Những câu hỏi liên quan
La Vĩnh Thành Đạt
Xem chi tiết

TK#

Vô cảm là một căn bệnh nguy hiểm trong mỗi con người chúng ta. Vô cảm là thái độ sống thờ ơ, dửng dưng, không cảm xúc với tất cả sự việc và con người xung quanh. Người có lối sống vô cảm luôn ích kỉ, không quan tâm đến mọi người, thờ ơ trước những nỗi đau của xã hội, thậm chí thờ ơ với chính người thân và bản thân của mình. Họ luôn bàng quan, chỉ đứng xem rồi bàn tán, thậm chí thừa cơ chuộc lợi khi ai đó gặp nạn hoặc bị bạo hành. Tuy nhiên, vô cảm luôn không quan tâm đến người khác, sống ích kỉ. Tiêu biểu như là cướp tiệm vàng Ngọc bích (phố Sàn, huyện lục Nam, tỉnh Bắc giang) là kẻ vô cảm giết chết 3 mạng người đó là 1 thanh nhiên khoảng 17 tuổi, 1 cô gái khoảng 18 tuổi và 1 thai phụ có bầu 8 tháng, sau đó vứt xác nạn nhân xuống mương. Trái lại, 1 bộ phận trong xã hội họ luôn biết quan tâm, giúp đỡ những người gặp khó khăn. Chính vì vậy thế hệ chúng ta cần phải phê phán thái độ sống thờ ơ, vô ơn và đề cao, nêu gương những người giàu lòng vị tha.

Bình luận (1)
lê thanh nga
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thuỳ
Xem chi tiết
BL
Xem chi tiết
Trần Trung
Xem chi tiết
Quang Nhân
5 tháng 6 2021 lúc 18:47

Em tham khảo nhé !

Ngay từ khi chúng ta còn nhỏ, ông bà cha mẹ đã dạy cho chúng ta biết tự lập là một đức tính quan trọng. Thiếu nó, con người không thể hoàn thiện. Tự lập giúp con người suy nghĩ nhiều hơn, tự đánh thức tài năng ẩn dấu trong bản thân và từ đó khơi lên trí sáng tạo. Khi có tính tự lập, con người có ý thức hơn về mọi hành động của mình. Vì hành động nếu chính mình làm ra, ta sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động đó. Nếu đó là hành động xấu, chưa đúng, ta sẽ phải trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả. Điều này dẫn đến việc con người sẽ ý thức hơn trong từng hành động mình làm ra để tránh gây ra hậu quả xấu. Để có được tính tự lập, con người phải chăm chỉ, cần cù, chịu khó rèn luyện. Tính tự lập giúp con người nhìn toàn diện hơn về đời sống, có cái nhìn bao quát về mọi mặt. Hơn thế, tính tự lập giúp con người khẳng định được giá trị bản thân trong mắt mọi người. Xã hội luôn cần những con người có tính tự lập góp phần hoàn thiện thay đổi đất nước ngày phát triển. Đối với những con người có tính tự lập, không để ai nhắc nhở là những người hoàn hảo, được mọi người yêu quý, kính trọng.

Bình luận (0)
Phong Thần
5 tháng 6 2021 lúc 18:49

Tham khảo

Tự lập là một trong những đức tính cao quý nhất của con người. Tự lập nghĩa là tự mình thực hiện những công việc, nhu cầu của bản thân, không nhờ vả hay ỷ lại vào người khác. Khi con người có tính tự lập thì họ sẽ tự mình đương đầu với khó khăn thử thách của cuộc sống. Đó là nền tảng để dẫn đến thành công và theo đuổi ước mơ hoài bão của bản thân. Nếu không có tính tự lập, thường xuyên sống ỷ lại và dựa dẫm người khác, chúng ta sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Con đường dẫn đến thành công sẽ bị ngưng chặn, thụt lùi. Bản thân em nhận thức đầy đủ giá trị của tính tự lập. Vì thế, em luôn tự mình thực hiện những nhu cầu, công việc của bản thân, không nhờ vả, ỷ lại hay lợi dụng bất kì ai. Khi mọi người có đức tính tự lập thì họ sẽ có một cuộc sống công bằng, và hơn nữa là có một cuộc đời đáng sống, tươi đẹp.

