Tẩ cây hoa mai vàng vào ngày tết.
Thanks mn trc hì!!!
hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp Tết đến , xuân về .
nhanh lên mk cần gấp , ngày mai cô giáo kiểm tra bài tớ rồi hu hu
Mùa xuân đến hoa đua nhau khoe sắc nở.Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng toả hương thơm. Nhưng tôi lại thích ngắm nhìn cây mai vang trổ hoa trong những ngày tết đến. Gia đình tôi ở Miền Nam nên không có hoa đào như ở Miền Bắc.
Lá mai nhọn, hao hao giống lá chè. Trời cuối đông, lá mai vàng úa rồi lác đác rụng. Mỗi chiếc lá có một tâm tình riêng. Có chiếc lá thản nhiên rụng xuống cho xong chuyện, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá nhẹ nhàng bay lượn với làn gió thoảng. Có chiếc lá ngần ngại, rụt rè, lưu luyến khi phải xa cành, phải đợi người trồng mai tận tay tỉa chúng. Trước khi đón tết, mai vàng chỉ còn lại những cành khẳng khiu, trụi lá. Duy nhất, là có cái gốc trông vững chải. Tuy vậy, mai vẫn có dáng chiều quằn, chiều lượn, uyển chuyển lắm. Nhìn cây tôi tưởng rằng cây không còn sức sống nhưng đâu nghĩ được rằng dó là sự hi sinh cao cả. Những chiếc lá già đã nhường chỗ cho những chiếc lá non đang lặng lẽ ươm mầm, tiếp tục vươn lên để làm đẹp cho đời. Ngày tết đến, cùng với cảnh giao mùa, cây mai vàng nở rộ, lung linh những chùm hoa tươi thắm. Hoa mai cũng năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Màu hoa vàng tươi, ấp áp. Cây mai vàng làm đẹp cho sân nhà, đậm đà hương vị của ngày tết. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng năm mới trong những cánh thiệp nhỏ treo trên cành mai thì ý nghĩa biết nhường nào. Nắng xuân ấm nồng, rải nhẹ lên cành cây kẽ lá. Cây mai vàng lại càng đẹp hơn. Mai trông thanh cao, duyên dáng hơn người. những chú ong rù rì đôi cánh đi tìm mật.Thấp thoáng vài chị bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh non. Chim chóc cũng vui mừng trước sắc xuân, dường như chúng cũng ngợp mắt trước màu vàng trù phú của cây mai ngày tết. Mai vàng thật đẹp, thật quí. Cây mai có mặt từ miền quê yên ả cho đến thành phố lộng lẫy các loại hoa. Mai ung dung đứng trước nhà, chắc nó rất hãnh diện về mình.Cây mai được ông tôi đặt ngay phòng khách, mai vui cung con người đón tết, đón xuân sang. Mỗi khi thấy mai nở, thì tôi lại nhớ đến tết.
Những hình ảnh, ki ức của ngày tết đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú. Bây giờ tôi nhớ lại những kỉ niệm lúc nhỏ thì tôi lại muốn xuân đến mãi, đến mãi.
Đề 1:Tả lại hình ảnh cây đào hoặc hoa mai vàng vào dịp tết đến xuân về
Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....
Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.
Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.
Chúc bạn học tốt !!!
Mỗi khi mùa xuân đến, trăm loài hoa lại đua nhau khoe sắc thắm, mỗi loài một vẻ, không loài nào chịu kém cạnh loài nào. Kìa những bông hoa hồng đỏ thắm trông thật kiêu sa, lộng lẫy, những bông hoa cúc vàng rực rạng rỡ như ánh mặt trời. Trong vườn hoa xuân đầy hương sắc ấy, sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc đến hoa đào - một loài hoa báo hiệu mùa xuân sắp tới.
