Những câu hỏi liên quan
hoàng nguyễn đức anh
Xem chi tiết
Chelsea
12 tháng 5 2022 lúc 20:00

tham khảo:

Có thể nói hình nhiên luôn chiếm một vị trí danh dự trong thơ Bác. Ở hầu hết các bài thơ đều thắm đậm sắc màu của lá, hoa cây cỏ, núi, sông,… Bởi đối với Người được làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu tha thiết, qua đó thể hiện tinh thần lạc quan và phong thái ung dung, tự tại của Người.

Thiên nhiên vốn là hình ảnh chủ đạo trong thơ cổ. Người xưa lấy cảnh ngụ tình, chuyển tải cái chiêm nghiệm ở đời qua sự vật và hình ảnh. Thiên nhiên trở thành chuẩn mực của cái đẹp, cái cao cả.

Thơ Bác cũng đầy ắp hình ảnh thiên nhiên. Thiên nhiên trong thơ Bác lúc nào cũng tươi đẹp, tràn đầy sức sống, có xu thế vươn lên ánh sáng. Sự vật được sắp xếp hài hòa trong mối tương quan vận động hợp lí. Ít lời mà nhiều ý, gợi ra được cái quy luật của vũ trụ nhân sinh. Người không chú trọng khắc họa chi tiết, Thơ Bác chú trọng đến sự vận đông bên trong của sự vật. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” thể hiện sâu sắc quan điểm ấy:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”.

Trọn vẹn bài thơ không có màu sắc, không có âm thanh, chỉ là sự ghi nhận thực tại theo đúng trình tự của nó. Ấy thế mà, đọc xong bài thơ, trước mắt người đọc hiện ra một khung cảnh tươi xanh, thắm biếc của núi rừng Pác Bó. Chính hình ảnh bờ suối, rau măng gợi ra không gian của cây xanh, núi dốc, của rừng già, vực sâu. Bất chợt đâu đó vang lên tiếng chim kêu gọi bầy, tiếng vượn hú bên nguồn nước và tiếng gió đại ngàn vi vu thổi. cả không gian rộng lớn được giấu kín giờ hiển hiện, phô bày. Điều kì diệu đó chính là do thủ pháp điểm nhãn, lấy ý gợi hình, nắm bắt được cái thần thái của cảnh vật và quy luật tâm lí con người của Bác.

Với bài thơ “Đi đường”, hình ảnh thiên nhiên hiện ra với bao khó khăn, trắc trở. Đôi khi, thiên nhiên lại cản bước con người. Thế nhưng, đến khi vượt qua hết cách trở ấy sẽ nhận được phần thưởng vô giá mà thiên nhiên ban tặng: đó là cảnh vật vĩ đại nhìn từ trên đỉnh cao:

“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Người luôn có ý thức trân trọng thiên nhiên và xem thiên nhiên như một người bạn, đôi khi là người tri kỉ, sẻ chia tâm tình. Dù là khi còn tự do hay lúc bị giam cầm, thiên nhiên lúc nào cũng gần gũi thân tình, hữu ái. Bài thơ“Ngắm trăng” bộc lộ rõ ràng tình cảm ấy:

“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Mặc dù ở trong ngục tù, Người vẫn dành cho thiên nhiên một sự ưu ái lớn lao. Vầng trăng sáng trên cao là hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, đang gọi mời, tâm tình tỏ bày với người bạn xưa. Trăng cũng có hồn, cũng biết ngắm nhìn và cảm thông. Còn người vượt lên trên nghịch cảnh, vươn tới ánh sáng. Ngục tối có thể giam hãm thân thể Người nhưng không thể nào giam hãm tinh thần Người.

Qua đó, có thể thấy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, lúc còn tự do hay khi bị giam hãm, người vẫn yêu mến thiên nhiên tha thiết với một tinh thần lạc quan, yêu đời đắm say. Không có gì có thể cản trở Người tìm đến và đắm mình trong thiên nhiên hiền hòa.

Không chỉ có thế, thơ Người còn thể hiện một phong thái ung dung, tự tại giữa cuộc đời bão tố. Trong khung cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, Người hiện lên như một vị tiên ông, ung dung, tự tại, điềm tĩnh vô cùng:

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang'”.

Dù cuộc đời cách mạng với bao hiểm nguy, khó khăn vất vả thế nhưng Bác vẫn không hề quá lo lắng. Bởi Người luôn nuôi dưỡng khát vọng giải phóng dân tộc. Dù có bao nhiêu vất vả thì Người vẫn không hề than vãn, kêu ca. Trọn cuộc đời Người sống vì nhân dân, vì đất nước. Phong thái ung dung, tự tại không phải là thờ ơ trước cuộc đời mà đó là ý chí sắt đá của người chiến sĩ kiên trung, vượt lên trên khó khăn thử thách, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Đường dẫu xa, núi dẫu cao, Người vẫn ung dung bước tới. Và khi đã lên đến tận cùng thì cảnh vật bao la hiện ra trước mắt, đem lại cho Người cảm giác hạnh phúc vô biên của người chiến thắng.

