Những câu hỏi liên quan
Lưu Ngọc Hải
Xem chi tiết
βetα™
10 tháng 4 2019 lúc 18:27

. Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả:
-Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
-Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
-Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
II. Các dạng văn miêu tả ở lớp 6
ở tiểu học, các em đã làm quen với văn bản miêu tả,lớp 6 học nâng cao hơn nên đòi hỏi các em có kĩ năng miêu tả tinh tế trong từng dạng bài. Cụ thể như sau:
1. Tả cảnh
* Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.
* Yêu cầu tả cảnh:
-Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?
-Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
-Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
* Bố cục bài văn tả cảnh:
-Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
-Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo mộtthứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp
sau:
+ Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại)
-Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó

còn lai bn tự lm nha

Lưu Ngọc Hải
Xem chi tiết
☠✔AFK✪Kaito Kid✔☠
Xem chi tiết
Cần_Người_Để_Nhớ
17 tháng 2 2019 lúc 7:11

mik k hiểu câu hỏi cho lắm

✿ℑøɣçɛ︵❣
17 tháng 2 2019 lúc 7:33

Mắt sáng:giúp ta quan sát vật miêu tả tốt

Tay nhanh chữ đẹp:Nếu như thầy cô cho viết speed

Có sự cảm thụ tốt vs vật đó

Bài làm

- Khái niệm văn miêu tả: Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.

- Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả:

Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.

- Đặc điểm và yêu cầu của văn miêu tả:

– Văn miêu tả là loại văn mang tính thông báo thẩm mĩ. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới mẻ, cái riêng trong cách quan sát, cách cảm nhận của người viết.
– Trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn với cái chân thật.
– Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh.
– Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.

# Chúc bạn học tốt #

The magic
Xem chi tiết
༄NguyễnTrungNghĩa༄༂
2 tháng 3 2018 lúc 21:06

Văn hà @_@ Mik kém zăn bạn ới !!!

Ahwi
2 tháng 3 2018 lúc 21:06

Hok tốt nha

Thuyền chúng tôi xuôi hướng Cà Mau, một vùng sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, bủa giăng chi chít như mạng nhện. Không hiểu sao ở đây lúc nào đất trời, sông nước và không gian xung quanh cũng chỉ đơn điệu một màu xanh. Cùng lắm thì có thêm gió biển. Thứ gió mà ai ở đây lâu ngày cũng có thể cảm thấy vị mặn trong hơi gió. 
 

Công Chúa Mắt Tím
2 tháng 3 2018 lúc 21:06

Thuyền chúng tôi xuôi hướng Cà Mau, một vùng sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, bủa giăng chi chít như mạng nhện. Không hiểu sao ở đây lúc nào đất trời, sông nước và không gian xung quanh cũng chỉ đơn điệu một màu xanh. Cùng lắm thì có thêm gió biển. Thứ gió mà ai ở đây lâu ngày cũng có thể cảm thấy vị mặn trong hơi gió. 

Nguyen Le Minh Ngoc
Xem chi tiết
Robecto Kinamoken
17 tháng 2 2019 lúc 15:46

a) Dế Choắt

b) +Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

+cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng,hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo ghi lê

+Đôi càng bè bè,nặng nề

+Râu ria gì cụt có một mẩu và mặt mũi thì ngẩn ngẩn ngơ ngơ

Emily
Xem chi tiết
Bùi Tiến Dũng
20 tháng 2 2019 lúc 18:14

a) cây tre giúp người   nghe hiểu về cây tre

b) măng,bẹ măng, 

c) cho dù cây hay người đêu có mẹ là người sinh ra

Emily
20 tháng 2 2019 lúc 18:18

bạn trả lời rõ cho mk đc ko ạ

Cô nàng xinh đẹp
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Huyền
18 tháng 2 2019 lúc 20:00

 Đề tài: Phương pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cảnh cho

học sinh lớp 6.

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀI. Lý do chọn đề tài nghiên cứu.

             Đối tượng học sinh ở bậc Trung học cơ sở rất hồn nhiên trong trắng như vùng đất phù sa màu mỡ phì nhiêu. Giáo viên cùng toàn xã hội phải có trách nhiệm  gieo trồng những hạt giống tốt để thu hoạch hoa thơm trái ngọt về cả tri thức và đạo đức. Với môn Ngữ văn thì hạt giống tốt về kiến thức văn học không chỉ riêng nội dung ý nghĩa sâu sắc từ mỗi bài học hay một khái niệm Tiếng Việt nào đó mà học sinh cần  phải có được những kỹ năng tốt để làm một bài văn một cách thành thạo. Mặt khác văn học từ lâu đã là một bộ môn khoa học xã hội khiến nhiều học sinh ngại học, ngại viết. Vậy đối với giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 6 ngoài việc cung cấp nội dung bài dạy theo hướng dẫn của sách giáo khoa, sách giáo viên, chúng tôi còn phải rất quan tâm đến phương pháp rèn kỹ năng hành văn cho học sinh.

