Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nang Tien Ca Luong Nguye...
Xem chi tiết
nguyễn Minh Thư
15 tháng 2 2016 lúc 21:20

Lên mạng tìm đi bạn . Có nhiều lắm .

bui tran mai anh
16 tháng 2 2016 lúc 10:24

bạn hãy đi ra hiệu sách mua văn mẫu mà tham khảo 

Nguyễn Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
25 tháng 1 2017 lúc 16:27

Trong cuộc sống, không ai không thể tránh khỏi một lần mắc lỗi. Em cùng vậy. Lần ấy xảy ra đã gần một năm rồi nhưng đến giờ em thấy vẫn ân hận.

tinh-ban

Em và Đức là đôi bạn thân từ hồi học mẫu giáo nhưng lên lớp năm, bạn ấy học giỏi vượt hẳn em và các bạn nên được cô giáo chọn làm lớp trưởng. Điều ấy làm em ghen tị và nảy sinh lòng thù ghét. Ngoài ra, em còn thấy, từ khi làm lớp trưởng, Đức rất "tinh vi", hay để ý, xét nét đến mọi người

Năm ấy, em được vào đội tuyển học sinh giỏi của trường. Đức cũng vậy nhưng cậu ta còn đỗ với điểm số cao nhất. Một lần, sau khi học xong buổi bổi dưỡng học sinh giỏi do nhà trường tổ chức, Hà, bạn thân của em từ trên lớp chạy xuống, đưa cho em một tờ giấy phô-tô cùng một cái bút bi. Em hỏi:

-Cái gì đấy?

Hà trả lời:

– Cậu biết rồi còn gì. Đây là giấy bút để bọn mình kể tội Đức.

Em đồng ý với Hà. Chúng em say sưa kể tội Đức. Đến chiều, tờ giấy đã kín đặc những chữ. Nhưng rồi, do Hà sơ suất nên tờ giấy lọt vào tay Đức. Đức mở ra xem. Tuy trong đó ghi rất nhiều điều quá đáng về bạn nhưng Đức không nói gì.

Mọi chuyện tưởng như thế là xong. Nhưng không hiểu sao, buổi chiều đi học về, em thấy tờ giấy đó đang nằm trong tay mẹ. Nghiêm khắc, mẹ hỏi:

-Đây là cái gì?

Em im lặng, cúi mặt nhìn xuống đất. Mẹ hỏi đến lần thứ ba, em mới ấp úng:

– Dạ, đây là… là… là tờ giấy… con với… với Hà viết viết… về… về bạn Đức ạ.

Tôi nhìn thấy vẻ thất vọng trên mặt mẹ:

– Hoá ra trên lớp con toàn làm những trò nhảm nhí này.

Em đứng yên. Mẹ nói với em rất nhiều, mẹ nói về sự khiêm nhường, về tình bạn, về sự thẳng thắn, .. Cuối cùng, mẹ nói:

– Sự ghen tị của con đã phá đi những tình cảm chân thành, trong sáng giữa hai đứa, Bây giờ con hãy nhờ bố đưa sang nhà bạn Đức xin lỗi bố mẹ và cả bạn nữa, nghe chưa?

Nghe mẹ nói, em thấy tự ái. nhưng rồi, bố cũng đến bên em. Bố phân tích thêm sai lầm của em và động viên em dũng cảm nhận lỗi. Sau cùng, sự hối hận đã thắng sự xấu hổ và lòng tự ái. Em cùng bố sang nhà bạn Đức .

Sáng hôm sau, em đang chuẩn bị đến trường thì nghe tiếng Đức từ ngoài ngõ.

Bạn sang rủ em cùng đi học.

Đây là bài học cho em về thói ghen tị, nói xấu người khác sau lưng.

nguyenthi Kieutrang
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Đức
9 tháng 9 2018 lúc 19:20

Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân lên đất Pháp, đối với Bác, kể từ thời điểm đó mọi việc từ sinh hoạt hàng ngày, tới công việc, nhằm tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đều phải sử dụng tiếng Pháp. Vì thế, nếu không biết tiếng Pháp thì thật là “trở ngại lớn nhất trên con đường tìm đường cứu nước, cứu dân”. Bác đã đặt ra quyết tâm “Nhất định phải học nói, học học viết cho kỳ được” và Bác đã tìm ra được phương pháp học cho riêng mình dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn.