Với thiên nhiên, Bác luôn chân thành và nồng nhiệt, thiết ha. Tinh thần ấy được khẳng định mạnh mẽ hơn trong bài thơ“Ngắm trăng”, được viết lúc người bị giam cầm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Không một bản án dành cho Người, không thời hạn để chờ đợi, tin tưởng. Thế nhưng, trước cảnh đẹp đêm nay đã khiến Người “khó hững hờ”. Người tù từ trong bóng tối nhìn ra vầng trăng sáng, còn vầng trăng từ bên ngoài tìm đến nơi người tù. Người và cảnh giao hòa trong trạng thái thanh cao, đẹp đẽ vô cùng:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Hiện lên trong bức tranh tĩnh lặng ấy hình ảnh người tù, người chiến sĩ ung dung, đĩnh đạc mắt hướng về trăng sáng. Bóng tối của ngục tù và sự lạnh lẽo của buồng giam dường như tan biến mất, chỉ còn đây một tiên nhân đang trong cuộc thưởng du cái đẹp của đất trời.

Bình luận (0)
ONLINE SWORD ART
12 tháng 5 2022 lúc 20:11

Tham khảo

Bài thơ “ Ngắm trăng” đã thể tình yêu thiên nhiên đến say mê và khát vọng tự do mãnh liệt của Bác. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãng liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù "không rượu cũng không hoa", Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Chao ôi, đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"! Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp.Phải chăng đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng? Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên. Tóm lại, bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.

Bình luận (0)
Keria
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
6 tháng 8 2023 lúc 11:50

Đề miêu tả là đề 1.

Vì yêu cầu đề là "tả" loài cây em yêu, cần dùng nhiều tính từ để gợi được hình dáng vẻ đẹp của loài cây mình tả.

Bình luận (0)
Sơn
Xem chi tiết
Nguyễn Mạnh Tuyển
Xem chi tiết
#𝒌𝒂𝒎𝒊ㅤ♪
19 tháng 5 2018 lúc 16:28

Từ năm 1930 cuộc đấu tranh giành độc lập được tiến hành dưới ngọn cờ của giai cấp vô sản, những người thanh niên trẻ yêu nước, giác ngộ lí tưởng sẵn sàng hiến dâng đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để  hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

hk tốt nhe bn ^_^

Bình luận (0)
`•.,¸¸,.•´¯ D͟I͟A͟M͟O͟N͟...
19 tháng 5 2018 lúc 17:29

1. Chọc trời khuấy nước tiếng đùng đùng

Phải có kiên cường mới gọi hùng

Tay cứng lòng lành ngoài ách tớ

Má đào nóng nảy giới quyền chồng.

Lợi chung dầu sẽ mua về được

Kiếp mạng chi nài sự có không

Ba hột đạn - thầm hai tấc lưỡi

Sao cho ích giống mấy cam lòng!

Hy Mã bá đại nhân thấu

Cuồng điệt Nguyễn Tất Thành.

2. 

Rằng nay gặp hội giao hòa 

Muôn giân hèn yếu gần xa vui tình 

 Cầu rằng các nước Đồng Minh

Đem gươm công lý giứt tình giã man

Mấy phen công bố rõ ràng

Giân nào rồi cũng được trong bình quyền

Việt Nam xưa cũng oai thiêng

Mà nay đứng trước thuộc quyền Lang Sa

Lòng thành đỏ nổi xót xa

Giám xin đại quốc soi qua chút nà

Một: Xin tha kẻ đồng bào

Vì chưng chính trị mắc vào tù giam

 Hai: Xin pháp luật sửa sang

 Người Tây, người Việt hai phương cùng đồng

Những tòa đặc biệt bất công

 Giám xin bỏ bớt rộn giung dân lành

 Ba: Xin rộng phép học hành

 Mở mang kỹ nghệ tập tành công thương

 Bốn: Xin được phép hội làng

 Năm: Xin nghĩ ngợi, nói làm tự gio

 Sáu: Xin được phép lịch du

 Bốn phương mặc sức, năm châu mặc tình

 Bảy: Xin hiến pháp ban hành

 Trăm điều phải có thần linh pháp quyền

 Tám: Xin được cử nghị viên

 Qua Tây thay mặt giữ quyền thổ giân

 Tám điều cần tỏ xa gần 

 Chúng nhờ Vạn quốc công dân xét tình

 Riêng nhờ giân Pháp công bình

Đem lòng đoái lại của mình trong tay

Pháp giân nức tiếng xưa nay

 Đồng bào, bác ái sánh tày không ai

 Nỡ nào ngoảnh mặt, ngơ tai

 Để cho mấy ức triệu người bơ vơ

Dân Nam một dạ ước mơ

 Lâu nay tiếng nước, sau phò lẽ công

Gịch (3) mấy chữ quốc âm bày tỏ

 Để đồng bào lớn nhỏ được hay

 Hòa bình nay gặp hội này

 Tôn dùng công lý, đọa đày giã man

 Nay gặp hội khải hoàn hể hả

 Tiếng vui mừng khắp cả đồng giân

 Tây vui chắc đã mười phần

Lẽ nào Nam lại chịu thân tôi đòi

 Hẵng mở mắt mà soi cho rõ:

 Nào Ái Lan, Ấn Độ, Cao Ly

Xưa hèn phải bước suy vi

 Nay, gần độc lập cũng vì giân khôn

 Hai mươi triệu quốc hồn Nam Việt

 Thế cuộc này phải quyết mà lo

Đồng bào, bình đẳng, tự gio

Xét mình rồi lại đem so mấy người

Ngổn ngang lời vắn, ý dài

 Anh em đã thấu lòng này hay chưa?

3. “Mười chính sách của Việt Minh 
Việt Nam độc lập đồng minh 
Có bản chương trình đánh Nhật, đánh Tây. 
Quyết làm cho nước non này, 
Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền: 
Làm cho con cháu Rồng, Tiên, 
Dân ta giữ lấy lợi quyền của ta. 
Có mười chính sách bày ra, 
Một là ích nước, hai là lợi dân. 
Bao nhiêu thuế ruộng, thuế thân, 
Đều đem bỏ hết cho dân khỏi phiền. 
Hội hè, tín ngưỡng, báo chương, 
Họp hành, đi lại, có quyền tự do. 
Nông dân có ruộng, có bò 
Đủ ăn, đủ mặc, khỏi lo cơ hàn. 
Công nhân làm lụng gian nan, 
Tiền lương phải đủ, mỗi ban tám giờ. 
Gặp khi tai nạn bất ngờ, 
Thuốc thang chính phủ bấy giờ giúp cho. 
Thương nhân buôn nhỏ, bán to 
Môn bài thuế ấy bỏ cho phỉ nguyền. 
Nào là những kẻ chức viên, 
Cải lương đãi ngộ cho yên tấm lòng. 
Binh lính giữ nước có công, 
Được dân trọng đãi, hết lòng kính yêu. 
Thanh niên có trường học nhiều, 
Chính phủ trợ cấp trò nghèo, bần nho. 
Đàn bà cũng được tự do, 
Bất phân nam nữ, đều cho bình quyền. 
Người tàn tật, kẻ lão niên, 
Đều do chính phủ cất tiền ăn cho. 
Trẻ em, bố mẹ khỏi lo, 
Dạy nuôi, chính phủ giúp cho đủ đầy. 
Muốn làm đạt mục đích này, 
Chúng ta trước phải ra tay kết đoàn. 
Sao cho từ Bắc chí Nam, 
Việt Minh có hội muôn vàn hội viên. 
Người có sức, đem sức quyên, 
Ta có tiền của, quyên tiền của ta. 
Trên vì nước, dưới vì nhà, 
Ấy, là sự nghiệp, ấy là công danh. 
Chúng ta có hội Việt Minh 
Đủ tài lãnh đạo chúng mình đấu tranh 
Rồi ra sự nghiệp hoàn thành 
Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng 
Khuyên ai nên nhớ chữ đồng, 
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh ».