            Việc rèn kỹ năng làm văn miêu tả cảnh này trước hết rất thiết thực cho phần làm văn miêu tả cảnh và góp phần nâng cao chất lượng bộ môn cho học sinh. Đặc biệt việc rèn kỹ năng làm văn miêu tả cảnh cho học sinh theo tôi còn là việc tháo gỡ những vướng mắc, xoá đi mặc cảm ngại học văn của một số học sinh. Từ đó xây dựng và phát triển tình yêu với môn văn học trong nhà trường cho học sinh. Giúp các em có được tình yêu với những cảnh vật bình thường như: dòng sông, cánh đồng, mái trường rộng hơn là tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn các em học sinh. Muốn làm được điều đó học sinh nhất thiết phải có một phương pháp, kĩ năng trong việc làm một bài văn miêu tả cụ thể.

II. Mục đích nghiên cứu.

          Trên cơ sở áp dụng đề tài vào thực tiễn giảng dạy, học sinh sẽ biết cách làm một bài văn tả cảnh đúng yêu cầu đề ra, trong đó đảm bảo các yếu tố nội dung và diễn đạt. Cao hơn là học sinh có được niềm say mê môn học được xem là nghệ thuật của ngôn từ này. Một khi các em có được niềm say mê, hứng khởi với môn học thì hiệu quả, chất lượng giảng dạy bộ môn cũng sẽ được nâng lên.

III. Đối tượng nghiên cứu.

          Đối tượng nghiên cứu trước hết là áp dụng cho học sinh có học lực trung b́ình, khá của khối. Song người giáo viên cũng có thể vận dụng được kinh nghiệm  này ở góc độ hẹp hơn, sơ lược hơn cho đối tượng là học sinh lớp 6 đại trà vào những buổi phụ đạo. Mặt  khác, tôi còn có thể sử dụng kinh nghiệm này một cách tỉ mỉ, kiên trì cho đối tượng là những học sinh ngại học văn, chưa có tình cảm với thể loại văn miêu tả cảnh.

IV. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu.

    Đề tài được nghiên cứu ở phạm vi cấp trường về phương pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cảnh cho học sinh lớp 6.

V. Nhiệm vụ nghiên cứu:

   Từ những đối tượng đưa ra ở trên, giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn 6 sẽ phải thật linh hoạt trong việc rèn kỹ năng cho học sinh. Sau đây là những nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm này :

   + Giúp học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu của đề bài để xây dựng hướng làm bài .

   + Hướng dẫn học sinh cách tìm ý cho bài văn tả cảnh .

   + Rèn kỹ năng diễn đạt trong văn miêu tả cảnh cho học sinh .

   + Rèn kỹ năng dựng đoạn trong văn tả cảnh .

   + Luyện lời văn chuyển cảnh, liên kết đoạn cho bài văn tả cảnh.

   + Luyện viết mở bài và kết bài cho bài văn tả cảnh.

VI. Phương pháp nghiên cứu.

          Từ lí luận khoa học gắn liền với thực tiễn, kết hợp với nghiên cứu tài liệu, điều tra khảo sát để thu thập thông tin cần thiết cho việc hoàn thành đề tài.

VIIKế hoạch nghiên cứu.

 - Tháng 9 /2016 – 4/ 2017: đăng kí đề tài và trang bị lí luận.

 - Tháng 10/ 2016 đến tháng 3/2017: nghiên cứu đề tài và viết sáng kiến kinh nghiệm. 

 - Tháng 04/2017: hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm.

* Số liệu khảo sát đầu năm:

Lớp

Sĩ số

Điểm

Giỏi             (9-10)

Khá             (7-8)

Trung bình (5-6)

Yếu và Kém (0-4)

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

6B,C

68

6

9 %

15

22 %

30

44 %

17

25%

PHẦN II. NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN

 Văn học là một bộ môn nghệ thuật sáng tạo ngôn từ đầy giá trị. Có thể coi mỗi một tác phẩm văn học là một viên ngọc trong cuộc sống, nó bay bổng tạo nên những khúc nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ. Vậy làm thế nào cho học sinh mình cảm nhận được chất thơ của cuộc sống đời thường cũng như có thể sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật “bé con” giá trị ? Tôi nghĩ đó là một việc làm mà mọi giáo viên đang tìm cách đi nhẹ nhàng nhất và có hiệu quả nhất.