Ngay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp (La-tu-sơ Tơ-rê-vin, dưới các tên Văn Ba) mỗi lúc rảnh rổi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàu để học đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng tiếng Pháp như thế nào, Bác đều chỉ tay hỏi. Tối tối sau khi đi làm về, Bác ghi lại những từ mới vào. Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành câu thực hành ngay.

Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành từng bài dài. Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp để xin được viết bài đăng báo. Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi người trong Tòa soạn rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Sau mỗi lần bài viết của Bác được đăng báo, Bác vui mừng khôn xiết, và theo chỉ dẫn của những chủ bút Bác vẫn không quên xem lại từng câu từng chữ, xem bài viết của mình đúng sai chỗ nào, Toàn soạn báo đã sửa lại cho mình ra sao? Bác tập viết di viết lại, khi thì viết diễn giải ra cho dài, lúc là những đoạn ngắn cho súc tích.

Cứ sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận bịu tới đâu, Bác vẫn tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết, vừa để giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa để trao dồi kiến thức. Bác tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng viết từ 5 giờ đến 6 giờ rưỡi, tới 7 giờ Bác lại bắt tay vào công việc. Dù trời nóng hay rét Bác cũng không nản chí. Thấm thoắt thời gian trôi đi, cho đến năm 1922, Bác đã trở thành chủ bút của tờ báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa, chữ Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác viết. Do Tòa soạn báo không có Ban biên tập thường xuyên, nên nhiều khi Bác phải “cáng đáng” mọi việc từ khâu sửa chữa, biên tập bài vở, tới khâu bán báo.

Tranh thủ mọi cơ hội để học, Người đã tiến bộ không ngừng, và như chúng ta đã biết, Người có thể nói được rất nhiều thứ tiếng chính là do cách học tập kiên trì như vậy. Tự học với một tinh thần cầu tiến, cộng với sự khắc khổ và phương pháp đúng, Bác đã thành công!

Lê Thị Mai Chi
Xem chi tiết
Trần Vương Quang
23 tháng 7 2017 lúc 15:58

- Kể về gia đình của bạn, có thể kể về các thành viên trong gia đình. Em thường cùng bố mẹ làm gì vào cuối tuần. Tình cảm của em với mọi người.

- Kể về lớp học của bạn: Lớp của em có bao nhiêu bạn, có bao nhiều bạn nữ, bạn nam? Lớp học của em các bạn có đoàn kết với nhau không? Các hoạt động thường ngày ở lớp học. Em đã làm gì đóng góp xây dựng lớp.

- Kể về cuộc sống của em: Em sống ở đâu? Cảnh vật xung quanh của em như thế nào? Con đường hàng ngày em đi có gì đặc biệt. Nơi em ở có danh lam thắng cảnh nào đẹp không? Em sẽ làm gì để đóng góp quê hương giàu mạnh

 

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
22 tháng 12 2023 lúc 12:58

I. TRƯỚC KHI NÓI

1. Chuẩn bị nội dung nói

- Dựa vào chính thực tế cuộc sống của mình và những điều em biết được từ sách báo, phương tiện nghe nhìn để trao đổi về một vấn đề mà em cho là quan trọng, có ý nghĩa.

- Thu thập tư liệu cho nội dung trình bày:

- Nhớ lại những trải nghiệm của em

- Tìm thêm thông tin liên quan từ sách báo hoặc các phương tiện nghe nhìn để có được cái nhìn toàn diện hơn về đề tài muốn nói

- Ghi ngắn gọn một số ý quan trọng khi trình bày như: vấn đề trao đổi và các biểu hiện của nó, ý kiến của em, tác động của vấn đề và bài học rút ra sau khi bàn luận

- Dự kiến các nội dung người nghe có thể trao đổi để chuẩn bị phản hồi

2. Tập luyện

- Em cần tập luyện trước khi trình bày trước lớp. 

