Nêu giá trị của biện pháp tu từ trong câu sau:
Mây đi vắng, trời xanh buồn lặng lẽ.
Nêu giá trị của biện pháp tu từ trong câu sau:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Biện pháp tu từ nhân hóa:
=>Nỗi buồn thê lương,buồn khổ, khiến cảnh tượng trở nên ảm đạm
#Haruno Sakura
Biện pháp tu từ trong bài thơ là : nhân hóa
Phân tích :
Hai câu thơ được trích trong bài thơ ngụ ngôn "Ông đồ" của nhà thơ Vũ Đình Liên .
"Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu "
Ở đây , tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá "buồn , đọng" thể hiện nỗi buồn thê lương của ông . Chút lưu luyến , thương tiếc cuối cùng của lòng người cũng không còn , khiến cảnh tượng nơi ông đồ ngồi viết chở nên thê lương , ảm đạm vô cùng . Những người đồng điệu yêu thích thư pháp nay còn đâu để bút nghiên giấy mực tươi rói , thơm phức mùa xuân nào , nay chỉ còn phủ lên lớp bụi thời gian - nỗi sầu nhân thế .
“Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. "Giấy đỏ buồn không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng.Mực cũng vậy: "mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng.
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Bác đã đi rồi sao,Bác ơi! Mùa thu đang đẹp,nắng xanh trời”
Em tham khảo nhé:
Nguồn: Hoidap247
- Nói giảm nói tránh "đã đi rồi sao"
-> Tránh cảm giác buồn đau
- Hoán dụ "Miền Nam"
Tác dụng: Nhấn mạnh tình cảm của những người dân miền Nam dành cho Bác
xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong 2 câu thơ sau: " võng mắc trông chênh đường xe chạy lại đi, lại đi trời xanh thêm"
ta có phép tu từ : điệp từ
khi lặp lại 2 lần từ lại đi
=> tác dụng : thể hiện , bộc lộ hết ra niềm từ hào cùng với thái độ ngợi ca của tác giả dành cho những người lính lái xe Trường Sơn.
đoạn thơ từ câu "trời xanh đây là của chúng ta "đến câu "những buổi ngày xưa vọng nói về " có sử dụng biện pháp tu từ nào. Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó
Trong đoạn thơ từ câu "trời xanh đây là của chúng ta" đến câu "những buổi ngày xưa vọng nói về", có sử dụng biện pháp tu từ "so sánh". Biện pháp tu từ được sử dụng để tạo ra hình ảnh mạnh mẽ và tác động sâu sắc đến người đọc. Nó giúp tác giả truyền đạt ý nghĩa và cảm xúc một cách tường minh hơn. Trong trường hợp này, biện pháp tu từ "so sánh" được sử dụng để so sánh trời xanh với sự sở hữu của chúng ta. Tác giả muốn nhấn mạnh rằng trời xanh là một phần của chúng ta, mang ý nghĩa sự thân thuộc và sự gắn kết với tự nhiên. Tác dụng của biện pháp tu từ trong trường hợp này là tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ và gợi lên cảm xúc của người đọc. Nó giúp tăng cường sự gắn kết và tình yêu thương đối với tự nhiên, tạo ra một cảm giác sâu sắc và tình cảm đối với trời xanh và những kỷ niệm ngọt ngào của quá khứ.
@kimngannguyen
Chỉ ra biện pháp tu từ (so sánh, nhân hoá, ẩn dụ) được sử dụng trong các câu thơ sau bằng cách nêu rõ tên biện pháp tu từ và gạch chân từ ngữ sử dụng biện pháp tu từ đó.
a. Rừng cọ ơi rừng cọ Lá đẹp lá ngời ngời Tôi yêu thương vẫy gọi Mặt trời xanh của tôi! b. Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta c. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
| d. Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn e. Trong gió trong mưa Ngọn đèn đứng gác Cho thắng lợi, nối theo nhau Đang hành quân đi lên phía trước
|
a. Rừng cọ ơi rừng cọ
Lá đẹp lá ngời ngời
Tôi yêu thương vẫy gọi
Mặt trời xanh của tôi!
BPTT: hoán dụ
Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt hình ảnh rừng cọ trong suy nghĩ của tác giả qua đó bày tỏ cảm xúc chân thật của người với rừng cọ, đồng thời gợi sự quan trọng của rừng cọ và làm câu thơ hay hơn.
b. Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
BPTT nhân hóa
Tác dụng: thể hiện rõ hơn tình bạn của trâu với người, trâu như một người bạn nhà nông không chỉ có giá trị kinh tế mà còn về tinh thần. Đồng thời, hình ảnh "chú trâu" trở nên sinh động gần gũi hơn với người đọc.
c. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
BPTT điệp ngữ và hoán dụ.
Tác dụng:
+ phép điệp ngữ giúp thêm tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc, có vần nhịp giữa 2 câu thơ bằng hình ảnh "mặt trời" ở đầu câu.
+ phép hoán dụ gợi sự yêu thương của tình mẫu tử, ý chỉ hình ảnh "em" là nguồn sống, là niềm tin, niềm tự hào của mẹ để mẹ cố gắng làm việc.
d. Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
BPTT so sánh
Tác dụng: tăng giá trị biểu đạt cảm xúc của tác giả về vẻ đẹp của đất nước Việt Nam đồng thời qua đó làm câu thơ hay hơn, hình ảnh của quê hương trở nên sâu sắc và ý nghĩa hơn.
e. Trong gió trong mưa
Ngọn đèn đứng gác
Cho thắng lợi, nối theo nhau
Đang hành quân đi lên phía trước
BPTT nhân hóa
Tác dụng: làm cho hình ảnh ngọn đèn sinh động hơn, gợi sự gần gũi với cách mạng qua sự dũng cảm chịu được cực khổ trong giá mưa. Qua đó thể hiện nên tinh thần yêu nước của tác giả, của người Việt ta đến cả ngọn đèn cũng thế.
xác định biện pháp tu từ có trong câu văn sau và nêu giá trị của biện pháp tu từ đó:'Người cha nghe tim mình thắt lại'
Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ . Nêu tác dụng của phép tu từ đó .
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Tham khảo nha em:
- Hình ảnh ẩn dụ
⇒ ẩn dụ “mặt trời trong lăng” nổi bật ý nghĩa sâu sắc. Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước.
Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong câu: “Trí tuệ giống như tia nắng mặt trời ấm áp xua tan bóng tối lạnh giá”.
BPTT: so sánh
Tác dụng: Cho thấy tầm quan trọng của trí tuệ, nó như ánh sáng giúp con người trở nên giỏi giang và mở rộng tầm hiểu biết của mình
Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ " hôm nay trời nóng như nung " và nêu tác dụng của biện pháp đó