            Nhìn nhận vấn đề một cách cụ thể hơn chúng ta thấy: chương trình Ngữ văn lớp 6 so với chương trình tiểu học mà các em đã làm quen và có nhiều những khái niệm trừu tượng. Riêng làm văn, đòi hỏi các em phải có cách viết già dặn hơn, sinh động hơn và đặc biệt trong văn miêu tả cảnh phải có hình ảnh sống động, thuyết phục lòng người. điều đó không thể đi từ lý thuyết sang thực hành ngay được, bởi tư duy của lứa tuổi các em học sinh lớp 6 còn là tư duy cụ thể, chưa tiếp nhận ngay được những kiến thức trừu tượng. Cảm quan của các em còn thô sơ chưa có nhiều tính hình ảnh, sáng tạo nghệ thuật.

Chương II: CƠ SỞ THỰC TẾ.

           Thực sự mà nói thì các em đã quá quen với việc thực hành viết văn dạng văn bản mẫu và tái tạo văn bản tương tự mẫu ở cấp tiểu học. Cho nên việc sáng tạo một văn bản nghệ thuật đối với các em học sinh lớp 6 là việc làm vô cùng khó khăn và không có hứng thú. Hơn nữa sự say mê đọc tư liệu văn học của các em học sinh ( thời nay) quả là ít ỏi, hầu như là không có bởi những thông tin hiện đại: hoạt hình, truyện tranh, đặc biệt là những dịch vụ In-tơ-nét tràn lan cuốn hút lòng trẻ. Điều đó đương nhiên làm nghèo nàn vốn ngôn từ nghệ thuật quý giá của văn học trong mỗi học sinh.

          Từ những cơ sở trên tôi thiết nghĩ : quá trình rèn kỹ năng làm văn miêu tả cảnh cho học sinh lớp 6 là một việc làm thiết thực nên làm và làm một cách cặn kẽ để có hiệu qủa tốt nhất.

     Chương III:  GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Giải pháp thực hiện.

     Sau khi nghiên cứu vấn đề này bằng kinh nghiệm và năng lực của bản thân tôi xin đưa ra một số giải pháp sau đây:

 1. Trước nhất giáo viên cần giúp học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu của đề bài để xây dựng hướng làm bài.

  * Ví dụ:

    Với đề sau : “Em hãy miêu tả quê hương em vào một buổi chiều nắng đẹp”.

Giáo viên cho học sinh thấy: Trên đây là một đề bài dạng miêu tả cảnh tổng hợp. Vậy thế nào là cảnh tổng hợp?

 - Giáo viên chỉ rõ cho học sinh thấy ta xác định cảnh tổng hợp nhờ những từ ngữ nào?

 + Đề yêu cầu tả cảnh tổng hợp thường chứa những từ ngữ như: “một miền quê, quê hương em, cảnh vùng quê, hoặc cảnh nơi em ở.

 - Cảnh tổng hợp là như thế nào?

 + Là cảnh gồm nhiều cảnh nhỏ, cảnh lẻ. Những cảnh nhỏ, của quê hương hay miền quê thường là cảnh đồng, dòng sông, con đường làng, cây đa giếng nước sân đình, khu vườn nhà...sau đó giúp học sinh hình dung được cụ thể về cảnh miêu tả ở thời gian nào (mùa nào) ở không gian nào ( cảnh đó như thế nào) ... Việc xác định được đúng yêu cầu của đề như ở ví dụ trên sẽ giúp các em rất nhiều trong việc định hình được đối tượng miêu tả.

 2. Hướng dẫn cách tìm ý cho bài văn tả cảnh.

    Khi học sinh đã xác định đúng yêu cầu của đề, xác định chính xác đối tượng miêu tả nhưng chắc chắn chưa thể định hình được hướng đi cho bài viết. Để giúp học sinh định hình được hướng đi của bài viết văn miêu tả cảnh tôi đã hướng dẫn học sinh bước tìm ý cho bài văn tả cảnh :

     - Nhất thiết phải theo một trình tự: Tìm ý bao quát không gian của cảnh chung sẽ tả, sau đó cụ thể sẽ có những cảnh nào? Cảnh như thế nào?

     - Bao quát không gian cảnh được coi là một thao tác sơ thảo của bức tranh cảnh, rất quan trọng trong việc định hình tâm thế cũng như nhãn thế cho người thưởng thức bức tranh cảnh bằng ngôn từ. Vậy học sinh cần phải nắm được cách viết phần bao quát không gian cảnh như thế nào ? Thực tế tôi thấy học sinh thường viết một cách cộc lốc cụt ngủn, có khi chỉ viết được một, hai câu cho phần tả bao quát. Nên dù không phải lĩnh vực tự nhiên, nhưng tôi đã đưa ra theo ý như một công thức dễ nhớ cho học sinh :

      + Để tả bao quát cảnh, trước hết phải có câu xác định vị trí miêu tả khái quát. Thường là một vị trí cao hơn, xa cảnh trung tâm để có thể “chụp’ được toàn cảnh miêu tả vào nhãn quan của người quan sát một cách tương đối trọn vẹn.