- Em có thể tập trình bày trước nhóm bạn hoặc người thân và lắng nghe các ý kiến nhận xét, góp ý để hoàn thiện bài nói

II. TRÌNH BÀY BÀI NÓI

1. Người nói:

- Trình bày bài nói theo các nội dung đã được chuẩn bị

- Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói; sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung trình bày và thể hiện sự tương tác với người nghe

- Có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ (tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài thơ, bài hát…) để bài nói thuyết phục hơn

2. Người nghe:

- Tập trung lắng nghe nội dung trình bày

- Ghi chép lại các ý quan trọng để nắm được nội dung chính của bài trình bày.

- Chú ý thái độ và cách trình bày vấn đề của người nói

- Ghi lại một số nội dung sẽ trao đổi với người nói

Quoc Tran Anh Le
22 tháng 12 2023 lúc 12:58

Bài tham khảo:  

     Hiện nay có rất nhiều vấn đề đáng để chúng ta quan tâm như: ô nhiễm môi trường, nói tục chửi thề và một trong số đó không thể không kể đến bạo lực học đường. Vậy hiện trạng bạo lực học đường hiện nay của học sinh diễn ra như thế nào? Chúng ta dễ dàng bắt gặp những trường hợp đánh nhau, gây gổ,  tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến ai nấy đều lo lắng. Học sinh bây giờ chỉ cần có một chút hiềm khích thôi cũng có thể sẵn sàng lao vào ẩu đả và đánh nhau. Có lẽ nguyên nhân gây ra bạo lực học đường là do cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh. Hay cũng có thể do lứa tuổi này học sinh đang muốn tự khẳng định mình nên muốn đánh nhau để thể hiện bản thân. Tất cả những điều đó đều gây ra bạo lực học đường và gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh bị đánh đến mức phải nhập viện hay phải nghỉ học, chuyển trường. Rõ ràng hậu quả của bạo lực học đường là vô cùng kinh khủng. Vậy để khắc phục được tình trạng đó thì có lẽ sự giáo dục của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng và cần thiết. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không xa vào những tệ nạn xã hội như vậy.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
26 tháng 12 2023 lúc 21:36

- "Nếu đây đúng là một chiếc tàu thì nhất định phải có máy móc làm nó chuyển động và người điều khiển chứ!"

-  "Chắc là như vậy! [...] Nhưng tôi đứng trên hòn đảo di động này đã ba tiếng đồng hồ mà chẳng thấy một dấu hiệu nào của sự sống cả."

- "Chính chúng ta đã biết rõ hơn ai hết tốc độ con tàu này! Muốn đạt tốc độ đó cần có máy móc; muốn điều khiển máy móc, phải có thợ. Từ đó tôi kết luận rằng... chúng ta đã thoát chết!"

- "Thế là tính mạng chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của những người điều khiển con tàu này! Họ cho tàu lặn xuống là chúng tôi toi mạng ngay! Còn nếu họ không làm như vậy thì tôi chẳng nghi ngờ gì khả năng đặt quan hệ với họ. Nếu họ không chế tạo dưỡng khí bằng phương pháp hóa học thì thỉnh thoảng họ cũng phải cho tàu nổi lên mặt biển để dự trữ không khí mới. Như vậy, phải có một lỗ thủng nào đó để lấy không khí vào trong tàu."

Hoàng Phong Lan
Xem chi tiết
Phương Dung
10 tháng 12 2020 lúc 19:20

Ai cũng khen tôi là “đôi mắt” đẹp, trong sáng, thông minh, lanh lợi của cậu bé Hòa. Sáng nào tội cũng được lau rửa nhẹ nhàng, sạch sẽ, lại còn được soi gương nữa. Sau đó tôi ôn bài và đi đến trường. Dọc đường tôi tha hồ được ngắm cảnh đẹp, được nhìn bạn bè với đôi mắt đầy thân thiện, vui vẻ. Đến lớp tôi đọc bài, chép bài, làm bài đầy đủ. Về nhà tôi học bài, làm bài tập, xem sách báo. Thỉnh thoảng tôi cũng đi xem phim, xem ca nhạc và vui chơi ở Nhà Văn hóa Thiếu Nhi. Nhờ thế tôi được nhiều đôi mắt khác nhìn tôi với vẻ thiện cảm, thậm chí còn thán phục nữa.