Bình luận (0)
Non Chwe
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Nam
17 tháng 3 2021 lúc 23:13

Hiện nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ số người tử vong vì COVID-19 trên thế giới này càng tăng, thì điều đáng mừng Việt Nam đang hạn chế mức thấp nhất ca nhiễm bệnh, dịch bệnh đang nằm trong sự kiểm soát.

Có được thắng lợi đó, cho thấy chúng ta tích cực, chủ động vào cuộc ngay từ đầu của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ngày 20/3 Bộ Chính trị đã họp bàn về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo: Tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn. Trước mắt, cần cố gắng khoanh lại, không để dịch bệnh lây lan rộng, không để bị động bất ngờ, chuẩn bị khả năng xấu nhất để có phương án tốt nhất. Với tinh thần tất cả cùng vào cuộc, “chống dịch như chống giặc”, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được vừa qua, làm quyết liệt nhưng cũng không hốt hoảng sợ hãi đến mức không dám làm gì.

Như vậy có thể nói ngay từ đầu, người đứng đầu Đảng và Nhà nước đã đưa ra thông điệp quan trọng là “chống dịch như chống giặc”, cả hệ thống chính trị vào cuộc, không ai đứng ngoài.

Trung ương cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quyết liệt, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, nhất là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ ngoại giao, thông tin, tuyên truyền, đoàn thể và các địa phương đã phối hợp thực hiện nghiêm túc, triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao.

Khẳng định tinh thần đoàn kết cả hệ thống chính trị vào cuộc, trong lời kêu gọi gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào nước ngoài về phòng, chống dịch COVID-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá: dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ngành, các cấp, các địa phương, cả hệ thống chính trị đã đoàn kết, thống nhất triển khai quyết liệt nhiều biện pháp đồng bộ, vừa ngăn chặn, hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, vừa bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, an toàn xã hội; bước đầu đã thu được nhiều kết quả tích cực, thể hiện sức mạnh đoàn kết dân tộc, sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong cuộc chiến đấu chống đại dịch. Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đã chạm đến trái tim yêu nước của mỗi người Việt Nam, nó có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng như một lời cổ vũ, động viên khích lệ mỗi người dân Việt Nam với truyền thống yêu nước nồng nàn, tính nhân đạo, nhân văn cao cả, không ai đứng ngoài cùng cả nước vào cuộc phòng chống dịch.

Trong các cuộc họp Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục đưa ra thông điệp “chống dịch như chống giặc”, Chỉ thị số 15 và 16 với phương châm 4 tại chỗ: Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Đồng thời đánh giá cao tinh thần và hiệu quả phòng, chống dịch của cả hệ thống chính trị, nhất là của lực lượng y tế, quân đội, công an, thông tin và truyền thông; biểu dương các ngành, các cấp, các địa phương, nhất là TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… đã triển khai có kết quả; biểu dương những tấm lòng nhân ái, tấm gương người tốt việc tốt.