Nếu như hoa mai là biểu tượng cho mùa xuân phương Nam thì hoa đào đại diện cho mùa xuân phương Bắc. Thân đào mảnh khảnh nhưng vô cùng cứng cáp, bên ngoài là lớp vỏ màu nâu. Để cho cây thêm đẹp, những người nghệ nhân tạo dáng cho cây thành thế rồng, thế phượng. Từ thân cây tủa ra vô số những cành nhỏ hơn. Lá đào nhỏ, màu xanh non, rung rinh trước gió. Hoa đào có 5 cánh mỏng màu hồng, chúm chím đáng yêu. Những cánh hoa ôm ấp, che chắn cho nụ đào màu vàng tươi bên trong. Mới ngày nào, hoa chỉ là những nụ nhỏ bé, xinh xắn, vậy mà giờ đây đã nở rộ cả cành, làm bừng sáng cả một khoảng trời. Thấp thoáng sau những bông hoa là những mầm xanh mới nhú, tràn đầy vẻ đẹp thanh tân, tươi mới của mùa xuân. Hương hoa không nồng mà nhẹ nhàng thoang thoảng, tạo cảm giác dễ chịu cho người xem
Hoa đào đã trở thành một biểu tượng quen thuộc mỗi khi mùa xuân đến. Nhìn những đóa hoa khoe sắc khắp phố phường, ta cảm nhận được không khí mùa xuân, không khí ngày Tết rộn ràng khắp nơi nơi, lòng người cũng thêm bồi hồi, nào nức. Hoa đào mang một vẻ đẹp rất riêng, chẳng hề lộng lẫy kiêu sa như hoa hồng mà dịu dàng, diễm lệ nhưng cũng không kém phần sang trọng, tinh tế. Mỗi khi tết đến xuân về, ai ai cũng nô nức sắm cho nhà mình một cây đào để ngày tết thêm trọn vẹn. Hoa đào như làm bừng sáng cả ngôi nhà. Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui, hoa đào còn được người xưa gửi gắm nhiều ý nghĩa. Khi xưa, ông cha ta tin rằng hoa đào có thể xua đuổi ma quỷ, mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc. Hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, gieo vào lòng người hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai, niềm tin vào một năm mới an khang thịnh vượng, gặp nhiều niềm vui và may mắn. Vì thế, thời gian dần trôi qua, nhưng cứ vào dịp tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cành đào, cây đào đã trở thành một phong tục tốt đẹp của nhiều gia đình Việt Nam.
Cùng với nhiều loài hoa khác, hoa đào đang góp phần tô điểm cho mùa xuân thêm rực rỡ. Ngắm những bông hoa đào bừng nở, lòng người cũng dạt dào một cảm xúc lâng lâng trước thiên nhiên tươi đẹp.
Bạn hãy tả cây mai vàng ngày Tết
giúp mình với, tí mình đi học rồi!
Ở thị xã Tân An nhỏ bé quê em, rất nhiều người biết đến cây mai lão của ông giáo Hảo. Chủ nhân trở nên nổi tiếng một phần là nhờ vẻ đẹp đặc biệt của cây mai đó.
Ông giáo Hảo kể rằng gốc mai này đã hơn năm chục tuổi. Ngày trước, cụ thân sinh dạy học ở dưới Tiền Giang, một buổi đi thăm chợ hoa ngày Tết, thấy cây mai đẹp nên đã mua về, trồng trước sân.
Sau nửa thế kỉ, cây mai đã trở thành cổ thụ, cành lá sum suê, toả rộng, che gần hết chiều ngang của một gian nhà. Dấu vết thời gian ln đậm trên thân cây màu nâu, loang lổ vết rêu xanh. Năm nào cũng vậy, cứ đến khoảng rằm tháng Chạp (tháng 12 Âm lịch) là cha con ông giáo lại bắc thang để tuốt lá cho cây và hai người phải làm từ sáng sớm đến chiều tối mới xong.
Vốn là người giàu kinh nghiệm, ông giáo tự tay bón phân, tưới nước để cây mai ra hoa theo ý muốn. Cách Tết độ vài ngày, hoa mai bắt đầu nở lác đác. Bông hoa lớn với nhiều tầng cánh mỏng màu vàng tươi, rung rinh trong gió nhẹ. Những chùm nụ màu xanh bóng chi chít khắp cành.