Từ ngày lên học cấp II, nhất là từ đầu năm lớp 6 đến nay, cậu Hòa không còn chăm học nữa.Ở lớp cậu ta chỉ mải vẽ bậy ra vở, ghi chép đại khái, bài không chịu làm, kiểm tra thì liếc ngang liếc dọc. Về nhà cậu Hòa lại vứt sách vở bừa bãi, không chịu học bài, làm bài. Suốt ngày cậu ấy chỉ lang thang ngoài đường, la cà  quán nước, rủ rê bạn bè đi chơi quên cả giờ ăn, giấc ngủ. Sách báo cậu ấy cũng chẳng thèm ngó ngàng đến một trang. Vì mải nghịch ngợm, chơi bời, thậm chí có lúc còn chửi nhau, nói tục, đánh nhau sưng cả mặt mày, nên cứ ăn cơm xong buổi tối cậu ấy lăn ra giường ngủ. Hôm nào có chương trình ở tivi mà cậu ấy thích, thôi thì cậu thức thật khuya để xem khiến tôi mỏị nhừ, sáng hôm sau dậy tôi trở nên đờ đẫn. Tôi bây giờ không còn phân biệt được cái gì là đẹp, cái gì là xấu, cái gì là tốt nữa. Dáng vẻ của tôi cũng không được đàng hoàng như xưa, lúc thì liếc ngang, lúc liếc dọc, lúc thao láo nhìn, lúc cụp xuống thẹn thùng. Cái gì hiện ra với tôi cũng chỉ Ịà đại khái. Suốt ngày tôi cứ mở ra, nhắm vào một cách thụ động, vô ý thức, luôn luôn đờ đẫn. Đôi lúc tôi lại ánh lên vẻ tinh nghịch, ranh mãnh khiến nhiều con mắt nhìn tôi ấm ức, ác cảm, xa lánh.

 

 

Khổ nhất là chủ nhật tuần trước cậu Hòa móc túi lấy trộm tiền của mẹ đi chơi điện tử. Cậu xoi mói nhìn chỗ mẹ cất tiền, đến chỗ chơi điện tử cậu bấm lia bấm lịa cả buổi chiều khiến tôi mỏi nhừ. Đã thế, lúc ra về, cậu Hòa còn cãi lộn với mấy tay “anh chị” ở quán giải khát, cậu dồn cơn tức giận vào khói thuốc làm tôi cay xè. Cậu còn đánh lộn với mấy đứa ở cùng đường phố, bị chúng nó đấm cho tới tấp vào mặt, vào người, tôi như muốn nổ đom đóm, sưng vù lên và đành chịu để cho nước từ đâu không biết chảy ra giàn giụa.

Buồn ghê! Đôi khi cậu Hòa đứng trước gương soi vào, tôi như không còn nhận ra mình nữa. Thay vào “đôi mắt” thông minh, trong sáng, lanh lợi xưa kia, bây giờ là “đôi mắt” đờ đẫn; mờ tối, ghèn đùn ra từng cục nhỏ. Khổ tâm nhất là nhìn vào cái gì cũng không được lâu vì mệt mỏi, vì lóa như bị quáng gà, cái gì hiện ra cũng chỉ mờ mờ ảo ảo. Cứ đà này thì đến lúc chỉ thấy phía trước toàn là bóng tối mà thôi. May sao, cậu của Hòa là một thầy giáo ở xa lâu ngày về chơi. Với đôi mắt tinh tường của người thầy, với đôi mắt thân thương quan tâm của người ruột thịt, cậu đã phát hiện ra sự lười biếng và có biểu hiện hư hỏng của Hòa, cậu đã phát hiện ra “bệnh tật” của “đôi mắt” Hòa. Cậu đã cùng bố  mẹ Hòa và các thầy cô giáo chữa chạy, chăm sóc, động viên kịp thời. Hòa đã hối hận và sửa chữa khuyết điểm. Bây giờ Hòa lại chăm học, chăm làm, vui chơi có chừng có mực và lành mạnh, tôi lại trở nên trong sáng, thông minh, lanh lợi và đáng yêu như trước. Sung sướng biết bao, tôi lại được nhìn thẳng vào sách vở, vào cảnh vật và bè bạn mà không thấy tủi thân và hổ thẹn nữa. Trong lễ sơ kết học kì I vừa qua, tôi hãnh diện được cùng cậu Hòa nhận giây khen và phần thưởng của nhà trường, được đón nhận những cái nhìn âu yếm, thân thiết của bố mẹ, thầy cô và bè bạn. Thật vui sướng xiết bao!
daolehoang
Xem chi tiết

