI PHÂN TÍCH TRUYỆN NGẮN CÔ BÉ BÁN DIÊM 

1. Nội dung chính của truyện ngắn

Ba phần:

Phần một: “Rét dữ dội, tuyết rơi”… lúc này đôi bàn tay đã cứng đờ ra.

Phần hai: “Chà! Giá quẹt một que diêm…” Họ đã về chầu Thượng đế.

Phần bạ: “Sáng hôm sau…” những niềm vui đầu năm.

Phần hai chia làm 5 đoạn:

- Quẹt que diêm thứ nhất: Em tưởng chừng như đang ngồi trước lò sưởi bằng sắt… tỏa ra hơi nóng dịu dàng.

- Quẹt que diêm thứ hai: Bàn ăn đã dọn và có cả một con ngỗng quay.

- Quẹt que diêm thứ ba: Em thấy hiện ra một cây thông Nô-en với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi.

- Quẹt que diêm thứ tư: Em nhìn thấy rõ ràng là bà em đang mỉm cười với em.

- Quẹt tất cả những que diêm còn lại: Em thấy hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi…

2. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm

- Hoàn cảnh: Gia đình nghèo, mẹ mất, người cha nghèo đói và tàn nhẫn, em phải bán diêm đổ kiếm sống, nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em đánh em.

- Thời gian và không gian: Em đi lang thang trên đường trong đêm giao thừa, giữa trời đông giá rét. Bông tuyết bám đầy trên mái tóc dài xõa thành lừng búp trên lưng em. Nó hoàn toàn tương phản với cảnh no đủ ấm cúng của mọi người: cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phòng sực nức mùi ngỗng quay.

 

3. Những mộng tưởng của Cô bé bán diêm

- Các mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm (thấy lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) lần lượt diễn ra thật hợp lý, hợp với những điều khát khao của em: được sưởi ấm, được ăn ngon, được đi chơi, được thương yêu, chấm dứt mọi lo lắng buồn khổ

  

-> Những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm đều liên tưởng tới cái thực tiễn mà em mong muốn một cách chân thực nhất.

Duy Khang Lê
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
13 tháng 2 2023 lúc 9:59

Em sẽ làm bạn với học cùng chia sẻ những vui buồn, động viên họ vượt qua thiếu thốn về tình cảm trong cuộc sống. 

Sarine Zhuang
Xem chi tiết