4. Dân ta phải biết sử ta 
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. 
Kể năm hơn bốn nghìn năm, 
Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hoà. 
Hồng Bàng là Tổ nước ta. 
Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang. 
Thiếu niên ta rất vẻ vang 
Trẻ con Phù Đổng tiếng vang muôn đời, 
Tuổi tuy chưa đến chín mười 
Ra tay cứu nước dẹp loài vô lương. 
An Dương Vương thế Hùng Vương, 
Quốc danh Âu Lạc cầm quyền trị dân. 
Nước tàu cậy thế đông người, 
Kéo quân áp bức giống nòi Việt Nam, 
Quân Tàu nhiều kẻ tham lam. 
Dân ta há dễ chịu làm tôi ngươi? 
Hai Bà Trưng có đại tài, 
Phất cờ khởi nghĩa giết người tà gian, 
Ra tay khôi phục giang san, 
Tiếng thơm dài tạc đá vàng nước ta. 
Tỉnh Thanh Hoá có một bà, 
Tên là Triệu Ẩu tuổi vừa đôi mươi, 
Tài năng dũng cảm hơn người, 
Khởi binh cứu nước muôn đời lưu phương. 
Phụ nữ ta chẳng tầm thường, 
Đánh Đông, dẹp Bắc làm gương để đời, 
Kể gần sáu trăm năm giời, 
Ta không đoàn kết bị người tính thôn 
Anh hùng thay ông Lý Bôn, 
Tài kiêm văn võ, sức hơn muôn người, 
Đánh Tàu đuổi sạch ra ngoài. 
Lập nên triều Lý sáu mươi năm liền. 
Vì Lý Phật Tử ngu hèn, 
Để cho Tàu lại xâm quyền nước ta. 
Thương dân cực khổ xót xa, 
Ông Mai Hắc Đế đứng ra đánh Tàu, 
Vì dân đoàn kết chưa sâu, 
Cho nên thất bại trước sau mấy lần. 
Ngô Quyền quê ở Đường Lâm, 
Cứu dân ra khỏi cát lầm ngàn năm. 
Đến hồi Thập nhị sứ quân 
Bốn phương loạn lạc, muôn dân cơ hàn. 
Động Hoa Lư có Tiên Hoàng, 
Nổi lên gây dựng triều đàng họ Đinh. 
Ra tài kiến thiết kinh dinh, 
Đến vua Phế Đế chỉ kinh hai đời. 
Lê Đại Hành nối lên ngôi. 
Đánh tan quân Tống, đuổi lui Xiêm Thành 
Vì con bạo ngược hoành hành, 
Ra đời thì đã tan tành nghiệp vương. 
Công Uẩn là kẻ phi thường, 
Dựng lên nhà Lý cầm quyền nước ta. 
Mở mang văn hoá nước nhà, 
Đắp đê để giữ ruộng nhà cho dân. 
Lý Thường Kiệt là hiền thần, 
Đuổi quân nhà Tống, phá quân Xiêm Thành. 
Tuổi già phỉ chí công danh, 
Mà lòng yêu nước trung thành không phai. 
Họ Lý truyền được chín đời, 
Hai trăm mười sáu năm giời thì tan. 
Nhà Trần thống trị giang san, 
Trị yên trong nước, đánh tan địch ngoài, 
Quân Nguyên binh giỏi tướng tài: 
Đánh đâu được đấy, dông dài Á, Âu, 
Tung hoành chiếm nửa Âu châu, 
Chiếm Cao Ly, lấy nước Tàu bao la, 
Lăm le muốn chiếm nước ta, 
Năm mươi vạn lính vượt qua biên thuỳ, 
Hải quân theo bể kéo đi, 
Hai đường vây kín BẮc Kỳ như nêm 
Dân ta nào có chịu hèn, 
Đồng tâm, hợp lực mấy phen đuổi Tàu. 
Ông Trần Hưng Đạo cầm đầu, 
Dùng mưu du kích đánh Tàu tan hoang, 
Mênh mông một giải Bạch Đằng, 
Nghìn thu soi rạng giống dòng quang vinh, 
Hai lần đại phá Nguyên binh, 
Làm cho Tàu phải thất kinh rụng rời. 
Quốc Toản là tre có tài, 
Mới mười sau tuổi ra oai trận tiền, 
Mấy lần đánh thắng quân Nguyên, 
Được phong làm tướng cầm quyền binh nhung. 
Thật là một đấng anh hùng, 
Trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo. 
Đời Trần văn giỏi võ nhiều, 
Ngoài dân thịnh vượng, trong triều hiền minh. 
Mười hai đời được hiển vinh, 
Đến Trần Phế Đế nước mình suy vi. 
Cho con nhà Hồ Quý Ly, 
Giết vua tiếm vị một kỳ bảy niên. 
Tình hình trong nước không yên, 
Tàu qua xâm chiếm giữ quyền mấy lâu, 
Bao nhiêu của cải trân châu, 
Chúng vơ vét chở về Tàu sạch trơn. 
Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn, 
Mặc dầu tướng ít binh đơn không nàn. 
Mấy phen sông Nhị núi Lam, 
Thanh gươm yên ngựa Bắc, Nam ngang tàng. 
Kìa Tuý Động nọ Chi Lăng, 
Đánh hai mươi vạn quân Minh tan tành. 
Mười năm sự nghiệp hoàn thành, 
Nước ta thoát khỏi cái vành nguy nan. 
Vì dân hăng hái kết đoàn, 