      + Sau câu văn giúp người đọc biết được vị trí của người quan sát là những lời văn nhận xét, đánh giá khái quát đầy nghệ thuật về cảnh chung đó.

      - Cũng không quên lưu ý với học sinh rằng : Lời văn nhận xét, đánh giá khái quát đầy nghệ thuật là những lời văn sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ sao cho cảnh tả nổi lên sống động, tự nhiên, trong sáng,...sát hợp với yêu cầu của đề mà phần (1) đã xác định và mang tính biểu cảm của người quan sát cảnh.

* Một vài ví dụ cụ thể:

Ví dụ:

 Tả bao quát cảnh quê hương em vào một buổi sáng đẹp trời : “Đứng trên đầu đê, ngắm nhìn toàn cảnh làng quê, tôi như đang đắm mình trong sắc thu vàng của chốn quê hương thanh bình, trù phú.”

Hay một ví dụ khác về cảnh quê hương vào sáng mùa xuân : “Đứng giữa cánh đồng giang rộng cánh tay mà cảm nhận về làng quê. Ôi ! quê hương tôi đẹp như một nàng tiên đang mỉm cười trước nhân gian. Thật ấm áp, thanh bình đầy sức sống,...”

- Những ý cốt yếu nhất của một dàn bài văn miêu tả cảnh còn là cụ thể những cảnh nào? ( Nếu là đề tổng hợp thì cảnh sẽ chia thành nhiều cảnh đơn, nếu là đề tả cảnh đơn thì cảnh đơn sẽ có có những điểm nổi bật gì? Như thế nào?)

          Học sinh phần lớn thường sa vào kiểu gặp đâu nói đó và không hề xác định được rằng mình đang tả cảnh có mục đích làm nổi lên diện mạo như thế nào, có làm bật lên được tư tưởng chủ đề mà mình đã xác định được ở đầu bài yêu cầu không. Để khắc phục được tình trạng này tôi cho học sinh luyện kỹ năng xác định, lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của cảnh sẽ tả.

* Ví dụ:

 Cảnh khu vườn vào buổi sáng đẹp trời thì có những đặc điểm gì nổi bật?

- Đầu tiên giáo viên cho học sinh xác định chủ đề của cảnh sẽ dựng là một cảnh khu vườn tươi tốt, đầy hoa thơm trái ngọt, rất thanh bình, dân giã mà mang được vẻ trù phú của chốn quê hương yêu dấu, đặc biệt cảnh phải mang được dáng dấp của thời gian, không gian mà đề quy định ( có đặc trưng theo mùa). Sau đó giáo viên hướng cho học sinh tái hiện từng hình ảnh của khu vườn theo trí tưởng tượng nhưng phải sát với hiện thực.

“ Cảnh giàn thiên lý trước sân nhà ngào ngạt dậy hương buổi sớm, hình ảnh cây cau cạnh bể nước với những tàu lá già dang rộng, đọt lá non cao vút; hình ảnh vườn hoa đua sắc vàng thu cùng ong bướm; hình ảnh vườn rau tươi tốt cũng rất mang đặc trưng mùa thu: cải sen làm dưa đang lên ngồng đang trổ hoa vàng rực, những ngọn mồng tơi đang quăn mình leo lên bờ dậu để ra quả vắt mình trong nắng gió; tiếp đó là hình ảnh hàng cây ăn quả với những hương vị màu sắc riêng.

Ví dụ: thơm lừng những cḥùm ổi, nhãn sau nhà, những trái na mở mắt nhìn nắng mới, cây hồng trái chín như những chấm son trên nền trời trong veo...

- Với cách làm như trên tôi đã cho học sinh luyện tập tìm đặc điểm cho nhiều cảnh khác nhau với những thời gian, không gian đa dạng. Các em được luyện tập dưới hình thức: thi nhau tìm đặc điểm, giáo viên hệ thống và giúp các em chọn lựa những đặc điểm tiêu biểu nhất trong mỗi cảnh. Như thế sẽ tạo được hứng thú của học sinh với cảnh sẽ tả.

 3. Rèn kỹ năng diễn đạt cho học sinh trong văn miêu tả cảnh.

   - Tìm được đặc điểm tiêu biểu của cảnh sẽ tả đã là một bước quan trọng song chưa phải là đã tả cảnh. Miêu tả cảnh là dựng lại được cảnh một cách sống động, chân thực, nghệ thuật. Vậy những đặc điểm vừa tìm được ở trên sẽ diễn đạt như thế nào là một điều giáo viên chúng tôi rất quan tâm.