Có thể thấy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng là rất hiệu quả và rõ nét. Ngay từ những ngày đầu chống dịch, Nhà nước đã có các giải pháp đồng bộ, từ đóng cửa biên giới, cách ly các điểm du lịch, huy động sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan y tế chuyên môn, các cơ quan truyền thông và thậm chí là mỗi người dân. Trong giai đoạn dịch bắt đầu bùng phát hiện nay, vai trò của hệ thống cấp ủy, chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương là vô cùng quan trọng trong việc thực hiện cách ly, giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó”; khai báo y tế, khoanh vùng dập dịch. Các lực lượng đã không quản ngại khó khăn, gian khổ nơi tuyến đầu đầy hiểm nguy vào cuộc đồng hành với chính phủ tham gia tích cực vào cuộc phòng chống dịch bệnh. Ngoài nguy cơ nhiễm bệnh dình dập, họ còn hy sinh tình cảm gia đình chỉ được nói chuyện với người thân qua màn hình điện thoại; hay nhiều đôi nam nữ hoãn cưới, anh bộ đội người thân mất không về được…Việc ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng với Chính phủ kêu gọi mọi cá nhân tổ chức tham gia ủng hộ cuộc chiến phòng, chống dịch đã khích lệ thu hút được sự quan tâm của toàn dân. Nhiều y, bác sỹ nghỉ hưu, những thanh niên tình nguyện… cũng xung phong hưởng ứng tham gia dập dịch, các doanh nghiệp, người dân tích cực ủng hộ tiền, vật chất. Hình ảnh xúc động khi các cháu nhỏ tuổi viết thư ủng hộ tiền mừng tuổi, cụ già 101 tuổi mẹ liệt sỹ năm xưa mẹ đã tiễn con ra chiến trường nay mẹ dành số tiền tiết kiệm ủng hộ; ngay trong khu vực cách ly cũng tham gia ủng hộ tiền cho cuộc chiến. Nhiều văn nghệ sỹ cũng tham gia sáng tác thơ ca, những tác phẩm nghệ thuật, những bài hát giai điệu hào hùng nay động lòng người cổ vũ, động viên khích lệ, tinh thần cho cuộc chiến.

Kết luận số 172 của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Thắng lợi bước đầu trong cuộc chiến đấu chống đại dịch đã thể hiện ý chí, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, thống nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta”.

Những chiến thuật riêng có của Việt Nam

Nâng mức cảnh báo lên cao nhất: “Chống dịch như chống giặc” ngay từ khi phát hiện dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao trong diện rộng và trong bối cảnh thế giới chưa tìm ra thuốc chữa đã giúp Việt Nam chủ động bố trí nhân lực, vật lực và các phương án phòng chống dịch bệnh đến mức cao nhất. Ban Chỉ đạo quốc gia được thành lập là cơ quan chỉ đạo cao nhất cho chiến dịch phòng chống COVID-19. Bên cạnh đó, chúng ta đã xây dựng những kịch bản ứng phó ở các mức khác nhau để tập huấn cho cán bộ và đề cao ý thức phòng ngừa trong nhân dân.

Việt Nam ngay từ đầu đã làm cao hơn và sớm hơn những gì Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo dự báo. Đã đề ra và thực hiện có hiệu quả những nguyên tắc kiên định: ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch và phương châm 4 tại chỗ đó là: Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Khẩn trương, kiên quyết khoanh vùng, kịp thời cách ly các “ổ dịch” được phát hiện. Phương tiện, trang bị, vật tư y tế cho phòng, chống dịch cơ bản được bảo đảm. Vấn đề đời sống, bảo đảm an toàn cho lực lượng phòng, chống dịch được quan tâm.

Giãn cách xã hội để có thời gian khoanh vùng dập dịch trong cộng đồng là biện pháp mạnh tiếp theo của Chính phủ Việt Nam khi phát hiện nguồn lây chéo trong cộng đồng. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 15 và 16 và tuyên bố có dịch, thực hiện giãn cách xã hội, kiểm soát chặt chẽ biên giới thực hiện cách ly 14 ngày. Với tinh thần: tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, nhà nào ở nhà đó. Khi có yêu cầu bắt buộc phải đi lại, ra ngoài nên đi bộ hoặc phương tiện cá nhân, bắt buộc phải đeo khẩu trang và cách xa 2m lúc trao đổi. Mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tùy theo điều kiện cần tổ chức lại không gian làm việc, sinh hoạt và sản xuất theo cách phù hợp nhất; làm việc, hội họp trực tuyến; mua sắm, giao tiếp online. Thực hiện sống chậm; sống đơn giản, tiết kiệm để phòng chống dịch. Từ thực tế phòng chống dịch của nước ta và các nước trên thế giới thời gian qua cho thấy; chính việc đi lại, di chuyển nhanh, nhiều; tụ tập đông người là nguyên nhân cơ bản khiến dịch bệnh phát tán khắp nơi; khiến nhiều quốc gia bị “vỡ trận” mà đến nay vẫn chưa khắc phục được.