Nên khôi phục chóng giang san Lạc Hồng. 
Vua hiền có Lê Thánh Tôn, 
Mở mang bờ cõi đã khôn lại lành. 
Trăm năm truyền đến cung hoàng, 
Mạc Đăng Dung đã hoành hành chiếm ngôi 
Bấy giờ trong nước lôi thôi, 
Lê Nam, Mạc Bắc rạch đôi san hà, 
Bảy mươi năm nạn can qua 
Cuối đời mười sáu mạc đà suy vi. 
Từ đời mười sáu trở đi, 
Vua Lê, Chúa Trịnh chia vì khá lâu 
Nguyễn Nam, Trịnh Bắc đánh nhau, 
Thấy dân cực khổ mà đau đớn lòng. 
Dân gian có kẻ anh hùng, 
Anh em Nguyễn Nhạc nổi vùng Tây Sơn, 
Đóng đô ở đất Quy Nhơn, 
Đánh tan Trịnh, Nguyễn, cứu đảo huyền 
Nhà Lê cũng bị mất quyền, 
Ba trăm sáu chục năm truyền vị vưong. 
Nguyễn Huệ là kẻ phi thường, 
Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu, 
Ông đà chí cả mưu cao, 
Dân ta lại biết cùng nhau một lòng. 
Cho nên Tàu dẫu làm hung, 
Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà. 
Tướng Tây Sơn có một bà, 
Bùi là nguyên họ, tên là Thị Xuân, 
Tay bà thống đốc ba quân, 
Đánh hơn mấy trận, địch nhân liệt là. 
Gia Long lại dấy can qua, 
Bị Tây Sơn đuổi, chạy ra nước ngoài. 
Tự mình đã chẳng có tài, 
Nhờ Tây qua cứu tính bài giải vây. 
Nay ta mất nước thế này, 
Cũng vì vua Nguyễn rước Tây vào nhà, 
Khác gì cõng rắn cắn gà, 
Rước voi dẫy mả, thiệt là ngu si. 
Từ năm Tân Hợi trở đi, 
Tây đà gây chuyện thị phi với mình. 
Vậy mà vua chúa triều đình, 
Khư khư cứ tưởng là mình khôn ngoan. 
Nay ta nước mất nhà tan 
Cũng vì những lũ vua quan ngu hèn. 
Năm Tự Đức thập nhất niên 
Nam Kỳ đã lọt dưới quyền giặc Tây. 
Hăm lăm năm sau trận này, 
Trung kỳ cũng mất, Bắc kỳ cũng tan, 
Ngàn năm gấm vóc giang san, 
Bị vua họ Nguyễn đem hàng cho Tây! 
Tội kia càng đắp càng đầy, 
Sự tình càng nghĩa càng cay đắng lòng. 
Nước ta nhiều kẻ tôi trung, 
Tấm lòng tiết nghĩa rạng cùng tuyết sương. 
Hoàng Diệu với Nguyễn Tri Phương 
Cùng thành còn mất làm gương để đời. 
Nước ta bị Pháp cướp rồi, 
Ngọn cờ khởi nghĩa nhiều nơi lẫy lừng; 
Trung kỳ đảng Phan Đình Phùng 
Ra tay đánh Pháp, vẫy vùng một phương. 
Mấy năm ra sức Cần Vương 
Bọn ông Tán Thuật nổi đường Hưng Yên, 
Giang san độc lập một miền, 
Ông Hoàng Hoa Thám đất Yên tung hoành. 
Anh em khố đỏ, khố xanh, 
Mưu khởi nghĩa tại Hà thành năm xưa, 
Tỉnh Thái Nguyên với Sầm Nưa, 
Kế nhau khởi nghĩa rủi chưa được toàn. 
Kìa Yên Bái, nọ Nghệ An 
Hai lần khởi nghĩa tiếng vang hoàn cầu. 
Nam Kỳ im lặng đã lâu, 
Năm kia khởi nghĩa đương đầu với Tây. 
Bắc Sơn đó, Đô Lương đây! 
Kéo cờ khởi nghĩa, đánh Tây bạo tàn. 
Xét trong lịch sử Việt Nam, 
Dân ta vốn cũng vẻ vang anh hùng. 
Nhiều phen đánh bắc dẹp đông, 
Oanh oanh liệt liệt con Rồng cháu Tiên. 
Ngày nay đến nỗi nghèo hèn, 
Vì ta chỉ biết lo yên một mình. 
Để người đè nén, xem khinh, 
Để người bóc lột ra tình tôi ngươi! 
Bây giờ Pháp mất nước rồi, 
Không đủ sức, không đủ người trị ta. 
Giặc Nhật Bản thì mới qua, 
Cái nền thống trị chưa ra mối mành. 
Lại cùng Tàu, Mỹ, Hà, Anh, 
Khắp nơi có cuộc chiến tranh rẫy rà. 
Ấy là dịp tốt cho ta, 
Nổi lên khôi phục nước nhà tổ tông. 
Người chúng ít, người mình đông 
Dân ta chỉ cốt đồng lòng là nên. 
Hỡi ai con cháu Rồng Tiên! 
Mau mau đoàn kết vững bền cùng nhau. 
Bất kỳ nam nữ, nghèo giàu, 
Bất kỳ già trẻ cùng nhau kết đoàn. 
Người giúp sức, kẻ giúp tiền, 
Cùng nhau giành lấy chủ quyền của ta. 
Trên vì nước, dưới vì nhà, 
Ấy là sự nghiệp, ấy là công danh. 
Chung ta có hội Việt Minh 
Đủ tài lãnh đạo chúng mình đấu tranh 
Mai sau sự nghiệp hoàn thành, 
Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng 
Dân ta xin nhớ chữ đồng: 
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh!