   - Thực tế là qua nhiều năm chấm bài văn miêu tả của học sinh tôi thấy đáng buồn một điều là vốn ngôn từ của các em rất nghèo nàn, diễn đạt lủng củng, thường xảy ra hiện tượng bí từ, dùng sai nghĩa từ, lặp từ, lặp ý ... như vậy để làm bài văn của học sinh diễn đạt trong sáng có sức hấp dẫn chúng tôi nghĩ rằng không có cách nào khác ngoài việc trau dồi ngôn từ nghệ thuật cho mỗi học sinh. Để học sinh tự giác làm điều này là một việc làm rất khó, mà nên để học sinh tự làm sau khi giáo viên đã tạo được trong lòng học sinh sự yêu thích ngôn từ nghệ thuật. Dựa vào tâm lý lứa tuổi, chúng tôi đã gieo luồng yêu thích này qua việc cung cấp và phân tích một số tư liệu được giáo viên chọn lọc kỹ càng trích trong các tác phẩm của các nhà văn.

   * Ví dụ: Đoạn trích miêu tả cảnh trong vườn dưới nắng chiều sau đây:

“... Chiều buông, ánh mặt trời trở nên vàng sậm hơn. Ánh chiều vàng trải lên cành lá, mái nhà một màu vàng ong mon đẹp lạ vườn cây nhà tôi cũng vậy.  Giàn bầu mậm xanh tươi, lá non màu xanh nhạt, lá già thì xanh thẫm. Ánh nắng chiều chiếu xuống giàn bầu, bí, cái cốt lá xanh ngắt lọc qua một lượt hắt một màu xanh ngọc bích xuống vườn. Nhãn, bưởi, mít và các loại cây khác nữa tất cả đều xanh um tùm, nom như chiếc ô khổng lồ. Đó là màu xanh no nắng, no gió và no thức nuôi cây. Vườn cây lao xao, gió thoảng đâu đây mùi hương quả chín , hương hoa ngọt lịm...”

    - Sau mỗi một vài đoạn văn như thế giáo viên phân tích những hình ảnh ngôn từ nghệ thuật sáng giá sao cho tạo được hứng khởi ở học sinh, kích thích các em thích tìm, viết những lời văn hay. Có lẽ rèn kỹ năng diễn đạt là một phương pháp đòi hỏi kỳ công nhất của người giáo viên, nó cần phải mất một quá trình có nhiều bước.

    - Sau khi tạo hướng thú cho học sinh qua cách tiếp xúc với các tư liệu chọn lọc, chúng tôi mới cho các em luyện tập diễn đạt bằng hình thức giáo viên đưa ra một loạt hình ảnh, yêu cầu học sinh dùng lời văn kết hợp biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, sử dụng những từ láy gợi hình gợi âm để tập diễn đạt.

    * Ví dụ :

     - Hình ảnh cánh đồng -> Cánh đồng rộng, dài xa tít, mơn mởn dang tay ôm lấy xóm làng như người mẹ trìu mến ôm con, chắt chiu những khổ cực của người nông dân.”

     -  Hình ảnh không gian đồng cỏ -> Dọc theo cánh đồng là đồi cỏ may cứng nhọn trải bạt ngàn như một tấm thảm bạc phếch nắng mưa. Những bông cỏ may rung rinh nhẹ nhàng trong gió chiều thu mát rượi như đang biểu diễn một điệu múa mềm mại nhịp nhàng. Mấy chú chim sẻ tha thẩn trong vùng cỏ may rộng tìm kiếm sâu bọ và đâu đây tiếng cuốc vọng vào thưa thớt rồi tắt hẳn trong không gian đồng quê mùa thu.

    -  Tiếng chim ngoài bãi -> Ngoài đê, ven ruộng ngô cánh bãi xanh um một màu lá mướt của ngô xen đỗ, xen cà. Lại có tiếng chim khác nó bay vút lên cao thả vào không trung nghe mát lành. Nó khoan thai, dìu dặt như ngón tay thon thả búng vào dây đàn thập lục, nẩy ra tiếng đồng, tiếng thép lúc đầu vang to sau nhỏ dần nhỏ dần rồi tắt lịm.

    - Giai đoạn luyện kỹ năng diễn đạt như thế này chúng tôi đặc biệt chú ý đến phép so sánh trong các câu văn. Có thể coi so sánh hay để tạo những nốt luyến cho những bản nhạc ngôn từ, những nét đậm của bức tranh ngôn ngữ. Chúng tôi đã hướng cho học sinh luyện tập cách dùng nhiều từ so sánh khác nhau sao cho thật đa dạng phong phú gợi cảm, tạo ấn tượng cho người đọc

  Ví dụ :

 -    Dòng sông quê em dưới đêm trăng mềm mại như một áng tóc trữ tình .