Mấy ngày Tết cũng là lúc hoa mai nở rộ, hương thơm thoang thoảng bay xa. Một màu vàng rực bao phủ khắp cây, tạo nên một vẻ đẹp lạ lùng, khiến ai đi qua cũng phải dừng chân chiêm ngưỡng và trầm trồ khen ngợi.
Chưa bao giờ ông giáo Hảo chặt một cành mai vì ông rất quý cây mai và coi nó như một người bạn thân thiết, gắn bó với ông suốt cả cuộc đời. ông giáo thường nói với hàng xóm rằng cây mai lão này là một tài sản vô giá của gia đình ông.
Hoa mai là loài hoa đẹp, mỗi năm chỉ nở một lần vào dịp Tết đến, xuân về. Nhìn hoa mai, lòng người náo nức niềm vui, niềm tin vào một năm mới với bao điều tốt đẹp đang chờ phía trước. Cùng với hoa đào miền Bắc, hoa mai miền Nam góp phần tô điểm cho sắc xuân tuyệt vời của đất nước Việt Nam yêu dấu.
Bài làm:
Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp Tết đến xuân về thì em và bố mẹ lại được ra chợ hoa xuân để chọn lựa cho nhà mình những cành mai đẹp nhất để trong ngày Tết.
Chợ hoa xuân thật là đông đúc với biết bao loài hoa, nào hoa hồng, hoa cúc, hoa lay ơn,… Nhưng em nhìn nổi bật nhất vẫn chính là những bông hoa mai vàng đang e ấp. Các bác bán hoa mai vàng đứng ở một góc chợ, sắc hoa mai vàng đã làm bừng tỉnh cả một góc chợ. Hoa mai vàng nở như báo hiệu Tết đã về và khiến cho lòng người chúng ta như xao xuyến biết bao nhiêu. Ta đã biết được rằng nếu như Tết ở miền Bắc như được điểm tô bởi những bông hoa đào hồng rực như mang đến sự ấm cúng và hạnh phúc. Nhưng đối với tiết trời phương Nam thì cây hoa mai mới thực sự có vị trí độc tôn – chúa tể của các loài hoa xuân. Hoa mai vàng như mang lại sự may mắn cho mọi người. Sắc mai vàng như khiến cho không khí xuân vui tươi và tràn ngập hơn bao giờ hết
Dễ nhận thấy được rằng cành cây trông mảnh mai, đồng thời nó cũng thật là khẳng khiu nhưng thân cây lại rất cứng cáp, khỏe mạnh biết bao nhiêu. Sắc mai vàng như thật rực rỡ, thế rồi như lấp ló và ẩn trong sắc vàng ấy thấp thoáng vài cái lá xanh non đang vươn lên đầy mạnh mẽ. Em như nhận thấy được lại có những nụ hoa nhỏ xinh bên cạnh những đóa hoa mai màu vàng như thật tươi thắm đang háo hức đợi đến lúc được bung mình nở rộ để đón Tết về. Thế của cây mai cũng chẳng kém gì cây đào ở miền Bắc đâu nhé. Nhờ được uốn nắn từ bé lên cây hoa mai có được những thế đứng thật đẹp, cây thì uống lượn, cây thì lại xòe ra từng tán hoa một trông thật như một kiệt tác hoàn hảo mà người nông dân đã thể hiện qua cây mai.
Lá của cây mai lúc này như cũng thưa dần, rất hiếm những chiếc lá già vì trước đó một tháng người ta cũng đã tỉa bớt lá để cho cây mai ra hoa. Giờ đây cây mai chỉ còn những chùm hoa và những chồi non mơn mởn mà thôi. Chính điều này như càng đã làm cho cây mai ngày Tết thêm đẹp đẽ hơn.
Nhà em trong nhà Tết cũng đã mua cho mình một cây mai. Nhìn sắc mai vàng tươi thắm, trong lòng em như thêm rạo rực và em cũng rất yêu cây mai vàng này nhà em. (Hết)
Thành phố Hà Nội mỗi dịp Tết đến xuân về lại chan hòa trong ánh nắng ấm áp. Những tia nắng đầu năm tươi mới ấy như càng làm đẹp thêm cho cây hoa mai đón Tết của gia đình em.