HỌC TỐT!!

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Đinh Trí Gia BInhf
27 tháng 8 2023 lúc 23:05

Tham khảo:

- Các bài thơ: Hoa tháng ba, Nhớ, Tình ca ban mai, Lòng anh làm bến thu.

- Ấn tượng: Thơ tình Chế Lan Viên không giống thơ tình của Xuân Diệu. Tình yêu ở đây không có hò hẹn, không có “ngó trên tay điếu thuốc cháy lụi dần” của Hồ Dzếnh, không có kiểu “gặp em thơ thẩn bên vườn hạnh / hỏi mãi mà em chẳng trả lời” của Thái Can, lại càng không có kiểu yêu đương như các nhà thơ trẻ hiện đại. Thơ tình Chế Lan Viên có chút gì đó vừa của ca dao, của Nguyễn Trãi, vừa của Trần Tế Xương, của Tản Đà,… Thơ tình Chế Lan Viên làm nên một thế giới nghệ thuật riêng, trong đó thời gian và không gian được cá thể hóa, vĩnh cửu hóa, gắn với chủ thể trữ tình trong từng bài thơ.
 

Bình luận (0)
hà quốc vinh
Xem chi tiết
Kirito
7 tháng 12 2023 lúc 21:47
Đoạn văn mẫu số 1

Kho tàng ca dao Việt Nam có rất nhiều câu ngợi ca công lao to lớn của những đấng sinh thành. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Trước hết, bài ca dao sử dụng hình ảnh so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Cách so sánh lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, mẫu tử để so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Công cha so với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, nghĩa mẹ so với nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Còn nhắc tới “cù lao chín chữ” là nhắc đến công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Bởi vậy mà đứa con cần phải ghi nhớ công ơn trời bể đó, cũng như sống có trách nhiệm hơn. Bài ca dao giúp mỗi người hiểu hơn về công ơn của cha mẹ.

Đoạn văn mẫu số 2

“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”

Bài ca dao giúp tôi hiểu được mối quan hệ gắn bó giữa những người thân trong gia đình. Câu đầu tiên là câu phủ định - “anh em” không phải người xa lạ, từ đó nhằm khẳng định mối quan hệ thân thiết, ruột thịt. Tiếp đến, điệp từ “cùng” giúp nhấn mạnh vào mối quan hệ gắn bó giữa “anh em” - cùng chung cha mẹ, là người thân một nhà. Hai câu tiếp theo là lời khuyên nhủ giá trị. Giữa anh, em cần có sự yêu mến, hòa thuận. Cách so sánh “như thể tay chân” thật độc đáo, bởi “tay” và “chân” đều là những bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Cũng giống như anh em có sống hòa thuận thì gia đình mới có thể vui vẻ, hạnh phúc. Bài ca dao tuy ngắn gọn nhưng đã đem đến một bài học quý giá cho chúng ta.

Đoạn văn mẫu số 3

Trong kho tàng ca dao Việt Nam, em cảm thấy vô cùng ấn tượng và yêu thích bài:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao có hai lớp nghĩa, nghĩa đen miêu tả vẻ đẹp của hoa sen, nghĩa bóng nói về vẻ đẹp phẩm chất của con người. Mở đầu bài thơ, với việc sử dụng câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” là một lời khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của hoa sen trước những loài hoa rực rỡ khác. Tiếp đến là những đặc điểm nổi bật của hoa sen được khắc họa. Những gam màu chủ đạo của hoa sen là màu xanh của lá, màu trắng của hoa, màu vàng của nhị. Đó đều là những màu sắc tươi sáng, gợi sự thanh nhã. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Bài thơ sử dụng thể thơ lục bát giàu cảm xúc, ngôn ngữ mộc mạc kết hợp với các biện pháp tu từ thật đặc sắc. Có thể thấy, đây là một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Đoạn văn mẫu số 4

Ca dao gửi gắm nhiều bài học giá trị, trong đó em đặc biệt ấn tượng với câu:

“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”

Nội dung của câu ca dao nói về mối quan hệ giữa anh, chị và em trong một gia đình. Cụm từ “anh em” mang tính đại diện cho anh, chị và em trong một gia đình. Đầu tiên, tác giả dân gian đã khẳng định rằng “anh em” không phải là những người xa lạ, mà là có máu mủ, ruột thịt. Họ đều cùng một cha mẹ sinh ra, cùng sống trong một gia đình. Đến hai câu tiếp theo, tác giả dân gian khẳng định rằng giữa anh, chị và em cần phải biết “yêu nhau như thể tay chân”. Cách so sánh khá độc đáo, bởi “tay” và “chân” vốn là những bộ phận trên cơ thể của con người, ảnh hưởng lẫn nhau và đều vô cùng quan trọng. Tay có thuận, thì chân mới bước và giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, phát triển. Giống như anh em trong một gia đình, có hòa thuận và yêu thương lẫn nhau. Từ đó, gia đình mới êm ấm, hạnh phúc. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho em một lời khuyên vô cùng hữu ích.