Chặn nguồn lây lan bằng cách hạn chế các phương tiện vận tải công cộng và dừng hẳn khi dịch bệnh lây lan trong cộng đồng là biện pháp mạnh tiếp theo của Chính phủ. Ở nước ta, tại các đô thị trung tâm như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố khác nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị là rất lớn. Nhận rõ thực tế này, nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19 trên các phương tiện vận tải từ đường bộ, đường hàng không đến đường sắt, đường thủy, ngay khi dịch xuất hiện, Chính phủ luôn yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc theo từng giai đoạn, cấp độ của dịch bệnh để có các biện pháp cụ thể trong phòng chống dịch. Từ hạn chế từng phần có kiểm soát đến đóng cửa toàn bộ việc vận chuyển hành khách trong và ngoài nước bằng máy bay, tàu hỏa và các loại hình khác đi và đến các vùng có dịch.

Về điều trị: Tập trung chính là điều trị suy hô hấp, cập nhật những khuyến cáo mới nhất theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới. Yêu cầu theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt ngày thứ 7-10 của bệnh, trong đó hướng dẫn sử dụng các dấu hiệu lâm sàng, các thang điểm cảnh báo sớm; theo dõi tiến triển hằng ngày X-quang phổi của bệnh nhân để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng/tiến triển nặng của bệnh. Với bệnh nhân suy hô hấp nặng, nên đặt ống nội khí quản sớm và thở máy xâm nhập. Chỉ cân nhắc các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập cho từng trường hợp cụ thể, chứ không áp dụng thường quy và cần theo dõi sát bệnh nhân. Tiêu chuẩn ra viện, là cải thiện các dấu hiệu lâm sàng, cần có hai mẫu liên tiếp bệnh phẩm đường hô hấp (cả dịch tỵ hầu và dịch họng), lấy cách nhau >= 24 giờ âm tính với SARS-CoV-2.

Sau khi ra viện, người bệnh tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày nữa. Người bệnh cần được ở phòng riêng thoáng khí, đeo khẩu trang, ăn riêng, vệ sinh tay, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình và không được ra ngoài. Theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khám lại ngay nếu sốt hoặc có dấu hiệu bất thường khác.

Bên cạnh đó chúng ta có sự hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật, cập nhật kịp thời phác đồ điều trị cùng với tinh thần quyết tâm, ý thức trách nhiệm của các thầy thuốc không quản thời gian sáng, tối, đêm, với tinh thần 24/24, sẵn sàng hội chẩn đưa ra những quyết định kịp thời sáng suốt nhất, do đó Việt Nam đã chữa nhiều ca khỏi bệnh.

Nói về cách làm của Việt Nam Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết “Từ trước Tết, khi chưa có thông tin về dịch chưa vào Việt Nam, Bộ Y tế đã họp bàn kỹ lưỡng tình hình và mời các chuyên gia kể cả các đồng chí đã nghỉ hưu. Đến nay, sau 3 tháng, có thể nói chúng ta đã rất chủ động. Chúng ta luôn lường trước tình huống xấu hơn để nó không xấu đi và xấu nhất để nó không diễn ra. Chúng ta có đầy đủ các kịch bản để ứng phó dịch. Ban chỉ đạo chưa bao giờ hốt hoảng vì các diễn biến đã được dự báo và con số nhiễm bệnh đều thấp hơn chúng tôi, cũng như các chuyên gia dự báo”.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Linh 	Đan
Xem chi tiết
Thái Trần Nhã Hân
3 tháng 7 2023 lúc 10:45

Sự thật là một giá trị quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nó là nền tảng của sự tin tưởng, sự công bằng và sự tôn trọng. Tuy nhiên, bệnh nói dối là một vấn đề phổ biến và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân và cộng đồng. Bệnh nói dối không chỉ là hành động không đúng đắn mà còn là một dạng phản bội với sự thật.