Không gian quê hương Y như một chiếc chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu .Những lá sen già khum khum chắng khác gì những chiếc thúng con đựng đầy ắp nắng chiều thu .Cây cối rì rào, lao xao gió nồm nam, lá cây lay động, lấp lánh tựa ngàn triệu con mắt lá răm sáng trưng nắng hè.Trăng về khuya cứ ngỡ là con thuyền đang trôi trên dòng sông Ngân.

           Cách này chúng tôi cũng cho học sinh luyện trong nhiều tiết học để trở thành thao tác thuần thục, nhuần nhuyễn, đồng thời cho học sinh kết hợp về tìm đọc tư liệu sao cho có những lời văn miêu tả sống động gợi cảm nhất.

 4. Rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn miêu tả cảnh.

     - Dựng đoạn văn chính là cách sắp xếp các lời văn diễn đạt sao cho hợp lý, logic, chặt chẽ, mạch lạc. Học sinh thường rất lúng túng không biết tả cảnh cụ thể là tả cảnh gì ? Tả như thế nào ? theo trình tự từ đâu ? ... Chúng thường làm vào kể lể, liệt kê cảnh một cách tràn lan, không trội lên được những đặc trưng của cảnh và càng không tạo được ấn tượng cho người đọc về cảnh. Vậy người giáo viên phải làm như thế nào để khắc phục khó khăn này ? Trước hết tôi hướng cho học sinh hình dung mỗi một cảnh nhỏ sẽ viết thành một đoạn văn trọn vẹn. Trong đoạn văn đó sẽ đi từ khái quát đến cụ thể. Bao giờ câu đầu đoạn  cũng là câu miêu tả khái quát cảnh đó.

      Ví dụ khái quát cảnh dòng sông: “Dưới chân em là dòng sông hiền hoà chảy như một tấm lụa trải dài xa tít.”

     - Sau câu tả khái quát là một loạt câu miêu tả cụ thể theo trình tự từ gần đến xa theo tầm mắt.

        Ví dụ: “Mùa này nước sông lưng chừng nước, nước sông trong xanh in bóng mây trời sâu thẳm. Mái chèo khuấy động, lăn rung rinh cả những cây tóc tiên dưới đáy. Trên mặt sông điểm xuyến những lá trúc vàng bé tẻo teo như những chiếc thuyền tí hon dập dềnh trên sóng nước bao la. Cá nước bơi từng đàn đen trũi, nhô lên hụp xuống như những người bơi ếch. Những con sóng lăn tăn như những con rắn vẩy vàng, vẩy bạc đang nô đùa. Sóng vỗ nhẹ hai bên bờ lóc bóc nghe thật vui tai. Trời chiều, trên sông có những con thuyền hối hả cập bến, chất đầy cau tươi xoài thơm từ các miền đất lạ mang về. Tiếng người lao xao trong tiếng hạ buồm cót két bên bờ sông quê...”

- Trong quá trình miêu tả tả cụ thể, giáo viên lưu ý cho học sinh trình tự miêu tả cho phù hợp với vị trí quan sát kết hợp lời văn so sánh, lời văn nhận xét, đánh giá và sự liên tưởng tưởng tượng phong phú, ý câu trước với câu sau logic với nhau tạo độ kết về mặt nghĩa, những câu đoạn cuối thường là những câu có ý nghĩa sâu sắc , làm đậm nét cho bức tranh thiên nhiên nên giáo viên hướng cho học sinh biết dành những lời văn trội hơn vào cuối đoạn.

Cứ  theo cách hướng dẫn như trên giáo viên cho học sinh luyện viết thành nhiều đoạn cho nhiều cảnh .

 5. Luyện lời văn chuyển cảnh, liên kết đoạn trong văn tả cảnh:

          Lời văn chuyển cảnh không nhiều nhưng có tác dụng rất lớn trong việc liên kết, liên hoàn mạch văn, nó đánh giá trình độ khéo léo của cây bút miêu tả cảnh. Giáo viên có thể “mách nhỏ” cho các em học sinh những thủ thuật chuyển cảnh sau đây:

      - Các cảnh nhỏ được nối tiếp nhau một cách tự nhiên theo mô típ liên cảnh   ( cảnh kề gần nhau theo tầm quan sát )

      VD: chỉ một lát con đường đã dẫn ra tới đầu xóm. Xóm nhà... cánh đồng...

Roxana_Scarlet
18 tháng 2 2019 lúc 20:01

1. Tìm hiểu đề bài:

Khi học văn miêu tả cần tìm hiểu yêu cầu của đề. Đề thường cho biết rõ đối tượng cần miêu tả (tả đồ vật con vật hay cây cối) trong phạm vi cụ thể. Khi ra đề, giáo viên cần nắm rõ mục đích và phạm vi của đề tài, không nên nói chung chung. Ví dụ: Giáo viên không thể ra đề " Tả một đồ vật" mà phải nói rõ đó là đồ vật gì.

Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, giáo viên cần yêu cầu các em gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng của đề bài, các em cần xác định rõ mình sẽ tả cái gì, tả như thế nào?...

2. Quan sát, tìm ý, chọn ý:

Cần nhấn mạnh với học sinh, khi quan sát ta không chỉ quan sát bằng mắt mà cần phải cảm nhận cả bằng các giác quan khác (xúc giác, thính giác vị giác...) và còn cả bằng tâm hồn, không phải chỉ là cảm giác đơn thuần mà còn phải gắn liền với suy nghĩ, cảm xúc của người viết... Chính vì vậy, khi quan sát, chúng ta cần biết tìm ý và lựa chọn ý phù hợp, tránh viết tràn lan vào bài văn.

Ví dụ khi đề bài yêu cầu: Tả một cây hoa mà em yêu thích hoặc có nhiều kỉ niệm gắn bó với em" giáo viên cần giúp các em định hướng miêu tả, không phải cứ thấy gì là tả đấy mà cần phải có sự suy nghĩ, chọn lọc ý: đó là cây hoa gì, dịp nào em có nó, cây có có những điểm gì làm em cảm thấy thích (hoặc gắn với kỉ niệm nào mà em không thể quên được?.....) Làm được điều đó, các em sẽ có những phát hiện mới mẻ, riêng biệt về cây mà mình định tả.

3. Sắp xếp ý:

Khi sắp xếp ý, các em cần chú ý:

- Sắp xếp theo trình tự thời gian: Cái gì xảy ra trước thì tả trước, cái gì xảy ra sau thì tả sau.

Sắp xếp theo trình tự không gian: Tả từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên, tả từng bộ phận...

Huỳnh Quang Sang
18 tháng 2 2019 lúc 20:05

1. Tìm hiểu đề bài:

Khi học văn miêu tả cần tìm hiểu yêu cầu của đề. Đề thường cho biết rõ đối tượng cần miêu tả (tả đồ vật con vật hay cây cối) trong phạm vi cụ thể. Khi ra đề, giáo viên cần nắm rõ mục đích và phạm vi của đề tài, không nên nói chung chung. Ví dụ: Giáo viên không thể ra đề " Tả một đồ vật" mà phải nói rõ đó là đồ vật gì.

Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, giáo viên cần yêu cầu các em gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng của đề bài, các em cần xác định rõ mình sẽ tả cái gì, tả như thế nào?...

2. Quan sát, tìm ý, chọn ý:

Cần nhấn mạnh với học sinh, khi quan sát ta không chỉ quan sát bằng mắt mà cần phải cảm nhận cả bằng các giác quan khác (xúc giác, thính giác vị giác...) và còn cả bằng tâm hồn, không phải chỉ là cảm giác đơn thuần mà còn phải gắn liền với suy nghĩ, cảm xúc của người viết... Chính vì vậy, khi quan sát, chúng ta cần biết tìm ý và lựa chọn ý phù hợp, tránh viết tràn lan vào bài văn.

Ví dụ khi đề bài yêu cầu: Tả một cây hoa mà em yêu thích hoặc có nhiều kỉ niệm gắn bó với em" giáo viên cần giúp các em định hướng miêu tả, không phải cứ thấy gì là tả đấy mà cần phải có sự suy nghĩ, chọn lọc ý: đó là cây hoa gì, dịp nào em có nó, cây có có những điểm gì làm em cảm thấy thích (hoặc gắn với kỉ niệm nào mà em không thể quên được?.....) Làm được điều đó, các em sẽ có những phát hiện mới mẻ, riêng biệt về cây mà mình định tả.

3. Sắp xếp ý:

Khi sắp xếp ý, các em cần chú ý:

- Sắp xếp theo trình tự thời gian: Cái gì xảy ra trước thì tả trước, cái gì xảy ra sau thì tả sau.

Sắp xếp theo trình tự không gian: Tả từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên, tả từng bộ phận...

Đây chính là bước các em sẽ lựa chọn để xây dựng vào dàn ý.