Mỗi người chúng ta đều có mẹ, mẹ như vầng dương chói lòa, soi bước chân con trên mọi nẻo đường đời. Khi nghĩ về mẹ, biết bao nhiều cảm xúc ngập tràn trong tôi, từ thuở thơ bé đến khi lớn khôn.

Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài 30 tuổi nhưng hình như vẫn còn rất trẻ. Mẹ không cao lắm. Dáng người đầy đặn. Cái dáng của mẹ là dáng của người phụ nữ đã qua tuổi đôi mươi, trải qua nhiều năm tháng vất vả. Thời gian thật tốt bụng . Nó đã giữ cho tóc mẹ một màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung, năng động. Mái tóc được uốn xoăn gọn gàng, phù hợp với gương mặt mẹ. Da mẹ không trắng nhưng rất ưa nhìn. Chẳng hiểu sao, khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi, thân thiện. Bởi vậy, trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Nét mặt của mẹ rất hài hòa. Ngay từ lần đầu gặp mặt, bố đã bị thu hút bởi đôi mắt long lanh như biết nói của mẹ. Với đôi lông mày rậm, mẹ thật cá tính, mạnh mẽ. Cùng với đó là đôi mắt to, đen láy như chứa bao điều tâm sự luôn nhìn đàn con với vẻ trìu mến, đầy yêu thương. Đôi môi dày, đỏ thắm lúc nào cũng cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, đều tăm tắp. Cũng không thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bước đầu trên đường đời.

Mẹ tôi tần tảo sớm hôm chăm lo cho tôi và gia đình nhỏ, mỗi khi đi làm về dù rất mệt nhưng mẹ vẫn phải nấu cơm. Nhìn mẹ thật khổ nhưng tôi cũng chỉ có thể giúp mẹ những việc có thể làm được, hình ảnh của mẹ mỗi khi làm việc lúc nào cũng in sâu trong tâm trí tôi. Tôi nhớ nhất một hôm, lúc nào đó vào buổi tối, mẹ bảo tôi đi ngủ, tôi chỉ lên gường và giả vờ ngủ. Vì mẹ tôi là kế toán nên lúc nào cũng làm việc với máy tính, đôi tay mẹ điêu luyện nhấn từng phím. Bỗng nhiên mẹ đứng dậy, tôi tưởng mẹ đã xong việc nhưng không phải, mẹ đứng dậy là để đắp lại chăn cho em rồi mẹ lại ngồi vào bàn làm việc. Một lúc sau bỗng thấy mẹ cười, đang thắc mắc thì một ngọn gió lướt qua như muốn trả lời em: “Mẹ cười vì mẹ đang vui đấy” Câu trả lời này lại càng làm em thắc mắc:” Mẹ vui vì việc gì nhỉ” Lần này thì cây bàng rung rung muốn nói “Mẹ vui vì được chăm sóc em đấy, cô bé”.

Nghĩ về mẹ, là nhớ về tình yêu thương ấm áp bao la như biển Thái Bình. Trong đầu tôi vẫn ngân vang câu thơ ngày nào:

“Dù con lớn vẫn là con của mẹ

Đi suốt đời , lòng mẹ vẫn theo con”

Nguyễn hoàng ngân
25 tháng 12 2018 lúc 11:21

mình cũng đang học lớp 5, trong sgk làm gì đề tài tài này

Năm tháng trôi qua bên khung cửa nhỏ, giờ đay tôi đã trưởng thành còn mẹ tôi đã già đi khá nhiều vì bao lâu nay mẹ tần tảo vì tôi và vì gia đình nhỏ của mình. Hình ảnh người mẹ vẫn luôn tồn tại trong tâm trí tôi với bao kỉ niệm đẹp đẽ.