Trước hết, bệnh nói dối gây hại tới mối quan hệ giữa con người. Khi chúng ta nói dối, chúng ta phá vỡ sự tin tưởng và tạo ra sự nghi ngờ và sự nghi ngờ. Một lời nói dối có thể làm hỏng một mối quan hệ lâu dài và tạo ra sự xa cách giữa các cá nhân. Khi mất đi sự tin tưởng, không có cơ sở cho một mối quan hệ lành mạnh và bền vững.

Thứ hai, bệnh nói dối làm suy yếu giá trị của sự công bằng. Khi chúng ta nói dối, chúng ta tạo ra sự bất công và ảnh hưởng đến quyền lợi của những người khác. Sự công bằng là cơ sở của một xã hội công bằng và tôn trọng. Khi bệnh nói dối tồn tại, sự công bằng sẽ bị mất đi và sẽ tạo ra sự bất bình đẳng và mất cân đối.

Cuối cùng, bệnh nói dối cản trở sự phát triển cá nhân. Khi chúng ta nói dối, chúng ta không chỉ gây tổn hại cho người khác mà còn tổn thương bản thân chúng ta. Bệnh nói dối tạo ra một môi trường không chân thành và không thể tin cậy. Điều này ngăn chặn sự phát triển cá nhân và ảnh hưởng tiêu cực đến sự thành công và hạnh phúc của chúng ta.

Vậy làm thế nào để chúng ta xử lý bệnh nói dối? Đầu tiên, chúng ta cần nhận ra tầm quan trọng của sự thật và tác động tiêu cực của bệnh nói dối. Chúng ta cần trân trọng sự thật và đặt nó làm tiêu chuẩn cho hành động của mình. Thứ hai, chúng ta cần xây dựng sự chân thành và trung thực trong mọi mối quan hệ. Chỉ có thông qua sự chân thành và trung thực, chúng ta có thể xây dựng được một cộng đồng vững mạnh và tôn trọng.

Trong kết luận, bệnh nói dối là một vấn đề nghiêm trọng và cần phải được xử lý một cách nghiêm túc. Nó gây hại tới sự tin tưởng

Bình luận (1)
violet.
3 tháng 7 2023 lúc 10:52

Gợi ý của mình:

I. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

II. Thân bài:

a. Giải thích:

Nói dối là nói không đúng sự thật nhằm che giấu một điều gì đó

b. Thực trạng:

+ Các bạn học sinh nói dối ba mẹ học nhóm để trốn học 

+ Nói dối bố mẹ xin tiền để đóng tiền học để lấy tiền đi chơi điện tử

c. Nguyên nhân:

+ Do thiếu sự quan tâm, chăm sóc, dạy bảo của cha mẹ 

+ Che dấu hành vi, việc làm sai trái

d. Hậu quả:

+ Dần dần trở thành thói quen xấu

+ Có thể lớn lên đi lừa đảo người khác

+ Không được mọi người tin tưởng và yêu quý

+ Luôn cảm thấy tội lỗi, nhói lòng

e. Biện pháp:

+ Mỗi người cần phải thành thật với chính bản thân và người khác 

+ Người thân trong gia đình cần phải quan tâm, chăm sóc, dạy bảo trẻ nhiều hơn 

3. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề trên. Liên hệ bản thân

Bình luận (1)
Mèo Thịnh
Xem chi tiết
Jack Viet
Xem chi tiết
Trịnh Long
5 tháng 7 2020 lúc 8:55

Virus là tác nhân gây nên những căn bệnh truyền nhiễm dễ lây lan, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người. Đã có rất nhiều dịch bệnh gây chết người hàng loạt trong lịch sử loài người như dịch thổ tả, dịch bạch hầu, dịch sốt rét,...Nói như vậy ta có thể thấy sự nguy hiểm khi virus xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Thế giới đang đối mặt với một loại virus mang tên COVID_19. Nhưng sự nguy hiểm và đáng sợ hơn trong những ngày gần đây không phải là dich COVID_19 mà sự đáng sợ ghê gớm mà tôi muốn nói, đó chính là "virus kì thị".