Cây mai ấy bố và em đã đi mua trong ngày hai mươi tám Tết. Đó là một cây nhỏ, chỉ cao chừng bảy mươi xăng ti mét nhưng có rất nhiều nụ, nụ hoa lại mập mạp rất đáng yêu. Thân cây ở phía gốc to bằng cổ tay em, càng lên cao càng nhỏ dần. Vỏ cây nâu mốc, xù xì chứng tỏ nó đã khá già. Đặc biệt, thân mai được uốn sao cho cây vươn lên xoắn theo hình trôn ốc rất độc đáo. Những cành mai vì thế mà mọc xòe ra nhiều phía, tạo thành tán tròn ôm lấy thân cây làm tâm điểm. Nhìn cây mai, chẳng khác nào một ngọn tháp tí hon. Lá cây rất nhỏ và thưa, cành rất nhiều những chiếc nụ nho nhỏ, xinh xắn. Nụ mai được bao bên ngoài bởi một lớp vỏ màu nâu, khi bông đã đến khi nở, lớp vỏ ấy sẽ rụng đi. Bố em nói rằng cây mai này rồi sẽ nở hoa rất đẹp. Bố cẩn thận đặt cây vào một chậu sứ màu gan gà rồi mang vào giữa phòng khách.
Sáng ngày mùng một Tết. Khi cả nhà em bước ra phòng khách, ai cũng ngỡ ngàng nhìn cây mai với ánh mắt say mê. Hoa đã nở rất nhiều, màu hoa mai vàng tươi như ánh nắng ban mai (có phải vì thế mà hoa có cái tên là "hoa mai"?). Cái tháp nhỏ ngày hai mươi tám thoắt đã vụt trở thành một chiếc tháp vàng rực rỡ. Từ đỉnh tháp đến chân tháp, những bông hoa xòe cánh bao phủ. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào ngoài Bắc nhưng cánh mai to hơn một chút. Ngoài ra, hoa mai có thể có bảy hoặc chín cánh trên một bông. Cánh hoa vàng tươi được nâng đỡ bởi đài hoa xanh non trông thật đẹp mắt. Ở giữa bông hoa là nhị hoa dài và nhụy hoa cũng mang màu vàng tươi như cánh. Nhìn bông hoa mai xoe tròn, ai ai cũng thích thú muốn ngắm mãi không thôi!
Em cẩn thận đem những phong bao lì xì màu đỏ kèm bên trong là những lời chúc tết, những chiếc đèn lồng đỏ nhỏ xíu xiu treo lên cây mai. Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự trù phú, sung túc. Giữa những ngày Tết, ngày xuân màu hoa mai chan hòa với ánh nắng của đất trời, làm xôn xao lòng người khiến ai ai cũng thêm phấn chấn, vui vẻ. Màu đỏ lại tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc. Vậy nên màu vàng của hoa, màu đỏ của những vật trang trí hẳn là những sắc màu đem lại may mắn cho năm mới.
Gần trưa mồng một, nhà em đón những vị khách đầu tiên của năm mới. Đó là cô chủ và hai em họ. Mọi người đều trầm trồ khen cây mai sao mà đẹp! Riêng hai bé em họ cứ thích thú chạy vòng quanh cây và ngắm nghía mãi không thôi những bông hoa xinh xắn và những phong bao nho nhỏ. Cơn gió xuân thoảng qua, cánh hoa rung rinh thật nhẹ, như mơn man đùa giỡn với gió. Còn những chiếc phong bao, những chiếc đèn lồng thì xoắn tít dây, khẽ bay bay như vỗ tay reo mừng.
Cây hoa mai trong những ngày Tết đến, xuân về thật đẹp đẽ và quan trọng biết mấy. Em rất mong, nhờ vẻ đẹp của hoa mà năm tới gia đình em gặp nhiều may mắn.
K MK NHA!