Đoạn văn mẫu số 5

Ca dao đã có rất nhiều câu ca ngợi công ơn lớn lao của cha mẹ. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Bài ca dao đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh cái trừu tượng với cái cụ thể. Đó là “công cha” với “núi Thái Sơn”, “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông” giúp chúng ta thấy rõ được công lao to lớn của đấng sinh thành. Họ không chỉ ban tặng cho chúng ta sự sống, mà còn nuôi dưỡng và giáo dục chúng ta nên người. Bởi vậy mà lời nhắc nhở “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi” quả thật đúng đắn. Chín chữ cù lao ở đây gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Có biết được chín chữ này, chúng ta mới thấu được nỗi vất vả của người cha, người mẹ. Để từ đó, mỗi người cần sống có trách nhiệm hơn, biết hiếu thảo với cha mẹ. Bài ca dao đã gửi gắm một bài học thật ý nghĩa.

Đoạn văn mẫu số 6

Ca dao Việt Nam có rất nhiều bài nói về công ơn của cha mẹ, nhưng tôi cảm thấy yêu thích nhất là bài:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Qua bài ca dao, tác giả dân gian đã khẳng định công ơn to lớn của đấng sinh thành, và qua đó khuyên nhủ con cái phải biết hiếu thảo với cha mẹ. Không chỉ nội dung ý nghĩa, mà nghệ thuật được sử dụng cũng khiến tôi cảm thấy ấn tượng. “Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn” - một ngọn núi có thật ở Trung Quốc. Đây là ngọn núi cao, có địa hình hiểm trở và từng trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn nhà thơ. Khi so sánh công ơn dưỡng dục của người cha với núi Thái Sơn, mỗi người mới hiểu hết được sự lớn lao của cha. Trên hành trình của sự trưởng thành, cha chính là người dạy dỗ con những điều hay lẽ phải, hướng con trở thành một người có đạo đức. Tiếp đến là “nghĩa mẹ” được so sánh với hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” - dòng nước mát mẻ và tinh khiết. Hình ảnh so sánh gợi nhắc về những hy sinh của mẹ. Người mẹ mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, sinh con ra và chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ. Con lớn lên nhờ dòng sữa trong trẻo và ngọt ngào của mẹ. Ngay cả khi trưởng thành, dù có bất cứ khó khăn gì, đứa con vẫn đều tìm về bên mẹ để được vỗ về, yêu thương. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho tôi bài học suy ngẫm sâu sắc.

Đoạn văn mẫu số 7

Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Đoạn văn mẫu số 8

Bài ca dao: “Thân em như trái bần trôi/Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?” giúp người đọc hiểu hơn về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Mở đầu bằng mô típ quen thuộc - “thân em” gợi cảm giác yếu đuối, mong manh và khiêm nhường. Cùng với đó là hình ảnh so sánh “trái bần trôi” mang nhiều nét tương đồng với cuộc đời và thân phận của người phụ nữ. Trái bần có vị vừa chua, vừa chát cũng giống với cuộc đời lận đận của người phụ nữ xưa. Trái bần đến khi già thường rụng xuống sông ngòi, lênh đênh theo dòng nước. Tiếp đến câu thơ “Gió đạp sóng dồi biết tấp vào đâu?” là một câu hỏi từ, hỏi đấy mà như một lời than thân, trách phận nhiều hơn. Nếu như trái bần trôi giữa dòng nước chẳng biết về đâu. Thì cuộc đời của người phụ nữ cũng như vậy. Lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ khiến cho người phụ nữ không có quyền làm chủ số phận của bản thân. Họ phải sống phụ thuộc vào những người khác - không có quyền tự do yêu đương, hôn nhân. Bài ca dao giúp chúng ta thêm trân trọng những người phụ nữ hơn.

Đoạn văn mẫu số 9

Ca dao đã có rất nhiều câu ca ngợi công lao to lớn của những đấng sinh thành. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Trước hết, bài ca dao sử dụng hình ảnh so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Cách so sánh lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, mẫu tử để so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Công cha so với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, nghĩa mẹ so với nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Còn nhắc tới “cù lao chín chữ” là nhắc đến công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Bởi vậy mà đứa con cần phải ghi nhớ công ơn trời bể đó, cũng như sống có trách nhiệm hơn. Bài ca dao giúp mỗi người hiểu hơn về công ơn của cha mẹ.