Mẹ tôi cũng như bao người mẹ khác, thương con và sẵn sàng hi sinh, đánh đổi cả cuộc đời mình cho con. Nhưng đối với tôi, mẹ tôi đặc biệt hơn một chút, cũng có thể vì tình yêu thương, quý trọng của tôi dành cho mẹ mà tôi nhận thấy sự khác biệt đó. Mẹ tôi có cuộc sống vất vả, gian truân hơn bất kể người mẹ khác, bố tôi đi làm xa nên chuyện gia đình, công việc, con cái đều một tay mẹ tôi gánh vác, cáng đáng. Mẹ tôi chỉ là một người nông dân nghèo, ngày ngày đầu tắt mặt tối với công việc đồng áng. Nhất là vào những ngày mùa, mẹ tôi bận rộn, lúc nào cũng luôn chân luôn tay, khi đi gặt, lúc phơi thóc, phơi rơm rồi khi thóc đã khô mẹ tôi lại cần mẫn rê từng thúng thóc, sao cho nó sạch bong và không bám bụi đất nữa. Với tôi ,mẹ không chỉ là một người nông dân chăm chỉ cần lao, mẹ còn là một người phụ nữ tuyệt vời. Mẹ chăm lo rất nhiều cho gia đình mà luôn im lặng một mình gánh vác tất cả. Từ khi tôi còn bé, mẹ chăm sóc tôi từng chút một, không bao giờ để tôi phải đói hay ốm đau, cho tôi những thứ tôi đòi hỏi mà không trách mắng một lời. Tôi thấy lúc ấy mình thật ích kỷ khi không nghỉ đến mẹ vất vả như thế nào. Khi lớn dần, tôi luôn nhắc bản thân phấn đấu để không phụ công sinh thành của mẹ. Mẹ là người luôn bên cạnh tôi những lúc khó khăn, động viên tôi những lúc tôi buồn. Mẹ luôn quan tâm đến chị em chúng tôi, vì vậy dù chỉ là một biểu hiện mệt mỏi, một chút chán nản thì mẹ tôi sẽ đều nhận ra ngay. Như khi tôi buồn vì được điểm thấp môn toán, dù đã chạy ra mái hiên để khóc, tôi không muốn mẹ đi làm cực nhọc mà lại phải lo lắng gì cho tôi nữa. Nhưng khi đang chìm vào nỗi buồn của bản thân ấy thì một cánh tay dịu dàng đặt lên vai tôi, bàn tay khác thì ôm tôi vào lòng mà vỗ về.Mẹ hỏi tôi có việc gì xảy ra, lúc ấy tôi cảm thấy tủi thân vô cùng, tôi òa khóc trong lòng của mẹ và nói ra mọi chuyện. Mẹ không những không trách mắng tôi mà an ủi tôi rất nhiều, mẹ nói được điểm thấp thì lần sau cố gắng lên là được, vì khóc cũng không giải quyết được vấn đề gì. Và câu nói làm tôi cảm động nhất của mẹ, đó là: “Mẹ tin con gái của mẹ sẽ làm được”. Mẹ tôi tin tưởng tôi như thế, tại sao tôi chỉ luôn làm mẹ thấy vọng, tôi tự hứa với mình là phải luôn cố gắng, nỗ lực để không phụ niềm tin ấy của mẹ.

Giờ tôi đã lớn khôn, tình yêu dành cho mẹ đã nuôi dưỡng tôi, để tôi thành công như chính hôm nay. Mẹ lúc nào cũng nói với tôi rằng:” Đối với mẹ, niềm hành phúc nhất là khi nhìn thấy con thành công và hạnh phúc”. Câu nói ấy luôn vang trong tâm trí tôi mãi không nguôi.

Lê Thị Mai Chi
Xem chi tiết
Trần Vương Quang
9 tháng 7 2018 lúc 8:10

- Lớp học của em có bàn, ghế, tủ bảng.

- Lớp của em có 35 bạn.

- Cô giáo chủ nhiệm của em tên là Phương.