Trần Quốc An
Xem chi tiết
Phương Thảo
20 tháng 10 2016 lúc 5:21

Nhân vật tự sự đc miêu tả qua những phương diện :

1. Cốt truyện:- Tác phẩm kể về sự việc gì?- Thông qua cốt truyện tác giả muốn phản ánh hiện thực gì?- Tư tưởng tình cảm nào được tác giả gửi gắm vào tác phẩm?2. Nhân vật:- Tác phẩm có mấy nhân vật, nhân vật chính là ai?- Nhận diện được nhân vật chính diện; Nhân vật phản diện.- Ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, nội tâm của nhân vật như thế nào, thông qua đó để khái quát nên đặc điểm về phẩm chất và tính cách của nhân vật.3. Tình huống: Tình huống cơ bản của truyện là tình huống nào? Qua tình huống ấy nhân vật bộc lộ tính cách gì? Từ đó tác giả muốn gửi gắm điều gì? Nghệ thuật tạo tình huống của nhà văn có gì đặc sắc, độc đáo trong việc góp phần xây dựng tính cách nhân vật , thể hiện ý nghĩa của truyện? ...   * Lưu ý: Một nhân vật văn học thành công bao giờ cũng mang một tính cách, số phân riêng. Muốn phân tích nhân vật tức là phân tích đặc điểm tính cách và nội tâm của nhân vật chúng ta cần căn cứ vào những chi tiết có liên quan đến nhân vật trong tác phẩm để tìm hiểu suy luận rồi khái quát nên các đặc điểm của nhân vật. Trong các tác phẩm tự sự, những chi tiết có giá trị góp phần thể hiện đặc điểm nhân vật gồm: lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, hành vi (cử chỉ, hành động) của nhân vật. Cụ thể là: a. Lai lịch của nhân vật: Đây là phương tiện đầu tiên góp phần chi phối đặc điểm tính cách và cuộc đời nhân vật. Lai lịch có quan hệ khá trực tiếp và quan trong với đường đờì của một người cũng như mục đầu tiên trong bản “ sơ yếu li lịch” ta thường khai là thành phần xuất thân và hoàn cảnh gia đình.b. Ngoại hình của nhân vật. Tục ngữ Việt nam có câu: “ Xem mặt mà bắt hình rong” trong văn học, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp để nhà văn hé mở tính cách nhân vật. Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét phác hoạ chấm phá có thể giúp người đọc hình dung ra diện mạo, tư thế cùng bản chất của nhân vật nào đó.c. Ngôn ngữ của nhân vật Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn học được cá thể hoá cao độ, nghĩa là mang đậm dấu ấn của một cá nhân. Thông thường, mỗi con người thường theo tính khí mà có khẩu khí. Con người làm sao thì lời ăn tiếng nói làm vậy. Vì thế khi phân tích nhân vật ta cần đặc biệt chú ý phân tích ngôn ngữ của nhân vật.d. Nội tâm của nhân vật: Nội tâm là thế giới bên trong của nhân vật gồm cảm giác, cảm xúc tình cảm, tâm lí, suy nghĩ… của con người. Thế giới nội tâm của con người rất sâu kín, phong phú, phức tạp. Ngòi bút của nhà văn có khả năng miêu tả được những ngõ ngách xâu kín của nội tâm con người từ những điều thuộc phạm vi ý thức đến những điều trong cõi tiềm thức, vô thức. Qua đó ta có thể xét đoán được tính cách nhân vật.e. Cử chỉ hành động của nhân vật: Đây là chi tiết quan trong nhất trong việc tìm hiểu phân tích tính cách nhân vật. Con người trong cuộc đời cũng như nhân vật trong tác phẩm, trước hết là con người hoạt động, hành động. Trong môi trường tự nhiên và xã hội, trong quan hệ với người khác, với công việc, con người phải hành động. Hành động của con người được thể hiện qua việc làm, hành vi. Nhân vật trong tác phẩm cũng vây, con người thế nào sẽ có hành vi thế ấy.Ngôi kể : có tác dụng : _ ng kể có thể trực tiếp kể ra những j mk nghe , mk thấy , mk trải qua , có thể trực tiếp ns ra cảm tưởng , ý nghĩ của mk_ ng kể có thể linh hoạt , tự do vs những j diễn ra vs nhân vậtThứ tự có tác dụng lm ng đọc , ng nghe dễ theo dõi , dễ nhớ , dễ hiểu , nổi bật ý nghĩa câu chuyện   
Phương Thảo
20 tháng 10 2016 lúc 5:25

Văn tả người :

Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết…)Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc)

Văn tả cảnh :

Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.

 

Tạ Thanh Trà
Xem chi tiết
phuong phuong
26 tháng 1 2016 lúc 20:35

dân ta phải biết sử ta

cái gì ko biết lên tra google

Phạm Quỳnh Anh
27 tháng 1 2016 lúc 21:29

Câu 1: Đầu tiên là quan sát rồi nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,.. để làm cho bài văn thêm hay và sinh động.

Câu 2: Nếu là tớ thì tớ sẽ tả phong cảnh.

Câu 3: tớ nghĩ bạn phải tự làm để có cảm xúc thật hay hơn.

Bui Viet Hoang
26 tháng 1 2016 lúc 20:54

đang làm thơ hả phuong phuong