Hảy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp tết
làn giúp tớ nếu không tớ bị hạ hạnh kiểm
Ngày xưa , có một nhà khảo cổ học . Trong một lần , ông ấy tìm được 9 thoi vàng và một cái cân thăng bằng . Trên thoi vàng có một tờ giấy ghi : ' Trong số vàng , chỉ có một thoi là thật . Thoi vàng này là thoi nặng nhất ' Ông nhìn vào phía chiết cân có thể đổ bất cứ lúc nào nên ông dự đoán sẽ làm được hai lượt cân . Hỏi , làm cách nào mà chỉ cần hai lượt cân mà có thể biết được thoi vàng nào là thật ?
Lần 1 để mỗi đĩa 3 thỏi vàng
TH1 : cân thăng bằng
=> thỏi thật nằm trong 3 thỏi chưa cân
Đem 2 trong 3 thỏi chưa cân lên đĩa cân, mỗi đĩa đặt 1 thỏi
Nếu cân thăng bằng => thỏi thật là thỏi chưa cân
Nếu cân không thăng bằng => thỏi nặng hơn là thỏi thật
TH2 : cân không thăng bằng
=> thỏi thật nằm trong 3 thỏi nặng hơn
Lấy 2 trong 3 ra cân, mỗi đĩa cân đặt 1 thỏi
cân thăng bằng => thỏi còn lại là thỏi thật
cân không thăng bằng => thỏi nặng hơn là thỏi thật
Học tốt !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Đầu tiên, ông chia đều 9 thỏi vàng thành 3 nhóm.
Sau đó, ông cân 2 nhóm bất kì với nhau.
Nếu: 2 nhóm có khối lượng bằng nhau \(\Rightarrow\)nhóm chưa cân có thỏi vàng thật
Nếu 1 nhóm có khối lượng nặng hơn nhóm kia\(\Rightarrow\)nhóm đó có thỏi vàng thật
Khi tìm được nhóm chứa thỏi vàng thật, ta sẽ cân tiếp lượt thứ 2
Đặt 2 thỏi vàng bất kì lên cân.
Nếu: 2 thỏi có khối lượng bằng nhau thì thỏi còn lại là thỏi vàng thật
Nếu: Trong hai thỏi đó có thỏi nặng hơn thì thỏi nặng hơn là thỏi vàng thật
Tham khảo nhé~
Lần 1 để mỗi đĩa 3 thỏi vàng
TH1 : cân thăng bằng
=> thỏi thật nằm trong 3 thỏi chưa cân
Đem 2 trong 3 thỏi chưa cân lên đĩa cân, mỗi đĩa đặt 1 thỏi
Nếu cân thăng bằng => thỏi thật là thỏi chưa cân
Nếu cân không thăng bằng => thỏi nặng hơn là thỏi thật
TH2 : cân không thăng bằng
=> thỏi thật nằm trong 3 thỏi nặng hơn
Lấy 2 trong 3 ra cân, mỗi đĩa cân đặt 1 thỏi
cân thăng bằng => thỏi còn lại là thỏi thật
cân không thăng bằng => thỏi nặng hơn là thỏi thật
Cho đoạn văn sau
"Có đọc văn mới thấy trăng là cái gì đó đẹp và quý lắm.Trăng là cái liềm vàng giữa cánh đồng sao.Trăng là cái đĩa vàng trên tấm thảm nhung da trời.Trăng tuôn suối mát để những hồn thác cao ngụp lại.
A.Dựa vào đoạn văn trên. Viết bài văn tả cảnh đêm trăng đẹp.
Bạn nào trả lời luôn cho mình mình tích cho mỗi ngày.
??????????????????????????????????????????????????
Để chứng minh cây cần nước như thế nào, An đã trồng cây ngô vào hai chậu. An tưới nước hàng ngày đến khi hai cây ra rễ, tươi tốt như nhau.Những ngày sau đó bạn chỉ tưới nước cho một cây, cây còn lại không tưới.
a.Bạn An làm thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?
b.Dự đoán kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận?
Giúp mình câu này vớiiiii
Ở trong sách BÍ QUYẾT CHINH PHỤC ĐIỂM CAO SINH HỌC(tr.50) nhé
A) Để chứng minh cây cần nước như thế nào.
B) Cây được tưới tất cả các ngày sẽ sinh trưởng phát triển tốt.