Đoạn văn mẫu số 10

“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Bài ca dao đã đem đến cho người đọc ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp của khung cảnh hồ Tây. Tác giả dân gian đã vẽ nét một bức tranh đầy thơ mộng, trữ tình. Thiên nhiên hồ Tây hiện lên sinh động, mà lãng mạn. Bầu trời mùa thu trong xanh, khoáng đạt. Những cơn gió khe khẽ đưa làm lay động cành trúc. Âm thanh của tiếng chuông ngân vang hòa cùng tiếng gà gáy báo canh gợi ra một cuộc sống sôi động. Cùng với đó là làn sương khói mờ ảo bao phủ không gian khiến cho khung cảnh thêm thơ mộng. Tiếng chày nhịp nhàng đã gợi ra vẻ đẹp truyền thống của người dân đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Cuối cùng là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng mai. Những âm thanh nhịp nhàng vang vọng từ tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy đến tiếng chày giã giấy cũng báo hiệu cho một ngày mới đã bắt đầu. Sức sống đang trỗi dậy khắp mọi không gian. Bài thơ giúp cho người đọc thêm yêu vẻ đẹp mảnh đất Thăng Long.

Đoạn văn mẫu số 11

“Đường lên xứ Lạng bao xa?
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng lại mà trông:
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”

Đến với bài ca dao trên, người đọc cảm thấy ấn tượng về mảnh đất xứ Lạng. Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tư từ “Đường lên xứ Lạng bao xa?” nhưng lại giống như một lời gợi mở. Tưởng rằng con đường lên xứ Lạng chẳng cách bao xa. Nhưng thực tế lại “cách một trái núi với ba quãng đồng” cho thấy sự xa xôi, cách trở của mảnh đất này. Từ đó, chúng ta thấy được hết sự hùng vĩ, rộng lớn của mảnh đất xứ Lạng. Những địa danh như núi thành Lạng, những sông Tam Cờ đều là những địa danh nổi tiếng của vùng đất quê hương này. Khi đọc bài ca dao này, chúng ta càng yêu thêm khung cảnh của mảnh đất xứ Lạng.

Đoạn văn mẫu số 12

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát mang âm điệu trầm bổng tựa như lời ru ngọt ngào của người mẹ. Mượn những hình ảnh thiên nhiên để nói đến công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Tác giả dân gian đã dùng cái to lớn, vĩ đại của thiên nhiên - đó là “núi”, “biển” để thể hiện công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Người cha có công sinh thành, dưỡng dục và dạy dỗ cho con nhiều điều hay lẽ phải. Người mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Không chỉ vậy, đứa con sinh ra còn được mẹ chăm sóc, bảo vệ từng miếng ăn, cái mặc. Hình ảnh “cù lao chín chữ” muốn nói về công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Và chín chữ ở đây cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Câu thơ giống như một lời nhắn nhủ, khuyên bảo con cái phải ghi nhớ công ơn của cha mẹ. Qua bài ca dao, người đọc mới thấu hiểu được công ơn của cha mẹ lớn đến nhường nào.

Bình luận (0)
❤  Hoa ❤
Xem chi tiết
Kudo shinichi
27 tháng 4 2018 lúc 18:37

     Trăm hoa đẹp nhất hoa hồng

Ở đời đẹp nhất mối tình thuỷ chung

     Bông hồng thơm nhất mùi hương

Ở đời đẹp nhất tình thương bạn bè

NẾU HAY THÌ TK MIK NHA

Bình luận (0)
tùng nguyễn văn
27 tháng 4 2018 lúc 13:31

Từ khi bạn có mặt nơi đâyKhông gian như bừng thêm ánh sángVà cảm giác thân thươngLan tỏa đến mọi ngườiVì bạn ơi bạn đãCho đời một khuôn mặt tươi cười.

Bình luận (0)
Cao Văn Xuân
27 tháng 4 2018 lúc 20:45

trăm hay không bằng mắt thấy

vừa thơ lại có tình bạn còn thêm tình yêu

nghĩ thì sẽ khó lắm đây.haizzzz....

Bình luận (0)
Gấu cute
Xem chi tiết
Bảo Châm iu hero team
22 tháng 1 2022 lúc 21:18

cái nài lớp 5 hả

sao giống lớp 4 vậy

Bình luận (0)
Trường Nguyễn Công
22 tháng 1 2022 lúc 21:19

yêu thương, quý trọng những thứ gắn bó chặt chẽ với mình mình trong đời sống và xã hội

Bình luận (0)
Nguyễn Gia Hân
16 tháng 11 2023 lúc 20:58

Đâu cái này lớp 3

Bình luận (0)
Phương Phương
Xem chi tiết