Sự kì thị chính là sự xa lánh, ghét bỏ, không giao lưu, tiếp xúc với một ai đó hay một nhóm đối tượng nào đó. Sự kì thị thể hiện ở hành vi và thái độ. Đã có rất nhiều cơ quan, tổ chức, người dân cùng chung tay để giúp người bệnh chữa trị, góp phần nhanh chóng đẩy lùi dịch. Trong khi những người bệnh đang cố gắng chống dọi với bệnh tật, đang cần sự quan tâm, động viên và giúp ỡ của cộng đồng thì một bộ phận không nhỏ lại xa lánh và kì thị họ.

Sự kì thị ấy chính cách cư xử của nhưng con người không có lương tri, bị băng hoại về đạo đức và tình thương. Điều đó thật đáng sợ. Bởi lẽ, con người dần trở nên ích kỉ, chỉ nghĩ riêng cho tính mạng của mình mà quên đi trách nhiệm với cộng đồng; con người trở nên vô cảm, bàng quan, thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại. Cách nhìn ấy, lối sống ấy bắt nguồn từ thói thực dụng, chỉ biết nghĩ cho lợi ích của bản thân. Thử hỏi "virus kì thị" có đáng sợ hơn đại dich COVID_19 không?

Hiện nay, Trung Quốc chính là "cái rốn" của dich COVID_19, Tiếp sau đó là Hàn Quốc và còn nhiều quốc gia khác nữa. Mặc dù số người nhiễm vi rút ở các quốc gia này lên tới hàng ngàn người . Số người chết không hề khiêm tốn, cũng lên tới hàng ngàn, hàng trăm người. Những con số ấy khiến chúng ta giật mình và sợ hãi. Nhưng bạn hãy nhìn và bạn thấy gì về việc những y bác sĩ đang chữa trị cho các bênh nhân nhiễm COVID_19. Nhưng con người này_ những y bác sĩ mặc Blue trắng đang ngày đêm túc trực, điều trị cho bện nhân nhiễm bệnh. Thật cảm động khi ta bắt gặp những giấc ngủ vội vàng, chớp nhoáng của các bác sĩ trên băng ca cứu thương; hình ảnh các nữ ý tá người Trung Quốc tự nguyện cạo trọc đầu để ngăn ngừa con đường lây lan của virus, tránh ảnh hưởng đến cộng đồng hay những y sĩ, bác sĩ đã qua đời khi trong quá trình cùng bênh nhân chống chọi với COVID_19,…Họ là những y bác sĩ, họ cũng chỉ là những con người bình thường, có gia đình, người thân đang chờ đợi nhưng vì cộng đồng, vì sự sống của mọi người mà họ đã trở thành những “chiến sĩ áo trắng” với những nghĩa cử cao đẹp, giữ đúng lời thề khi bước vào ngành y. Họ dám đương đầu, tuyên chiến với COVID_19 để chữa trị cho người bênh, góp phần đẩy lùi dịch bệnh.

Vì một thế giới tốt đẹp, mỗi cá nhân nên có cách nhìn nhận về tình hình nóng bỏng của dịch COVID-19 mà từ đó có cách hành xử nhân văn, tốt đẹp để mau chóng tiêu diệt loại “ôn dịch” này. Xin đừng kì thị người nhiễm bệnh, hãy dang tay giúp đỡ họ trong khả năng của mình!

Tham khảo tại link sau :Bài văn số 103 - Học toán với OnlineMath

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)