Cây còn lại sẽ chết vì nước rất cần cho cây, không có nước cây sẽ chết.
– Để chứng minh cây cần nước như thế nào.
– Chậu không tưới sẽ chết vì nước rất cần cho cây, không có nước cây sẽ chết.
1, Em có suy nghĩ như thế nào về nhân vật ông lão đánh cá trong truyện : " Ông lão đánh cá và con cá vàng "
2,Bài học rút ra từ bài " Ếch ngồi đáy giếng " có ý nghĩa trong cuộc sống ngày nay không ? Dựa vào đâu em có ý nghĩ vậy
1,
Việt Nam nổi tiếng bởi kho tàng văn học dân gian đồ sộ, phong phú với đầy đủ các thể loại. Đối với trẻ em Việt Nam mà nói những câu chuyện cổ tích dường như đã in sâu vào trong tâm thức tuổi thơ, đó là những câu chuyện mà bà, mẹ kể mỗi khi đêm về, hay khi gia đình cùng tụ tập bên bếp lửa. Cũng giống như Việt Nam, các nước trên thế giới cũng có rất nhiều những câu chuyện cổ tích hay, gắn liền với tuổi thơ của các bạn thiếu nhi và cũng truyền tải được những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Trong chương trình học của sách ngữ văn lớp sáu tập một cũng đã được đưa vào một truyện cổ tích nước ngoài rất hay và ý nghĩa, đó là câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” của A. Pushkin.
Truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” khai thác xung quanh câu chuyện ông lão đánh cá đã cứu con cá vàng và được con cá này cho những những điều ước. Vốn bản tính thật thà ông lão đánh cá không hề đòi hỏi gì việc trả ơn cả. Nhưng vợ của lão không vậy, mụ ta là một mụ đàn bà tham lam và chính sự tham lam không có bờ bến ấy đã khiến cho mụ ta có một bài hoc đích đáng. Truyện ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu và phê phán đối với những người tham lam, sống bội bạc, vì vật chất mà không màng đến tình nghĩa. Và chính sự tham lam ấy cuối cùng sẽ không nhận được bất kì sự mầu nhiệm nào, cuộc sống trở về xuất phát điểm như ban đầu của mụ ta, đó là bên chiếc máng lợn cũ.
Trong câu chuyện này không chỉ đề cập đến lòng tham không đáy gây phẫn nộ của mụ vợ còn nói về sự nhân hậu, hiền lành của ông lão. Hình ảnh ông lão hiện lên với vẻ chân chất, chịu thương, chịu khó và cũng chính vì quá hiền lành mà luôn bị mụ vợ bắt nạt, miệt thị nguyền rủa bằng những lời lẽ cay độc nhất. Trước hết, nhà văn Pushkin đã xây dựng ông lão đánh cá là một người ngư dân thật thà, nhân hậu. Cuộc sống của ông tuy nghèo nhưng ông không chán nản mà ngược lại có phần hạnh phúc. Nếu theo dõi hết câu chuyện cổ tích này ta có thể thấy giai đoạn đầu khi ông lão còn nghèo khó lại chính là khoảng thời gian mà ông cảm thấy hạnh phúc nhất, ông có cuộc sống nghèo đói, bên một túp lều nát nhưng vợ chồng yên ấm, hòa thuận làm ăn.
1.
Ông lão đánh cá là một trong hai nhân vật chính của truyện, một nhân vật đối lập với nhân vật mụ vợ.
Đọc tác phẩm, ta thấy mến ông lăo bởi cái bản tính lương thiện. Bản tính ấy được thể hiện ở những chi tiết rất nhỏ, mà nếu không chú ý kĩ, thì có thể ta sẽ bỏ qua. Ấy là một công việc lao động chân chính: thả lưới đánh cá trên biển. Một công việc không mấy dễ dàng được lão chọn và cần mẫn với nó. Tuy nhiên cái bản tính ấy càng được bộc lộ rõ kể từ khi gặp cá vàng.
Đầu tiên là việc thả cá vàng trở lại biển khơi. Đối với một người đánh cá, bắt được cá là mục đích của họ. Hơn nữa, vợ chồng lại rất nghèo (chỉ có một cái máng lợn sứt mẻ và một túp lều rách nát). Và ngày hôm ấy, đã hai lần kéo lưới, lão vẫn chỉ gặp bùn và rong biển. Lần thứ ba kéo được cá vàng (chắc sẽ bán được nhiều tiền vì con cá đẹp đến thế cơ mà). Thế nhưng, trước sự kêu van tha thiết của cá vàng, ông đã thả nó xuống biển mà không đòi hỏi gì (mặc dù cá vàng có hứa với ông lão là sẵn sàng đền ơn ông, muốn gi cũng được). Lòng thương người của ông thật là chân thành và trong sáng, sự cứu giúp người khác một cách vô tư, hào hiệp, không hề tính toán thiệt hơn, không mong đền ơn báo đáp. Việc làm ấy thể hiển bản tính lương thiện, hiền hậu của người lao động.
Tiếp theo, năm lần ông lảo đi ra biển nhờ cá vàng giúp đỡ theo yêu cầu của mụ vợ, ông cũng không đòi hỏi gì cho riêng mình, vẫn bằng lòng với cuộc sống vốn có của mình, tự kiếm sống bằng bàn tay lao động của mình. Thậm chí, khi mụ vợ đối xử tệ bạc với mình (quát mắng và bắt quét dọn chuồng ngựa), ông lão có thể xin cá vàng ban cho mình quyền lực lớn hơn: làm hoàng đế để mụ vợ không dám xem thường và sai khiẹn ông (vì mụ mới chỉ làm bà nhất phẩm phu nhân), ông lão vẫn không đòi hỏi gì, ở con người ông lão, chưa bao giờ lòng tham xuất hiện (dù chỉ là trong ý nghĩ). Thật là một tâm hồn trong sáng đáng trân trọng.
Nhìn về góc độ cổ tích, ông lão đánh cá là hình tượng nhân vật tượng trưng cho cái thiện, cho phẩm chất tốt đẹp của con người. Tuy nhiên, dưới con mắt và ngòi bút nghệ thuật của Pu- skin, nhân vật ông lão có thêm một tầng ý nghĩa mới. Ông là hình ảnh của nhân dân Nga cam chịu và nhẫn nhục.
Trong suốt câu chuyện, tả chưa thấy ông lão đánh cá một lần dám cãi lại, dám làm trái ý mụ vợ tham lam bội bạc. Bất cứ yêu cầu, đòi hỏi gì của mụ vợ cũng được ông răm rắp thực hiện. Hình bóng ông lão hết “lóc cóc”, rồi lại “lủi thủi” đi ra biển vừa đáng thương, vừa đáng giận. Đáng giận hơn nữa là cả khi mụ vợ bội bạc với chính ông (chửi mắng, đối xử như nô lệ, rồi đánh đuổi đi), ông lão cũng không hề dám kêu ca, phàn nàn, không dám phản ứng lại.
Tất cả những gì mụ vợ được hưởng (của cải, danh vọng, quyền lực), lẽ ra phải là của ông, chỉ có ông mới xứng đáng được hưởng (vì ông chính là ân nhân của cá vàng, người có công lớn với cá vàng). Thế mà ông lại cam chịu nhường lại những quyền lực đó cho kẻ khác (một kẻ đã không có công lao gì). Đến khi đã nhường hết công lao cho mụ vợ, lại bị đối xử tệ bạc, ông vẫn cam chịu.
2. Bài học: Không nên chủ quan, kiêu ngạo, phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, ko nên suy nghĩ nông cạn.
Dựa vào các chi tiết trong chuyện mà em có ý nghĩ như vậy.
- Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn ráo ăn tiệt thì tôi cậy vào đâu.
Chim liền đáp:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng!
Rồi bay vụt đi.
Cụm từ “ăn ráo ăn tiệt” trong đoạn trích trên nghĩa là gì? |
| A. ăn đồ ăn đã được chế biến kĩ |
| B. ăn hết, không còn gì |
| C. ăn nhanh, đến lúc nào chán thì thôi |
| D. ăn những quả khế ngọt |